Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 11 tháng 2, 2022

Nhân Super Bowl, tìm hiểu chút căn bản luật lệ về Bóng Bầu Dục ở Mỹ: Môn thể thao phổ biến nhất, độc quyền của xứ Cờ Hoa - Lê Văn Hải


Mỹ là quốc gia nơi đây không chỉ có nền kinh tế, khoa học hàng đầu thế giới, bên cạnh các khu vui chơi giải trí văn minh hiện đại, nền thể thao của quốc gia này được định hướng phát triển khó có quốc gia nào sánh bằng. Bóng Bầu Dục ở Mỹ là một môn thể thao rất được phổ biến, tuy nhiều nước trên thế giới vẫn chưa quen. Tuy nhiên đây là môn thể thao đồng đội được cả nước Mỹ ưa thích. Bóng Bầu Dục đúng nghĩa là bộ môn thể thao nóng bỏng và mạnh mẽ. Hèn gì các quốc gia có thể chất yếu hơn, ít để ý, vì khó mà chen!
<!>

1. Bóng bầu dục là gì?

Bóng Bầu Dục (American football) được gọi là bóng đá kiểu Mỹ, người Việt Nam còn gọi là Bóng Cà Na. Đây là một môn thể thao thi đấu đồng đội rất phổ biến ở Hoa Kỳ.

Một số bằng chứng cho thấy, Bóng Bầu Dục ở Mỹ bắt nguồn từ bóng Ruby của Anh quốc. Gốc là của trường Ruby tại quốc gia này và bắt đầu du nhập sang Mỹ đầu thế kỷ 19. So với Anh, Bóng Bầu Dục ở Mỹ có phần mạnh mẽ, bạo lực hơn, nên bắt buộc các cầu thủ tham gia phải mặc giáp. Ruby chỉ tính điểm khi cầu thủ ôm bóng chạm đất và điểm được tính ngược. Còn American Football thì chỉ cần vượt qua cái vạch đích là được tính ngay. Ngoài ra trái bầu dục trong Rugby to hơn bóng bầu dục Mỹ nhiều.

*Dụng cụ và sân thi đấu

a. Sân chơi bóng bầu dục ở Mỹ

Sân chơi của môn bóng bầu dục ở Mỹ là phải dài 100 yards, chia làm 20 phần. Mỗi phần 5 yards, được đánh dấu bằng 19 vạch trắng. Giữa những vạch đó là bốn hàng vạch ngắn, cách nhau 1 yard. Phần cuối cùng ở mỗi cuối sân là end-zone (vùng cấm địa), có chiều dài 10 yards, thường thì được sọc chéo màu đỏ và ngăn cách bởi đường cấm địa (goal line). Cuối end-zone là vạch cuối (end line), sau đó là cột gôn (goal posts). Cột gôn được trồng chính giữa chiều ngang của sân, cao 10 feet, trên bắc một thanh ngang dài 18 feet 6 inches, hai đầu thanh ngang cao 30 feet. Tổng cộng, toàn sân chơi của môn football dài 120 yards, cứ mỗi 10 yards, sân sẽ được đánh dấu bằng số 10, 20, 30, 40 cho tới giữa sân là 50. Và ngược lại ở vùng cấm địa của bên kia.

b. Chất liệu làm bóng bầu dục ở Mỹ

Bóng làm bằng da hình bầu dục, được bơm hơi nặng từ 400 gram đến 430 gram. Bóng thi đấu thường được đánh sáp và phun chất hóa học chống ẩm nhằm tăng độ bám dính.

c. Mũ an toàn và áo giáp

Mũ an toàn được cầu thủ đội để bảo vệ vùng đầu khỏi va đập mạnh trong trận đấu. Bao gồm vỏ nhựa tổng hợp nhẹ, bên trong có lót lớp đệm xốp, hoặc đệm bơm hơi để bảo vệ đầu. Mặt nạ thép để bảo vệ mặt, 2 ốp hàm ở mỗi bên để bảo vệ hàm, lỗ thông tai, dây quai cằm và kính ốp polycarbonate chống chói. Mũ an toàn thường được vẽ các loại họa tiết, sọc hay số thi đấu để dễ phân biệt từ xa.

Áo giáp an toàn, thường được mặc bên ngoài lớp đồ lót hút ẩm và bên dưới trang phục thi đấu giúp bảo vệ cầu thủ khỏi chấn thương. Được cấu tạo gồm lớp nhựa cứng bên ngoài và đệm dày thoáng khí bên trong. Các miếng giáp bao bọc quanh phần vai, ngực và lưng của người chơi, được thiết chặt bằng một dây đai nhựa bao vòng quanh xương sườn.

Trang phục thi đấu bóng bầu dục ở Mỹ được mặc sát lớp an toàn. Bộ trang phục thi đấu bao gồm 1 áo đấu và 1 quần. Áo đấu có số áo trên vùng ngực, lưng và cầu vai. Tên gọi của đội bóng hay tên thành phố thường được ghi trên ngực áo. Phần vai được đính logo đội hay sọc màu và tên cầu thủ được in ở vùng lưng trên. Quần đấu được làm từ chất liệu bền dai, mặc sát người, với túi trong để nhét mút bảo hộ đùi và hông.

3. Các vị trí thi đấu của bộ môn bóng bầu dục ở Mỹ

Một đội bóng bầu dục ở Mỹ gồm có tổng cộng 53 người và được chia làm 3 team. Team tấn công, team phòng thủ và team đặc biệt hay còn gọi là team hỗn hợp. Mỗi team chỉ có tối đa 11 người và mỗi người chỉ được ở một team duy nhất. Riêng team đặc biệt sẽ có các thành viên thuộc team tấn công hay phòng thủ tùy theo tình huống.

Đội tấn công (Offensive Unit)

– Center (C): Trung phong (người giao bóng) (1 người)

– Offensive Guard (OG): Tiền vệ trong (2 người)

– Offensive Tackle (OT): Tiền vệ ngoài (2 người)

– Quarterback (QB): Tiền vệ chính (1 người)

– Half Back/Running Back (HB/RB): Trung vệ chạy (1-2 người)

– Full Back/Set Back (FB/H-Back): Hậu vệ chạy (1 người)

– Wide Receiver (WR): Tiền đạo bắt bóng (2-4 người)

– Tight End (TE): Trung vệ đuôi (1-3 người), vị trí này là sự kết hợp giữa vị trí tiền vệ và tiền đạo bắt bóng

Đội phòng ngự (Defense Unit)

– Defensive End (DE): Tiền vệ Phòng ngự đuôi (2 người)

– Defensive/Nose Tackle (DT/NT): Tiền vệ Phòng ngự chặn/mũi. (1-2 người)

– Outside Linebacker (OLB): Trung vệ Phòng ngự ngoài (1-2 người)

– Inside Linebacker/Middle Linebacker (ILB/MLB): Trung vệ phòng ngự trong (1-2 người)

– Cornerback (CB): Hậu vệ Góc

– Safety (S): Hậu vệ Sâu

Đội hỗn hợp/ đặc biệt (Special Unit)

– Long Snapper (LS): Người giao bóng

– Punter (P): Cầu thủ sút dài

– Placekicker (K): Cầu thủ sút điểm

– Holder (H): Người giữ bóng (thông thường là Trung phong dự bị hay Cầu thủ sút dài)

– Gunner: Trung vệ càn quét

– Upback: Trung vệ chặn

4. Luật chơi bóng bầu dục ở Mỹ

Một đội chỉ ghi điểm khi cầu thủ của đội đó đặt được quả bóng vào phía sau đường biên ngang của phần sân đối phương, hay còn gọi là đường biên ghi bàn (goal line), là được tính điểm. Cách tính điểm như sau đưa bóng vào khu vực vùng cấm địa (touchdown) và đặt nó vào phía sau goal line sẽ được 6 điểm, sau đó đá vào cầu môn từ khoảng cách 3 yard sẽ được thêm 1 điểm hoặc làm 1 cú touchdown từ khoảng cách 3 yard sẽ được 2 điểm. Cú đá phạt thành công được 3 điểm khi quả bóng chui qua hai cột đứng vào cao hơn xà ngang.

Các cầu thủ lần lượt nắm quyền tấn công và phòng ngự. Đội tấn công được thực hiện 4 lượt xuống bóng để tiến lên khoảng cách 10 yard. Nếu không ghi được điểm trong đợt tấn công đó thì đến lượt đội kia có bóng. Mỗi lần thay đổi quyền tấn công, cả 22 cầu thủ của hai đội sẽ rời sân thay người. Đội bị mất bóng sẽ thay toàn bộ cầu thủ chuyên phòng ngự, còn đội phòng ngự trước đó sẽ thay bằng đội hình tấn công.

Thời gian thi đấu mỗi trận đấu dài 60 phút, chia làm 4 hiệp, trừ thời gian chết (bóng ngoài cuộc), nên đôi khi tổng thời gian thi đấu trên sân lên đến 180 phút. Trọng tài mặc những bộ đồng phục trắng, kẻ sọc đen. Mỗi trận đấu có từ 4 đến 7 trọng tài làm nhiệm vụ.

Kết

Hy vọng qua bài viết này, sẽ giúp Quý Vị biết thêm một số kiến thức Bóng Bầu Dục ở Mỹ. Nhất là trong không khí sôi động Super Bowl tuần này, một năm mới có một lần! Bộ môn thể thao phổ biến tại xứ Mỹ. Đây là bộ môn rèn luyện thể lực, sự cứng cáp khỏe mạnh của cơ thể. Vì thế, bộ môn này đa phần thích hợp cho các bạn nam hơn là các bạn nữ. Tuy nhiên yêu thích môn thể thao này, lại không phân biệt nam nữ.

Kính chúc Quý Vị một chiều Chủ Nhật đặc biệt, sôi đông, vui vẻ. Đội nào thắng cũng là ngày Mừng Super Bowl lần thứ 56, năm 2022!

Vẫn trong không khí Mùa Xuân Con Cọp, Con Cọp Bengals lại tranh chức vô địch! Đặc biệt lắm, trận đấu này làm sao bỏ qua được! Con Cọp mà thắng đúng là ý Trời!...ý Người!

Lê Văn Hải (tổng hợp)

Không có nhận xét nào: