Nhà vật lý học gây sốt mạng khi dự đoán có 17% cơ hội xảy ra chiến tranh hạt nhân toàn cầu Trước tình hình Nga - Ukraine leo thang căng thẳng, nhà vật lý và vũ trụ học Max Tegmark đã ước tính tỷ lệ xảy ra chiến tranh hạt nhân toàn cầu trong tương lai là gần 17% (tức 1/6). Bài phân tích của ông đang được lan truyền rộng rãi trên Internet. Giáo sư trường MIT người Mỹ gốc Thụy Điển đã đưa ra dự đoán về chiến tranh hạt nhân toàn thế giới trong một bài phân tích đăng ngày 08/10 trên trang LessWrong - một blog cộng đồng theo chủ nghĩa duy lý (rationalist) do nhà nghiên cứu trí tuệ nhân tạo người Mỹ Eliezer Yudkowsky tạo ra.
<!>
Tweet của ông Tegmark đã lan truyền mạnh mẽ với hơn 34.000 lần chỉ riêng trên Twitter.
Nhà sáng lập SpaceX, Elon Musk, nằm trong số những người chia sẻ mối lo ngại với ông Tegmark. “Xác suất xảy ra chiến tranh hạt nhân đang tăng lên nhanh chóng”, ông Musk viết.
Những ngày gần đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đổ lỗi cho Ukraine về vụ nổ ngày 08/10 khiến cây cầu Kerch, tuyến đường quan trọng giữa Nga và Crimea, bị phá hủy một phần.
Ngày 10/10, Nga đáp trả bằng cách tấn công các thành phố trên khắp Ukraine bằng tên lửa hành trình. Cùng ngày, Nga cũng tấn công mạng nhằm vào các sân bay trên khắp nước Mỹ.
“Cuộc tấn công cầu Crimea và sự leo thang có thể dự đoán được sau đó đã xảy ra sau khi tôi thực hiện phân tích ban đầu của mình”, ông Tegmark nói với The Epoch Times trong một email vào ngày 10/10.
Trong bài phân tích, ông Tegmark cho rằng có 30% khả năng Nga sẽ triển khai vũ khí hạt nhân chống lại Ukraine. Với kịch bản đó, ông dự đoán có 80% khả năng xảy ra một cuộc phản công phi hạt nhân của NATO chống lại Nga. Nếu điều đó xảy ra, ông nghĩ rằng có 70% khả năng Nga sẽ phản công, từ đó khiến xung đột leo thang hơn nữa và có thể dẫn đến chiến tranh hạt nhân toàn cầu.
“Ước tính 70% mà tôi đưa ra là dựa vào dữ liệu lịch sử của những lần gần xảy ra chiến tranh hạt nhân; dữ liệu đã thuyết phục tôi rằng cả Mỹ và Nga đều kém trong việc giảm leo thang …”, ông Tegmark viết trong bài phân tích trên trang blog LessWrong.
70% của 80% của 30% có thể được tính bằng 30% nhân 80% nhân 70% (0,3 x 0,8 x 0,7). Kết quả là dưới 17% một chút, tương đương với 1/6.
Ông Tegmark gọi kết quả đó là "KABOOM" - "một cuộc chiến tranh hạt nhân lớn giữa Mỹ và Nga có thể tạo ra 'mùa đông hạt nhân' và giết chết hầu hết mọi người trên trái đất”.
Ông Tegmark lo ngại Nga và phương Tây đang bị cuốn vào một chu kỳ leo thang có tính chất trả đũa. Vòng luẩn quẩn này có thể kết thúc với một đống xác chết.
Trong bài phân tích, ông Tegmark đề cập đến một nghiên cứu trên tạp chí Nature. Nghiên cứu đó dự đoán rằng hầu hết người Mỹ có thể sẽ chết đói trong "mùa đông hạt nhân" sau xung đột hạt nhân giữa Nga và phương Tây. Hầu hết phần còn lại của bán cầu bắc sẽ chịu thảm cảnh tương tự.
Ông Tegmark cũng trích dẫn trong bài phân tích của mình một dự đoán của trang Metaculus. Trang này cho rằng tính đến chiều ngày 10/10, xác suất triển khai hạt nhân ở Ukraine vào năm 2023 là 7%.
Ngoài ra, ông Tegmark còn trích dẫn ước tính 16% từ các nhà nghiên cứu Nuño Sempere và Misha Yagudin, cả hai đều đến từ Viện Tương lai của Nhân loại thuộc Đại học Oxford.
TT Mỹ Biden hứa tiếp tục cung cấp hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến cho Ukraina
Ảnh tư liệu : Tổng thống Mỹ Joe Biden (P) tiếp đồng nhiệm Ukraina Volodymyr Zelensky tại Nhà Trắng, Washington, Hoa Kỳ ngày 01/09/2021. AP - Evan Vucci
Thùy Dương
Ngày 10/10/2022, sau khi Nga ồ ạt nã tên lửa vào nhiều thành phố Ukraina, tổng thống Mỹ Joe Biden đã hứa với đồng nhiệm Ukraina Volodymyr Zelensky là Washington « tiếp tục cung cấp cho Ukraina những gì Ukraina cần để phòng thủ, kể cả các hệ thống tiên tiến » về phòng không.
Thông cáo của Nhà Trắng được đưa ra hôm qua 10/10 sau cuộc điện đàm giữa hai nguyên thủ Mỹ và Ukraina. Hoa Kỳ đã cam kết trợ giúp cho Ukraina các bệ phóng tên lửa đất đối không NASAMS tiên tiến : hai bệ phóng sẽ được giao trong những tuần hoặc tháng tới, và 6 bệ phóng tên lửa khác sẽ được cung cấp theo khuôn khổ chương trình viện trợ dài hạn. Hệ thống tên lửa đất đối không NASAMS do nhà sản xuất Mỹ Raytheon và tập đoàn Kongsberg của Na Uy hợp tác chế tạo.
Trên Twitter, tổng thống Ukraina gọi đó là « một cuộc nói chuyện hiệu quả ». Tổng thống Zelensky cũng coi « phòng không hiện là ưu tiên số 1 trong hợp tác quốc phòng » giữa hai nước. Cuối ngày hôm qua, ông cho biết : « Trong số 84 tên lửa Nga phóng đến Ukraina, có 43 hỏa tiễn đã bị bắn hạ. Trong số 24 drone của Nga, có 13 chiếc bị bắn hạ ».
Đức chuẩn bị chuyển hệ thống phòng không Iris-T cho Ukraina
Cũng trong ngày 10/10, chính phủ Đức cam kết cung cấp cho Ukraina trong những ngày tới hệ thống phòng không Iris-T với tầm bắn cao 20 km và xa 40 km. Theo AFP, bộ trưởng Quốc Phòng Đức, Christine Lambrecht, khẳng định loạt tấn công bằng tên lửa của Nga hôm qua cho thấy rõ ràng là cần khẩn trương giao các hệ thống phòng không cho Ukraina. Bộ trưởng Quốc Phòng Đức
cũng cho biết thêm là có thể cung cấp thêm cho Ukraina 3
Chiến tranh Ukraina : Kiev lo ngại Nga tiếp tục bắn phá mạng lưới năng lượng
Các công nhân dọn dẹp đường phố Kiev, vài giờ sau khi Nga bắn phá thủ đô Ukraina. Ảnh chụp ngày 10/10/2022. AFP - SERGEI SUPINSKY
Anh Vũ
Đợt tập kích ồ ạt tên lửa hành trình của Nga trên khắp lãnh thổ Ukraina ngày hôm qua, 10/10/2022, đã làm ít nhất 19 người chết và hơn một trăm người bị thương, nhiều cơ sở hạ tầng dân sự bị phá hỏng, theo tổng kết mới nhất của chính quyền Kiev. Hôm nay, 11/10/2022, tình hình nhìn chung yên tĩnh nhưng rất mong manh. Kiev lo ngại Matxcơva tiếp tục các cuộc tấn công, đặc biệt nhằm phá hủy mạng lưới cung cấp năng lượng khi mùa đông đang đến.
Thông tín viên Stéphane Siohan tại Kiev cho biết thêm thông tin :
"Sáng thứ Ba, một hồi còi báo động phòng không đã vang lên trong khắp các vùng của Ukraina vào khoảng 8 giờ. Cùng lúc, người dân Kiev được yêu cầu trú ẩn.
Một drone loại Shahed-136 do Iran sản xuất đã tấn công một nhà máy điện gần Vinnytsia, địa phương nằm giữa miền tây của đất nước. Sau đợt 85 tên lửa ồ ạt tấn công vào Ukraina ngày hôm qua, tổng kết thiệt hại mới nhất cho biết có 19 người bị thiệt mạng.
Giờ đây dường như chiến lược của Kremlin là phá mạng lưới điện, gây nhiều thiệt hại và phá vỡ hệ thống cung cấp năng lượng, sưởi ấm trong khi mà nhiệt độ ở Ukraina bắt đầu xuống gần 0° vào ban đêm.
Hôm qua, ít nhất có 2 nhà máy điện gần trung tâm Kiev đã bị các tên lửa hành trình nhắm tới. Điện đã bị cắt trong nhiều giờ và Nga tuyên bố sẽ tiếp tục tấn công theo cách này. Tại Kiev, người ta dự tính trong những ngày và tuần tới, sẽ còn có thêm các cơ sở hạ tầng năng lượng bị tấn công.
Ngoài ra, sáng ngày thứ Ba này, quân Nga một lần nữa tiếp tục bám sát thành phố Zaporijja. Tại đó nhiều khu dân cư đã bị oanh kích."
Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc họp khẩn về vụ Nga sáp nhập 4 vùng của Ukraina
Đại sứ Ukraina tại Liên Hiệp Quốc Sergei Kyslytsya phát biểu trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc ở New York, Hoa Kỳ ngày 10/10/2022. AFP - ANDREA RENAULT
Anh Vũ
Tối hôm qua, 10/10/2022, tại New York, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc họp khẩn cấp để bàn và thông qua một nghị quyết lên án các cuộc trưng cầu dân ý do Nga tổ chức nhằm sáp nhập 4 vùng lãnh thổ của Ukraina. Cách đây 10 ngày, Nga cũng đã phủ quyết một nghị quyết có nội dung tương tự tại Hội Đồng Bảo An, trong khi văn kiện của Đại Hội Đồng không mang tính ràng buộc và chỉ có giá trị tượng trưng về mặt ngoại giao.
Thông tín viên RFI tại New York Carrie Nooten tường trình :
Đây là một nghị quyết nhắm hai mục tiêu. Trước hết là để khắc sâu tính chất không hợp lệ đối với luật pháp quốc tế của cuộc trưng cầu dân ý do Matxcơva khởi xướng. Đồng thới nghị quyết cũng là thước đo để xem Nga hiện bị cô lập đến mức nào.
Quan điểm của những người ủng hộ văn kiện rõ ràng là sẽ rất nguy hiểm nếu không hành động trước hành vi bất hợp pháp theo Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Đó là điều đã được lãnh đạo tổ chức quốc tế nhắc lại nhiều lần. Ông Antonio Guterres lên án các cuộc trưng cầu dân ý đó là « bước leo thang nguy hiểm ».
Cho dù không có giá trị ràng buộc nào, nhưng nghị quyết sẽ cho thấy hiện trạng ủng hộ Ukraina trong khi mối hậu thuận này đang suy giảm, nhất là từ các nước châu Phi và Trung Đông.
Tối hôm qua, các cuộc tấn công ồ ạt của Nga vào Kiev đã làm nhiều thường dân thiệt mạng cũng đã bị lên án rộng rãi.
Ngày mai (12/10), 65 nước, tức 1/3 số thành viên của Liên Hiệp Quốc sẽ bỏ phiếu về nghị quyết này.
Ngày đầu phiên họp đã biến thành diễn đàn để Matxcơva và Kiev tố cáo nhau là « Nhà nước khủng bố » sau các vụ đánh sập cầu Crimée và Nga tập kích tên lửa ồ ạt vào Ukraina.
Nga để ngỏ khả năng một cuộc gặp Putin – Biden tại G20
Ảnh tư liệu : Tổng thống Nga Vladimir Putin (T) bắt tay đồng nhiệm Mỹ Joe Biden tại Geneva, Thụy Sĩ ngày 16/06/2021. AP - Alexander Zemlianichenko
Minh Anh
Ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov hôm nay, 11/10/2022, cho biết Matxcơva để ngỏ khả năng cuộc gặp giữa tổng thống Vladimir Putin và đồng nhiệm Mỹ Joe Biden, nhân cuộc họp thượng đỉnh G20 sắp tới tại Indonesia.
Reuters cho biết, trên kênh truyền hình nhà nước, ngoại trưởng Nga nói : « Chúng tôi không ngừng nói là chúng tôi chưa bao giờ từ chối một cuộc họp. Nếu như có lời đề nghị, chúng tôi sẽ xem xét ».
Khi được hỏi về việc Thổ Nhĩ Kỳ có khả năng đón tiếp những cuộc thương lượng như thế, lãnh đạo ngành ngoại giao Nga nêu rõ Matxcơva sẵn sàng lắng nghe mọi đề xuất có liên quan đến đàm phán hòa bình nhưng không thể dự báo trước kết quả một tiến trình như thế.
Ngược lại ông đánh giá các phát biểu của quan chức Mỹ - trong đó có phát ngôn viên Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Nhà Trắng, ông John Kirby là « dối trá ». Theo đó, Hoa Kỳ dường như sẵn sàng thảo luận nhưng vấp phải sự từ chối của Nga.
Ngoại trưởng Serguei Lavrov khẳng định, « chúng tôi chưa nhận được bất kỳ đề xuất nghiêm túc nào cho một cuộc tiếp xúc. »
Tình báo Anh : Trung Quốc thống trị công nghệ, « mối đe dọa lớn » cho phương Tây
Lãnh đạo cơ quan tình báo và an ninh Anh Quốc Jeremy Fleming tại Luân Đôn, Anh Quốc ngày 14/02/2019. AP - Frank Augstein
Minh Anh
Lãnh đạo cơ quan tình báo và an ninh của Anh (GCHQ), hôm nay, 11/10/2022, cảnh báo phương Tây trước việc Trung Quốc tìm cách sử dụng thế thống trị công nghệ nhằm mục đích theo dõi. Theo cơ quan này, đây là một « mối đe dọa to lớn » và phương Tây cần phải hành động khẩn cấp.
Theo AFP, lời cảnh báo này của ông Jeremy Fleming được dựa trên các đánh giá từ các chuyên gia về quốc phòng cho rằng chính quyền Trung Quốc tìm cách « tận dụng » lợi thế công nghệ của họ như hệ thống vệ tinh và tiền ảo.
Ông Fleming, đứng đầu cơ quan tình báo Anh từ năm 2017, kêu gọi Anh Quốc và các đồng minh nên cùng nhau khẩn cấp phản ứng trước những mối đe dọa này, theo như thông cáo của cơ quan này được công bố hôm qua 10/10/2022.
Hãng tin Pháp lưu ý, phát biểu trên của lãnh đạo tình báo Anh được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc chuẩn bị phát hành đồng tiền kỹ thuật số, « nhân dân tệ ảo ». Ý định này của Bắc Kinh khiến nhiều chuyên gia lo lắng, đánh giá rằng các chế độ toàn trị rất có thể sẽ sử dụng công nghệ này vào mục đích theo dõi và kiểm soát.
Ông Fleming khẳng định, một loại tiền tệ như thế có thể sẽ « cho phép Trung Quốc vượt qua được phần nào các trừng phạt quốc tế hiện nay đang được áp dụng nhắm vào chế độ tổng thống Nga Vladimir Putin ».
Trung Quốc đã hoàn thiện hệ thống định vị Beidu qua vệ tinh hồi năm 2020 để cạnh tranh với GPS của Mỹ. Theo lãnh đạo an ninh Anh, « Trung Quốc hiện đang trang bị năng lực chống vệ tinh hùng mạnh với mục tiêu là nhằm ngăn chặn các quốc gia khác tiếp cận không gian trong trường hợp có xung đột. »
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét