Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 13 tháng 9, 2022

Tập Cận Bình gấp rút thay thế Tư lệnh chiến khu Bắc Bộ, Thẩm Dương có dấu hiệu binh biến?


Tập Cận Bình đích thân thăng quân hàm Thượng tướng cho Vương Cường.
Vào ngày 8/9, Tập Cận Bình bất ngờ thăng cấp tướng cho Vương Cường, đồng thời cho Vương Cường thay thế Lý Kiều Minh – cựu Tư lệnh Bộ Tư lệnh chiến khu Bắc Bộ. Trong những ngày qua, hàng loạt sự việc kỳ lạ đã xảy ra ở Thẩm Dương, nơi đặt Bộ Tư lệnh chiến khu Bắc Bộ, bên ngoài đồn đoán có thể liên quan đến việc Tập Cận Bình thay thế khẩn cấp tư lệnh chiến khu Bắc Bộ.
<!>
Tập Cận Bình gấp rút thay thế Tư lệnh Bộ Tư lệnh chiến khu Bắc Bộ

Theo phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ, ngày 8/9, lễ thăng quân hàm cấp tướng của Quân ủy Trung ương đã được tổ chức tại tòa nhà bát nhất, Bắc Kinh. Tập Cận Bình đã ban hành một bức thư lệnh cho Vương Cường nhận chức tư lệnh chiến khu Bắc Bộ, thăng quân hàm lên Thượng tướng.

Tuy nhiên, trước đó phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ lại không đưa bất cứ tin nào về việc Vương Cường đã được thăng chức làm tư lệnh chiến khu Bắc Bộ, cũng như việc Lý Kiều Minh bị thay thế. Vương Cường được thăng 3 cấp liên tiếp trong vòng 8 tháng, và đích thân Tập Cận Bình thăng cấp từ thiếu tướng lên thượng tướng. Có bình luận nói rằng ông ta lên chức ‘nhanh như máy bay’.

Lý Kiều Minh đột ngột bị thay thế trước khi ông đến tuổi nghỉ hưu, cũng không trải qua thủ tục miễn chức như thông thường, hiện tại tình hình của ông không rõ.

Các cư dân mạng tiết lộ rằng vào ngày 17/8 năm nay, Tập Cận Bình đã đến thăm Bộ Tư lệnh chiến khu Bắc Bộ nằm gần đường Thanh niên ở Thẩm Dương khi ông đến Thẩm Dương để thị sát. Phân tích chỉ ra rằng Tập Cận Bình có thể đã giải quyết xong vấn đề ứng cử viên cho chức tư lệnh chiến khu Bắc Bộ vào thời điểm đó, nếu không, Tập Cận Bình đã không mạo hiểm đến Thẩm Dương, chứ chưa nói đến việc thăm Bộ Tư lệnh chiến khu Bắc Bộ.

Kể từ ngày 7/9, những điều kỳ lạ liên tục xảy ra ở Thẩm Dương.

Đoạn video cho thấy bắt đầu từ khoảng 2 giờ sáng ngày 7/9, sân bay quân sự của Bộ Tư lệnh chiến khu Bắc Bộ, nằm ở quận Thiết Tây của Thẩm Dương, theo hướng sân bay Vu Hồng, có tiếng máy bay chiến đấu gầm rú, có tiếng súng nổ và một số tiếng nổ lớn kèm theo đèn nhấp nháy. Một số cư dân mạng suy đoán, có thể là quân đội ở Bộ Tư lệnh chiến khu Bắc Bộ đang đánh nhau?

Một đoạn video khác cho thấy vào khoảng 2 giờ sáng ngày 8/9, có một tiếng gầm rú khác của máy bay chiến đấu đi qua quận Thiết Tây của Thẩm Dương, và từ xa có một tiếng nổ lớn. Đồng thời những vụ nổ chớp nhoáng có thể được nhìn thấy.

Một cư dân mạng địa phương đã đăng trên một vòng kết nối bạn bè để xác nhận rằng một chiếc máy bay đã bay qua Thẩm Dương vào lúc 2 giờ sáng? Một cư dân mạng khác nói rằng một tình huống tương tự đã xảy ra vào sáng sớm ngày 7:

Vào sáng sớm ngày 9/9, một đoàn xe quân sự được xe máy cảnh sát hộ tống xuất hiện trên đường phố Thẩm Dương, nhưng phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ không đưa tin về điều này.

Nguồn tin cho hay, đoàn xe quân sự khổng lồ này bắt đầu ra khỏi đường cao tốc khoảng sau 4 giờ sáng:

Vào đêm ngày 8/9, một tia sáng không xác định lại xuất hiện ở Thẩm Dương

Litva mở văn phòng đại diện đầu tiên tại Đài Loan có thể khiến TQ tức giận hơn


Litva dự kiến sẽ mở văn phòng đại diện đầu tiên tại Đài Loan trong tuần này, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Bắc Kinh.

Động thái này được cho là sẽ gây thêm hiềm khích với Bắc Kinh, vốn đã hạ cấp quan hệ chính thức với Litva sau khi quốc gia vùng Baltic này cho phép Đài Bắc mở một cơ quan bán chính thức tại thủ đô Vilnius vào tháng 11 năm ngoái.

Tháng trước, phát biểu với tờ Baltic News Service, Thứ trưởng Bộ Kinh tế và Đổi mới của Litva Jovita Neliupsience tiết lộ, Văn phòng Đại diện Thương mại Litva tại Đài Bắc sẽ bắt đầu hoạt động vào thứ Hai tuần này (12/09).

Bộ Kinh tế và Đổi mới Litva cũng thông báo, ông Paulius Lukauskas, cố vấn của Thủ tướng Ingrida Simonyte, đã được bổ nhiệm làm đại diện đầu tiên của Litva tại Đài Loan.

Đài Bắc không cho biết thời điểm chính xác văn phòng đại diện của Litva sẽ mở, nhưng Bộ Ngoại giao Đài Loan xác nhận ông Lukauskas sẽ là đại diện đầu tiên của Litva tại đảo quốc tự trị này.

Hôm thứ Sáu (9/9), nữ phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Đài Loan Joanne Ou (Âu Giang An) lưu ý: “Hôm 4/9, Thủ tướng Litva Ingrida Simonyte tuyên bố rằng văn phòng thương mại và kinh tế Litva dự kiến sẽ mở vào tháng 9, chúng tôi nhắc lại sự hoan nghênh nhiệt liệt của chúng tôi đối với việc này, đồng thời sẵn sàng hỗ trợ cho quốc gia này [Litva] bất cứ điều gì cần thiết liên quan đến việc mở văn phòng.”

Bà nhận định, việc mở văn phòng đại diện tại Đài Bắc cho thấy mong muốn nhiệt tình của Litva trong việc xây dựng mối quan hệ thương mại và kinh tế hữu nghị với Đài Loan. Bà nhấn mạnh: “Chúng tôi rất mong hợp tác chặt chẽ với Đại diện Lukauskas.”

Phát ngôn viên Ou cho hay, ông Lukauskas đã đến Đài Loan vào tháng 6 với tư cách là một thành viên trong phái đoàn do Thứ trưởng Neliupsience dẫn đầu. Theo bà Ou, trong thời gian ở Đài Loan, ông Lukauskas đã có thông tin trực tiếp về những gì là tốt nhất cho việc trao đổi song phương giữa Đài Bắc và Vilnius.

Bà Ou cho hay, kể từ khi Đài Loan mở văn phòng đại diện tại Vilnius vào tháng 11 năm ngoài, hai bên đã và đang phát triển mối quan hệ thực chất.

Bà nhận xét: “Đài Loan và Litva là những đối tác bền vững chia sẻ các giá trị về tự do và dân chủ … và chúng tôi sẽ đẩy nhanh tốc độ của mình trong việc thúc đẩy thương mại, kinh tế, nông nghiệp, y học và y tế, giáo dục, công nghệ và bồi dưỡng nhân tài trong các ngành công nghiệp quan trọng.”

Trước đó, Bộ Kinh tế Litva nêu rõ, văn phòng tại Đài Bắc sẽ giúp phát triển đại diện kinh tế của nước này ở khu vực Đông Nam Á và đẩy nhanh việc thực hiện các dự án chung với Đài Loan.

Theo Bộ Kinh tế Litva, “Đài Loan là một trong những thị trường ưu tiên của Litva về hợp tác đổi mới, xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong nửa đầu năm nay, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ có nguồn gốc từ Litva sang Đài Loan đã tăng khoảng 1/3 và đã đạt 11,5 triệu euro [hiện tại là 11,55 triệu euro].”

Bộ này nhận định, rõ ràng là các doanh nghiệp Litva đang khám phá một thị trường mới ở khu vực này của châu Á.

Các thỏa thuận song phương đã được ký kết trong các lĩnh vực bán dẫn, laser và công nghệ sinh học, đồng thời hai bên đã lên kế hoạch tăng cường hợp tác khoa học. Bộ Kinh tế Litva thông báo, kim ngạch hàng hóa giữa hai bên trong nửa đầu năm nay đã đạt 90,6 triệu euro, tăng 92,6% so với cùng kỳ năm 2021.

Bộ trưởng Kinh tế và Đổi mới Litva Ausrine Armonaite nhấn mạnh: “Việc đại diện của chúng tôi lần đầu tiên làm việc tại Đài Bắc sẽ không chỉ giúp đa dạng hóa đại diện kinh tế của Litva tại khu vực châu Á, mà còn thúc đẩy hợp tác công nghệ lẫn nhau.”

Thứ Ba tuần trước (6/9), Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Đài Loan và Công ty TNHH Bảo lãnh Đầu tư và Thương mại của Litva đã ký kết một thỏa thuận để bảo lãnh các khoản vay cho các nhà nhập khẩu Litva trong việc nhập các sản phẩm của Đài Loan.

Việc Litva mở văn phòng đại diện tại Đài Loan được dự đoán sẽ khiến Bắc Kinh tức giận bởi vì chính quyền cộng sản Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình và tuyên bố không từ bỏ việc sử dụng vũ lực để giành quyền kiểm soát đảo quốc tự trị này.

Litva, cũng giống như hầu hết các quốc gia khác, không chính thức công nhận Đài Loan là một quốc gia độc lập. Năm ngoái, Bắc Kinh đã chỉ trích quyết định của Litva cho phép Đài Loan thành lập văn phòng đại diện tại quốc gia này là sự vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của họ.

Năm ngoái, Bắc Kinh đã hạ cấp quan hệ ngoại giao với Vilnius sau khi Litva cho phép Đài Bắc mở văn phòng đại diện với tên Đài Loan thay vì là Đài Bắc.

Liên minh châu Âu sau đó đã khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới cáo buộc Bắc Kinh thực hiện các hành vi phân biệt đối xử khi áp dụng các biện pháp trừng phạt thương mại đối với quốc gia vùng Baltic này để trả đũa.

Không có nhận xét nào: