Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2022

TIN THẾ GIỚI CẬP NHẬT : 07/10/2022


Chiến tranh Ukraina : Biden cảnh báo nguy cơ « tận thế » hạt nhân Ảnh minh họa: Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại một nhà xưởng của IBM tại Poughkeepsie, New York ngày 06/10/2022. REUTERS - TOM BRENNER Thanh Hà
Vào lúc quân đội Nga bị đẩy lui trên chiến trường Ukraina, Matxcơva đe dọa sử dụng « mọi phương tiện để bảo vệ lãnh thổ », hàm ý kể cả vũ khí nguyên tử, tổng thống Mỹ Joe Biden báo động : « Chúng ta chưa bao giờ đối mặt với kịch bản tận thế kể từ thời Kennedy ».
<!>

Tham dự một cuộc họp tại New York nhằm gây quỹ cho đảng Dân Chủ hôm 06/10/2022, tổng thống Hoa Kỳ so sánh việc Matxcơva đe dọa sử dụng « mọi phương tiện để bảo vệ lãnh thổ » với khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962. Khi đó Liên Xô đã điều tên lửa đến Cuba, sát cạnh lãnh thổ Hoa Kỳ. Đó cũng là một giai đoạn, dưới thời tổng thống John F. Kennedy và lãnh đạo Ban Chấp HàngTrung Ương đảng Cộng Sản Liên Xô, Nikita Khrushev, bang giao giữa Washington và Matxcơva cực kỳ căng thẳng.

Hãng tin Anh Reuters nhắc lại, tới nay Nhà Trắng vẫn khẳng định không có thông tin cho thấy Nga chuẩn bị sử dụng vũ khí nguyên tử để giải quyết dứt điểm xung đột Ukraina. Tuy nhiên Hoa Kỳ theo dõi sát tình hình. Cũng nhân cuộc họp hôm qua tại New York, tổng thống Biden lưu ý, Vladimir Putin « không đùa khi ông nêu lên khả năng sử dụng vũ khí nguyên tử chiến thuận hay vũ khí hóa học, vũ khí sinh học », bởi vì theo chủ nhân Nhà Trắng, quân đội Nga quá tồi. Joe Biden nói là ông không biết Vladimir Putin sẽ phải làm gì để thoát khỏi bế tắc hiện nay mà « không mất thể diện, và không mất một phần lớn quyền lực » tại Nga.

Tại Ukraina, quân đội của chính quyền Kiev tiếp tục chiến dịch phản công trên nhiều mặt trận từ đầu tháng Chín tới nay, giành lại từ tay quân đội Nga được gần hết khu vực trong vùng Kharkiv ở phía đông bắc. Lực lượng Ukraina cũng đã chiếm lại được nhiều địa điểm then chốt tại miền đông. Hôm qua tổng thống Volodymyr Zelensky xác nhận « chỉ riêng từ ngày 01/10 quân Ukraina đã giành lại được hơn 500 km vuông chung quanh khu vực Kherson, giải phóng hàng chục các thành phố và thị trấn ».

Với đà tiến này, phát biểu qua cầu truyền hình với các lãnh đạo 44 nước châu Âu họp tại Praha trong khuôn khổ thượng đỉnh Cộng Đồng Chính Trị Châu Âu, ông Zelensky kêu gọi quốc tế tăng viện trợ quân sự cho Kiev để « thiết giáp của Nga không tiến vào Vacxava hay Praha ».

Nga triệu đại sứ Pháp để phản đối Paris viện trợ quân sự cho Ukraina
Cũng trong ngày 06/10, đại sứ Pháp tại Matxcơva, Pierre Lévy bị bộ Ngoại Giao Nga triệu mời lên nhằm phản đối Paris cung cấp vũ khí cho Ukraina. Lệnh triệu đại sứ Pháp diễn ra đúng vào lúc, tổng thống Emmanuel Macron đang tham dự thượng đỉnh ở Praha và xác nhận « nghiên cứu khả năng giao thêm 12 khẩu đại bác Caesar cho Kiev ». Từ tháng Hai đến nay, Pháp đã cung cấp nhiều trang thiết bị quân sự cho Ukraina trong đó có 18 khẩu Caesar.

Ba Lan đề nghị Mỹ đặt vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ của mình


Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda phát biểu tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, New York, Hoa Kỳ, ngày 20/09/2022. AP - Jason DeCrow Phan Minh
Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda hôm 05/10/2022 cho biết, đã đề xuất với Mỹ bố trí các tên lửa gắn đầu đạn hạt nhân trên lãnh thổ của mình. Mặc dù yêu cầu này khó được chấp thuận, nhưng điều này cho thấy đảng Pháp luật và Công lý cầm quyền, dường như vì mục tiêu đối nội và tranh cử, đang muốn tỏ lập trường rất cứng rắn đối với Nga.

Từ Vacxava, thông tín viên Martin Chabal cho biết thêm chi tiết :

« Điều quan trọng đối với đảng Pháp luật và Công lý cầm quyền là tỏ rõ lập trường cứng rắn đối với Nga và Belarus. Cuộc bầu cử lập pháp Ba Lan sẽ được tổ chức vào năm 2023. Và lẽ đương nhiên, cuộc chiến ở Ukraina vẫn sẽ hằn sâu trong tâm trí người dân Ba Lan. Vì vậy, đảng đang gia tăng những quyết định mang tính biểu tượng.

Yêu cầu mới nhất của tổng thống Andrzej Duda về việc đặt vũ khí hạt nhân của Mỹ trên đất Ba Lan chắc chắn sẽ không được chấp thuận. Điều đó không mang tính chiến lược quân sự và Hoa Kỳ cũng chưa nhận được yêu cầu chính thức từ phía Ba Lan. Nhưng bằng cách áp dụng lập trường cứng rắn này, Ba Lan tỏ ra là một trong những quốc gia thành viên Liên Âu cứng rắn nhất đối với Nga.

Đáng chú ý, Ba Lan là nước duy nhất tại châu Âu từ chối cho nhập cảnh mọi công dân Nga trên lãnh thổ của mình, ngay cả khi họ có thị thực Schengen.

Và vào đầu tháng này, đại diện đảng Pháp luật và Công lý đã rầm rộ tổ chức lễ khánh thành một kênh đào tới biển Baltic và một đường ống dẫn khí. Hai cơ sở hạ tầng này được xây dựng để tránh nhập khẩu khí đốt Nga.

Với sự cứng rắn này, đảng Pháp luật và Công lý đang cố gắng thể hiện là tổ chức bảo vệ lợi ích của người dân Ba Lan và châu Âu. Đảng này hy vọng các cử tri sẽ nhớ điều đó khi họ bỏ phiếu vào năm tới. »

Chỉ trích Matxcơva xâm chiếm Ukraina, một nhà đối lập Nga bị kết tội « phản quốc »


Nhà báo Vladimir Kara Mourza (T) trong một lần trả lời phỏng vấn ban tiếng Nga, đài RFI ngày 28/11/2019. Vladimir Kara-Mourza/ DR
Thanh Hà
Chỉ trích Matxcơva xâm chiếm Ukraina, nhà đối lập Nga Vladimir Kara Mourza hôm 06/10/2022 bị kết tội « phản bội tổ quốc ». Với tội danh này ông có thể lãnh thêm án 20 năm tù.

Nhà báo Vladimir Kara Mourza, 41 tuổi, là một trong những gương mặt đối lập hiếm hoi còn ở lại Nga. Ông đã hai lần phải ngồi tù vào năm 2015 và 2017 vì « các hoạt động chính trị ». Từ đầu chiến tranh Ukraina, nhà bất đồng chính kiến này đã ba lần lên tiếng phản đối Nga xâm chiếm Ukraina.

Thông tín viên RFI từ Matxcơva, Anissa El Jabri cho biết thêm về nhân vật này :

« Một số người mệnh danh ông là tù nhân chính trị số 2 của nước Nga, sau Alexeï Navalny. Tương tự như trường hợp của Navalny, các tội danh nhắm vào Kara Mourza đang chồng chất, thời gian ông bị ở tù càng lúc càng dài. Bị bắt giam từ mùa xuân 2022 với lý do làm mất uy tín quân đội, Kara Mourza, nguyên là nhà báo, trên các mạng xã đã nhiều lần chỉ trích Nga đưa quân sang Ukraina.

Vladimir Kara Mourza bị chụp mũ là tay sai của nước ngoài, và tháng 7 vừa qua, lần đầu tiên, hồ sơ pháp lý của ông bị bổ sung thêm tội danh giúp đỡ một tổ chức mà Nga đưa ào danh sách đen. Ông đã từng cộng tác với Boris Nemtsov, một chính trị gia của Nga bị ám sát hồi 2015,

Hãng tin Tass hôm 06/10 đưa tin nhà báo Kara Mourza bị cáo buộc thêm tội danh phản quốc vì theo giới điều tra được báo chí trích dẫn, ông Mourza, xin trích, "trong nhiều năm đã hỗ trợ một số tổ chức của các nước thành viên NATO và thậm chí là đã được trả thù lao đến 30.000 đô la một tháng". Luật sư bào chữa cho Vladimir Kara Mourza chưa thể trả lời về những cáo buộc này. Chỉ biết rằng nhà báo này có thể lãnh thêm đến 20 năm tù giam

Nobel Hòa Bình 2022 vinh danh xã hội dân sự Ukraina, Nga và Belarus


Berit Reiss-Andersen, chủ tịch Ủy Ban Nobel xướng tên các khôi nguyên của giải Nobel Hòa Bình 2022 tại Viện Nobel ở Oslo, Na Uy, ngày 07/10/2022. AP - Heiko Junge
Thanh Hà
Ủy Ban Nobel Na Uy ngày 07/10/2022 thông báo giải Nobel Hòa Bình năm nay được trao cho tổ chức phi chính phủ Memorial của Nga, Trung Tâm Ukraina bảo vệ các quyền dân sự và cho nhà đối lập Belarus Ales Beliatski. Giải thưởng này nhằm đề cao tinh thần « chung sống trong hòa bình » trong bối cảnh chiến tranh Ukraina.

Trong thông cáo, chủ tịch Ủy Ban Nobel của Na Tuy, bà Berit Reiss Andserson, cho biết, giải thưởng này nhằm vinh danh các tổ chức, cá nhân hoạt động hàng đầu « bảo vệ nhân quyền, dân chủ và một sự chung sống hòa bình giữa ba quốc gia lân cận là Belarus, Nga và Ukraina »

Tổ chức phi chính phủ Nga Memorial được lập ra vào năm 1989. Một trong những sáng lập viên là giải Nobel Hòa Bình năm 1975, Andrei Sakharov. Trong hơn 30 năm hoạt động cho đến khi bị giải thể vào cuối 2021, Memorial miệt mài điều tra về tội ác của Staline và của quân đội Nga trong hai cuộc chiến Tchetchenia trong những thập niên 1990 và những năm 2000. Tổ chức bảo vệ nhân quyền này không khoan nhượng khi tố cáo chính quyền của tổng thống Vladimir Putin đàn áp xã hội dân sự.

Vài tháng trước khi Matxcơva xâm chiếm Ukraina, tư pháp Nga đã phán quyết giải thể tổ chức này với lý do làm « tay sai cho nước ngoài ».

Liên quan đến Ukraina, Ủy ban Nobel năm nay đã vinh danh tổ chức Center for Civil Liberties hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ các quyền tự do cho xã hội dân sự. Chủ tịch hiệp hội này, bà Olexandra Matviichuk, cho biết rất hân hạnh và vui sướng khi tổ chức này được xướng tên trên bảng vàng của Ủy ban Nobel vào thời điểm mà Ukraina đang bị nước Nga « xâm chiếm ». Bà đồng thời kêu gọi thành lập tòa án quốc tế xét xử tội ác của Vladimir Putin vì tổng thống Nga, với sự đồng lõa của tổng thống Belarus, đã đẩy hàng trăm ngàn thường dân vào một cuộc chiến khốc liệt.

Sau cùng nhà đối lập Belarus, ông Ales Beliatski, 60 tuổi, là một nhà đấu tranh vì nhân quyền, một nhà bất đồng với chế độ của tổng thống Alexandre Loukachenko. Ông đang bị cầm tù. Ủy ban Nobel kêu gọi « trả tự do ngay tức khắc » cho ông.

Beliatski là khôi nguyên Nobel Hòa Bình thứ tư được vinh danh trong lúc đang bị giam cầm. Đó là nhà đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi (1991) và nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc Lưu Hiểu Ba (2010). Người thứ ba là nhà báo người Đức, có lập trường chống Quốc Xã, ông Carl von Ossietzky năm 1935 được trao tặng giải Nobel Hòa Bình trong lúc đang thi hành án tù. Ông là nhà đối lập đầu tiên được Ủy Ban Nobel Na Uy vinh danh. Hitler khi đó đã phẫn nộ đến nỗi, ông cấm tất cả các công dân Đức nhận bất kỳ một giải Nobel nào. Carl von Ossietzky chết trong tù năm 1938.

Liên Hiệp Quốc bác đề xuất thảo luận về tình hình nhân quyền tại Tân Cương


Ảnh minh họa: Cờ Liên Hiệp Quốc tại trụ sở Hội đồng Nhân quyền ở Geneve, Thụy Sĩ. © Ozan Kose/AFP
Phan Minh
Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm qua 06/10/2022 đã bác đề xuất thảo luận về tình hình Tân Cương. Đây là một chiến thắng của Trung Quốc và thất bại của Hoa Kỳ. Dường như Bắc Kinh đã thành công trong việc gây áp lực với nhiều nước, nhằm ngăn chặn họ bỏ phiếu ủng hộ đề xuất nói trên. Phương Tây cáo buộc Trung Quốc vi phạm nhân quyền đối với người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số tại Tân Cương, điều mà Bắc Kinh luôn phủ nhận.

Từ Genève, thông tín viên Jérémie Lanche tường trình :

« Không kèn không trống », đây có thể là tít phụ trong báo cáo của Liên Hiệp Quốc về Tân Cương. Giờ đây, báo cáo này có rất ít cơ hội được đề cập trở lại tại Hội đồng Nhân quyền. Với 19 phiếu chống và 17 phiếu ủng hộ, các thành viên của Hội đồng từ chối thảo luận về việc Bắc Kinh đối xử với người thiểu số Duy Ngô Nhĩ trong phiên họp tiếp theo của Hội đồng.

Đây là một thất bại lịch sử đối với các nước phương Tây, hiện là những nước thiểu số luôn đề cao tính chất phổ quát của nhân quyền. Ngay cả khi đại sứ Anh, Simon Manley, từ chối nói về một thất bại : « Nên nhớ rằng đây là lần đầu tiên trong lịch sử Hội đồng Nhân quyền mà chúng tôi đưa ra một quyết định liên quan đến Trung Quốc. Báo cáo này hoàn toàn không bị chôn vùi, chúng tôi chưa từ bỏ nó, và chúng tôi sẽ tiếp tục làm sáng tỏ những vi phạm nhân quyền hàng loạt ở Tân Cương. »

Các nước phương Tây đã không thuyết phục được các quốc gia khác về mức độ nghiêm trọng của tình hình ở Tân Cương. Ngay cả khi điều này không chính thức thuộc nhiệm vụ của Hội đồng. Hoặc là Trung Quốc đã gây áp lực đủ mạnh với các quốc gia, đặc biệt là các nước châu Phi, để ngăn cản họ bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết này. Tổ chức Human Rights Watch đã lên án về một « sự phản bội đối với người Duy Ngô Nhĩ ».

Không có nhận xét nào: