Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 7 tháng 2, 2022

8 cách để kiểm soát cơn nóng giận - Hoa Long

Người có thói quen tức giận sẽ gây mất cân bằng nội tiết, có tác động tiêu cực đến các cơ quan nội tạng trong cơ thể Bạn đã bao giờ nóng giận đến mức có cảm giác như thiêu đốt chưa? Mặc dù điều này rất hiếm khi xảy ra, nhưng có lẽ chúng ta đều đã ít nhất một lần trải qua cảm giác như vậy. Vậy, có bao giờ chúng ta tự hỏi rằng đâu là nguyên nhân cơ bản của vấn đề này? Nỗi giận có thể được xem là một điều hết sức tự nhiên. Nó là một cảm xúc bình thường. Tuy nhiên, nó có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu như chúng ta không biết cách kiểm soát, và để cho cơn nóng giận bộc lộ ra một cách thiếu lành mạnh và tiêu cực.
<!>
Ví dụ, khi cơn giận không được kiểm soát hoặc bị kìm nén, bạn có thể có những đợt bùng phát, mà khi đó bạn có thể đập phá đồ đạc, tài sản vật chất. Những lần khác, bạn sẽ hét to vào mặt người khác, mà những lời ấy và thái độ ấy không bao giờ có thể rút lại được. Và điều này cũng có thể dẫn đến các hệ lụy về sức khỏe thể chất và tinh thần, từ trầm cảm và lo lắng đến huyết áp cao hay các bệnh về tim mạch. Cuối cùng, bạn cũng có thể sẽ gặp khó khăn khi tập trung vào bất kỳ điều gì khác — cho dù bạn đang ở nhà hay cơ quan.

Rất may, có nhiều cách để kiềm chế cơn giận của bạn vào lần tới, khi bạn chú ý đến những điều dưới đây và cố gắng thực hành. Chúng có lợi cho sức khỏe tổng thể của bạn và giúp bạn duy trì tốt các mối quan hệ xung quanh.

Nhận biết các dấu hiệu cảnh báo
Để kiềm chế bản thân và quản lý cơn giận một cách hiệu quả, trước tiên bạn phải nhận ra những dấu hiệu cảnh báo về cơn giận dữ của bạn sắp trỗi dậy. Khi bạn làm vậy, bạn sẽ có thể tránh nổi giận, nếu không, bạn có thể sẽ tạo ra các tình huống căng thẳng liên quan đến gia đình, bạn bè hoặc đồng nghiệp.

Danh sách dưới đây tuy không phải là đầy đủ, nhưng chúng đang là các dấu hiệu cảnh báo phổ biến nhất, cần lưu ý bao gồm:

Trái tim của bạn bắt đầu đập mạnh
Hơi thở gấp gáp và ngắn
Cảm giác như mặt bạn đang đỏ bừng
Bạn đột nhiên cảm thấy nóng hoặc lạnh
Nghiến răng
Siết chặt hàm và nắm tay
Lo lắng hoặc vội vã
Đau ở cổ hoặc đầu
Cảm thấy căng thẳng ở cánh tay, lưng, cổ và vai
Khó chịu ở dạ dày
Đếm đến 10 và tập trung vào nhịp thở
Mặc dù đếm đến 10 có thể là một cách sáo rỗng, nhưng nó rất hiệu quả. Tại sao? Điều này làm gián đoạn phản ứng tức thời và cho phép bạn có một chút thời gian để suy nghĩ lại, nghĩ đến hậu quả ….trước khi phản xạ một cách tự nhiên hoặc phản hồi lại với đối phương hoặc điều đang xảy đến.

Bạn sẽ cảm thấy thư giãn và dễ kiểm soát hơn nếu bạn hít thở sâu và chậm. Sử dụng kỹ thuật này, bạn có thể phá vỡ chu kỳ tức giận và đả kích, khi mà bạn cảm thấy bản thân đang giống như một ngọn núi lửa sắp phun trào.

Áp dụng lối suy nghĩ rằng đối phương đã và đang làm tốt nhất có thể
Nhà tâm lý học Stuart Ablon nói với HBR: “Tất cả chúng ta đang cố gắng hết sức để xử lý những gì thế giới đang ném vào chúng ta, bằng những kỹ năng mà chúng ta có thể tiếp cận tại thời điểm đó. Không ai trong chúng ta muốn mất nó. Hãy tự nghĩ: “Người mà tôi đang tương tác không mang lại cho tôi những gì tôi muốn, nhưng người này đã và đang làm những gì tốt nhất mà anh/chị ấy có thể ngay lúc này”.

Ông nói thêm: “Nếu bạn có thể hiểu và thể hiện điều đó, bạn có thể kiểm soát cơn giận giữ và giúp điều chỉnh lại thái độ cũng như hoàn cảnh. Điều này cực kỳ dễ lây lan - giống như cách mà cha mẹ giữ được bình tĩnh thì có thể xoa dịu đứa trẻ đang khóc hay tức giận. Hoặc một giáo viên mẫu giáo với sự bình tĩnh cao độ có thể quản lý trật tự cả lớp”.

Ghi nhật ký về cảm giác tức giận của bạn
Có thể dễ dàng quản lý cơn tức giận hơn nhiều nếu bạn biết điều gì đang khiến bạn tức giận. Đôi khi mọi người cảm thấy cáu kỉnh chỉ vì họ bị căng thẳng, thiếu ngủ hoặc vì một lý do khác; thường xuyên hơn, cơn tức giận là do một nguyên nhân có thể xác định được. Nhật ký về cơn giận dữ sẽ giúp bạn hiểu được điều gì ẩn sau sự tức giận của bạn trong các trường hợp đã xảy ra.

Mô tả cảm xúc của bạn, nguyên nhân gây ra sự tức giận của bạn và bạn đã thực hiện những bước nào để giải quyết nó. Sau đó, khi bình tĩnh, hãy nghĩ về những suy nghĩ bạn đã có vào thời điểm đó và ghi lại những trải nghiệm này. Sau đó, bạn có thể suy ngẫm về chúng, để xem liệu có bất kỳ nguyên nhân rập khuôn nào không? hay hình thức tức giận nào không?


Từ tức giận nhìn ra bản tính của một con người.
Vận động cơ thể của bạn
Cảm giác tức giận thường mang lại cho bạn một nguồn năng lượng dồi dào. Tham gia vào hoạt động thể chất là một trong những cách tốt nhất để sử dụng năng lượng đó một cách hiệu quả. Vì vậy, lần sau khi bạn tức giận, hãy đi dạo hoặc tập thể dục.

Tập thể dục thường xuyên cũng giúp bạn giảm bớt căng thẳng. Lý do vì hoạt động thể chất có thể giúp làm giảm căng thẳng, đồng thời, giúp bạn quản lý sự thất vọng của mình tốt hơn.

Hơn nữa, tập thể dục là một cách đơn giản để bạn có thêm thời gian để giải tỏa tâm trí. Sau khi hoạt động thể chất, bạn có thể thường thấy rằng mình bình tĩnh hơn và hiểu rõ hơn về các vấn đề của mình sau đó.

Gắn bó với câu lệnh ‘Tôi- bản thân tôi’
Nhân viên Phòng khám Mayo khuyên rằng: “Để tránh chỉ trích hoặc đổ lỗi - điều có thể chỉ làm tăng sự căng thẳng - hãy sử dụng câu nói ‘Tôi’ để mô tả vấn đề. Mô tả vấn đề một cách chính xác và đầy sự tôn trọng. Ví dụ, hãy nói: “Tôi rất buồn vì bạn rời bàn ăn mà không giúp tôi dọn dẹp bát đĩa” thay cho câu nói: “Bạn không bao giờ làm bất kỳ công việc nhà nào””.

Sử dụng sự hài hước
Theo nhiều cách, "sự hài hước/ ngớ ngẩn" có thể giúp xoa dịu cơn thịnh nộ. Ví dụ, nó giúp bạn duy trì quan điểm. Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ lưu ý: “Khi bạn tức giận và gọi tên ai đó hoặc ám chỉ họ bằng một cụm từ tưởng tượng nào đó, hãy dừng lại và hình dung từ đó thực sự trông như thế nào”.

Hiệp họp cho biết thêm: “Nếu bạn đang làm việc và bạn nghĩ đồng nghiệp là một 'túi rác' hoặc 'dạng sống đơn bào', chẳng hạn, hãy hình dung một chiếc túi lớn chứa đầy bụi bẩn hoặc một con amip đang ngồi ở bàn làm việc của đồng nghiệp, con amip ấy biết nói chuyện trên điện thoại, biết đi họp. Khi một cái tên/ một nhân vật/ một hình dáng ngộ nghĩnh hoặc hài hước xuất hiện trong tâm trí bạn về một người khác, hãy làm điều này. Nếu bạn có thể, hãy vẽ một bức tranh về những gì thực tế có thể trông như thế nào, hãy vẽ/ tưởng tượng ra cảnh đó. Điều này sẽ giúp bạn giảm bớt cơn giận dữ và sự hài hước luôn có thể được dựa vào để giúp loại bỏ một tình huống căng thẳng”.

Biết khi nào nên dừng lại
Nếu bạn thấy mình đang trong một cuộc trò chuyện nóng nảy, đừng nói hoặc làm bất cứ điều gì mà bạn có thể hối tiếc sau này. Mỗi người trong chúng ta đôi khi đã thốt ra những lời gây tổn thương hoặc không thích hợp trong cơn thịnh nộ, và điều này có thể khiến mối quan hệ trở nên nghiêm trọng vĩnh viễn.

Hãy tỉnh thức! Nếu bạn không cẩn thận trong hành động hoặc lời nói, có thể có những ảnh hưởng và hệ lụy sâu rộng về sau. Đó là lý do cần phải biết khi nào nên dừng lại. Bạn vẫn có thể quay lại các cuộc trò chuyện đang dần nóng lên, sau khi mọi người đã bình tĩnh hơn. Và, nhất thiết là phải biết cân nhắc, và đặt độ ưu tiên cho các vấn đề. Đừng vì để giải quyết một vấn đề mà phải kết thúc một mối quan hệ.

Hoa Long

Không có nhận xét nào: