Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 13 tháng 10, 2022

TIN THẾ GIỚI CẬP NHẬT : 13/10/2022 DHL


Đại hội đồng LHQ lên án Nga « sáp nhập bất hợp pháp » 4 vùng Ukraina Biểu quyết tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc về nghị quyết lên án Nga sáp nhập bốn vùng của Ukraina, ngày 12/10/2022. © Bebeto Matthews/AP Phan Minh Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm qua 12/10/2022 đã lên án việc Nga sáp nhập « bất hợp pháp » 4 vùng của Ukraina. Có đến 143 trong số 193 quốc gia thành viên đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết do Ukraina đề xuất và được Liên Hiệp châu Âu (EU) bảo trợ. Đây là cuộc bỏ phiếu quan trọng nhất tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc về Ukraina kể từ cuộc bỏ phiếu đầu tiên hồi tháng 3 lên án việc Nga tấn công Ukraina.
<!>
Từ New York, thông tín viên Carrie Nooten cho biết thêm chi tiết :

143 quốc gia lên án việc Nga sáp nhập bất hợp pháp 4 vùng của Ukraina, nghĩa là thêm hai quốc gia đứng về phía Ukraina so với cuộc bỏ phiếu đầu tiên mà trong đó cộng đồng quốc tế đã lên án Matxcơva về việc phát động chiến tranh.

Trái ngược với sự lo ngại trong những ngày gần đây là các nước ngoài châu Âu đang cảm thấy mệt mỏi và nhàm chán về vấn đề Ukraina, cộng đồng quốc tế vẫn tích cực bỏ phiếu. Một số quốc gia đã bỏ phiếu vì nước họ bắt đầu cảm nhận hậu quả của cuộc xung đột. Nhưng đặc biệt, điểm mạnh của nghị quyết này là nhấn mạnh đến tính chất bất hợp pháp của việc vi phạm toàn vẹn lãnh thổ - nguyên tắc cơ bản nhất của luật pháp quốc tế, và nếu bác bỏ nguyên tắc đó bằng cách bỏ phiếu chống nghị quyết thì sẽ rất nguy hiểm.

Kết quả áp đảo này cho phép các nước phương Tây khẳng định rằng Matxcơva vẫn bị cô lập trên trường quốc tế. Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và Nam Phi vẫn bỏ phiếu trắng bất chấp những nỗ lực ngoại giao của Hoa Kỳ. Chỉ có Belarus, Syria, Bắc Triều Tiên và Nicaragua bỏ phiếu chống nghị quyết cùng với Nga.

Còn tại Pháp, trả lời kênh truyền hình France 2 tối qua, tổng thống Emmanuel Macron đã kêu gọi đồng nhiệm Nga Vladimir Putin quay trở lại bàn đàm phán. Ông Macron cũng hứa sẽ cung cấp các hệ thống phòng không cho Kiev, trong bối cảnh Ukraina tiếp tục bị Nga oanh kích không ngừng nghỉ. Trong khi đó, điện Kremlin hôm qua cho biết họ chờ đợi là trong cuộc gặp với tổng thống Nga Vladimir Putin hôm nay ở Kazakhstan, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan sẽ đưa ra đề nghị cụ thể về trung gian hòa giải cho cuộc xung đột ở Ukraina.

Nhiều nước phương Tây cung cấp hệ thống phòng không cho Ukraina


Cuộc họp của Nhóm liên lạc hỗ trợ quốc phòng Ukraina (Ukraine Defence Contact Group), với sự tham dự của các bộ trưởng Quốc Phòng NATO, Bruxelles, Bỉ, ngày 12/10/2022. REUTERS - YVES HERMAN
Anh Vũ
Hôm qua, 12/10/2022, nhiều nước phương Tây đã thông báo cung cấp cho Ukraina các hệ thống phòng không, theo đề nghị của Kiev, để chống lại các đợt oanh kích tên lửa của Nga như từ đầu tuần này. Cùng lúc Kiev xác nhận đã giành lại nhiều vùng đất ở miền nam.

Trong cuộc họp các bộ trưởng Quốc Phòng khối NATO hôm qua, tổng thư ký của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương Jens Stoltenberg đã cam đoan việc cung cấp các hệ thống hiện đại nhằm vô hiệu hóa tên lửa Nga bắn vào Ukraina là « ưu tiên ». Lời hứa hẹn trên được đưa ra sau khi Ukraina đã bị tập kích ồ ạt bằng tên lửa hành trình, roc-ket và drone, chủ yếu nhắm vào các cơ sở hạ tầng năng lượng, từ ngày 10/10 đến nay.

Bộ trưởng Quốc Phòng Ukraina Oleiksii Resnikov hôm qua lên tiếng ca ngợi « một kỷ nguyên mới của phòng không (Ukraina) » với sự có mặt của hệ thống phòng không Iris-T của Đức và sắp tới là hệ thống NASAMS của Mỹ.

Anh Quốc, hôm nay cũng thông báo sẽ cung cấp bổ sung cho Ukraina các loại tên lửa phòng không loại AMRAAM có khả năng bắn hạ các loại tên lửa hành trình. Các loại tên lửa này có thể được sử dụng với hệ thống phòng không NASAMS mà Mỹ sắp tới sẽ giao cho Ukraina.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, trên truyền hình tối qua, đã hứa cung cấp cho Kiev các hệ thống radars và các hệ thống tên lửa phòng không. Tuy nhiên, ông Macron không nói cụ thể khi nào sẽ giao các vũ khí.

Cùng lúc, 27 nước Liên Hiệp Châu Âu đã chấp thuận tổ chức các khóa huấn luyện cho quân lính Ukraina tại nhiều nước thành viên.

G7 và IMF sẵn sàng viện trợ giúp Ukraina đối phó khó khăn kinh tế
Về kinh tế, hôm qua, nhóm G7 và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã tái khẳng định sẽ viện trợ Ukraina « vào thời điểm cần thiết »hàng tỷ đô la để khắc phục hậu quả kinh tế do chiến tranh. Trong phát biểu qua video trước cuộc họp của IMF và Ngân Hàng Thế Giới tại Washington, tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky đã đề nghị các nhà tài trợ quốc tế tăng viện trợ tài chính cho Kiev. Ông xác nhận ngay từ giờ, Ukraina cần khoảng 55 tỷ đô la để tái thiết cơ sở hạ tầng và bù đắp thâm hụt ngân sách.

Putin tố cáo G7 và Liên Âu phá hủy thị trường năng lượng thế giới


Bảng quảng cáo về đường ống khí đốt Nord Stream 2 tại một trạm tiếp nhận khí đốt ở khu công nghiệp Lubmin, Đức. Ảnh chụp ngày 16/11/2021. Nord Stream 2 đã được hoàn tất cuối 2021, nhưng chưa đi vào hoạt động. AP - Stefan Sauer
Thùy Dương
Hôm qua, 12/10/2022, tổng thống Nga Vladimir Putin tố cáo nhóm G7 và Liên Hiệp Châu Âu « phá hoại thị trường năng lượng thế giới khi muốn áp đặt giá trần đối với dầu lửa của Nga ». Putin khẳng định Matxcơva sẵn sàng nối lại việc giao khí đốt cho Liên Âu qua các đường ống dẫn khí đốt Nord Stream.

Phát biểu tại một diễn đàn năng lượng ở Matxcơva, tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định « trên thực tế, một số chính trị gia phương Tây đang phá hủy nền kinh tế thị trường của thế giới » và đe dọa cuộc sống yên ổn của hàng tỉ cư dân với dự án áp giá trần đối với dầu lửa nhập từ Nga. Tổng thống Nga nhấn mạnh dân thường châu Âu đang gặp khó khăn vì chỉ trong một năm, giá điện và khí đốt đã tăng gấp 3, nhiều người phải sống như vào « thời Trung Cổ », vì phải dự trữ củi để sưởi ấm trong mùa đông.

Ông Putin cho rằng việc rò rỉ nghiêm trọng tại các đường ống dẫn khí Nord Stream nối từ Nga sang Đức hồi tháng 09/2022 là do hành vi « khủng bố quốc tế », góp phần khẳng định tầm mức quan trọng về địa chính trị của các hệ thống dẫn khí đốt khác đi qua Ba Lan và Ukraina. Theo tổng thống Nga, đương nhiên Mỹ cũng là nước được hưởng lợi với việc giá khí đốt tăng.

Liên quan đến đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2, chưa từng được khai thác do tác động của chiến tranh Ukraina, tổng thống Nga bảo đảm Nord Stream 2 vẫn vận hành và Matcơva có thể cung ứng khí đốt cho Liên Âu qua ngả này và « nếu châu Âu muốn thì chỉ cần mở van đường ống ». Ông Putin tuyên bố Nga sẽ chỉ cho sửa chữa các đoạn khác của hệ thống Nord Stream, nếu việc khai thác các đường ống này được bảo đảm.

Theo AFP, dù không nêu chi tiết, tổng thống Nga còn đề nghị trung chuyển phần lớn khí đốt của Nga qua ngả Thổ Nhĩ Kỳ.

Không có nhận xét nào: