AP: Quan chức Mỹ cho biết Ukraina đã bắn tên lửa vào Ba Lan
Hãng tin AP dẫn lời 3 quan chức Mỹ giấu tên cho biết, tên lửa rơi vào Ba Lan làm chết 2 người vào ngày 15/11/2022 là do quân đội Ukraina bắn.Quân đội Ukraina đã cố gắng bắn tên lửa nhằm hạ một tên lửa khác của Nga vào ngày 15/11/2022, ba quan chức Mỹ giấu tên chia sẻ với hãng tin AP.Tuy nhiên, tên lửa mà quân đội Ukraina bắn đã rơi xuống Ba Lan.Thông tin được AP đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden nói rằng không chắc tên lửa đã được bắn từ Nga.Bộ Ngoại giao Ba Lan trước đó cho biết tên lửa rơi vào Ba Lan làm 2 người thiệt mạng là "do Nga sản xuất" và triệu tập Đại sứ Nga tại Ba Lan.
<!>
Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelenskyy cũng đã tuyên bố vụ việc tên lửa này là "một cuộc tấn công của Nga" và là "một sự leo thang rất lớn"."Đánh vào lãnh thổ NATO bằng tên lửa... Đây là một cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga nhằm vào an ninh chung! Đây là một sự leo thang rất lớn. Cần phải có hành động. Và tôi muốn nói với tất cả anh chị em Ba Lan của chúng ta lúc này: Ukraina sẽ luôn ủng hộ các bạn!".
Hội nghị G20 bế mạc sau khi họp khẩn cấp về vụ tên lửa bay vào Ba Lan
Ngày thứ hai cũng là ngày cuối cùng của Hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Bali tiếp tục diễn ra vào hôm thứ Tư, 16/11 sau khi bị gián đoạn do các nhà lãnh đạo họp khẩn cấp để thảo luận về các báo cáo về vụ tên lửa bay vào lãnh thổ Ba Lan, gần Ukraina.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden sau cuộc họp cho biết Hoa Kỳ và các đồng minh NATO đang điều tra vụ nổ nhưng thông tin ban đầu cho thấy có thể không phải do tên lửa bắn từ Nga.
Ba Lan, thành viên NATO, cho biết, họ đã triệu tập đại sứ Nga tại Warsaw để yêu cầu giải thích sau khi Matxcova phủ nhận trách nhiệm.
Bên lề hội nghị thượng đỉnh, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen đã tổ chức một cuộc họp kéo dài hai giờ với Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Dịch Cương, đây là cuộc họp trực tiếp đầu tiên của Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ với một quan chức kinh tế cấp cao của Trung Quốc.
Theo ghi nhận của phóng viên Reuters, phương Tây đã dẫn đầu một nỗ lực lên án cuộc chiến tranh xâm lược của Nga ở Ukraina, và đây cũng là chủ đề chiếm ưu thế trong các cuộc đàm phán hôm thứ Ba.
Nhiều người tham gia cho biết cuộc xâm lược Ukraine ngày 24 tháng 2 của Tổng thống Vladimir Putin đã gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế toàn cầu và làm hồi sinh các phân chia địa chính trị thời Chiến tranh Lạnh khi thế giới đang nỗ lực phục hồi sau thảm họa đại dịch COVID-19.
Như tại các diễn đàn quốc tế khác gần đây, Hoa Kỳ và các đồng minh đang tìm kiếm một tuyên bố từ hội nghị thượng đỉnh G20 chống lại các hành động quân sự của Matxcơva.
Nhưng Nga, lực lượng đã tấn công các thành phố và cơ sở năng lượng trên khắp Ukraine ngay cả khi G20 nhóm họp, cho rằng “chính trị hóa” hội nghị thượng đỉnh là không công bằng.
Ông Lavrov đã đến dự hội nghị thượng đỉnh thay mặt ông Putin nhưng đã rời đi vào tối thứ Ba. Người thay ông Lavrov tiếp tục dự hội nghị là Bộ trưởng Tài chính Anton Siluanov.
Tên lửa Nga rơi vào lãnh thổ Ba Lan là đòn giáng mạnh vào NATO
Hôm qua (ngày 15/11), Nga đã tiến hành cuộc không kích lớn nhất vào Ukraina, phóng khoảng 100 tên lửa tấn công vào các cơ sở hạ tầng của Ukraina. Đáng chú ý là hai quả tên lửa được cho là đã vượt qua biên giới của Ukraina và nước láng giềng Ba Lan và rơi xuống làng Przewodow của Ba Lan gần biên giới Ukraina, khiến 2 người thiệt mạng.
Bộ Quốc phòng Nga ngay sao đó đã lên tiếng phủ nhận thông tin này và cho rằng đó là “hành động khiêu khích có chủ ý nhằm làm leo thang tình hình”. Đồng thời gạt bỏ trách nhiệm và nói rằng, mảnh vỡ tên lửa được tìm thấy tại hiện trường “không liên quan gì đến vũ khí của Nga”.
Lý do khiến Nga ngay lập tức chối bỏ trách nhiệm là bởi Ba Lan là thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Theo Điều 5 của Công ước, “Các nước ký hiệp ước đồng ý rằng, một cuộc tấn công vũ trang chống lại một hoặc nhiều nước ký kết ở Châu u hoặc Bắc Mỹ sẽ được coi là một cuộc tấn công chống lại toàn bộ các nước ký kết”.
Điều đó có nghĩa là, một cuộc tấn công vào một quốc gia thành viên NATO sẽ được coi là một cuộc tấn công vào tất cả các quốc gia thành viên NATO và NATO hiện có 30 quốc gia thành viên bao gồm Mỹ, Anh, Pháp và Đức.
Theo hãng thông tấn Fox News, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nói chuyện với Tổng thống Nga Putin tại Tòa Bạch Ốc vào tháng 9, và cam kết sẽ bảo vệ các thành viên NATO, “Chúng tôi đã chuẩn bị đầy đủ để bảo vệ… các đồng minh NATO của chúng tôi”, “bảo vệ từng tấc lãnh thổ của các thành viên NATO”.
Ngôi làng Przewodow của Ba Lan bị tên lửa tấn công nằm sát biên giới Ukraina, vì thành phố Lviv (Lviv) phía tây Ukraina gần đó cũng bị đợt tên lửa này của Nga tấn công. Bởi vậy, cho dù đó là một cuộc tấn công cố ý của Nga vào lãnh thổ Ba Lan hay sự chệch hướng của tên lửa tấn công vào thành phố Lviv, đó đều là một tình huống khó khăn cho Nga.
Tỷ phú Elon Musk bỏ bữa trưa miễn phí của nhân viên Twitter để tiết kiệm
Sau khi sa thải người lao động trên quy mô lớn, tỷ phú Elon Musk tiếp tục quyết định cắt bỏ bữa trưa miễn phí đối với các nhân viên của Twitter để tiết kiệm chi phí, theo tờ Telegraph.
Cụ thể, thông báo bỏ bữa trưa miễn phí đã được ông Musk đăng trên tài khoản cá nhân: “Twitter chi 13 triệu USD/năm cho dịch vụ ăn uống tại trụ sở chính San Francisco. Thống kê chỉ ra rằng lượng người ăn cao nhất là 25%, trong khi lượng người ăn trung bình là dưới 10%. Người chuẩn bị bữa sáng còn nhiều hơn người ăn sáng. Đầu bếp tại đây còn không buồn phục vụ bữa tối vì không có ai trong tòa nhà”.
Trước đó, theo ông chủ mới của Twitter, trong vòng 12 tháng qua, công ty này chi hơn 400 USD cho bữa trưa mỗi ngày.
Tỷ phú Musk đang tìm cách cắt giảm chi phí khiến công ty phải gánh khoản nợ chồng chất. Ngày 10/11, ông Musk đề cập đến khả năng Twitter có thể phá sản sau khi nền tảng này rơi vào tình trạng hỗn loạn với lời cảnh báo từ cơ quan quản lý Mỹ và sự ra đi của một loạt người đứng đầu các bộ phận trọng yếu.
Tại một hội nghị ở Indonesia, tỷ phú Musk cho hay rằng ông đang làm việc hết công suất, gần như từ sáng đến tối, 7 ngày/tuần. Ngày 14/11, ông tiết lộ ông sẽ làm việc và ngủ tại trụ sở Twitter ở San Francisco cho đến khi nào mọi thứ ổn định trở lại.
Bên cạnh Twitter, tỷ phú Elon Musk còn là Giám đốc điều hành công ty sản xuất xe điện Tesla, tập đoàn hàng không vũ trụ SpaceX và người sáng lập công ty xây dựng đường hầm Boring.
Quyết định bỏ bữa ăn miễn phí cho nhân viên được đưa ra vài giờ sau khi ông Musk chấm dứt hợp đồng với 4.400 trong số 5.500 nhân viên của nhà thầu bên thứ 3, bao gồm một số người giám sát an toàn mạng.
Được biết, tháng 4/2022, CEO Tesla và SpaceX đã đề nghị mua Twitter với giá 44 tỷ USD, trong đó mỗi cổ phiếu giá 54,2 USD. Tuy nhiên, đến ngày 8/7, ông tuyên bố chấm dứt thỏa thuận này, với cáo buộc Twitter gian lận về số lượng tài khoản giả mạo và tin nhắn rác trên nền tảng này, đồng thời từ chối trao cho ông toàn quyền xử lý lượng dữ liệu này. Sau đó, Twitter đã kiện ông Musk với lý do phá vỡ hợp đồng. Đến ngày 4/10 vừa qua, tỷ phú Elon Musk đã đề nghị hoàn tất thương vụ mua lại mạng xã hội Twitter với mức giá thỏa thuận ban đầu là 44 tỷ USD.
EU sẽ mở khóa huấn luyện cho 15.000 quân Ukraine
Liên minh Châu Âu (EU) dự kiến mở các khóa huấn luyện tại các quốc gia thành viên khác nhau của mình dành cho tới 15.000 binh lính Ukraine. Đây là một bước tăng cường của EU nhằm hỗ trợ Kyiv sau 8 tháng từ khi Nga dẫn quân xâm lược Ukraine vào tháng 2/2022.
Người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU, ông Josep Borrell, nói với các phóng viên tại Brussels hôm Thứ Ba (15/11) rằng nhiệm vụ quân sự này là để đáp ứng yêu cầu hỗ trợ của Ukraine, và cho biết rằng theo nhiệm vụ thì dự kiến “có tới 15.000 binh sĩ Ukraine sẽ được huấn luyện ở các quốc gia thành viên EU”.
“Đây sẽ là một nỗ lực lớn nhằm đổi mới, tăng cường, và cải thiện năng lực của quân đội Ukraine”, ông Borrell nói, và cho biết thêm sẽ triển khai hoạt động muộn nhất là trong vòng ba tháng tới.
Nhiệm vụ sẽ được Phó Đô đốc người Pháp Hervé Bléjean phụ trách, và các bộ trưởng quốc phòng EU cũng đã đồng ý dành một khoản 16 triệu Euro (16,5 triệu USD) nằm trong Quỹ Hòa bình Châu Âu (EPF) – một tổ chức tài chính của EU nhằm ngăn chặn xung đột và xây dựng hòa bình – để hỗ trợ nhiệm vụ trong quãng thời gian 24 tháng.
Người đứng đầu NATO, ông Jens Stoltenberg, đã hoan nghênh quyết định của EU thành lập nhiệm vụ này, và nói với các phóng viên ở Brussels rằng nhiệm vụ sẽ bổ sung cho những gì mà các nước trong khối NATO đang làm.
“Việc bổ sung huấn luyện quân sự là quan trọng, bởi vì nhân dân Ukraine đang phải giành giật trong một cuộc chiến đẫm máu đầy thách thức này”, ông nói với các phóng viên tại một cuộc họp của các Bộ trưởng Quốc phòng EU ở Brussels.
Harry Nedelcu, giám đốc địa chính trị tại Rasmussen Global, đứng đầu Ban Cố vấn về Ukraine, phân tích với Al Jazeera rằng có những quan điểm cho rằng một đợt huấn luyện sẽ không có ý nghĩa lớn khi mà binh sĩ Ukraine đã là quân đội “thiện chiến” nhất Châu Âu rồi, nhưng nhìn kỹ hơn sẽ thấy tầm quan trọng trong hỗ trợ này của EU.
Ông nói: “Nếu EU chú trọng vào huấn luyện tân binh, chịu bớt gánh nặng cho Ukraine khi phải huấn luyện tân binh trong bối cảnh chiến tranh đang diễn ra, giúp Ukraine tập trung nguồn lực của mình vào tiền tuyến, thì sẽ thấy hỗ trợ của EU là rất có giá trị”.
“Nhưng một điều cũng rất quan trọng, là cần lưu ý rằng nhiệm vụ huấn luyện quân sự này trên thực tế đang đi ngược tình cảnh hiện nay về một số quốc gia thành viên EU –như Pháp và Đức– khá kém về hoạt động cung cấp vũ khí, mà quân trang quân bị mới là điều mà Ukraine chắc hẳn đang cần nhiều hơn nữa vào lúc này, ngoài việc huấn luyện,” ông bổ sung thêm.
Cả Pháp và Đức đã nhiều lần bị Ukraine chỉ trích vì không gửi đủ vũ khí. Ông Nedelcu cho biết nhiệm vụ hỗ trợ huấn luyện quân sự của EU lần này sẽ mang ý nghĩa lớn với Pháp và Đức, vì đó cũng là cách để họ bù đắp cho thiếu sót trước đây.
Phát biểu với các phóng viên tại Brussels trước cuộc họp của các Bộ trưởng Quốc phòng EU, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht cho biết “có tới 5.000 binh sĩ Ukraine sẽ được huấn luyện tại Đức cho đến tháng 6 năm 2023, và sẽ thành lập một trung tâm phục hồi tại Slovakia”.
Ở một khía cạnh khác, ông Borrell cũng nhấn mạnh rằng một mặt EU sẽ tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine, nhưng mặt khác, các thành viên EU cũng cần phải cân nhắc đến kho vũ khí và khả năng phòng thủ của chính mình.
“Các lực lượng quân sự Châu Âu chúng ta phải chia sẻ, phải có khả năng tương tác với nhau, phải cùng nhau tiến thoái nhiều nhất có thể để bổ sung kho dự trữ của mình”, ông nói với các phóng viên.
Trong khi EU đang cân nhắc về phương diện mua sắm vũ khí chung, ông Nedelcu cho rằng đây có thể cũng là một thách thức đối với các quốc gia thành viên EU.
Ông nói: “Một số nước Đông Âu như Ba Lan đã cung cấp nhiều vũ khí cho Ukraine hơn những nước khác. Nhưng giờ đây, nhiều quốc gia –nhất là ở Trung và Đông Âu– cũng đã nhận ra rằng họ cũng cần bổ sung kho dự trữ đang cạn kiệt của mình.”
“Lấy ví dụ về đơn hàng Ba Lan đã ký thỏa thuận mua xe tăng K2 từ Hàn Quốc. Mặc dù những chiếc K2 của Hàn Quốc rất có năng lực, nhưng việc khôi phục khả năng sẵn sàng chiến đấu liên tục của quân đội trên khắp châu Âu sẽ còn nhiều việc cần phải làm. Đây là lý do tại sao EU đang tìm cách tập hợp các nguồn lực của mình lại với nhau và thu hẹp khoảng cách, nhằm tránh tình huống giá mua bị đẩy lên cao do giành nhau đặt hàng. Tuy nhiên, với hiện trạng có nhiều người đang vận động hành lang cho lợi ích quốc gia riêng, thì đạt được một giải pháp chung phù hợp với mọi người sẽ có thể là một thách thức”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét