Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 28 tháng 4, 2021

NHỮNG CÂU CHUYỆN NGẮN THÁNG 4 DO DÂN SINH MEDIA THỰC HIỆN - Nam Phạm

 Bà Phan Thị Minh Yến, Bà Là Ai?

Từ một nữ sinh trường đầm kiêu sa, thành bà Tướng đầy uy quyền, rồi thế thời đổi thay thành thợ hớt tóc 30 năm dài để nuôi 4 người con nên người mang tên QUANG, MINH, CHÍNH, ĐẠI, đặt tên theo tâm niệm của người chồng chiến binh một đời anh dũng. Đó là Bà Phan Thị Minh Yến, phu nhân Tướng Lê Nguyên Vỹ, vị tướng tư lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh Quân Lực VNCH, một trong 5 vị tướng Miền Nam đã tuẫn tiết để nêu cao khí phách anh dũng và để gìn giữ danh dự của một quân đội vừa mới thua trận trong biến cố 30/4/1975.


<!>
LỜI CUỐI. 
Không phải nhân vật nào cũng viết hồi ký. Không phải ai cũng có lời cuối, nhưng trong biến cố 30/4/1975 có những lời cuối cần phải được lưu giữ và truyền đạt lại cho thế hệ mai sau. Trong suốt nhiều năm sau biến cố 30/4/1975, Tổng Thống Dương Văn Minh đã bị nhiều người dân Miền Nam, nhất là những sĩ quan bị lao tù trong các trại tập trung cải tạo của Cộng Sản oán hận, vì đã đầu hàng quân xâm lược Cộng Sản Bắc Việt vô điều kiện.Trong vài ngày cuối cùng của tháng 4/1975, hầu hết các nhà lãnh đạo cùng các viên chức chính phủ cao cấp cũng như hầu hết các tướng lãnh chỉ huy quân đội đều đã ra đi hoặc sắp sửa ra đi, riêng Đại Tướng Dương Văn Minh cùng một số nhân sĩ đồng chính kiến và có niềm tin vào khả năng hòa giải hòa hợp dân tộc của ông, đã ở lại nhận trách nhiệm lịch sử, trong 2 ngày phù du thì tan hàng.

Nếu, vâng chỉ là chữ nếu mà thôi, nếu Tướng Minh không tuyên bố đầu hàng thì chuyện gì sẽ xẩy ra? Tướng Minh có thể ra lệnh tử thủ Saigon, đánh lại quân Cộng Sản Bắc Việt không? Ai sẽ nghe lệnh của ông? Ai sẽ ở lại chiến đấu? Và con số thương vong sẽ ra sao khi xe tăng và đại pháo của quân Cộng Sản đều đang hướng nòng súng về Saigon sẵn sàng nhả đạn. Trong số những nhân vật thân cận của ông có Trung Tướng Vĩnh Lộc, được ông bổ nhiệm vào chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực vào tối 28/4. Dường như Tướng Vĩnh Lộc cũng tin rằng có thể hòa giải với Bắc Việt được, nhưng 24 giờ đồng hồ sau, thấy rõ mọi chuyện không như ông đã nghĩ, Trung Tướng Vĩnh Lộc cũng phải vội vàng chạy qua Hải Quân tìm tàu ra đi kịp lúc vào giờ phút cuối cùng của cuộc chiến.

Trong khi đó, sáng 29/4 Phó Đề Đốc Diệp Quang Thủy lên diện kiến Tổng Thống Minh. Phó Đề Đốc Thủy đề nghị với vị tân tổng thống điều gì? Tổng Thống Minh trả lời sao? Và có một chi tiết quan trọng giúp cho người nghe hiểu rõ tâm trạng của vị Tổng Thống 2 ngày như thế nào?



THẾ THỜI, THỜI PHẢI THẾ! 
Phải đến 40 năm dài trải qua nhiều bể dâu mới đánh giá được lòng người, trong một tình huống hiếm hoi: người bạn một thời, đối thủ một đời, người thì ở đỉnh cao nhất của quyền lực, người ở tận đáy vực sâu ngục tù.  Đó là câu chuyện tình bạn và tình đời giữa ông Ông Trần Ngọc Châu và Ông Nguyễn Văn Thiệu. 

Khi hình ảnh dân biểu Hạ Nghị Viện VNCH Trần Ngọc Châu lên mặt báo chí Saigon (khoảng năm 1970) với tội danh "theo Cộng Sản" thì cả Saigon bật ngửa ngạc nhiên. Cảnh sát đến bắt ông, ông phản đối, ông nói rằng cảnh sát đã vi phạm quyền hiến pháp, quyền bất khả xâm phạm của một vị dân biểu đại diện cho dân. Cảnh sát dường như có lệnh từ chính vị tổng thống đương quyền, vẫn quyết còng tay ông.Lệnh bắt giữ phán quyết rằng, đi theo Cộng Sản chống lại quốc gia là phản quốc, cho nên mọi quyền bất khả xâm phạm đều...vô hiệu. Giới phản kháng chuyện bắt bớ này cho rằng chính quyền của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã vu oan cho Dân Biểu Châu tội danh theo Cộng Sản, bắt giữ ông nhằm triệt hạ một đối thủ chính trị có tầm cỡ. 

Sự thật ra sao, cho đến giờ này tôi cũng chẳng rõ. Ông Châu không hề nói gì về chuyện đối lập chính trị Quốc-Cộng năm xưa mà chỉ xác nhận chuyện Tổng Thống Thiệu từng bỏ tù ông, và nhất là kể một chi tiết khiến tôi "bật ngửa" ra lần nữa. Ông Thiệu và Ông Châu là hai người bạn rất thân từ thuở cả hai ông đều là sĩ quan cấp úy ở chung đơn vị Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt từ thập niên 50s.Tại sao lúc đương thời quyền lực Tổng Thống Thiệu lại ra lệnh bắt giam Dân Biểu Trần Ngọc Châu bạn mình? Có phải ông Châu là một thành phần Cộng Sản thật sự? hay ông Châu là một đối thủ chính trị trở cờ theo chân Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, một tổ chức Cộng Sản bình phong muốn lật đổ chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, cần phải loại bỏ? Khi bắt giữ ông Châu, nếu ông Châu là thành phần Cộng Sản nguy hiểm như thế, tại sao Tổng Thống Thiệu không thủ tiêu dứt điểm luôn? Tổng Thống Thiệu giam giữ ông Châu ở đâu? đối xử với ông Châu như thế nào? 

40 năm sau kể lại, cựu dân biểu, cựu tù nhân Trần Ngọc Châu nói gì về người bạn thân năm xưa, cựu Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu? Xin được mời quý vị xem để có dịp nhận định thêm về một câu chuyện tình bạn xứng đáng được kể lại trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư, ly kỳ chẳng kém tình bạn Lưu Bình-Dương Lễ, nếu không nói là chuyện thật bao giờ cũng hay hơn.



NGÔN TỪ NGOẠI GIAO.
Ông đã có nhng li kết lun rt lch s ca mt nhà ngoi giao chuyên nghip nhưng vn hết sđanh thép ca mt người Vit Nam b đồng minh Hoa K bước. Ông đã có mt s so sánh ngn gn nhưng vđủ cho mi ngườđọc hiu ngay được s khác bit gia hai chế độ chính tr Bc Nam.

Không có nhận xét nào: