Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 12 tháng 10, 2022

ĐIỂM TIN THẾ GIỚI :12//10/2022 - DHL


NATO sắp tiến hành tập trận hạt nhân Hôm 11/10 vừa qua, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg tuyên bố, liên minh quân sự này sẽ tiến hành một cuộc tập trận hạt nhân vào tuần tới. Phát biểu tại cuộc họp báo trước thềm Hội nghị các Bộ trưởng Quốc phòng NATO hôm 11/10, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết, NATO sẽ tiếp tục các cuộc tập trận răn đe hạt nhân thường lệ hàng năm có tên "Steadfast Noon" để nâng cao khả năng phòng thủ.Dự kiến sẽ có 14 trong số 30 quốc gia thành viên NATO tham gia tập trận. Theo một quan chức NATO, phần lớn cuộc diễn tập sẽ diễn ra cách Nga hơn 1.000 km.
<!>
Trong cuộc tập trận này, lực lượng không quân NATO sẽ triển khai diễn tập máy bay chiến đấu có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, nhưng không mang theo bom thật, cùng nhiều nhiều loại máy bay khác.

Ông Stoltenberg cho biết sức mạnh quân sự của NATO là cách tốt nhất để ngăn chặn bất kỳ sự leo thang căng thẳng nào của Nga, quốc gia từng nhiều lần đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Ukraine, tờ Reuters đưa tin.

Ông cáo buộc những lời đe dọa hạt nhân của Tổng thống Putin là nguy hiểm và vô trách nhiệm. Nga hiểu rằng một cuộc chiến tranh hạt nhân không thể chiến thắng và không bao giờ được tiến hành, ông nói.

Tổng thư ký NATO cũng nhận định rằng, việc hủy bỏ các cuộc tập trận này sẽ gửi đi một "tín hiệu rất sai lầm" tới Nga, quốc gia tiến hành "hoạt động quân sự đặc biệt" nhằm phi quân sự hóa nước láng giềng hồi tháng Hai.

Ông nói: “Đây là một cuộc tập trận để đảm bảo rằng hoạt động răn đe hạt nhân của NATO vẫn an toàn, bảo mật và hiệu quả".

Ông Stoltenberg cũng cam kết tăng cường bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng để đối phó với cuộc tấn công nhắm vào đường ống dẫn khí Nord Stream. Ông nói rằng NATO đã tăng gấp đôi sự hiện diện của mình ở biển Baltic và biển Bắc với hơn 30 tàu được hỗ trợ bởi máy bay và các hoạt động dưới biển.

Ông Stoltenberg cho hay: “Một cuộc tấn công có chủ ý nhằm vào cơ sở hạ tầng quan trọng của các đồng minh sẽ được đáp trả bằng một phản ứng thống nhất và kiên quyết".

Hiện vẫn chưa rõ thủ phạm đứng sau vụ phá hoại đường ống dẫn khí đốt Nord Stream.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết trước cuộc họp hai ngày của các bộ trưởng quốc phòng của liên minh phương Tây tại Brussels rằng, họ không nhận thấy bất kỳ thay đổi nào trong vị thế hạt nhân của Nga, nhưng NATO vẫn nâng cao "cảnh giác" và giám sát chặt chẽ các lực lượng hạt nhân của Moscow.

Ông Stoltenberg cũng lên án các cuộc tấn công tên lửa của Nga nhằm vào dân thường ở Ukraine hôm thứ Hai (10/11).

"Nga thực sự đang thua trên chiến trường", ông nói trong một cuộc họp báo và cho biết thêm rằng Nga đang đáp trả bằng "các cuộc tấn công bừa bãi" trước những bước tiến của Ukraine.

Quan điểm đó được lặp lại bởi Đại sứ Hoa Kỳ tại NATO Julianne Smith.

"Tổng thống Putin đang không đạt được các mục tiêu chiến lược của mình trên thực tế", bà nói trong một cuộc họp trực tuyến.

Ông Stoltenberg cũng kêu gọi Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko dừng hành vi "đồng lõa" của đất nước ông trong một cuộc xung đột bất hợp pháp.

Hôm thứ Hai (10/10), ông Lukashenko cho biết ông đã ra lệnh thành lập lực lượng chung với lực lượng Nga gần Ukraine để đáp trả những gì ông coi là mối đe dọa rõ ràng đối với Belarus từ Ukraine và những người ủng hộ nước này ở phương Tây.

"Để đối phó với tình hình ngày càng nghiêm trọng ở biên giới phía Tây của Nga và Belarus, chúng tôi đã đồng ý một thỏa thuận về việc triển khai lực lượng quân sự chung đến khu vực", truyền thông nhà nước Nga RT dẫn tuyên bố của Tổng thống Lukashenko trong một cuộc họp an ninh của Belarus hôm 10/10.

Ông Lukashenko tiết lộ lực lượng quân sự chung của 2 nước có số lượng "vài nghìn quân". Tuy nhiên, do đang tham chiến ở Ukraine nên Nga chỉ triển khai khoảng "hơn một nghìn quân", còn lại lực lượng nòng cốt là của quân đội Belarus.

"Việc thành lập lực lượng chung giữa Belarus và Nga đã được tiến hành trong 2 ngày qua. Động thái này nhằm đáp trả mối đe doạ tấn công Belarus từ phía Kyiv và phương Tây", Tổng thống Lukashenko nhấn mạnh

Ông Lukashenko cũng tuyên bố rằng Kyiv hiện đang lên kế hoạch thực hiện các cuộc tấn công chống lại Belarus với sự "thúc giục" từ phương Tây.

"Kyiv không chỉ thảo luận mà đang lên kế hoạch tấn công lãnh thổ Belarus", Tổng thống Belarus tuyên bố, theo đài RT.

Châu Âu: Khủng hoảng năng lượng có thể cắt giảm hơn 30% sản lượng ô tô


Theo S&P Global Mobility, khủng hoảng năng lượng có thể cắt giảm đến hơn 30% sản lượng ô tô mỗi quý tại châu Âu từ nay cho đến cuối năm 2023, dẫn đến lo ngại phá sản.

Trong một phân tích có tiêu đề "Mùa đông sắp đến", S&P Global Mobility cho biết chuỗi cung ứng của ngành công nghiệp ô tô "có thể phải đối mặt với áp lực lớn" từ chi phí năng lượng tăng cao hoặc thậm chí là cắt điện.

S&P Global Mobility trước đó đã dự báo sản lượng từ các nhà máy lắp ráp ô tô ở châu Âu sẽ là 4 - 4,5 triệu xe/quý. Nhưng "với những hạn chế tiềm tàng về hạ tầng kỹ thuật", con số này có thể sẽ giảm xuống còn 2,75 - 3 triệu xe/quý cho đến hết năm 2023.

"Sự kết hợp giữa các sự kiện không thể đoán trước là đại dịch COVID-19 và cuộc xâm lược của Nga vào Ukraina vốn đã làm căng thẳng tuyến cung cấp ô tô", phân tích cho biết.

"Giờ đây, một số nhà sản xuất thiết bị gốc và nhà cung cấp có quy trình sản xuất sử dụng nhiều năng lượng có thể phải đối mặt với áp lực lớn về chi phí năng lượng trong những tháng tới".

Phân tích đã so sánh dữ liệu giá năng lượng từ đầu năm 2020 đến cuối năm 2022 tại 4 thị trường chính của châu Âu — Ý, Đức, Pháp, và Anh. Dữ liệu cho thấy, giá khí đốt đã tăng bình quân gấp gần 23 lần. Giá bán buôn điện tăng bình quân gấp hơn 13 lần.

Một số mảng sản xuất "đang trở nên không có lợi đến mức các doanh nghiệp chỉ đơn giản là đóng cửa", theo Edwin Pope — Chuyên gia phân tích chính, bộ phận Vật liệu & Trọng lượng nhẹ tại S&P Global Mobility — cho hay.

Kịch bản bi quan của S&P Global Mobility dựa trên nhận định rằng, châu Âu sẽ bắt buộc phải hạn chế phân phối năng lượng. Ngành sản xuất ô tô toàn cầu sẽ bị "tê liệt" trong trường hợp đó, phân tích cho biết.

"Các nhà cung cấp của châu Âu gửi các bộ phận, linh kiện, và mô-đun cho các nhà sản xuất thiết bị gốc trên khắp thế giới — do đó tác động đến tất cả các nhà sản xuất ô tô, chứ không chỉ các nhà sản xuất trong khu vực".

Phân tích lưu ý rằng, các khách hàng cá nhân tại Mỹ cũng có thể bị ảnh hưởng bởi vấn đề từ châu Âu, do các nhà máy sản xuất ở Liên minh Châu Âu và Anh hiện đang xuất khẩu khoảng 7.000 xe/tháng sang Mỹ.

Theo ông Pope chia sẻ với Reuters, phân tích của S&P Global Mobility được thực hiện trước khi vụ nổ đường ống Nord Stream xảy ra vào cuối tháng 9/2022, và sự kiện loại này chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến vấn đề sẵn có.

Ông Pope cho rằng, nhiều doanh nghiệp có thể sẽ không sống sót qua mùa đông năm sau, nếu châu Âu không có được một kế hoạch ứng phó.

"Tôi lo rằng một số doanh nghiệp kỹ nghệ lành nghề của khu vực sẽ bị phá sản hoặc buộc phải đóng cửa", ông Pope nói.

Ngoại trưởng Pompeo: Trung Quốc đang theo đuổi 'lợi ích quân sự chiến lược' ở Bắc Cực


Theo cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo, Trung Quốc đang tìm cách mở rộng ảnh hưởng sang khu vực Bắc Cực bằng cách tuyên bố là một quốc gia 'cận Bắc Cực' để tiến hành khai thác tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo các tuyến đường thương mại nhằm giành được lợi thế quân sự để đối đầu với Washington.

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và chủ tịch Tập Cận Bình đang đưa Trung Quốc vào con đường đối đầu với Mỹ bằng cách theo đuổi các mục tiêu chiến lược trong khu vực, ông Pompeo cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Viện Nghiên cứu Hudson, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington.

“Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình từng tuyên bố rõ ràng rằng ông ấy muốn cai trị mãi mãi và sự cai trị của ông ấy phải vượt lên trên tất cả mọi thứ”, ông Pompeo nói. "Tôi nghĩ chúng ta nên xem xét điều đó một cách nghiêm túc".

"Xin đừng nhầm lẫn về điều đó. ĐCSTQ có những ý định quân sự sâu sắc và mang tính chiến lược ở Bắc Cực", ông nói.

Cựu Ngoại trưởng Pompeo cho biết, ĐCSTQ đang lấn chiếm khu vực Bắc Cực như một phần của nỗ lực rộng lớn hơn nhằm đảm bảo an ninh quân sự và kinh tế chống lại phương Tây. Nỗ lực đó cho dù bị lùi lại vài năm nhưng cũng đã đạt mức cao mới vào năm 2017, khi ĐCSTQ cố gắng mua một căn cứ hải quân đã ngừng hoạt động ở Greenland.

Ông Pompeo nói, khu vực Bắc Cực rất quan trọng đối với quốc phòng và an ninh quốc gia Mỹ. Không chỉ bởi các nguồn tài nguyên dồi dào ở Bắc Cực, mà các tên lửa đạn đạo của Trung Quốc hoặc Nga nếu muốn phóng vào Mỹ sẽ phải băng qua khu vực này.

Bắc Cực có những mỏ quặng sắt, kẽm, niken, vàng, uranium và nhiều loại khoáng sản khác với trữ lượng thuộc loại lớn nhất thế giới. Hiện nay, mỏ kẽm lớn nhất thế giới hiện đang ở bang Alaska của Mỹ, trong khi đó một mỏ niken lớn nhất thế giới cũng được phát hiện ở vùng lãnh thổ Bắc Cực của Nga

Cựu Ngoại trưởng cho hay: “An ninh quốc gia Mỹ phụ thuộc vào khu vực này. Mọi tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) của Trung Quốc đều phải bay qua khu vực Bắc Cực để đánh trúng các mục tiêu ở Mỹ và Canada".

“Hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ chống lại các ICBM như vậy, cho dù chúng đến từ Nga hay Trung Quốc, đều được triển khai chủ yếu ở Bắc Cực, ở Greenland và Alaska”.

Ông Pompeo nói rằng tám quốc gia của Hội đồng Bắc Cực cần lên tiếng cấm sự hiện diện quân sự của các quốc gia không thuộc Bắc Cực.

Tám quốc gia có chủ quyền đối với đất liền trong khu vực Bắc Cực là Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Na Uy, Nga, Thụy Điển và Mỹ.

ĐCSTQ tuyên bố Trung Quốc là “quốc gia cận Bắc Cực” để hợp pháp hóa việc di chuyển của mình vào khu vực. Tuy nhiên, tuyên bố này không có thẩm quyền pháp lý và không được công nhận bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc.

“Trung Quốc không có bất kỳ tuyên bố chính đáng nào về chủ quyền trong khu vực Bắc Cực, mặc dù họ đã tuyên bố rằng họ là một 'quốc gia cận Bắc Cực'", ông Pompeo nói.

“ĐCSTQ không bao giờ được phép trở thành một phần của bất kỳ tổ chức nào, kể cả Hội đồng Bắc Cực", ông nói.

Tuy nhiên, ông Pompeo cảnh báo rằng, mối quan hệ hợp tác "không có giới hạn" giữa ĐCSTQ và Điện Kremlin sẽ làm suy yếu phương Tây do Mỹ dẫn đầu. Theo đó, Nga và Trung Quốc hiện đang bị thế giới cô lập, song hai quốc gia này có thể thắt chặt liên minh để vươn tầm ảnh hưởng đến Bắc Cực, ông nói.

Ông Pompeo cho rằng quyết định gần đây của Phần Lan và Thụy Điển về việc xin gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là một "kết quả tốt". Ông hy vọng rằng việc kết nạp hai thành viên vào liên minh phòng thủ sẽ tăng cường hợp tác an ninh ở khu vực Bắc Cực.

"Tôi không nghĩ rằng quý vị sẽ tìm thấy một căn cứ quân sự của Trung Quốc ở Bắc Cực", ông Mike Pompeo cho biết trong phiên hỏi đáp sau bài phát biểu của mình.

Nhà Trắng hôm thứ Sáu (7/10) đã công bố Chiến lược Bắc Cực, nhấn mạnh sẽ ngăn chặn sự hiện diện của Nga và Trung Quốc ở khu vực này, trong bối cảnh biến đổi khí hậu đẩy nhiệt độ mặt đất và biển lên cao, kéo theo tình trạng nóng lên toàn cầu và khiến băng tan nhanh.

Chiến lược này kêu gọi tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Alaska và các quốc gia NATO, mở rộng các cuộc tập trận quân sự và cam kết xây dựng lại hạm đội phá băng của nước này.

"Nga, Trung Quốc và các quốc gia dân chủ cần tuân thủ các quy tắc trong khu vực", ông Pompeo nói. Các quy tắc này nhấn mạnh tôn trọng chủ quyền và tính minh bạch của các quốc gia khác. Điều đó sẽ giúp Mỹ dẫn đầu ở khu vực Bắc Cực, ông Pompeo khẳng định.

Nga cho nổ tung khoảng một phần ba cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraina trong hai ngày


Bộ trưởng Năng lượng Ukraina Herman Halushchenko cho biết khoảng 30% cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraina đã bị tên lửa Nga bắn trúng kể từ thứ Hai, ngày 10 tháng 10.

Trao đổi với CNN, Bộ trưởng Halushchenko cho biết “lần đầu tiên kể từ khi bắt đầu chiến tranh,” Nga đã “nhắm mục tiêu mạnh mẽ” vào cơ sở hạ tầng năng lượng.

Ông cho rằng một trong những lý do là việc xuất khẩu điện của Ukraina sang châu u “giúp các nước châu u tiết kiệm khí đốt và than đá của Nga”.

Bộ trưởng Halushchenko nói thêm rằng Ukraina đang cố gắng “nhanh chóng khôi phục nguồn cung cấp từ các nguồn khác.”

Trả lời câu hỏi về việc liệu Ukraina có nhận thêm năng lượng từ châu u hay không, ông Halushchenko nói đây là “một trong những lựa chọn đang được xem xét.”

Bộ trưởng cũng lưu ý hệ thống năng lượng của Ukraina “vẫn ổn định”, nhưng kêu gọi các đối tác cung cấp “hệ thống phòng không thực sự có thể giúp chúng tôi bảo vệ cơ sở hạ tầng của mình.”

“Chúng tôi đang gửi thông điệp sau đến các đối tác của mình: chúng tôi cần bảo vệ bầu trời. Người Nga không chơi một số trò chơi với luật pháp quốc tế. Họ không quan tâm đến bất kỳ loại thỏa thuận hoặc công ước quốc tế nào.”

Vào ngày 10-11 tháng 10, Nga đã tiến hành các cuộc tấn công tên lửa quy mô lớn vào các cơ sở hạ tầng quan trọng, cụ thể là lĩnh vực năng lượng, ở thủ đô và nhiều khu vực khác nhau của Ukraina. Các nhà chức trách Ukraina đã kêu gọi người dân trên cả nước “hạn chế” sử dụng năng lượng.

Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố, mục tiêu của các cuộc tấn công không chỉ là quân đội Ukraina, mà còn là các cơ sở năng lượng dân sự.

Tổng thống Nga Vladimir Putin ám chỉ rằng đây là hành động trả thù cho vụ nổ trên cầu Crimea mà chính quyền Nga đổ lỗi cho cơ quan mật vụ Ukraina.

Hạn hán gần trăm ngày ở hồ Bà Dương, mùa màng thất bát, người dân phải đào giếng lấy nước


Tỉnh Giang Tây Trung Quốc đã bị hạn hán gần 100 ngày và hồ Bà Dương, hồ nước ngọt lớn nhất ở Trung Quốc, vẫn đang trong thời kỳ cực kỳ khô hạn.

Kể từ tháng 7 năm nay, tỉnh Giang Tây tiếp tục khô hạn và mực nước các sông, hồ và hồ chứa trong khu vực tiếp tục giảm xuống. Theo NetEase, Hồ Bà Dương bước vào thời kỳ cực kỳ khô cạn (dưới 8 mét) vào ngày 19 tháng 8. Vào ngày 23 tháng 9, nó đã xuống dưới mực nước thấp nhất (7,1 mét) kể từ khi có hồ sơ ghi chép vào năm 1951. Vào ngày 4 tháng 10, mực nước của hồ Bà Dương đã giảm xuống còn 6,68 mét.

hsw.cn cho biết, vào ngày 9 tháng 10, đã có một số trận mưa, và mực nước của hồ Bà Dương đã tăng lên đến 7,22 mét, nhưng nó vẫn đang trong thời kỳ cực kỳ khô hạn. So với diện tích vùng nước lớn nhất, diện tích vùng nước của hồ đã giảm hơn 90%, ảnh hưởng rất lớn đến sinh kế và sinh thái của người dân xung quanh.

Cư dân cho biết: Nước bị cắt liên tục và mùa màng thất bát

Ông Triệu, một cư dân của thị trấn Vạn Hộ, huyện Đô Xương, tỉnh Giang Tây, nói với The Epoch Times rằng “Hạn hán đã kéo dài hơn ba tháng rồi, toàn bộ hồ Bà Dương đều khô cạn, không có nước máy, nguồn nước không đủ, cứ thế này, sớm muộn gì cũng cắt nước”.

Ông Triệu cho biết, “Hầu hết mọi hoa màu đều không có thu hoạch, Bông và lúa tất cả đều không cho thu hoạch. Tất cả các loại cây trồng khác đã chết do hạn hán. Những người trồng ngũ cốc quy mô lớn và các nhà thầu nông nghiệp đều tổn thất nặng nề”.

Ông nói, “Đây là trận hạn hán hiếm gặp trong gần một thế kỷ. Trời đã không mưa trong hơn ba tháng rồi. Mặc dù sông Dương Tử đã chảy ra một ít nước, nhưng lòng sông quá thấp để chảy vào hồ Bà Dương. Nhiệt độ cao vẫn tiếp tục, dó đó tất cả nước dưới đáy sông đều bốc hơi hết. Mấy ngày nay trời mát hơn, mưa xuống chút ít nhưng chẳng thay đổi được gì nhiều”.

Lưu vực hồ Bà Dương vốn là nơi cung cấp nước sinh hoạt cho một lượng lớn người dân cũng như việc sản xuất lương thực ở Giang Tây. Nước hồ bước vào mùa khô sớm, đồng nghĩa với việc sinh kế và nước tưới của hàng triệu người sẽ bị ảnh hưởng. HK01 dẫn số liệu chính thức cho thấy, kể từ đợt hạn hán vào mùa hè năm nay, hạn hán ở tỉnh Giang Tây đã ảnh hưởng đến 5 triệu người dân địa phương, ảnh hưởng đến diện tích hơn 10 triệu hecta cây trồng và trực tiếp gây thiệt hại kinh tế lên tới 6,83 tỷ nhân dân tệ.

Mực nước ở hồ Bà Dương giảm nhanh, cá mắc cạn, người dân phải đào giếng lấy nước

Theo Zhihu, vào ngày 6 tháng 10, mực nước của hồ Bà Dương ở thị trấn Vạn Hộ, huyện Đô Xương, thành phố Cửu Giang, tỉnh Giang Tây đã giảm xuống nhanh chóng chỉ trong một đêm, và tất cả cá trong hồ đều mắc cạn. Hàng trăm người dân đổ xô xuống đáy hồ nhặt cá.

Các nhân viên công tác của thị trấn Vạn Hộ nói với truyền thông trong nước rằng, mỗi người có thể nhặt được hơn 50 tấn cá, nếu cộng hàng trăm hoặc hàng nghìn người với nhau, số cá nhặt được ở hồ Bà Dương có thể vượt quá 50.000 tấn.

Ông Lưu, một nhân viên của chính quyền thị trấn Vạn Hộ, nói với Epoch Times rằng, hạn hán ở địa phương đã tiếp tục kể từ tháng 7 và nước ở hồ Bà Dương đã giảm. Mặc dù chính quyền đã áp dụng mưa nhân tạo, nhưng nó không có tác dụng gì, vì diện tích của toàn bộ hạn hán là quá lớn. “Trước đây, đến mùa Đông hồ Bà Dương mới vào mùa nước cạn. Nhưng năm nay, hạn hán quá nghiêm trọng, nên mùa nước cạn đến sớm hơn, những năm trước có thể phải đến tháng 12 mới bước vào mùa cạn, năm nay sớm hơn một, hai tháng.”

Một số làng đã bắt đầu đào giếng, trước tình hình hạn hán, ông Lưu thẳng thắn nói: “Mất mùa quả thực sẽ ảnh hưởng lớn đến kinh tế và thu nhập cá nhân của người dân trong làng”.

Chuyên gia: Khí hậu bất thường có thể trở thành trạng thái bình thường mới

Trương Tuấn Phong, một chuyên gia thủy lợi tại Trung Quốc đại lục, nói với Epoch times hôm 9/10 rằng tình trạng hạn hán kéo dài ở Trung Quốc trong năm nay cần được cảnh giác, “Tần suất xuất hiện ban đầu tương đối thấp, chẳng hạn cứ mười năm một lần, có thể 3 đến 5 năm một lần, thậm chí hàng năm, và khi biến đổi khí hậu toàn cầu gia tăng, tình trạng này sẽ trở nên thường xuyên hơn.”

Ông Trương cho biết, nguyên nhân trực tiếp là do lượng mưa tổng thể ở thượng lưu lưu vực sông Dương Tử đã giảm, thông lượng dòng nước (vapor flux) do dãy Himalaya và cao nguyên Thanh Hải -Tây Tạng truyền xuống đã giảm, và lượng mưa tổng thể cũng giảm, khiến hồ Bà Dương và hồ Động Đình ở vùng hạ lưu rơi vào tình trạng hạn hán nghiêm trọng, “thêm vào đó, dân số quá đông, lượng tiêu thụ nước cũng lớn, và khí hậu khô hạn khiến vấn đề trở nên nổi cộm”.

Không có nhận xét nào: