Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 4 tháng 2, 2022

"Bạn Cũ Trường Xưa" - Trịnh Hoè


Hôm nay tối mồng 2 Tết Nhâm Dần, nhằm ngày 2/2/2022 dương lịch, một ngày đặc biệt với số 2, tôi đang ở California, bên nhà Việt Nam bây giờ khoảng hai giờ chiều, mồng ba Tết, có nhiều gia đình đã cúng tiễn Ông Bà Cha Mẹ, người khuất mặt .. "về nhà" ... Tui lại nhớ nhà .. nhớ tuổi thơ, nhớ bà con, bạn học .. thưở học trò ... Tôi đi ngược lại dòng thời gian .. thấy bài mình viết cho kỳ Hội Ngộ cựu học sinh trường Trung Học Trần Cao Vân và Nữ Trung Học Quảng Tín, năm 2013. Xin post lên đây, để thấy lại kỷ niệm tuổi thơ .. muốn nó sống mãi trong cõi vô thường này. Mong thay!
<!>
Dòng Sông Tam Kỳ - Tạp bút của Trịnh Hoè

Trong đời tôi có hai dòng sông tôi có nhiều kỷ niệm nhất ở tuổi ấu thơ:
-Sông Trường Giang, và
-Sông Tam Kỳ
Phải nói sông Kỳ Phú tôi đã qua lại nhiều lần nhưng tôi lại không có
nhiều kỷ niệm bằng hai dòng sông trên.
Về Sông Tam Kỳ, nó gắn bó với trường mẹ Trần Cao Vân!
Mỗi tuần, khi trời không mưa trong giờ thể dục thể thao, Thầy Thìn ở Kỳ Hưng, dẫn đám đệ tử của Thầy vào sân banh trường Nguyễn Dục tập thể dục, điền kinh. Sau giờ học, mồ hôi nhễ nhại, đám học trò con trai chúng tôi vào sông Tam Kỳ bơi, thường là mùa nắng, nước cạn và trong lắm!
Nhứt qủi nhì ma, qủa không ngoa, tui xin kể vài câu chuyện để nhớ thửơ niên thiếu, học trò Trung Học Đệ Nhất cấp:


1. Chúng tôi bơi tắm, thỏa thích! Vì con trai hết ráo, nên tắm 100% "em ơi"!
Có 1 vài bạn chơi nghịch:
-Đang khi tắm bơi lên thượng nguồn, thả mìn trôi cho lũ nhóc ở hạ dòng lãnh đủ!
Khỏi cần nói, tuy là học trò ngoan ngoãn, hiền lành, cũng văn tục chưởi thề, chạy
lên bờ .. như chạy trốn Việt Cộng, khi thấy "mìn trôi" trên sông .. Tam Kỳ!
-Đang tắm nửa chừng lên bờ, dấu quần áo ở chỗ khác!
Ôi thôi bao nhiêu cảnh dỡ khóc dỡ cười! Cuối cùng thì cũng kiếm được quần áo,
gò lưng, đạp xe về sân trường TCV .. y phục đầy đủ!

2. Bẻ mía trộm!
Nhà thầy Thìn có vườn mía lớn. Tụi này biết Thầy còn đang dạy lớp khác ở sân Nguyễn Dục! Thế là tụi này 1 toán tổ chức "Thám sát viên", đi vào nhà, chào thưa cô, như là học trò ngoan. Giữ chân cô ở trong nhà, 1 toán khác, bẻ vài cây mía! Bỏ ba lô, thu dọn chiến trường nhanh lắm! Chẳng cần dao, tụi chúng tôi dùng răng .... tướt mía, và ăn ngon lành!
Kể lại đây .. chuyện gần 50 năm xưa, nửa thế kỷ chứ ít sao, nay trở về .. như mới hôm qua! Bạn bè bây giờ đứa còn đứa mất, trôi dạt khắp nơi! Thầy Cô bây giờ ai nấy đều cao tuổi hết!
Viết mà trông sao July 6, 7 đến mau để mau mau gặp lại Thầy Xưa, Bạn Cũ ở San Jose, Một Thung Lũng Hoa vàng của tiểu bang California!
Kỳ này, tôi đến với TCV với một người đã trên 60, nhưng tin chắc sẽ tìm lại những con tim của tuổi mười hai, mười tám!
Thấy dòng sông Tam Kỳ bây giờ, nhớ Trần Cao Vân năm nao chi lạ!


Còn Sông Trường Giang thì . . .
Nó chảy qua thôn Kim Đới hay Kim Đái, tức Đai vàng, xã Kỳ Anh, quê nội của tôi. Bên kia sông là thôn Tỉnh Thủy, quê ngoại của tôi. Như các anh chị thấy đó, hai bên bờ sông Trường Giang là máu mủ của tôi, nơi chôn nhau cắt rún của bên nội tôi, họ Trịnh, và bên ngoại tôi, họ Huỳnh hay Hoàng.
Hai làng Kim Đới và Tỉnh Thủy nối liền bởi cây cầu tre, lắt lẻo, mỗi trận lụt thế nào cũng có vài dày bị trôi và dân làng sửa lại. Nơi cao nhất của cây cầu này để ghe buồm qua lại. Nó không cao lắm, ghe phải hạ buồm, nhưng nó khá sâu! Nơi đây lũ nhóc chúng tôi gan dạ, từ trên cao nhảy xuống, diving. Chúng tôi tưởng mình đang thi thế vận hội!

Mùa hè nước cạn, những đoạn ngắn chúng tôi có thể bơi bên này qua bên kia sông. Có nhiều tay bơi giỏi, bơi 1 tay, tay kia cầm quần áo. Tôi chưa đến trình độ "siêu" như vậy!
Mùa đông nước sông dâng lên, sông rộng ra, và trời rét lạnh! Lũ nhóc, con trai tụi tôi, lại núm đuôi trâu, hay vịn lưng trâu, "qua sông"! Đúng là điếc không sợ súng!
Những lúc qua được bên kia sông, tụi tôi hãnh diện lắm, như mình đã chinh phục được 1 đại dương không bằng.
Nhưng đâu có biết:

"Qua sông mới đến được bờ
Bờ kia bên ấy bây giờ là đây"

"Bờ bên kia" dường như có nhiều bí ẩn, của qúa khứ, của tương lai!
Bờ bên này là hiện thực, của hiện tại, bây giờ!
Không phải lũ nhóc chúng tôi ở làng Kim Đới, bên ni bờ mà mơ qua "Bờ Bên Kia" đâu! Chính là những con trâu, mùa đông làng tôi ít cỏ, thấy cỏ bên kia bờ như xanh, tốt hơn, đi tìm ăn!
Thì ra trâu và người, có nhiều điểm giống nhau:
Tất cả người, động vật cũng vì sự sống, có khác nhau lý trí!

Người phàm lũ con nít tụi tôi ở làng Kim Đới làm sao quán triệt được giáo lý thâm sâu của đạo Phật, ý niệm của vĩnh hằng và khái niệm cuộc sống vô thường của con ngưòi trong phạm trù của thời gian, cho nên tụi tui cứ ở "Bờ bên ni", hiện tại, lại tiếc thương cho qúa khứ và mơ về tương lai (Bờ bên kia), như người Mỹ có câu:
(Grass is always greener on other side!")
Nhìn hình sông Tam Kỳ trong xanh, biết mình gìa đi. Thì ra vẫn là dòng sông Tam Kỳ, tôi vẩn là tôi, nhưng cái ông Triết gia Heraclitus người Hy Lạp, nói 1 câu thật chí lý: " No man ever steps in the same river twice, for it's not the same river and he's not the same man."

Đúng vậy "Không ai tắm ở một dòng sông hai lần", và tôi vẫn là tôi nhưng tôi không còn phải là tôi của những ngày bơi lội ở Trường Giang, ở Trần Cao Vân, tắm ở sông Tam Kỳ!
Nhưng tôi vẫn là tôi: Trịnh Hòe!
Lần nữa cảm ơn anh Võ Công Minh, đã đưa chúng ta về thăm lại Tam Kỳ, và thúc dục đàn chim Trần Cao Vân, Nữ Trung Học Quảng Tín trước 30/4/1975 bay về tụ họp ở Thung Lũng Hoa Vàng, San Jose, July 6,7, 2013!

Tình thân,
Trịnh Hoè

Không có nhận xét nào: