Việt Nam: Lại tăng cường điện than tới 2030: 'Cú giáng' của VN vào mục tiêu năng lượng sạch?
Mỹ Hằng/ BBC News Tiếng Việt
25/11/2022
Việt Nam lại vừa lên kế hoạch tăng công suất sử dụng điện than từ nay tới năm 2030, theo một dự thảo kế hoạch phát triển năng lượng được Bộ Công Thương sửa đổi mới đây.
Giới quan sát cho rằng đây có thể là một đòn giáng mạnh vào các nỗ lực của các quốc gia giàu có muốn tài trợ để giúp Việt Nam chuyển sang năng lượng sạch.
Khoảng 8,5 tỷ USD đã được Vương quốc Anh, Liên minh châu Âu và nhóm G7 đề xuất hỗ trợ cho Việt Nam, chủ yếu dưới dạng cho vay, để chuyển đổi sang năng lượng sạch (gọi là Just Energy Transition Partnership - JETP).
Nhưng Việt Nam đã không chấp thuận thỏa thuận này. Và ngay sau đó, tiếp tục kế hoạch tăng điện than để đảm bảo nhu cầu năng lượng ngày càng tăng cao.
Việt Nam: Nguyên nhân khủng hoảng thị trường trái phiếu từ góc nhìn thể chế và chính sách
Phân tích của TS. Phạm Quý Thọ
2022.11.23
Khủng hoảng thị trường trái phiếu là nghiêm trọng, và đang ảnh hưởng đô-mi-nô tiêu cực đến thị trường bất động sản, ngân hàng và niềm tin của nhà đầu tư. Các nhà điều hành “bế tắc” về giải pháp “giải cứu”. Mới đây, ngày 18/11, ông Thủ tướng yêu cầu “Nghiên cứu việc nới room tín dụng hợp lý…” nhưng Hiệp hội Ngân hàng (NH) cho rằng dù Ngân hàng Nhà nước có nới trần tín dụng thì các NHTM cũng không đủ vốn để cho vay ra… Ngày 23/11, Bộ Tài Chính lại tiếp tục tổ chức họp bàn về thị trường chứng khoán và trái phiếu với sự chủ trì của ông Bộ trưởng...
Phan Văn Thu - tù nhân chết trong giam cầm và tự do tôn giáo ở Việt Nam
Mỹ Hằng/ BBC News Tiếng Việt
24/11/2022
Ông Phan Văn Thu, tù nhân tôn giáo, người sáng lập Ân Đàn Đại Đạo - một tổ chức Phật giáo độc lập được chính quyền Miền Nam Cộng hòa công nhận trước năm 1975 - vừa qua đời trong trại giam Gia Trung, tỉnh Gia Lai, được cho là do một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Bà Ngọc Diện, con dâu ông Thu, xác nhận thông tin này với BBC qua điện thoại từ Bình Định.
"Ngày 20/11, phía trại giam báo cho gia đình rằng cha đã mất. Bác sỹ nói cha tôi bị nhồi máu cơ tim. Trại giam nói gia đình tới để phối hợp với cơ quan chức năng lo giải quyết hậu sự."
Bà Diện nói thêm: "Cha tôi bị suy tim đã lâu, bác sỹ nói ở cấp độ III. Đây là một kết cục đã được lường trước. Nhưng gia đình chúng tôi rất đau lòng vì từ nhiều năm nay chúng tôi đã làm đơn xin cho cha được ngưng thi hành án để về nhà dưỡng bệnh nhưng phía trại không giải quyết vì họ nói cha chỉ suy tim cấp độ II, không đủ điều kiện được cho về nhà."
World Cup 2022 – Tại sao lại Nhật Bản, Hàn Quốc mà không là Trung Cộng?
Phạm Đình Bá
24/11/2022
Ngày hôm qua 23/11/2022, người hâm mộ bóng đá Trung Quốc đã tập hợp lại xung quanh một người có ảnh hưởng nổi tiếng trên Weibo sau khi một đoạn video quay cảnh người ấy khóc trong chiến thắng bất ngờ trước Đức tại World Cup của Nhật Bản. Đoạn video nầy được lan truyền chóng mặt trên lục địa. [2]
“Đó là nước láng giềng của chúng ta. Chúng ta có những đặc điểm giống nhau; tại sao họ có thể thắng mà chúng ta không thể?” “Goat” – người có hơn 200.000 người theo dõi trên nền tảng truyền thông xã hội Weibo (giống như Twitter) của Trung Quốc.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc đã chú ý rất nhiều đến World Cup tuần này, nhưng các trận đấu đang gây ra sự thất vọng rằng người dân trong nước đang bị loại khỏi buổi hội thể thao có tầm toàn cầu nầy. [3]
Nguyễn Ngọc Chính - Nhớ một thời rực rỡ túc cầu Việt Nam Cộng Hòa
23/11/2022
Nhân mùa World Cup 2022, xin đọc lại vài hồi ức về túc cầu VNCH, qua những gì ghi chép của ông Nguyễn Ngọc Chính…
Hồi đó, nhóm học sinh nhà ở khu Địa dư, gần trường Lycée Yersin, có đội bóng hay nhất trong số các học sinh ở lại trường vào buổi trưa. Nhà tôi ở được xếp vào khu Địa dư dù cách đó hơi xa nhưng vẫn nằm trong khu Saint Benois hay còn gọi là Chi Lăng, gần trường Võ bị Đà Lạt. Chúng tôi đá bóng chân đất và sau mỗi trận đấu thường xuống hồ rửa ráy để chuẩn bị vào lớp buổi chiều. Sân bóng gần hồ rất tiện lợi cho việc tắm rửa nhưng cũng có điều bất lợi mỗi khi đá mạnh quá bóng có thể lăn theo triền dốc xuống hồ, mất công lội xuống nước để nhặt bóng.
Chuyển động Quốc Phòng từ 18 tháng 11 đến 24 tháng 11 năm 2022
Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương
25/11/2022
Kế hoạch hòa bình gồm 10 điểm của tổng thống Ukraina
Minh Anh /RFI
24/11/2022
Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky phát biểu qua video tại thượng đỉnh G20, Bali, Indonesia, ngày 15/11/2022. AFP - AHMAD GHARABLI
Thứ Ba, ngày 15/11/2022, phát biểu tại thượng đỉnh G20 tổ chức ở Bali, Indonesia, tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky kêu gọi các lãnh đạo khối 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng cường vai trò lãnh đạo và ngăn chặn cuộc chiến do Nga phát động nhắm vào Ukraina, theo một kế hoạch hòa bình gồm 10 điểm do ông đề xuất.
Trang mạng Straits Times tóm lược nội dung 10 điểm của bản kế hoạch này. RFI Tiếng Việt xin lược dịch giới thiệu.
Francis Fukuyama - Nhận định về cuộc chiến của của Nga chống lại Ukraine
Cuộc phỏng vấn được thực hiện bởi cựu sinh viên của Giáo sư Fukuyama, hiện là nhà báo của Kyiv Post, Aleksandra Klitina.
Nguồn: Kyiev Post
Kim Văn Chính, dịch
24-11-2022
Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với Kyiv Post, Francis Fukuyama, nhà tư tưởng chính trị nổi tiếng người gốc Nhật Bản, tác giả và giáo sư tại Đại học Stanford, đã thảo luận về bản chất cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine và ý định của Putin, xác suất sử dụng vũ khí hạt nhân của Nga, ảnh hưởng của Elon Musk, rủi ro cho tương lai, ý nghĩa của việc bảo vệ tự do của Ukraine đối với lịch sử.
Cuộc phỏng vấn được thực hiện bởi cựu sinh viên của Giáo sư Fukuyama, hiện là nhà báo của Kyiv Post, Aleksandra Klitina.
Hỏi: Bản chất cuộc chiến của Nga ở Ukraine là gì? Đó là cuộc chiến giữa thế giới dân chủ chống lại các chế độ độc tài, hay mục tiêu thực sự của Putin là tiêu diệt quốc gia Ukraine?
'Căn phòng' khách sạn 200 đô la một đêm tại FIFA World Cup ở Qatar
Phạm Đình Bá dịch từ tờ New York Times
24/11/2022
Thành phố Doha, Qatar — Sau khi Sheng Xie, một người hâm mộ bóng đá 33 tuổi đến từ thành phố Vancouver ở Gia Nã Đại, đặt chuyến bay tới World Cup Qatar, anh ấy đã lên mạng để tìm chỗ ở.
Sử dụng trang web chính thức của giải đấu, anh ấy nhanh chóng chọn một nơi tương đối hợp lý có tên là Làng của Người Hâm Mộ. Căn phòng trong hình trông đầy đủ chức năng và sạch sẽ. Có hai giường đơn, Wi-Fi, máy lạnh và tủ lạnh, với giá khoảng 200 USD một đêm.
Về cơ bản qua hình trên mạng, anh ta không biết và bảng quảng cáo cũng không nói là cái phòng nầy nguyên là một cái thùng sắt công-ten-nơ để đựng hàng vận chuyển trên biển.
“Tôi đã đặt phòng gì?” Xie đã tự hỏi mình trong những tuần gần đây, khi anh bắt đầu nhìn thấy những bức ảnh trên mạng về nơi ở đang được xây dựng cho mình ở Qatar.
Hoa Kỳ: Những chiếc ghế trống quanh bàn tiệc Tạ Ơn
Nguyễn Lan
25/11/2022
Hôm nay thứ Năm 24 tháng Mười Một cả nước Mỹ hân hoan mừng lễ Tạ Ơn (Thanksgiving) – một ngày lễ đặc biệt chỉ có ở nước Mỹ để tỏ lòng tạ ơn Trời Đất và tri ân tiền nhân. Nhưng phảng phất trong niềm hân hoan có một nỗi buồn da diết.
Lễ Tạ Ơn khởi đầu từ một bữa tiệc mừng vụ gặt đầu tiên trên đất Mỹ của những di dân từ Anh ra đi để tránh bức hại tôn giáo và cảm ơn cộng đồng người Wampanoag bản địa đã cưu mang giúp đỡ họ trong buổi đầu gian nan nơi vùng đất mới.
Từ bữa tiệc Tạ Ơn đầu tiên năm 1621, đến nay lễ Tạ Ơn đã trở thành một truyền thống đẹp của người dân trên khắp Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Truyền thống đó là biết ơn mọi sự giúp đỡ trên đời và “cho đi” (giving) “lời cảm ơn” (Thanks) đến mọi người, mọi vật dù quen hay lạ. Truyền thống biết ơn đó đang dần bị lối sống tôn sùng bạo lực làm cho mai một.
Thế nhưng mùa Tạ Ơn năm nay một phần nước Mỹ lại đau buồn vì những cái chết vô nghĩa của người thân trong hàng loạt vụ thảm sát ngay trước ngày lễ. Tổng thống Joe Biden hôm thứ Tư nói nhiều bàn tiệc gia đình trong lễ Tạ Ơn này trên khắp đất nước sẽ có thêm những chiếc ghế trống vì những hành động bạo lực khủng khiếp và vô nghĩa!
Trung Quốc dùng quân bài “nước đang phát triển” để trốn nghĩa vụ khí hậu
Chi Phương / RFI
24/11/2022
Hội nghị Khí hậu Liên Hiệp Quốc COP 27 kết thúc với đồng thuận thiết lập một quỹ bồi thường cho các nước nghèo hứng chịu thiệt hại do biến đổi khí hậu. Liệu một cường quốc như Trung Quốc, nước gây ô nhiễm nhiều nhất thế giới có đóng góp vào quỹ này cùng với các nước giàu hay vẫn ở trong nhóm các quốc gia thụ hưởng vì vẫn mang danh “nước đang phát triển”. RFI xin giới thiệu bài phân tích về chủ đề này, đăng trên Washington Post ngày 23/11/2022.
Nguồn:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét