Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 17 tháng 11, 2022

Hùng vỹ Mù Cang Chải mùa nước đổ - Cảnh đẹp ở VN -

Mù Cang Chải mùa nước đổ - Cảnh đẹp ở VN Đẹp quá, tôi đã có dịp thăm ruộng bực thang ở Yogyakarta / Jakarta and Bali, Indonesia, cũng đẹp lắm nhưng không có nhiều màu sắc như những thửa ruộng này. Có lẽ phải đi Yên Bái một phen nhìn tận mắt. Mùa nước đổ khiến những thửa ruộng bậc thang Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) hiện lên với màu của đất nâu hòa quyện cùng trời xanh và mặt nước óng ánh, dưới nắng vàng rực rỡ đẹp tựa như một bức tranh.
<!>

Ruộng bậc thang Mù Cang Chải nằm trải rộng trên diện tích hơn 2.300 ha, nhưng tập trung nhiều nhất ở 3 xã La Pán Tẩn, Dế Xu Phình và Chế Cu Nha. Đây là nơi canh tác lúa nước của người Mông và cũng là minh chứng cho sự sáng tạo trong việc canh tác lúa nước thích ứng với điều kiện khí hậu, đất đai và thủy lợi của đồng bào dân tộc miền núi.

Vẻ đẹp của Mù Cang Chải vào tháng 5-6, mùa nước đổ.

Không thẳng cánh cò bay như những cánh đồng ở vùng đồng bằng phù sa châu thổ, những thửa ruộng ở vùng cao ở Tây Bắc nói chung và Mù Cang Chải nói riêng cứ chồng lấn lên nhau từ lớp này đến lớp khác như những bậc thang bắc lên trời xanh.

Để có những thửa ruộng bậc thang, người Mông ở Mù Cang Chải phải chọn những vùng đất trên triền đồi, sườn núi có diện tích khá rộng, độ dốc vừa phải và vị trí thuận lợi để đón nước mưa, nước suối.

Mặc dù công việc khai đất và dẫn nước cho ruộng bậc thang nơi đây có khó khăn hơn, nhưng bù lại, ngoài những vụ mùa bội thu, những dân tộc nơi đây còn kiến tạo nên một kỳ quan thiên nhiên kỳ vĩ.

Đó là những mảng màu đa sắc của ruộng bậc thang mùa nước đổ, đẹp tựa một bức bích họa giữa đại ngàn Tây Bắc.

Không màu mè, lộng lẫy như mùa thu, khi ruộng bậc thang Mù Cang Chải được nhuộm bởi màu vàng óng ả của sắc nắng và những bông lúa chín trĩu hạt, ruộng bậc thang vào mùa nước đổ mang một gam màu trầm, một vẻ hoang sơ, đúng chất của núi rừng Tây Bắc.

Màu vàng của đất chưa cấy, màu trắng loang loáng của nước đã đổ, màu xanh của nương mạ, màu đỏ của hoa gạo, màu bàng bạc của dòng suối chảy vắt qua giữa thung lũng cùng vô số màu sắc từ những chiếc váy áo, từ cuộc sống lao động hăng say đã làm nên những mùa xuân miền núi.

Cảnh nơi đây kỳ thực là sự kiến tạo tuyệt vời của tạo hóa. Và gương mặt ngây thơ của những đứa trẻ vùng cao cũng là những điểm nhấn thú vị tại nơi này.

Vùng rẻo cao của Yên Bái hiện lên với màu của đất nâu hòa quyện cùng trời xanh và mặt nước óng ánh dưới nắng vàng rực rỡ. Vào mùa nước đổ, Mù Cang Chải khoác lên mình chiếc áo mới đầy màu sắc với thời điểm lúa chín tháng 10.


Ánh nắng phản chiếu của nước quyện cùng ánh mặt trời, và màu xanh của mạ non tạo nên một bức tranh đẹp mê mẩn trên những thửa ruộng bậc thang với hình ảnh bà con dân tộc Mông đang hăng say cấy hái.

Lũ trẻ con cũng tung tăng theo bố mẹ, đứa ngồi trên bờ trông em, đứa lớn thì vận chuyển mạ, đứa lại đang vắt vẻo trên cây gạo giữa thung lũng hái những bông hoa rực đỏ cuối mùa.

Huyện Mù Cang Chải có khoảng trên 62.000 dân, trong đó 91% là dân tộc Mông, còn lại là dân tộc Thái, Kinh và các dân tộc khác. Sự đa dạng về dân tộc cũng tạo nên cho Mù Cang Chải có một nền văn hóa phong phú, là sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc trong toàn huyện.

Bằng sự sáng tạo thông minh, đôi bàn tay cần cù, chăm chỉ, cùng sức mạnh tập thể, những người dân vùng cao đã tạo nên hệ thống ruộng bậc thang độc đáo và kỳ vĩ.

Vẻ đẹp của Mù Cang Chải.

Mù Cang Chải còn được bầu chọn vào top 10 ruộng bậc thang đẹp nhất thế giới.

Vẻ đẹp ruộng bậc thang của Mù Cang Chải.

Mù 
Cang Chải qua ống kính của các nghệ sĩ nhiếp ảnh Yên Bái.

TUẤN VŨ
*************
CHƯA ĐI CHƯA BIẾT

Chưa đi chưa biết Bến Tre,
Nếu đi sẽ thấy cá mè như nhau.
Toàn là mặt lợn đầu trâu,
Cướp nhà, cướp đất, đè đầu dân oan.

Chưa đi chưa biết Bà Đen,
Nếu đi sẽ thấy chúng hèn đáng khinh.
Tàu xâm lăng thì làm thinh,
Dân đen phản đối, tội hình phạt ngay.

Chưa đi chưa biết Bình Dương,
Nếu đi sẽ thấy đau thương vô cùng.
Thấy tàu thì nó gập lưng,
Thấy dân thì nó lại hùng hổ lên.

Chưa đi chưa biết Cà Mau,
Nếu đi sẽ thấy một màu tang thương.
Cầm quyền là lũ bất lương,
Thụt két, tham nhũng, một phường lưu manh.

Chưa đi chưa biết Cần Thơ,
Nếu đi sẽ thấy xác xơ dân mình.
Người dân khổ cực mưu sinh,
Cầm quyền chiếm đất xây dinh, dựng nhà.

Chưa đi chưa biết Đồ Sơn,
Nếu đi sẽ thấy tệ hơn đồ tồi.
Trên cao một lũ ngu ngồi,
Để dân khốn khổ một đời lầm than.

Chưa đi chưa biết Huế thương,
Nếu đi sẽ thấy dân thường thở than.
Lưu manh, trộm cướp làm quan,
Cướp sông, cướp cạn, dân oan kêu trời.

Chưa đi chưa biết Hải Dương,
Nếu đi sẽ thấy chuyện thường xảy ra.
Có miếng đất tốt dựng nhà,
Lãnh đạo nhìn thấy, thế là mất toi.

Chưa đi chưa biết Hòn Chồng,
Nếu đi sẽ thấy dân không còn gì.
Trên cạn bị lãnh đạo đì,
Dưới biển Trung Cộng nó đì mạnh hơn.

Chưa đi chưa biết Lâm Đồng,
Nếu đi sẽ thấy đau lòng tổ tiên.
Giang sơn một giải cao nguyên,
Để tàu khai thác nát nghiền quê hương.

Chưa đi chưa biết Tây Ninh,
Nếu đi sẽ mới biết dân tình làng quê.
Ngày xưa ruộng lúa ê hề,
Bây giờ xuất cảnh làm thuê cho tàu.

Chưa đi chưa biết Quảng Ninh,
Nếu đi sẽ thấy hoảng kinh phận đời.
Kiện thưa khó hơn kiện trời,
Viết ra sự thật thì ngồi tù ngay.

Chưa đi chưa biết Quy Nhơn,
Nếu đi sẽ thấy chẳng hơn nhà tù.
Dân đen cho đến thày tu,
Bất đồng ý kiến là tù mọt gông.

Chưa đi chưa biết Sài Gòn,
Nếu đi sẽ thấy chẳng còn thân quen.
Đường xá hỗn độn, thay tên,
Công an, cảnh sát tống tiền giữa trưa.

Chưa đi chưa biết Sông Hương,
Nếu đi sẽ thấy sông thường thở than.
Còn đâu đất Việt dân Nam,
Giang sơn gấm vóc nó mang dâng tầu.

Chưa đi chưa biết Nha Trang,
Nếu đi sẽ thấy từng hàng lệ rơi.
Mỗi lần nhìn ra biển khơi,
Giang sơn sao lại để trôi sang tàu.

Chưa đi chưa biết Vũng Tàu,
Nếu đi sẽ thấy giặc tàu xâm lăng.
Lãnh đạo gục mặt lặng câm,
Biểu tình, phản đối, người dân đi tù!

Chưa đi chưa biết gần xa,
Nếu đi sẽ thấy toàn là lưu manh.
Từ trung ương đến thừa hành,
Thấy tàu thì sợ chỉ hành hạ dân

Chưa đi chưa biết Cali,
Nếu đi sẽ thấy những gì đúng, hay.
Cột đèn mà có chân tay,
Nó cũng vượt biển sang đây tức thì.
Thế mà cũng thấy lắm khi,
Bao người áo gấm bay về Việt Nam.
Hoặc là nghe lũ việt gian,
Đem tiền mà cúng nuôi đoàn lưu manh.
Chúng nó đè cổ dân lành,
Đến cả những bậc tu hành chẳng tha.
Mất Hoàng Sa, mất Trường Sa,
Tây Nguyên Bauxite bán ra cho tàu.
Trí thức chống đối một câu,
Đánh đập, bắt bớ, nhốt sâu trong tù.
Quả là lũ lãnh đạo ngu,
Đôi tai đã điếc, mắt mù đã lâu.
Hỡi người dân Việt toàn cầu,
Đoàn kết chống cộng, chống tàu ngoại xâm.
Một ngày mai sẽ thật gần,
Cờ vàng rực rỡ ba phần Việt Nam.

=========================

MƠ ƯỚC BÌNH THƯỜNG

Hoàng Tá Thích

Cô bạn tôi bị té xe hồi chiều, ban đầu trông có vẻ bình thường. Một lúc sau thì choáng váng. Khi được đưa vào bệnh viện Chợ Rẫy thì bác sĩ cho biết là bị xuất huyết não, phải giải phẫu ngay tức khắc.

Giải phẫu xong, cô được đưa vào nằm ở tầng thứ hai. Nghe nói đến tầng lầu này ở bệnh viện Chợ Rẫy thì phần đông đều nghĩ đến những chuyện ít may mắn, có vào, khó ra. Lúc tôi bước vào căn phòng này, cái cảm giác đầu tiên là khó thở, với hai dãy giường bệnh vừa được làm phẫu thuật xong. Hầu hết đều không được lành lặn bình thường và nằm bất động. Cô bạn của tôi là một trong những cái xác không hồn đó. Đầu cạo trọc, trên người được đắp một chiếc áo bệnh viện màu xanh. Thân thể gần như lõa lồ và nếu không biết trước thì chắc cũng khó nhận ra được đó là một người đàn bà giàu có, xinh đẹp ở Mỹ về, xài tiền như nước.

Tôi chỉ biết đứng yên nhìn cô ta, và trong lòng hoang mang cảm khái. Cô vẫn mê man, chưa biết sống chết thế nào. Bác sĩ cho biết là có thể hôn mê trong nhiều ngày.

Năm ngày sau thì cô tỉnh dậy. Vậy là cô đã thoát chết. Mấy hôm sau thì cô được chồng đem về Mỹ. Hai tháng sau, tôi có việc qua Mỹ và ghé thăm cô tại nhà. Bây giờ thì tóc đã mọc lại khá dài, che hết phần sọ bị cưa. Nhan sắc đã được phục hồi, trở lại một người đàn bà duyên dáng hoạt bát. Cô kể lại cho mọi người nghe về chuyện tai nạn và cô nói : “Trước khi lên bàn mổ, mình nghĩ chỉ cần được sống là đủ và sẽ không bao giờ đòi hỏi bất cứ một điều gì khác.”

Hôm sau, tôi theo cô bạn đến phòng khám bệnh của một bác sĩ được giới thiệu để cô tái khám. Cô bạn bước vào phòng, tươi cười chào hỏi và để tập hồ sơ bệnh lý của cô lên bàn. Vị bác sĩ đọc qua hồ sơ và hỏi cô: “Thế bây giờ bệnh nhân bị mổ ở đầu đang ở đâu?”. Cô bạn có hơi ngạc nhiên, nhưng sau đó hiểu ra, cô trả lời “Chính là tôi”.

Vị bác sĩ trợn mắt nhìn cô, chỉ nói được một câu: “Không thể tưởng tượng được, nếu thế thì quả là một phép lạ.”

Sau khi khám lại vết thương, hỏi cô nhiều điều, bác sĩ cho biết tình trạng sức khỏe hoàn toàn bình thường và bảo cô ký vào một giấy tờ gì đó. Cô cầm bút, nhưng thay vì ký vào chỗ đã có đánh dấu sẵn, thì cô ký lệch mấy phân vào phía dưới. Bác sĩ cười bảo: “Đấy là điều duy nhất còn sót lại mà cô cần phải chữa” và cho cô một cái hẹn khác.

Cô bạn tôi ra về với những nét băn khoăn hiện ra trên mặt. Tôi an ủi, và nhắc lại lời cô nói sau khi tỉnh dậy, miễn được sống mà thôi. Cô trả lời: “Lúc đó thì nghĩ như thế thật, nhưng khi được sống rồi thì muốn những điều tốt hơn, mình nghĩ con người chắc ai cũng thế.”

Đúng. Con người ai cũng thế. Nhưng cái mơ ước của cô bây giờ chỉ là mong nhận được một cái cô đã có từ trước, và đã đánh mất. Cô chỉ mong được ký đúng vào chỗ có đánh dấu không bị lệch ra ngoài do thần kinh không kiểm soát được mà thôi. Đấy là một tai nạn ngoài ý muốn đã làm cô bị một hậu quả nhỏ như thế, nhưng cũng có những trường hợp mình tự ý quẳng một vật sở hữu của mình đi, cuối cùng lại ao ước được có lại như cũ.

Ở đời có nhiều cái mơ ước rất bình thường. Bị một vết xước trên thân thể cũng đã làm mình khó chịu và chỉ mong lành lặn lại như cũ. Lúc sở hữu một cái tầm thường thì không quan tâm, quý trọng, đến khi mất thì tiếc nuối và chỉ muốn được lại cái mình đã có từ trước. Nhiều cặp vợ chồng cũng mất hạnh phúc vì cứ nghĩ là mình phải được hơn như thế, vợ đòi hỏi chồng phải hơn như thế và ngược lại, cho đến khi tan vỡ, ân hận thì đã quá muộn màng.

Mơ ước cái mình chưa có cũng là chuyện bình thường, nhưng nếu ước mơ không đạt được thì cũng không sao. Mơ ước được giàu sang phú quý, cũng không hình dung được giàu sang phú quý đến như thế nào. Một người con gái mơ có tiền để sửa sắc đẹp, chưa biết sẽ đẹp như thế nào, và nếu không thực hiện được ước mơ thì cũng đành quên đi. Nhưng nếu một hôm cô ta bị gãy một chân, thì mơ ước của cô chỉ là làm sao có được đôi chân lành lặn như cũ mà thôi.

Tôi có một người bạn khác, một hôm phải vào bệnh viện và kết quả cho biết là anh ta bị sưng túi mật rất nghiêm trọng phải giải phẫu gấp mới an toàn tính mạng. Lúc chúng tôi vào thăm anh ở bệnh viện thì được biết anh đã được an toàn và chỉ vài ngày sau có thể xuất viện về nhà. Anh nói với tôi: “Có thế này mới biết được chúng ta luôn luôn đứng trên ngưỡng cửa của cái chết mà không biết. Có thế này mới thấy nên có một quan niệm về đời sống thực tế hơn.”

Anh nói thì thế, nhưng khi lành bệnh, trở lại làm việc một thời gian thì anh ta vẫn chẳng khác gì ngày xưa, không có chút nào đổi thay.

Ngài Đạt Lai Lạt Ma có một câu nói rất hay và đơn giản:

“CÓ NHIỀU NGƯỜI SỐNG MÀ KHÔNG NGHĨ LÀ MÌNH SẼ CHẾT, ĐẾN KHI SẮP CHẾT, MỚI CHỢT NHẬN RA LÀ MÌNH CHƯA SỐNG!"

Nói là đơn giản, nhưng không phải ai cũng hiểu sâu xa ý nghĩa của câu nói đó. Người ta không bao giờ mơ ước bình thường. Nhưng hãy trân trọng và sống với cái mình đang có.

Hoàng Tá Thích

 

Không có nhận xét nào: