Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 7 tháng 4, 2021

Bản tin ngày Thứ tư 07 tháng 4 năm 2021 - Hà Trung Liêm

 Điểm qua ý kiến quốc tế về các chức lãnh đạo mới lên của VN?

BBC News

07/4/2021

https://drive.google.com/file/d/1BIMuQ3B1wRnZBl0SFm5yoFWuV4kzLo0c/view?usp=sharing

Các ý kiến nói nhân sự cấp cao nhất của Việt Nam vừa 'trình làng' là dấu hiệu phe Đảng Cộng sản lấn át phe chính phủ.

Hôm thứ Hai, Quốc hội Việt Nam đã chính thức bỏ phiếu bầu ông Phạm Minh Chính, một cựu lãnh đạo an ninh tình báo và Trưởng ban tổ chức Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam làm thủ tướng mới.

Giới quan sát từ bên ngoài nói ông Chính chưa có kinh nghiệm điều hành chính phủ.

<!>

Giang Sơn  - Việt Nam: Vì sao các cuộc tẩy chay của chúng ta thường không đi đến đâu?

Giải pháp bền vững hơn đòi hỏi kiến thức và trách nhiệm, và nó bắt nguồn từ chính mỗi người.

07/4/2021

https://drive.google.com/file/d/1VF6rDmmND7dPedxUFD5OKw-HXjON_rSQ/view?usp=sharing

H&M có lẽ là thương hiệu được nhắc đến nhiều nhất ở cả Trung Quốc và Việt Nam trong những ngày qua.

Được nhắc đến nhiều như vậy không phải là vì quần áo của hãng thời trang này đang trở thành “bestseller”. Ngược lại, họ đang là đối tượng của các cuộc tẩy chay.

Tuần vừa rồi, cư dân mạng Trung Quốc đã cùng kêu gọi tẩy chay H&M và một số công ty thời trang khác vì các doanh nghiệp này từ chối sử dụng bông Tân Cương. Nguồn bông từ Tân Cương có dấu hiệu của việc cưỡng bức lao động người Duy Ngô Nhĩ.

Gs. Trần Ngọc Ninh - Dân Tộc Là Gì

https://drive.google.com/file/d/1h8wOGv_omMTk_TJB7x3zjgZbL0OyMD5D/view?usp=sharing

Cho đến gần cuối Thế kỉ thứ Mười Chín, khi nước ta còn hoàn-toàn trong vòng ảnh-hưởng của Đế quốc Trung- Hoa, ta chỉ có một chữ DÂN.

Sự tấn-công tàn-bạo của các nước Tây-phương, cấu kết và liên minh với nhau để xâm nhập và nếu có thể, chiếm hữu miền Nam và Đông Asia, đã làm tan vỡ Đế quốc Chủ- nghĩa Á-Đông và đưa nước Việt-Nam vào vòng thuộc-quốc của nước Pháp.

Sự thức-tỉnh của sĩ-phu trong nước phải chờ đến khi tiếng vang của cuộc Chiến-tranh Nhật-Nga 1905 dội đến mới bắt đầu ở một vài người. Vua quan thì vẫn li-bì trong một giấc ngủ cả ngàn năm. Cả nước, ngày nay lớn gấp ba hay gấp mười lần đất-đai thời Âu-Lạc trước khi Triệu Đà đến chiếm đóng, và một số dân đông hơn có thể một ngàn lần, lại bắt đầu học lại làm những Lý Cầm, Lý Tiến mới để mưu đồ khôi phục lại núi sông đồng ruộng của mình. Với sự gia-tốc của lịch-sử nay bị vận động bởi những tư tưởng và ý-thức mới trong văn-minh cơ khí, thời-gian bị lệ thuộc đã rút ngắn từ một ngàn năm xuống chỉ còn một trăm năm, nhưng với cái giá phải trả là hơn ba triệu sinh-mạng và một sự phân- tán nhân-tâm như chưa bao giờ xẩy ra trong lịch-sử.

Nguyễn Minh Quang – Vài nhận xét về bài viết " bênh vực tội ác Thủy điện vân nam cũng là một tội ác".

5 tháng 4 năm 2021

https://drive.google.com/file/d/1LJWvnfsUVdVqVnqSjWILJylv77ePsLI4/view?usp=sharing

Phần giới thiệu

Vào ngày 4 tháng 4 năm 2021, trang Bauxite Việt Nam đăng tải một bài viết của tác giả Nguyễn Tuấn Khoa với tựa đề “Bênh vực tội ác thủy điện Vân Nam cũng là một tội ác” cùng với một bài khác với tựa đề “Khóc một dòng sông” mà tác giả đăng tải trên Facebook của mình vào ngày 2 tháng 4 năm 2020 [1].

Trong hai bài viết nầy, tác giả Nguyễn Tuấn Khoa đã dựa vào kết quả nghiên cứu của Eyes on Earth và phân tích của Stimson Center và những tác giả quen thuộc như nhà văn bác sĩ Ngô Thế Vinh để khẳng định rằng “… chính Trung Cộng là một trong các thủ phạm gây ra hạn mặn cho ĐBSCL (Đồng bằng sông Cửu Long)” và rằng “Trung Cộng khó mà tranh cãi nổi những bằng chứng thuyết phục nầy!”  Cuối cùng, tác giả Nguyễn Tuấn Khoa “kết án” những ai đã “… nói đại và nói bậy để bênh vực cho tội ác của thủy điện ở đầu nguồn Mekong trên đất Trung Hoa.  Bênh vực tội ác cũng là một tội ác!”

Lâm Lễ Trinh - Về Quyển Sách Tố Cộng ‘’LE LIVRE NOIR DU COMMUNISME’’

February 8, 2013 by Lê Thy

https://drive.google.com/file/d/1Ezt0UzjnjHqkUGLVcKjg_r6BZN7hE07W/view?usp=sharing

CUỘC TRANH LUẬN SÔI NỔI XUNG QUANH QUYỂN SÁCH TỐ CỘNG‘’LE LIVRE NOIR DU COMMUNISME’’ VỀ VIỆC ĐƯA CSVN RA TRƯỚC TÒA HÌNH SỰ QUỐC TẾ?

Tác phẩm ‘’Le Livre Noir du Communisme’’ (Hắc Thư về chủ nghĩa cộng sản), do Nhà Sách Robert Laffont, Paris, xuất bản cuối năm 1997, dày 846 trang, với sự cộng tác của 11 Thức Giả, đã đưa công tác nghiên cứu sử liệu Marxist vào hàng best sellers trên thế giới vì chỉ trong vòng hai năm, sách bán hết 200.000 cuốn. Sẽ thành công ngoài tưởng tượng này tại Pháp khuyến khích việc phổ biến toàn cầu, đặc biệt ở các xứ Ðông Âu. Sách được dịch ra mười sáu thứ tiếng và một ngày gần đây, thêm lối 15 ngoại ngữ khác. Cao điểm là Moscou lẫn Ðại Học Harvard (Hoa Kỳ) có hai ấn bản riêng. Theo báo Le Monde, tính cho đến tháng chín năm nay, tổng số 700.000 cuốn Hắc Thư được phát hành. Thành quả này làm cho Nhóm Tác Giả chủ trương, kết tụ xung quanh người cầm đầu Stéphane Courtois, ngẩn ngơ thích thú.

Trần Hữu Sơn – Hắc thư về chủ nghĩa Cộng Sản

https://drive.google.com/file/d/1Cn6eJroZR5C1TOyjhmHI-pFckGOqNYqF/view?usp=sharing

Tàn Sát, Khủng Bố, Đàn Áp

( Le livre noir du communisme s. dir Stéphane Courtois et al. )

– Lược dịch Fossion René và Trần Hữu Sơn – Trần Minh Tâm đánh máy.

Đây là công trình của Ông René Fossion và Ông Trần Hữu Sơn, những người quốc gia đã hy sinh thời giờ và công ăn việc làm của mình để đóng góp phần nào cho cuộc tranh đấu chung, khi dịch cuốn sách ‘’Le Livre noir du communisme’’, Xuất bản Robert Laffont 1997, của các Học Giả Stéphane Courtois, Nicolas Werth, Jean Louis Panné, Andrzej Packowski, Karel Bartosek, Jean-Louis Margolin tố cáo tội ác của công sản thế giới .

Ngoài ra Ông Trần Minh Tâm đã tận tình đánh máy trên 1000 trang. Ông René Fossion, Ông Trần Hữu Sơn, và ông Trần Minh Tâm không sống về nghề làm báo, hay viết văn. Ngày thì làm công hai bữa, tối về nhà cặm cụi làm việc dưới ánh đèn cô đơn.

Điểm tin thế giới ngày Thứ tư 7 tháng 4 năm 2021

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1oLaNz8tiXDmocowDnEiPWYoDyo51kLib/view?usp=sharing

Yếu tố chủng tộc trong cạnh tranh địa chính trị toàn cầu

Nguồn: Gideon Rachman, “Race is also a geopolitical issue”, Financial Times, 05/04/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

https://drive.google.com/file/d/1i1fLYS65_mUfb_SYWnxG7FckPSzY-8de/view?usp=sharing

Đặc quyền của người da trắng, phân biệt chủng tộc về mặt thể chế, thiên vị một cách vô thức, chính trị bản sắc – những thuật ngữ này đã trở những vấn đề thời sự trong các cuộc tranh luận chính trị ở Mỹ và Anh. Nhưng chủng tộc không chỉ là một vấn đề trong nước. Vào thời điểm mà quyền lực toàn cầu đang chuyển dịch, các tranh luận về công bằng chủng tộc cũng đang trở thành một phần của cuộc đấu tranh địa chính trị.

Nếu xếp hạng theo sức mua, các nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay theo thứ tự là Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Đức. Nhưng các thể chế chính trị quan trọng nhất của thế giới vẫn phản ánh cán cân quyền lực chính trị và kinh tế của năm 1945. Năm thành viên thường trực, có quyền phủ quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc là Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh và Pháp.

Wooyeal Paik và Jae Jeok Park -  QUAD tìm kiếm vai trò phi quân sự và phản ứng chiến lược từ Trung Quốc

Chủ nghĩa tiểu đa phương, đầu tư cơ sở hạ tầng và cân bằng khu vực

Wooyeal Paik và Jae Jeok Park là hai Giáo sư về Chính trị Quốc tế thuộc trường Đại học Yonsei và Hankuk của Hàn Quốc. Bài viết được đăng trên Tạp chí Trung Quốc Đương đại.

Bùi Tài Kiên lược dịch

Thứ tư, 07 Tháng 4 2021

https://drive.google.com/file/d/1IRLOMi1lGIfIvahRdZzjQm7zoJDyrtqB/view?usp=sharing

Không có nhận xét nào: