Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 12 tháng 10, 2022

Nóng! Đang Xảy Ra! Nhà Cầm Quyền CSVN Đang Điên Đầu Trước 2 Đại Nạn: Khủng Hoảng Ngân Hàng! Và Khủng Hoảng Thị Trường Xăng Dầu! - Lê Văn Hải


Nóng Bỏng! Đang Xảy Ra! Nhà Cầm Quyền CSVN Đang Điên Cái Đầu Trước 2 Đại Nạn: Khủng Hoảng Ngân Hàng! Và Khủng Hoảng Thị Trường Xăng Dầu!
<!>


Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Vội Vàng Trấn An (Nhưng Dân Không Ai Tin!): Tiền Gửi của Dân Trong Ngân Hàng, Được Bảo Đảm Trong Mọi Trường Hợp! Đừng! Đừng Rút Ra!


(Ảnh: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại Hà Nội.)

- Trước tình hình vô cùng xáo trộn! Sáng 10/10/2022, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, tiếp tục trấn an, khuyến cáo người dân “hết sức bình tĩnh, không nên rút tiền trong thời điểm này, nhất là trước hạn để bảo đảm quyền lợi của mình!”

Theo bà này, vừa qua, có một số thông tin lan truyền gây xáo trộn cả nước, ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn! (SCB).

Báo Tuổi Trẻ dẫn lời bà Hồng cho biết, trước tình hình đó, Ngân hàng Nhà nước áp dụng các biện pháp cần thiết, để Ngân hàng SCB hoạt động bình thường, bảo đảm khả năng thanh toán các ngân khoản, nhưng dân vẫn không tin, vẫn ùn ùn đi rút tiền!

Bà Hồng lập lại lời hứa hẹn và cũng khẳng định, từ trước đến nay, những khoản tiền gửi của người dân tại ngân hàng, trong đó có Ngân hàng SCB, đều được Nhà nước bảo đảm trong mọi trường hợp!

Điều cần biết nhất, thì lại không rõ ràng! Tuy nhiên, bà này không cho biết việc bảo đảm như thế nào? khi ngân hàng phá sản người dân có được Ngân hàng Nhà nước hoàn lại toàn bộ số tiền gửi tiết kiệm trong ngân hàng hay không? Thì bà đã không dám trả lời.

Theo quy định hiện hành ngân hàng, được phép phá sản, người dân chỉ được đền bù tối đa 125 triệu đồng, cho khoản tiền gửi của mình, dù cho người dân có thể gửi gấp nhiều lần số tiền đó trong ngân hàng.

Quyết định về Hạn mức trả tiền Bảo hiểm do Thủ tướng Chính phủ ban hành hồi năm 2021 nêu rõ: “Số tiền tối đa tổ chức bảo hiểm tiền gửi trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của Luật Bảo hiểm tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) của một người tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm là 125.000.000 đồng”.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sáng 8/10 đăng tải khuyến cáo cho biết, “trên mạng xã hội lan truyền thông tin tiêu cực về Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB), dẫn đến hiện tượng hàng loạt người dân rút tiền trước hạn.

Về việc này xáo trộn này, Ngân hàng Nhà nước khẳng định sẽ theo dõi sát tình hình để ngân hàng hoạt động bình thường và đang có giải pháp gấp, chính sách theo quy định của pháp luật, để bảo đảm quyền và lợi ích của người gửi tiền, giữ vững ổn định của SCB nói riêng và hệ thống các tổ chức tín dụng ngân hàng nói chung.

Ngân hàng Nhà nước khuyến cáo, khuyên nhủ, vì lợi ích! người gửi tiền không nên rút tiền trước hạn, tránh ảnh hưởng đến quyền lợi của người gửi tiền”.

Chữa Cháy! Hàng Trăm Báo Chí Nhà Nước Đồng Loạt Loan Tin Mừng: “Tìm Ra Người Khiến Dân Ồ Ạt Đi Rút Tiền!” Nhưng Người Dân Lại Tin Rằng Đây Chỉ Là Trò Bịp!


(Hình báo Hà Nội Mới: Công an làm việc với người có tên là Nguyễn Kiên Quyết hôm 9/10/2022.)

Hôm 9/10/2022, Công an tỉnh Hà Nam cho biết cơ quan này một ngày trước phát giác một cá nhân có bài viết trên Facebook “tạo tâm lý bất an đối với người dân và các nhà đầu tư gửi tiền tại các ngân hàng để đồng loạt rút tiền”.

Thông báo của Công an Hà Nam đăng tải một bức ảnh làm mờ khuôn mặt của người đang làm việc với công an, khẳng định ông này tên Nguyễn Kiên Quyết, sinh năm 1982 ở thành phố Phủ Lý đã “thừa nhận hành vi tự ý soạn thảo, đăng tải, bình luận thông tin thất thiệt gây hoang mang dư luận, tác động, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các ngân hàng và tình hình an ninh, trật tự xã hội”.

Tuy nhiên, cơ quan công an không cho biết ông này đăng tải những gì, khi nào và bao nhiêu người dân vì tin lời của ông Quyết mà đi rút tiền từ ngân hàng SCB.

Chương trình Thời sự VTV1 và trang web của VTV đăng tải phóng sự kèm ảnh chụp màn hình bài đăng được cho là của ông Kiên trên Facebook cá nhân cho thấy, thời điểm chụp bức ảnh bài đăng đã diễn ra được 3 tiếng đồng hồ và các bức ảnh kèm theo bài thể hiện cảnh người dân chen lấn ồ ạt đi rút tiền vào sáng 8/10.

Các hình ảnh ông Quyết đã xuất hiện trên báo chí nhà nước và các trang mạng xã hội khác trước đó, cho thấy ông này đăng tải khi sự việc người dân đi rút tiền ồ ạt đã diễn ra.

Nguyên văn dòng trạng thái của ông này là: “Ai gửi tiền tiết nghiệm ngân hàng, nhanh chân rút về mua đất ngay còn kịp nhé, không thì là còn tiền mà rút nhẹ”, kèm theo các biểu tượng cười ra nước mắt.

Báo Tuổi trẻ có bài viết với tiêu đề “Xác định người đăng tin thất thiệt việc người dân đồng loạt rút tiền tại ngân hàng”, hay VnExpress với “Xử lý người đăng tin thất thiệt làm khủng hoảng về hệ thống ngân hàng!”

Mạng báo Tiền Phong thì có bài viết, có nội dung tương tự: “Công an triệu tập người đăng tin thất thiệt, khiến người dân ồ ạt nối đuôi ra ngân hàng rút tiền!”

Các trang Fanpage thân Chính phủ Việt Nam cũng đăng tải các nội dung tương tự, cảnh báo người dân đăng tin thất thiệt về SCB sẽ bị xử phạt.

Hiện tượng người dân đồng loạt đi rút tiền khỏi Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB), có từ chiều 7/10 sau khi râm ran, tràn lan trên mạng thông tin về việc Bộ Công an bắt giữ bà Trương Mỹ Lan và các lãnh đạo hàng đầu khác, ít nhiều có liên quan đến SCB.

Một nhân viên SCB ở một chi nhánh ở Sài Gòn cho Ðài Á Châu Tự Do (RFA) biết, nhiều người xếp hàng dài chờ đợi ở chi nhánh của bà, trước cả giờ ngân hàng mở cửa trong sáng 8/10.

Đến sáng cùng ngày, khi thông tin từ Bộ Công an đưa ra việc bắt giữ Chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát, là bà Trương Mỹ Lan được đưa ra, số lượng người đi rút tiền đông không thể đếm được, cùng lúc đó là thông tin cảnh báo từ Ngân hàng Nhà nước đưa ra.

Tỉ Phú Ngân Hàng, Bà Trương Mỹ Lan Bị Bắt Với Cáo Buộc “Lừa Đảo!” Ngân Hàng SCB Trấn An: “Không Ảnh Hưởng Gì Cả!”


(Hình: Tỉ phú Trương Mỹ Lan và cháu ruột Trương Huệ Vân, bị công an Việt Nam bắt hôm 8/10/2022.)

Nữ tỉ phú bất động sản Trương Mỹ Lan bị công an CSVN bắt hôm 8/10/2022. với cáo buộc bà phạm tội lừa đảo. Trong cùng ngày, Ngân hàng Sài gòn (SCB) lên tiếng trấn an khách gửi tiền rằng, vụ bắt bớ không ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng!

Nhiều báo Việt Nam loan tin Bộ Công an quyết định khởi tố vụ án và khởi tố bị can đối với bà Lan vì tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản!” Liên quan đến việc phát hành, mua bán trái phiếu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông.

Bà Lan, sinh năm 1956, là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bị nhà chức trách xác định “có hành vi gian dối trong việc phát hành, mua bán trái phiếu trái quy định của pháp luật để chiếm đoạt hàng ngàn tỉ đồng, của người dân” trong hai năm 2018, 2019.

Công an cũng khởi tố, bắt tạm giam 3 người bị xem là đồng phạm của bà Lan. Đó là Trương Huệ Vân, sinh năm 1988, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Quản lý Bất động sản Windsor, cũng là cháu ruột của bà Lan; Nguyễn Phương Hồng, sinh năm 1984, Phụ tá tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát; và Hồ Bửu Phương, sinh năm 1972, cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Chứng khoán Tân Việt, cựu Phó tổng Giám đốc phụ trách tài chánh Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Bộ Công an cho hay, họ đang tập trung lực lượng điều tra, làm rõ hành vi phạm tội của các bị can nêu trên, đồng thời nhắm tới “triệt để thu hồi tài sản!”

Tập đoàn Vạn Thịnh Phát của bà Lan, đã và đang sở hữu rất nhiều bất động sản, được cho là đắc địa bậc nhất ở Sài Gòn, trị giá hàng ngàn tỉ đồng.

Khởi đầu, bà Lan mở một công ty trách nhiệm hữu hạn vào năm 1992, hoạt động trong lĩnh vực thương mại và kinh doanh nhà hàng, khách sạn. Sau đó, vào năm 2007, công ty này mở rộng đầu tư và phát triển sang lĩnh vực bất động sản, với việc thành lập thêm Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Vạn Thịnh Phát và Công ty cổ phần Đầu tư An Đông.

Vụ bắt giữ bà Lan và những người liên quan làm rúng động hầu hết nhiều khách hàng gửi tiền vào ngân hàng SCB, vì có những thông tin truyền miệng cho rằng ngân hàng này, có liên quan đến các khoản đầu tư của bà Lan và công ty An Đông. Trong sáng 8/10, rất đông người chen chúc xếp hàng rút tiền tại SCB.

Vào buổi chiều cùng ngày, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vội tổ chức họp báo, trong đó, các đại diện của cả Ngân hàng Nhà nước và ngân hàng SCB, đều đưa ra lời trấn an rằng SCB, không liên quan và không bị ảnh hưởng từ việc bà Lan bị bắt giữ.

SCB khẳng định Công ty An Đông không phải cổ đông của SCB và bà Trương Mỹ Lan không giữ chức vụ quản lý hay điều hành tại SCB. Do đó, vụ bắt bớ không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh bình thường của SCB.

Các báo Việt Nam dẫn lời vị đại diện của SCB nói rằng: “Ngân hàng Sài Gòn cam kết có đầy đủ giải pháp, nguồn lực, để bảo đảm quyền lợi và lợi ích của người gửi tiền, cũng như quyền, lợi ích của đối tác và khách hàng của SCB theo quy định của pháp luật”.

Về phía Ngân hàng Nhà nước, Phó Thống đốc Đào Minh Tú, trả lời báo chí rằng ngân hàng cấp quốc gia khẳng định, sẽ có những biện pháp nhằm tiếp tục bảo đảm hoạt động liên tục và ổn định cho SCB, đồng thời cũng sẽ có những giải pháp, chính sách theo đúng quy định của pháp luật để bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền tại SCB.

“Chúng tôi cũng khuyến cáo người dân có tiền gửi tại SCB cần thận trọng, đừng nghe lời những tin xấu, trước khi quyết định rút tiền gửi, nhất là những khoản tiền gửi rút trước hạn, vì khi đó sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của mình đáng ra được hưởng về lãi suất có thời hạn tại SCB”, Phó Thống đốc Đào Minh Tú nói thông qua báo chí.

Vụ Bắt Hàng Loạt Những Người Đứng Đầu Đàng Sau Ngân Hàng SCB: Báo, Đài Nhà Nước Khuyến Cáo Liên Tục, Dân Vẫn Đổ Xô Đi Rút Tiền! Nhưng Chỉ Được Rút Giới Hạn!


(Hình FB Sài Gòn Review: Người dân tập trung đông trước Ngân hàng SCB chi nhánh Hà Nội vào sáng 8/10 để rút tiền.)

Báo đài nhà nước liên tục đăng tải khuyến cáo của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, khuyên khách hàng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn SCB “không nên rút tiền trước hạn!” tuy nhiên người dân vẫn đổ xô, chen lấn đi rút!

Người Dân Lo Lắng Rút Tiền, Nhân Viên SCB Được Chỉ Đạo “Đáp Ứng Nhu Cầu của Khách”

Mạng xã hội Facebook sáng 8/10 tràn ngập những hình ảnh người dân đổ xô tới các chi nhánh của ngân hàng SCB ở Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng để rút tiền do các thông tin bắt giữ các đại gia được cho có liên hệ mật thiết với SCB.

Một người đàn ông tên T. (không nêu danh tính vì lý do an ninh) cho biết, sáng nay ông đến chi nhánh của ngân hàng ở Tân Định, để rút toàn bộ số tiền trong một sổ tiết kiệm, nhưng được trả lại số ít, toàn tiền mệnh giá 100.000 đồng.

Theo ông T., sáng nay ông không thể truy cập vào app (ứng dụng trên điện thoại) của ngân hàng, ông gọi cho số đường dây nóng nhưng không thể kết nối!

Ngoài cuốn sổ tiết kiệm này, ông còn một vài cuốn sổ khác cũng của SCB nhưng chưa rút được, khiến bản thân lo lắng “vì đây là tiền tiết kiệm cả đời”.

Một nhân viên có thâm niên của ngân hàng SCB chi nhánh thành phố Sài Gòn (nói trong điều kiện giấu tên vì không phải là phát ngôn viên) cho biết, sáng nay người dân xếp hàng dài ở chi nhánh của bà trước khi ngân hàng mở cửa lúc 7 giờ.

Nhân viên nhận được chỉ đạo từ bên trên yêu cầu “cố gắng hỗ trợ một phần nhu cầu của khách hàng, cố để khách hàng không bất mãn”. Nữ nhân viên này tiết lộ: ”Phòng Dịch vụ Khách hàng. đang bận hỗ trợ khách hàng đông lắm nên không thể nói chuyện được. Còn các phòng ban khác vẫn đang làm việc bình thường (tất nhiên là nhiều hoang mang) nhưng trong tâm lý sẵn sàng hỗ trợ bên dưới trong trường hợp khách hàng quá đông”.

Thứ Bảy, ngân hàng chỉ làm việc trong buổi sáng, tuy nhiên, nhân viên dự kiến phải ở lại hỗ trợ ngoài giờ thêm cho khách hàng còn tồn đọng và không nhận thêm khách mới đến vào giờ trưa.

Theo bà, khách hàng có số tiền nhỏ trong tài khoản ít đi rút do lãi suất đang tăng, đa phần người rút là những người gửi tiết kiệm nhiều.

“Sáng nay, thấy có mấy khách có số tài khoản đang lãi hơn cả trăm triệu, họ cũng đòi rút. Họ chấp nhận mất luôn số tiền lãi đó để đổi lại sự an tâm”, bà này cho biết nhân viên đều tư vấn cho khách không rút tiền, để giữ chân khách hàng, đồng thời khẳng định ngân hàng hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu rút tiền của khách.


(Ảnh: Thông tin về Ngân hàng SCB dẫn đầu số lượt tìm kiếm trên Goolge.)


(Ảnh: Người dân nhận được bản sao khuyến cáo của Ngân hàng nhà nước được in ra từ trang web khi đến rút tiền tại SCB sáng 8/10/2022.)

Khuyến cáo này được các báo đài liên tục đăng tải nhằm trấn an dư luận, tuy nhiên một số người vẫn bày tỏ với phóng viên RFA, cho biết họ không thể an tâm trước thông tin này.

Một người dân ở tỉnh Khánh Hòa cho hay, ông không để tiền tiết kiệm của mình trong Ngân hàng SCB do “tôi có nguyên tắc không bao giờ để tiền nhiều trong tài khoản, tôi chỉ tin tài sản hữu hình với điều kiện kinh tế Việt Nam hiện nay”.

Ông này khẳng định, “các khủng hoảng tương tự tôi tin nhà nước này có cách giải quyết để không trở thành khủng hoảng hệ thống, tuy nhiên lợi ích cá nhân khó lòng bảo đảm”.

Theo Quyết định về Hạn mức trả tiền Bảo hiểm do Thủ tướng Chính phủ ban hành hồi năm 2021, “Số tiền tối đa tổ chức bảo hiểm tiền gửi trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của Luật Bảo hiểm tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) của một người tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm là 125.000.000 đồng”.

Nhân viên của SCB cho hay, vấn đề khủng hoảng nếu có chỉ là nhất thời, “dù luật Việt Nam có cho phép Ngân hàng được phá sản, tuy nhiên về nguyên tắc ngầm thì gần như không có ngân hàng nào được phép phá sản tại thời điểm này (các Ngân hàng 0 đồng là 1 ví dụ).

Thứ hai là nguồn khách hàng cực lớn của SCB, nếu không giữ mà để họ rút hết ra rồi thì sau này rất khó để hồi phục lại nguồn vốn huy động này”.

Nhà Cầm Quyền CSVN Thêm Nhức Đầu: Trước Đại Nạn Khủng Hoảng Thị Trường Xăng Dầu Cả Nước!

36 Doanh Nghiệp Đồng Ký Đơn Gửi Thủ Tướng Chính Phủ, Nêu Những Bất Ổn Trầm Trọng của Thị Trường Kinh Doanh Xăng Dầu!


(Hình: Bơm xăng vào xe cho khách tại một cây xăng ở Hà Nội hôm 10/3/2022.)

- Ba mươi sáu doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tại Sài Gòn và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cùng ký tên trong kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ, đề nghị loại bỏ việc trích quỹ bình ổn xăng dầu cùng những bất cập khác.

Truyền thông nhà nước loan tin trên trong ngày 7/10/2022, đồng thời nêu rõ người đại diện đứng đơn kiến nghị là ông Giang Chấn Tây, Giám đốc Công ty Bội Ngọc tỉnh Trà Vinh.

Theo nội dung đơn kiến nghị, các doanh nghiệp cho rằng việc điều hành của liên bộ Công thương, Tài chánh có vấn đề, khiến thị trường kinh doanh xăng dầu thêm bất ổn. Cụ thể là không có ai bị xử phạt khi vi phạm các quy định về kinh doanh xăng dầu thời gian qua.

Để hài hòa lợi ích giữa các doanh nghiệp phân phối và doanh nghiệp bán lẻ giúp duy trì hoạt động xăng dầu, 36 doanh nghiệp kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo thống nhất, can thiệp kịp thời, đưa ra các giải pháp hợp lý nhằm khắc phục tình trạng thua lỗ cho các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu nhất là việc không nên buộc doanh nghiệp bán lẻ đưa ra giá bán thấp hơn giá mua vào.

Ngoài ra, nhà nước cần áp dụng chiết khấu cố định theo định mức đối với doanh nghiệp bán lẻ cũng như cần thay đổi công thức tính giá cơ sở hiện nay để giúp doanh nghiệp không bị âm vốn.

36 doanh nghiệp cũng đề nghị Thủ tướng xem xét loại bỏ việc trích quỹ bình ổn, thay vào đó nên đưa công cụ điều tiết bằng thuế sẽ minh bạch hơn. Trong đơn kiến nghị, các doanh nghiệp lý giải rằng khi doanh nghiệp đại lý đang có chiết khấu 0 đồng mà Liên bộ lại cho trích quỹ 600 đồng/lít thay vì phần này đưa vào giảm lỗ cho các doanh nghiệp bán lẻ đang gặp khó. Điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp bán lẻ “không có ăn mà liên Bộ lại đem để dành”.

Cũng trong ngày 7/10, thêm hàng trăm cây xăng tại thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang, An Giang và tỉnh An Giang giăng bảng xin tạm ngưng hoạt động, với nhiều lý do khác nhau như đang sữa chữa, nâng cấp, v.v.... Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân với truyền thông, vài chủ đại lý nói rõ nguyên nhân ngừng kinh doanh vì đang bị thua lỗ.

Một chủ cây xăng ở Tiền Giang được tờ Sài Gòn Giải Phóng trích lời rằng hôm 6/10 mức chiết khấu 150 đồng/lít, hôm nay còn có 50 đồng/lít. Chỉ một đêm doanh nghiệp bán lẻ lỗ 100 đồng cộng với mức lỗ thông thường nữa thì doanh nghiệp sẽ lỗ từ 300-400 đồng/lít, chưa kể các chi phí khác.

Trong khi đó, Bộ Tài chánh trong cùng ngày thông báo đã hoàn thiện Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng và thuế giá trị gia tăng với xăng. Qua đó, Bộ Tài chánh cho biết không miễn toàn bộ thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu vì theo Bộ xăng là nhiên liệu gốc hóa thạch, không tái tạo cần phải sử dụng tiết kiệm nên hầu hết các nước đề thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng xăng.

Hết Xăng, Bán Cầm Chừng! Vẫn Đang Diễn Ra Hầu Hết Tại Các Cây Xăng ở Sài Gòn; Khách Bất Bình Cầm Dao Rượt Chém Nhân Viên Bán Xăng!


(Hình: Nhân viên bơm xăng bỏ chạy khi đang bơm xăng cho khách thì một khách hàng cầm dao rượt đuổi.)

- Tình trạng hết xăng, nghỉ bán hoặc chỉ bán giới hạn từ 20.000 đến 30.000 đồng vẫn đang diễn ra tại nhiều cây xăng ở Sài Gòn trong ngày 9/10/2022.

Truyền thông nhà nước loan tin trên trong cùng ngày đồng thời cho biết hầu hết các cây xăng lớn tại Quận 1, Phú Nhuận, Tân Bình, Gò Vấp đều hoặc phủ bạt che các trụ bơm xăng, chỉ bán cầm chừng một, hai trụ hoặc đóng cửa hoàn toàn.

Có một số cây xăng tư nhân được nói vẫn đang tiếp tục bán xăng nhưng giới hạn mức mua từ 20 đến 30 ngàn đồng/lần đổ. Sự việc trên khiến lượng người đi đổ xăng ùn ứ, chen lấn. Cũng trong ngày 9/10, truyền thông nhà nước cho biết do quá bất bình khi phải chờ đợi mua xăng, một khách hàng đã cầm dao rượt đuổi nhân viên bơm xăng.

Trong đoạn video clip đăng tải trên truyền thông và mạng xã hội từ camera của cây xăng ghi lại cho thấy sự việc diễn ra vào chiều tối 6/10, do khách quá đông nhưng chỉ có hai nhân viên bơm xăng. Vừa lúc đó, một khách hàng cũng đang chờ đổ xăng đã cầm dao lao tới, xô đẩy và rượt nhân viên bơm xăng bỏ chạy. Ông Lê Văn Báu, chủ cửa hàng xăng dầu trên sau đó giải thích với truyền thông về tình hình trên rằng, do những cây xăng lân cận đóng cửa nghỉ bán, nên khách hàng đổ dồn tới cây xăng của công ty ông để đổ. Nhu cầu tăng đột biến, trong khi doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, phải cắt giảm nhân viên, gây nên tình trạng quá tải, khách hàng phải chờ đợi lâu dẫn tới những bất bình kể trên.

Một lãnh đạo doanh nghiệp phân phối xăng dầu trong ngày 9/10 được tờ Tuổi trẻ dẫn lời cho biết do gián đoạn về nguồn cung, trong đó có ảnh hưởng bão nên việc vận chuyển xăng từ miền Trung vào Nam của doanh nghiệp đầu mới bị ảnh hưởng. Hiện cũng theo doanh nghiệp này các doanh nghiệp đầu mối đều đưa ra chiết khấu thấp, cộng các chi phí vận hành, vận chuyển khiến các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu lỗ.

Liên quan đến việc hàng trăm cây xăng tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, Sài Gòn và các tỉnh thành khác treo bảng “hết xăng”, Bộ Tài chánh xác nhận, nguyên nhân do sản lượng nhập cảng giảm và lượng tồn kho giảm tại các thương nhân đầu mối. Riêng trong quý 3, xăng nhập cảng đã giảm 40% so với quý 2 và chỉ có 19/33 doanh nghiệp đầu mối nhập cảng hàng.

Hàng Trăm Cây Xăng Để Bảng ‘Ngưng Bán!’ Có Vi Phạm Pháp Luật Không?


(Ảnh: Người dân đông nghịt, chen chúc ở cây xăng.)

Truyền thông nhà nước hôm 9 tháng 10 năm 2022 đưa tin, hai ngày trước kỳ điều chỉnh giá mới, dự kiến sẽ tăng do giá xăng dầu thế giới và giá xăng nhập có xu hướng tăng, nhiều cửa hàng xăng dầu ở Sài Gòn, Đồng Nai, Bình Dương thông báo ngưng bán từ sớm hoặc chỉ bán theo định mức.

Một số cửa hàng để bảng “hết xăng chờ nhập hàng”, có cửa hàng để bảng “chiết khấu 0 đồng, doanh nghiệp thua lỗ hết tiền nhập hàng mong người tiêu dùng thông cảm”. Tại các cây xăng, người dân xếp hàng mua xăng đông nghịt.

Trước đó, hôm 3 tháng 10 năm 2022, liên Bộ Công thương-Tài chánh đã giảm giá xăng E5 xuống còn 20.730 đồng/lít (giảm 1.050 đồng/lít); xăng RON95 giảm còn 21.440 đồng/lít (giảm 1.140 đồng/lít). Giá xăng này được cho là thấp nhất trong một năm trở lại đây, tương đương với thời điểm vào tháng Chín năm 2021.

Tính từ đầu năm đến nay, giá xăng trong nước đã trải qua 26 lần điều chỉnh, trong đó có 13 lần tăng, 12 lần giảm và 1 lần giữ nguyên.

Tiến sĩ Kinh tế Lê Đăng Doanh nhận định:

“Hiện nay, một số cây xăng tư nhân đã ngừng bán bởi vì giá xăng được quy định hiện nay làm cho họ lỗ. Chỉ có các cây xăng của các công ty quốc doanh là còn tiếp tục bán mà thôi. Đấy là tình hình đáng lo ngại bởi nó sẽ tác động đến giao thông-vận tải, tiêu thụ hàng hóa cũng như bảo đảm cung ứng hàng hóa mà chúng ta đã có cam kết.

Tôi rất mong tình hình này sẽ được Bộ Tài chánh và Bộ Công thương sớm xác định lại và ấn định một giá xăng hợp lý. Trong đó, người bán xăng sẽ có lãi và sẽ khôi phục lại các trạm xăng hiện nay đang ngừng bán”.

Trước tình hình hàng loạt cây xăng ngưng bán, Ủy ban Nhân dân Tp. đã có văn bản đề xuất Bộ Công thương và Bộ Tài chánh các giải pháp để bảo đảm cung ứng xăng dầu cho doanh nghiệp và người dân.

Lên tiếng với truyền thông nhà nước hôm 10 tháng 10, Bộ trưởng Tài chánh Hồ Đức Phước cho biết, công tác quản lý doanh nghiệp đầu mối, doanh nghiệp phân phối và doanh nghiệp bán lẻ thuộc trách nhiệm của Bộ Công thương. Do đó, việc bảo đảm nguồn cung xăng dầu, bảo đảm chi phí trung gian, tiết giảm chi phí quản trị doanh nghiệp xăng dầu thuộc trách nhiệm của Bộ Công thương và doanh nghiệp đầu mối.

Tiếp: Bí Ẩn Sau Vụ Khủng Hoảng Ngân Hàng!
Thanh Toán Quyền Lực? Khẩn Cấp Bắt Tỉ Phú Trương Mỹ Lan Khi Trung Ương Đang Họp!


(Hình: Tỉ phú Trương Mỹ Lan (trái) và cháu ruột Trương Huệ Vân bị công an Việt Nam bắt hôm 8/10/2022.)

Nhưng dư luận vẫn còn hoài nghi, sau Vạn Thịnh Phát, ông Trọng sẽ “sờ” tiếp đến ai? Lê Thanh Hải hay Hoàng Trung Hải? những quyền lực có chất liệu từ “Nước Lạ!”

(Nguyễn Việt Phương)

Tin “Bom Tấn” Cuối Tuần!

Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an hôm nay (8/10) cho truyền thông trong nước biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã/đang điều tra, xác minh một số hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong việc phát hành trái phiếu, huy động tiền của nhà đầu tư, của các công ty, đơn vị liên quan Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông.

Căn cứ kết quả điều tra, ngày 7/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông và các tổ chức, đơn vị có liên quan. Đồng thời, Công an ra các quyết định khởi tố các bị can, Lệnh bắt để tạm giam, Lệnh khám xét đối với 4 bị can gồm: 1) Bà Trương Mỹ Lan (SN 1956, quê Sài Gòn), Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát; 2) Trương Huệ Vân (SN 1988) Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát; 3) Nguyễn Phương Hồng (SN 1984), Phụ tá Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát; 4) Hồ Bửu Phương, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Chứng khoán Tân Việt, nguyên Phó tổng Giám đốc phụ trách tài chánh Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Các bị can trên bị khởi tố tội, theo thông tin từ phía Công an, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản do có hành vi gian dối trong việc phát hành, mua bán trái phiếu trái quy định của pháp luật để chiếm đoạt hàng ngàn tỉ đồng của người dân trong thời gian năm 2018-2019. Sau khi Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thi hành các thủ tục tố tụng theo đúng quy định pháp luật.

Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP Group) thuộc sở hữu của gia tộc họ Trương được xếp vào hàng những công ty gia đình giàu có tại Việt Nam. Tập đoàn này được sở hữu và điều hành bởi bà Trương Mỹ Lan cùng chồng là ông Eric Chu Nap Kee, một doanh nhân trong lĩnh vực bất động sản tại Hồng Kông. Theo giới thiệu trên website của Công ty, Tập Đoàn Vạn Thịnh Phát có vốn điều lệ 549 triệu Mỹ kim, tiền thân là Công ty tư doanh đầu tiên được thành lập tại Sài Gòn vào năm 1991. Các cổ đông của Tập đoàn vẫn giữ nguyên từ khi thành lập cho đến nay.

Bà Trương Mỹ Lan là nữ đại gia người Việt gốc Hoa được đánh giá là bí ẩn, sở hữu tập đoàn gia đình giàu có bậc nhất Việt Nam với nhiều đất vàng, bất động sản, hàng hiệu đầu bảng, nhưng lại rất kín tiếng với truyền thông. Hiện tại, các từ khóa tìm kiếm về Vạn Thịnh Phát và bà Trương Mỹ Lan tại Việt Nam tiếp tục tăng trên Google Trends (Google Xu hướng) và Google Search (Google Tìm kiếm).

Bắt Trong Khi Trung Ương Đang Họp

Theo thông tin trên CAND, Thanh tra Chính phủ đã ban hành kết luận thanh tra và các thông báo liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát liên quan đến những sai phạm trong việc chuyển đổi nhà, đất công có vị trí đắc địa sang mục đích khác tại Sài Gòn. Cụ thể, tại dự án tại số 187A, 187H, 193, 203 Trần Hưng Đạo, phường Cô Giang, quận 1 (Sài Gòn), do Công ty Cổ phần tập đoàn Vạn Thịnh Phát (Tập đoàn Vạn Thịnh Phát; do bà Trương Mỹ Lan là Chủ tịch Hội đồng Quản trị) làm chủ đầu tư, vào tháng 7/2021, theo thông tin từ nhà nước, Thanh tra Chính phủ đã có kết luận, chỉ rõ sai phạm.

Thông báo kết luận số 1068/TB-TTCP của Thanh tra Chính phủ thanh tra về công tác quản lý nhà nước và thực hiện pháp luật trong quy hoạch, quản lý xây dựng, đất đai, môi trường đối với khu công nghiệp, khu đô thị, việc chuyển đổi nhà, đất công có vị trí đắc địa sang mục đích khác tại Sài Gòn. Đồng thời, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị giao Bộ Tài chánh chủ trì, kiểm tra, rà soát để có biện pháp phù hợp, đúng quy định của pháp luật, tránh thất thoát tài sản của nhà nước đối với dự án nêu trên, trong đó có nội dung liên quan đến việc chuyển nhượng vốn góp và phương án giải quyết, sắp xếp nhà đất trước đó.

Hầu hết các báo “quốc doanh” và trang mạng “nhà nước” ở Việt Nam hôm nay đều được phép đăng cái tin “bom tấn cuối tuần” này nhưng chỉ với một nội dung được duyệt. Khá khen cho báo Tuổi trẻ, khác hẳn các báo bạn, đã đi ngay một bài điểm lại vài hiện tượng, sự việc đang còn dang dở, đầy tồn nghi từ quá khứ của nhân vật cộm cán cùng doanh nghiệp khổng lồ này. Không thể cứ ngồi chờ cơ quan pháp luật cho tin gì thì đưa tin đó; còn phải đóng vai trò “thúc ép” họ làm cho tới nơi tới chốn, ví dụ cụ thể như vụ nghi vấn (cố) thượng tướng, Thứ trưởng Công an Phạm Quý Ngọ nhận hối lộ, chẳng hạn.

Nhưng … tiếc rằng, bài báo mới đưa lên được ít phút thì lại phải xén bớt hẳn đoạn cuối quan trọng, chiếm một phần ba bài. Chưa hết tiếc! … Ít phút sau nữa, bài báo lại … bị xén bớt thêm hẳn một nửa của phần còn lại, cuối bài (đoạn được đóng khung, nền màu xanh). Vậy là nó sẽ xứng đáng sánh vai cùng làng báo quốc doanh – cùng … “mặc đồng phục”, và cùng có chỉ “một tổng biên tập”.

Theo một nguồn tin không muốn tiết lộ danh tính, không phải ngẫu nhiên Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho nổ “quả bom tấn” này giữa phiên họp của Trung ương 6. Bài diễn văn khai mạc của Tổng Bí thư tại Hội nghị đang diễn ra bị dư luận trong nước “phê” là có cái nhìn hơi bi quan đối với tình hình nói chung, đặc biệt là đối với cuộc đấu tranh chống tham nhũng và tiêu cực do đích thân Tổng Bí thư khởi xướng và đẩy mạnh. Thì đây: Các đối thủ của ông đừng “cua cậy càng, cá cậy vây”, đừng quá ảo tưởng vào quyền lực các phe nhóm trong Đảng. Ông Trọng muốn chứng minh cho bàn dân thiên hạ, nhất là các đồng chí miền Nam vốn lâu nay tâm tư là ông hạn chế quyền lực cánh “Đô thành” (Ít con số Trung ương và Bộ Chính trị hơn các vùng miền khác).

Bất cứ “cánh” nào, “phe” nào mà dính đến tham nhũng, Tổng Bí thư đều “xử tuốt”, “hốt hết” (Nói như ông Nguyễn Bá Thanh lúc sinh thời). Nhưng dư luận vẫn còn hoài nghi, sau Vạn Thịnh Phát, ông Trọng sẽ “sờ” tiếp đến ai? Lê Thanh Hải hay Hoàng Trung Hải, những cái dù che có chất liệu từ “nước Lạ”? Nhưng có thể Chu Vĩnh Khang đã ngã ngựa nên bác Trọng mới dám “chơi”. Vậy thì sau vụ này, bác còn đi tiếp những nước cờ mà đối thủ của bác chưa lường tới! Dẫu sao, đánh thẳng vào trung tâm của VTP Group, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gửi đi được một thông điệp rõ ràng: “Chủ đề và các biến tấu” (theme and variations) của công cuộc “đốt lò” tới đây sẽ không dừng lại ở Trương Mỹ Lan....

Phóng Sự Điều Tra: Đấu Đá Thanh Toán Nhau Trong Nội Bộ Đảng? Tập Đoàn Vạn Thịnh Phát Bất Ngờ Sụp Đổ!

(Bình luận của blogger Gió Bấc)


(Hình: Chi nhánh của Ngân hàng SCB ở phường Bình Thọ, thành phố Thủ Đức, Sài Gòn, hôm 8/10/2022.)

Vụ bắt giam bà Trương Mỹ Lan - Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát - đã được chuẩn bị khá kỹ lưỡng. Tin vỉa hè lao xao vào ngày thứ sáu đen theo lệ đốt lò nhưng đến ngày thứ Bảy (8/10) báo chí mới công bố công khai kèm theo chiến dịch truyền thông khá chu đáo nhưng đầy mâu thuẫn. Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) cho rằng bà Trương Mỹ Lan không liên quan đến SCB, Ngân hàng Nhà nước bảo đừng rút tiền, hứa “có những biện pháp theo quy định của pháp luật để bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền tại ngân hàng SCB”. Những lời vàng ngọc này liệu có đáng tin?
Rút kinh nghiệm từ những vụ bắt bầu Kiên, Trần Bắc Hà từng gây bão, làm thị trường chứng khoán bốc hơi hàng tỉ Mỹ kim, hệ thống ngân hàng chao đảo, lần này việc bắt giam đại gia Trương Mỹ Lan và các đồng phạm ở tập đoàn Vạn Thịnh Phát được chuẩn bị chu đáo từ việc bảo mật, điểm rơi công bố và đồng hành với bắt giam là chiến dịch truyền thông rầm rộ.

Về thời điểm bắt giam, theo truyền thống của chiến dịch đốt lò lâu nay, việc đưa củi nhập lò thường được công bố vào ngày thứ Sáu hàng tuần. Lần này, ngày 7/10, mạng xã hội đó đánh tiếng xa gần nhưng không có tin chính thức. Ban chuyên án chọn điểm rơi vào ngày thứ Bảy rất hợp lý vì ngày thứ Bảy, thị trường chứng khoán không làm việc, hầu hết các ngân hàng nghỉ làm hoặc chỉ làm việc buổi sáng.

Tuy vậy vẫn có rò rỉ thị trường vẫn có xáo trộn. Ngay mới 7 giờ sáng 8/10, Báo Lao Động online đã đưa tin trấn an “Ngân hàng Nhà nước khuyến cáo người dân không nên rút tiền trước hạn ở SCB”. Theo đó, đại diện Ngân hàng Nhà nước chính thức lên tiếng về hiện tượng “Ngày 7/10/2022, trên mạng xã hội lan truyền thông tin tiêu cực về Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) dẫn đến hiện tượng một số người dân rút tiền trước hạn”.

Về việc này Ngân hàng Nhà nước khẳng định, sẽ theo dõi sát tình hình để ngân hàng hoạt động bình thường và có giải pháp, chính sách theo quy định của pháp luật để bảo đảm quyền và lợi ích của người gửi tiền, giữ vững ổn định của SCB nói riêng và hệ thống các tổ chức tín dụng nói chung”.(1)

Ngay sau khi công bố thông tin bắt bà Trương Mỹ Lan thì 800 tờ báo cùng chung một Tổng biên tập Trưởng Ban Tuyên Giáo đã cùng đồng ca giai điệu: Không có gì…, hãy yên tâm, đã có Nhà nước lo.

Tuy vậy, chiến dịch tuyên truyền này lại thực hiện theo phương cách cũ rích, khá ngây thơ là cứ cùng nhau nói dối. Báo Đảng thành Hồ đi đầu đưa tin “Ngân hàng SCB: Bà Trương Mỹ Lan không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh tại SCB”. Báo dẫn nguồn tin rất oách, rất oai vệ “Tại buổi họp báo liên quan đến thông tin về Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) diễn ra tại Trung tâm Báo chí Tp. HCM chiều ngày 8-10, ông Hoàng Minh Hoàn, Phó tổng Giám đốc phụ trách điều hành Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) cho biết: Công ty An Đông không phải cổ đông của SCB, bà Trương Mỹ Lan không giữ chức vụ quản lý và điều hành tại SCB”.(2)

Ối cha mẹ ơi! Xưa nay người có tiền gửi tiết kiệm thì ai cũng biết SCB là ngân hàng có lãi suất cao chót vót và là cái hầu bao cho bà Trương Mỹ Lan Vạn Thịnh Phát. Thậm chí vì biết và tin bà Lan có gốc bự nên người ta ùn ùn gửi tiền dù lãi suất ngân hàng này cao hơn các ngân hàng thương mại khác rất đáng ngờ!

Không chỉ trấn an 800 anh em báo chí còn nhiệt tình bơm thổi biến bệnh nhân đang hấp hối trở thành võ sĩ đang thách đấu trên võ đài. Cũng trong ngày thứ Bảy đen tối ấy. Báo chí đồng loạt đưa tin SCB tăng lãi suất với những lời có cánh: “Ngân hàng SCB ổn định sau động thái của Ngân hàng Nhà nước và trở nên hấp dẫn đối với nhiều người sau khi có quyết định tăng lãi suất lên 8,9% và thực hiện chi trả cho các khách hàng có nhu cầu một cách bình thường.

Trong phiên giao dịch ngày 8/10, Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động lên mức cao nhất 8,9%/năm cho kỳ hạn 24 tháng đối với chứng chỉ tiền gửi và cũng áp dụng mức lãi suất 8,9% cho tiền gửi kỳ hạn 36 tháng…”. (3)

Chỉ trong một buổi sáng, đang bị khách hàng ùn ùn rút tiền, nâng lãi suất cái độp thì “ổn định sau động thái của Ngân hàng Nhà nước và trở nên hấp dẫn đối với nhiều người” quả là tài thánh giống như lập luận quân Nga đốt cầu Crưm để thanh lý xây cầu mới!

Chiến dịch truyền thông càng hở sườn khi chối bỏ mối quan hệ của bà Trương Mỹ Lan với SCB thì lại lộ liễu mối quan hệ thâm sâu và bất minh giữa SCB và tập đoàn Vạn Thịnh Phát qua cái chết bất ngờ, bí ẩn của ông Nguyễn Tiến Thành - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Chứng khoán Tân Việt (TVSI) - vài ngày trước đó.

Các báo đều đưa tin chi tiết “Ông Thành là chồng của bà Tống Thị Thanh Hoàng - Phó tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát”. “Không chỉ là người đứng đầu của Chứng khoán Tân Việt, từ năm 2017, ông Thành cũng đảm nhiệm vị trí thành viên hội đồng quản trị độc lập tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB)”, “Theo dữ liệu từ SCB, trong quá trình hoạt động, Chứng khoán Tân Việt và SCB có nhiều mối quan hệ hợp tác với nhau”. (4)

Như vậy, trên giấy tờ hiện nay, bà Lan không có vai trò trong SCB nhưng thông qua vợ chồng ông Thành và trung gian chứng khoán Tân Việt (TVSI) thì SCB với Vạn Thịnh Phát của bà Lan tuy hai mà một. Cái chết bất ngờ, bí ẩn của nhân vật hai chức ba vai này vào thời điểm hết sức nhạy cảm chỉ vài ngày trước khi bà Trương Mỹ Lan được công bố bị khởi tố bắt giam càng cho thấy bên trong SCB có rất nhiều ẩn khuất.

Điều quan trọng là 800 anh em báo Nhà nước cùng bơm hơi SCB sống khỏe sống hùng, hấp dẫn khách hàng nhưng đã để lòi hèm là Tân Việt không khỏe lắm bằng thông tin bất thường trong ngày 9/10/2022: “Chứng khoán Tân Việt tạm ngừng cho nhà đầu tư ứng trước tiền bán chứng khoán”

từ ngày 10/10, cho tới khi Công ty cổ phần Chứng khoán Tân Việt có thông báo mới. Các hoạt động khác vẫn diễn ra bình thường”.

Ngoài điểm bất bình thường trong việc tạm ngừng cho nhà đầu tư ứng tiền bán chứng khoán, thông tin còn hé ra con số đáng ngại về sức khỏe tự công bố của Tân Việt: “Tính đến ngày cuối quý hai năm nay, Chứng khoán Tân Việt có tổng tài sản hơn 9.200 tỉ đồng, tăng 38% so với hồi đầu năm. Tuy nhiên khoản nợ phải trả của doanh nghiệp cũng tăng 72% lên hơn 5.400 tỉ đồng, nhiều hơn vốn chủ sở hữu (3.800 tỉ đồng)”.(5)

Anh em báo chí trong nước theo sự lãnh đạo của đảng ắt hẳn phải nói theo đường lối. Báo chí của ông anh cả một thời là thành trì XHCN đã tổng hợp tin tức và thông tin chi tiết với từ ngữ long trọng “đế chế Vạn Thịnh Phát”.

Riêng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB), theo trang Tài chánh và Cuộc sống Fili, cơ quan của Hiệp hội Các nhà Quản trị Tài chánh Việt Nam (VAFE), chỉ trong vòng ba tháng gần đây, Ngân hàng SCB đã liên tục miễn nhiệm và bổ nhiệm nhiều nhân sự cấp cao thuộc ban điều hành.

Điển hình như ngày 12/8/2022, Ngân hàng đã miễn nhiệm chức danh Quyền Tổng Giám đốc của ông Trương Khánh Hoàng.

Ông Trương Khánh Hoàng được bổ nhiệm làm quyền Tổng Giám đốc SCB từ tháng 5/2021 thay cho ông Jeremy Chen.

Ông Hoàng ngồi ghế Quyền CEO của SCB chỉ khoảng 15 tháng. Đáng chú ý, trước khi ông Trương Khánh Hoàng làm Quyền Tổng Giám đốc, SCB đã thay Tổng Giám đốc đến 3 lần…chỉ trong vòng 10 tháng (lần lượt là ông Võ Tấn Hoàng Văn, ông Hoàng Minh Hoàn, rồi đến ông Chen Yi-Chung - tức Jeremy Chen).

Sau thời khi miễn nhiệm ông Trương Khánh Hoàng, SCB bổ nhiệm ông Diệp Bảo Châu làm Phó tổng Giám đốc phụ trách. Tuy nhiên, tới ngày 30/08, SCB tiếp tục bổ nhiệm ông Trương Ngọc Lũy vào vị trí Phó tổng Giám đốc.

Ngày 15/09/2022, bà Trần Thị Mỹ Dung bị miễn nhiệm khỏi vị trí Phó tổng Giám đốc của SCB. Theo đó, bà Dung thực hiện nhiệm vụ mới theo sự phân công của lãnh đạo Ngân hàng SCB.

Bà Nguyễn Kim Hằng được bổ nhiệm làm Kế Toán trưởng của Ngân hàng. Cũng trong tháng Chín, SCB liên tiếp bổ nhiệm thêm 3 Phó tổng Giám đốc khác là ông Bùi Nhân, ông Hoàng Minh Hoàn và bà Đặng Thị Bảo Châu. Mới nhất, ngày 4/10, SCB đã bổ nhiệm ông Đoàn Trung Kiên vào vị trí Phó tổng Giám đốc.

Chỉ tính từ tháng Tám đến nay, Ngân hàng SCB liên tục ghi nhận biến động nhân sự khi liên tiếp bổ nhiệm tới 6 Phó tổng Giám đốc.

Các hoạt động tại Ngân hàng SCB gây chú ý vì được cho là có mối liên quan mật thiết với tập đoàn Vạn Thịnh Phát của vợ chồng nữ đại gia bất động sản Trương Mỹ Lan và Chu Nap Kee Eric.(6)

Với những dữ liệu đã nêu cho thấy thông tin trấn an SCB mạnh khỏe, hấp dẫn của ông Hoàng Minh Hoàn, Phó tổng Giám đốc phụ trách điều hành SCB và các anh em báo chí quốc doanh là không khả tin. Hơn thế nữa, qua kinh nghiệm các vụ án ACB, FLC, những người trong ban lãnh đạo cũng được cơ quan cho phát ngôn hôm nay có thể chuyển hóa thành củi hoặc tự ý xin nghỉ việc vào thời điểm x,y nào đó trong tương lai. Những lời hứa hẹn của ‘kẻ trọc đầu” như ông Phó tổng SCB càng không khả tín.

Tin vào sức khỏe của SCB, vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước hay tin vào câu châm ngôn dân gian trâu chậm uống nước đục là quyền và sự khôn ngoan của mỗi người.

Phóng Sự Điều Tra (Phần 2): Tập Đoàn Khổng Lồ Vạn Thịnh Phát Thình Lình Sụp Đổ!

*Nhiều Câu Hỏi: Trái Phiếu Sẽ Được Ngân Hàng Nhà Nước Chi Trả hay “Móc Bọc?”

(Bình luận của blogger Gió Bấc)


(Hình: Người dân đến rút tiền ở chi nhánh Nhân hàng SCB ở Gia Lai hôm 8/10/2022.)

Để yên dân không gì hiệu quả hơn là bảo đảm quyền lợi chính đáng của người dân. Nhà nước để cho ngân hàng, doanh nghiệp phát hành trái phiếu trong nhiều năm trời số tiền hàng chục ngàn tỉ đồng mới phát giác doanh nghiệp, ngân hàng lừa đảo. Nếu tài sản doanh nghiệp không đủ chi trả, liệu Nhà nước sẽ xuất tiền trả thay hay để dân “móc bọc”?

Nhân vật được dân đen quan tâm, tin cậy phải là người có tóc, có chức có quyền. Có ngay, cũng trong ngày 8/10 bùng nổ. Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú đã có cuộc trao đổi với báo chí và khẳng định, Ngân hàng Nhà nước sẽ có những biện pháp nhằm tiếp tục bảo đảm hoạt động liên tục và ổn định cho Ngân hàng SCB.

Ông Phó Thống đốc khuyến cáo người dân có tiền gửi tại SCB cần thận trọng trước khi quyết định rút tiền gửi, nhất là những khoản tiền gửi rút trước hạn, vì khi đó sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của mình đáng ra được hưởng về lãi suất có thời hạn tại SCB.…

Nhưng trước câu hỏi cụ thể về vấn đề bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền và đặc biệt là an toàn của hệ thống ngân hàng sẽ được bảo đảm như thế nào trong mọi tình huống? Ông Phó Thống đốc lại trả lời rất chung chung như nhà chính trị, như lãnh đạo Đảng chứ không có bài toán, phương thức cụ thể của một nhà quản trị. Ông nói:

“An toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng là một trong những vấn đề rất quan trọng trong nhiều năm qua. Ngân hàng Nhà nước và các bộ ngành chức năng đã có nhiều biện pháp, chính sách để bảo đảm an toàn cho cả hệ thống các tổ chức tín dụng. Thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước đã và sẽ tiếp tục có những biện pháp cụ thể quyết liệt để bảo đảm an toàn hoạt động chung cũng như của Ngân hàng SCB”. (7)

Không chỉ lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, cây bút dự báo tín cẩn của bác Cả Trọng cũng được huy động vào chiến dịch truyền thông. Nhà báo Huy Đức với nickname Trương Huy San đã dẫn tin từ báo Đầu Tư: “Ngân hàng Nhà nước: Sẽ giữ vững ổn định tại SCB, người dân không nên rút tiền trước hạn” (8) và có mấy dòng bình luận rất trung dung giống như Bộ Ngoại giao ta chọn chân lý chứ không chọn phe “Ngân hàng nhà nước đã từng làm thế với ACB (hai lần) và với Ngân hàng Xây dựng (VNCB). Nhà nước ta từng bắt nhiều chủ ngân hàng như Trầm Bê, Phạm Công Danh, Trần Phương Bình... nhưng vẫn bỏ tiền ra cứu ngân hàng của họ” (9)

Túm lại là ngài Thống đốc và anh Osin khuyên dân đừng rút tiền tiết kiệm, cứ yên tâm để đó có Nhà nước lo. Vấn đề ở đây là Phạm Công Danh, Trần Phương Bình mức thua lỗ chỉ nằm trong phạm vi ngàn tỉ. Quy mô của Vạn Thịnh Phát và SCB lớn hơn rất nhiều và nhiều lần và mức độ phức tạp cũng hơn rất nhiều lần không chỉ tiền gởi tiết kiệm mà chủ yếu là tiền mua Trái Phiếu của các công ty con trong hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát.

Những năm vừa qua, bà Trương Mỹ Lan nổi tiếng là đại gia bí hiểm đầu cơ hàng ngàn tỉ đồng đất vàng chuyên để trùm mền, không bán ra cũng không kinh doanh. Bà Lan đã tạo nên cả một “hệ sinh thái” Vạn Thịnh Phát với hàng loạt công ty con như: Công ty trách nhiệm hữu hạn Vạn Thịnh Phát, Công ty cổ phần Đầu tư An Đông, Công ty cổ phần Đầu tư Time Square, Công ty Tập đoàn Sài Gòn Peninsula....

Cùng với việc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát bị nêu tên trong kết luận thanh tra và các thông báo của Thanh tra Chính phủ liên quan đến các dự án chuyển đổi nhà đất công tại Sài Gòn, việc Viva Land xuất hiện trên website chính thức của Vạn Thịnh Phát với vai trò “đối tác” cũng được truyền thông trong nước đưa tin rầm rộ.

Thời gian qua, cái tên Viva Land không chỉ được coi là ‘điển hình của cá bé nuốt cá lớn’ trên thị trường M&A bất động sản Việt Nam mà giới đầu tư còn tập trung sự tò mò vào mối liên hệ giữa Viva Land với đế chế Vạn Thịnh Phát cũng như CapitaLand.

Cụ thể, Viva Land thành lập ngày 15/5/2019. Xuất phát điểm là một “cá bé” và một tay chơi mới (chỉ mới hơn hai năm tuổi hoạt động) nhưng Viva Land lại nắm vai trò quản lý nhiều dự án bất động sản tại những vị trí đắc địa ở 2 thành phố lớn nhất Việt Nam là Hà Nội và Sài Gòn.

Đặc biệt, mối liên hệ giữa Viva Land và Vạn Thịnh Phát có thể thấy thông qua hai dự án mà Viva Land tiếp nhận từ Vạn Thịnh Phát.

Theo đó, Viva Land đang quản lý dự án Saigon Peninsula (còn được Viva Land gọi tên là VVS5). Đây được xem là siêu dự án ở khu vực Quận 7 (Sài Gòn) có tổng vốn đầu tư dự tính 6 tỉ Mỹ kim. Tuy nhiên dự án này vẫn án binh bất động hơn một thập kỷ rưỡi qua.

Từ 2007, Ủy ban Nhân dân Tp. HCM đã chấp thuận cho Công ty cổ phần Tập đoàn Sài Gòn Peninsula (SP Group) làm chủ đầu tư dự án. Năm 2011, Tp. HCM có văn bản giao đất thực hiện san lấp mặt bằng dự án. Năm 2016, nhà đầu tư hoàn tất bồi thường giải tỏa 93% diện tích đất dự án.

Giữa năm 2016 khởi công khu công viên Mũi Đèn Đỏ trong dự án và nhà ở đô thị với tên thương mại là Saigon Peninsula. Tuy nhiên đến nay, dự án vẫn chưa khai triển xây dựng do vướng các thủ tục đầu tư.

Ai cũng biết, Sài Gòn Peninsula (SP Group) có liên quan đến bà Trương Mỹ Lan. SP Group được thành lập vào năm 2003 với vốn điều lệ 18.000 tỉ đồng. Tháng 8/2016, đối tác của Tập đoàn Sài Gòn Peninsula là Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã công bố việc ký kết với các nhà đầu tư ngoại quốc gồm Pavilion Group và Genting Group để phát triển dự án.

Đáng chú ý, thành phần SP Group còn từng có ông Lâm Khắc Vinh (hay Truong Vincent Kinh, doanh nhân có quốc tịch Mỹ) đảm nhận vai trò Chủ tịch Hội đồng Quản trị và đại diện pháp luật.

Ông Lâm Khắc Vinh còn là lãnh đạo chủ chốt của nhiều công ty BĐS như Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Sunny World, Công ty cổ phần Phát triển Sunny World Homes, Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển BĐS Sunny World, Công ty cổ phần Sunny World Holdings, Công ty cổ phần Vietnam Land Group, Công ty cổ phần Đầu tư Trade Wind, Công ty cổ phần Việt Nam Unique, Công ty cổ phần Tập đoàn Diamond Capital, Công ty cổ phần Phát triển và Quản lý Diamond Capital.

Đặc biệt, hầu hết các pháp nhân này đều ít nhiều có mối liên hệ với Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Chưa hết, ông Lâm Khắc Vinh cũng là đại diện pháp luật Công ty cổ phần Đầu tư & Phát triển Uniprime, đối tác cùng Bitexco thực hiện dự án ở khu tứ giác Bến Thành The Spirit of Saigon vào năm 2019 (tên thương mại hiện nay là Pearl, tên trên website Viva Land là VVS1).

Tọa lạc tại khu “siêu tứ giác” bốn đường lớn Phạm Ngũ Lão – Phó Đức Chính – Lê Thị Hồng Gấm – Calmette, đối diện chợ Bến Thành, Pearl nằm ngay nhà ga metro số 1 của Sài Gòn (khu tứ giá Bến Thành).

Trước đây dự án có tên gọi The Spirit of Saigon thuộc sở hữu của Tập đoàn Bitexco, vốn đầu tư 500 triệu Mỹ kim. Đến 2013, dự án ngừng thi công trong nhiều năm trước khi về tay Masterise Homes theo tên gọi là One Central HCM. Đến đầu năm 2022, hàng rào thi công bên ngoài dự án được đổi tên chủ đầu tư thành Viva Land, cùng tên gọi mới là Pearl.

Viva Land còn gây chú ý vì các thương vụ M&A “cá bé nuốt cá lớn” không chỉ ở Việt Nam mà còn ở cả ngoại quốc. Năm 2021, Viva Land đã mua tòa nhà văn phòng Robinson Point Tower ở Tân Gia Ba với mức giá 361 triệu Mỹ kim (khoảng 8.340 tỉ đồng). Đến đầu năm 2022, Viva Land thâu tóm Capital Place, tòa nhà văn phòng hạng A quốc tế tại Hà Nội với mức giá lên tới 550 triệu Mỹ kim (gần 12.500 tỉ đồng).

Hay như thương vụ khách sạn SO Tân Gia Ba (nằm tại Robinson Rd và Boon Tan St, đối diện với khu ẩm thực Lau Pa Sat) đã được bán với giá 240 triệu SGD (gần 4.000 tỉ đồng) được Viva Land mua lại.

Thực tế, khó tránh khỏi nghi ngờ của giới đầu tư về mối quan hệ giữa Viva Land và Vạn Thịnh Phát, vì vốn chủ sở hữu chỉ 41 tỉ đồng và tổng tài sản 242 tỉ đồng thì gần như chắc chắn Viva Land không đủ khả năng sở hữu các tài sản đắt đỏ ở Việt Nam chứ chưa nói tới các thương vụ M&A đình đám tại Tân Gia Ba hay thị trường ngoại quốc.

Bà Lan không có nhà máy in tiền, tiền đâu làm vốn đầu cơ, trả lãi ngoài vốn huy động của dân thông qua SCB?

SCB là ngân hàng hấp dẫn nhất trong các ngân hàng thương mại, nhờ có mức lải suất cao hơn các ngân hàng khác từ 1% đến 2%. Cách trả lãi cũng hấp dẫn, chia làm nhiều lần trong kỳ hạn cho vay, chưa hết hạn đã có lãi. Ngoài lãi vay còn có nhiều quà tặng, phần thưởng có giá trị. Người viết bài này từng gửi tiết kiệm ở SCB và chứng kiến ngân hàng này chỉ có khách hàng là người gửi tiền tiết kiệm và người đáo hạn, không có khách hàng vay.

SCB chỉ có khách hàng duy nhất là Vạn Thịnh Phát nhưng trên hồ sơ hoàn toàn không có cái tên này giống như bà Trương Mỹ Lan không liên quan đến SCB. Sau khi làm hợp đồng cho SCB vay, khách hàng sẽ được nhân viên tư vấn ký hợp đồng mua trái phiếu của công ty X,Y nào đó và được SCB bảo lãnh, mua lại trái phiếu khi đáo hạn cho vay.

Điểm mấu chốt của vấn đề là ở đây, đa số tiền người dân gửi tiết kiệm vào SCB đã bị biến hóa thành MUA TRÁI PHIẾU. Ngài Phó Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước hứa sẽ có “ biện pháp cụ thể quyết liệt để bảo đảm an toàn hoạt động chung cũng như của Ngân hàng SCB” liệu phải hiểu các biện pháp ấy ra sao?

Báo Thanh Niên có bài viết phân tích các giải pháp giải quyết theo pháp luật Việt Nam trong trường hợp này với tựa đề “Tỉ phú Trương Mỹ Lan bị bắt, quyền lợi người mua trái phiếu Vạn Thịnh Phát ra sao?” (10)

Báo dẫn lời chuyên gia tài chánh, Tiến sĩ Đinh Thế Hiển phân tích: “Hiện nay những người gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng vẫn an toàn. Riêng về trái phiếu doanh nghiệp, những công ty đại chúng, đã niêm yết trên sàn chứng khoán thường chỉ phát hành trái phiếu có lãi suất dao động từ 8%-9%/năm thì cũng khá an toàn. Còn những công ty không đại chúng đẩy lãi suất lên cao hơn, từ 12%-15%/năm thì rủi ro cao hơn. Nhà đầu tư chọn mua trái phiếu để hưởng lãi suất cao cũng phải chịu rủi ro cao hơn gửi tiết kiệm. Đó là nguyên tắc thị trường”.

Chưa bao quát hết các nhánh, các công ty con khác của Vạn Thịnh Phát, bài báo tập trung vào thực tế tại công ty An Đông mà cơ quan điều tra đã khởi tố.

Theo báo cáo, An Đông hiện có ba lô trái phiếu đã phát hành với tổng giá trị lên gần 25.000 tỉ đồng. Các lô trái phiếu đều có kỳ hạn 5 năm, sẽ đáo hạn vào năm 2023, 2024. Giai đoạn 2018-2020, An Đông đã trả lãi trái phiếu tổng cộng hơn 2.800 tỉ đồng cho cả 3 lô trái phiếu.

Theo Tiến sĩ Đinh Thế Hiển, dù số tiền trái phiếu phát hành khá lớn gần 25.000 tỉ đồng nhưng do An Đông không phải là công ty đại chúng, không niêm yết nên rủi ro cho các trái chủ (người mua trái phiếu) khá cao. Sau khi ban lãnh đạo bị bắt tạm giam, trường hợp công ty phá sản thì các trái chủ sẽ là đối tượng sau cùng được nhận lại số tiền còn lại sau khi đã giải quyết nợ theo trình tự ưu tiên như nợ ngân hàng, công nhân viên, nhà nước. Do đó, nếu như tài sản của An Đông vẫn còn để trả nợ thì khả năng trái chủ vẫn mất từ 10%-50% số tiền đã mua trái phiếu.

Trong trường hợp công ty không tuyên bố phá sản, đến kỳ hạn thanh toán trái phiếu mà doanh nghiệp bị mất khả năng thanh toán, trái chủ có thể chọn phương án thỏa thuận hoặc nộp đơn kiện yêu cầu tuyên bố phá sản ra tòa án. Khi đó mọi trình tự sẽ theo quyết định của tòa và nếu tuyên bố công ty An Đông phá sản thì cũng sẽ theo các thủ tục quy định. Đây là con đường pháp lý quanh co khúc khuỷu có rất nhiều rủi ro và mất rất nhiều thời gian.

Đó là nói theo lý thuyết về pháp lý, còn thực tế, một số chuyên gia tài chánh dự báo, các trái chủ của An Đông có khả năng khó thu hồi lại vốn sau khi ban lãnh đạo công ty này đã bị bắt tạm giam. Vì hiện công ty như “rắn không đầu” nên cũng khó thu xếp đủ tài chánh để hoàn trả vốn cho khách hàng đã mua trái phiếu. Đồng thời, các lô trái phiếu đã phát hành của An Đông đến cuối năm 2023 và đầu năm 2024 mới đến kỳ tất toán nên phải tiếp tục chờ.

Trái ngược với lời động viên của Osin Huy Đức, Báo Thanh Niên đã dẫn chứng thực tế gần đây nhất là Tân Hoàng Minh.

“Hàng loạt trái chủ của Tân Hoàng Minh đã gần bảy tháng trôi qua đến nay nhưng vẫn chưa thể nhận lại được tiền của mình. Mặc dù Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã tuyên bố hủy các đợt phát hành trái phiếu trước đó của Tân Hoàng Minh. Kết quả điều tra đã xác định Tân Hoàng Minh đã chiếm đoạt hơn 8.000 tỉ đồng của các nhà đầu tư. Doanh nghiệp này đã nhiều lần đưa ra lời hứa sẽ giải quyết các tài sản hiện có để trả lại tiền cho nhà đầu tư. Nhưng cho đến nay, Tân Hoàng Minh vẫn không thể cung cấp thông tin về lộ trình trả tiền cho nhà đầu tư”.

Liệu có thể hy vọng Nhà nước bỏ tiền ra chi trả cho dân trong khi Tân Hoàn Minh đã nộp một phần tiền nhưng cơ quan chức năng vẫn đắp chiếu nằm chờ vì thủ tục.

Báo Thanh Niên cho biết “Hiện Tân Hoàng Minh đã chuyển 2.100 tỉ đồng vào tài khoản của Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an tại Kho bạc Nhà nước để bảo đảm quyền lợi cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, hiện nay cơ quan chức năng chưa thể hoàn trả tiền cho các nhà đầu tư vì phải thực hiện theo trình tự, các bước theo quy định pháp luật...”.

Thực tế hiện nay và qua các vụ án kinh tế đã qua việc thu hồi tài sản của kẻ lừa đảo và hoàn trả cho người bị chiếm đoạt khó như mò kim đáy biển. Ở đây, một phần lớn tiền vay của SCB đã dành chi trả tiền lãi cho những người gửi trước. Phần khác việc định giá, đấu giá phát mãi tài sản dưới bàn tay trí tuệ của các viên chức chấp pháp Việt Nam cũng sẽ hao hụt rất nhiều. Hy vọng Nhà nước chi trả cho dân lại thấp hơn ước mong sa hoàng Putin bồi thường thiệt hại cho nạn nhân chiến tranh Ukraine. Rất đau lòng nhưng đành nói thiệt: Trái chủ của Vạn Thịnh Phát cầm chắc là “móc bọc!”.

Không có nhận xét nào: