Hành tinh Xanh phải trả giá cho những tiến bộ mà loài người đạt được. Vậy bao giờ chúng ta mới tính tới chuyện bồi thường? Khi đào sâu xuống đất làm lộ thiên những thứ kim loại quý, những túi nhiên liệu hóa thạch hay một vỉa khoáng vật niên đại ngàn năm, chúng ta lại xé đi một trang sử Trái Đất. Từng thứ vật chất được lấy lên khỏi tầng sâu đều kể lại một quá khứ bi hùng của núi lửa nóng, kỷ băng hà lạnh, những vùng rừng nhiệt đới đẫm màu xanh hay những tương tác giữa Trái Đất và các thiên thể không tên tuổi. Mất hàng triệu năm để số vật chất quý mới lắng xuống, kết tinh thành khoáng vật nhưng chỉ bằng máy móc và chất nổ, ta gỡ bỏ quá khứ chỉ trong vài phút ngắn ngủi.
<!>
Kể từ ngày biết tới số của cải bất tận (?) nằm dưới lòng đất, trí tò mò và động lực phát triển xã hội đã thôi thúc con người đào sâu xuống thế giới bí ẩn. Không sai khi khẳng định việc khai khoáng làm nên thế giới hiện đại ta đang biết, nhưng ta không hay ảnh hưởng của khai khoáng tới thiên nhiên nặng nề mức nào. Có lẽ khi nhìn vào những vết sẹo mà Kỷ Nhân sinh để lại trên bề mặt Trái Đất, họa chăng ta sẽ bỏ chút thời giờ suy nghĩ về những món đồ mình có trong tay.
Từ những dòng chữ đang hiện trên màn hình tới những đường truyền dữ liệu vô hình đưa tín hiệu từ Trái Đất lên quỹ đạo, tất cả đều khả thi nhờ có những thứ kim loại quý mới thức dậy khỏi giấc ngủ ngàn năm. Đâu đó trên Trái Đất này, từng đợt chuông báo thức tại những khu mỏ vẫn tiếp tục triệu tập hàng dài công nhân, vác cuốc lên vai tiến vào mỏ sâu.
Dưới đây là những hình ảnh cho thấy cách thức ngành khai khoáng thay đổi bộ mặt Trái Đất như thế nào; có thể gọi đây là dấu vân tay mà nhân loại để lại cho hậu thế.
"Pegmatite Số 3" là một trong những hố khai khoáng lớn nhất trên thế giới, có tới 84 loại khoáng vật hiện hữu nơi đây.
Hồ Lục Bảo nằm tại tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc là một mỏ khai khoáng bị bỏ hoang.
Những thứ đến sau mỏ quặng là muối và nhiều khoáng chất khác đọng lại trong những hồ nước óng ánh xanh.
Sắt oxi-hóa đọng lại trong khu vực khai khoagns Rio Tinto của Tây Ban Nha.
Sắt hòa với nước khiến cảnh tượng hiện ra như bức tranh màu.
Khoáng chất sẽ chuyển màu đỏ khi gặp không khí, rồi sẫm màu lại khi gặp nước.
Mỏ Carajas tại Brazol, một trong những mỏ khai thác sắt lớn nhất Trái Đất.
Mỏ Hẻm núi Bingham, hay còn có tên gọi khác là Mỏ Đồng Kennecott như một dấu vân tay khổng lồ hằn lên bề mặt Trái Đất.
Mỏ vàng Los Filos tại Mexico.
Tại rừng Amazon thuộc địa phận Brazil, ta có khu trại đãi vàng Esperanca IV nằm gần nơi người bản xứ Menkragnoti sinh sống.
Cũng tại rừng Amazon nhưng ở Peru, một nhóm người chặt phá rừng để dựng lên mỏ vàng bất chính.
Hồ chứa phụ phẩm sau quá trình khai thác và tinh chế đồng tại Rancagua, Chi-lê.
Đồng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chính của Chi-lê.
Vùng đất khô cằn bao lấy một hồ chứa phụ phẩm khai khoáng.
Đường đi quanh co bó lấy khu mỏ đồng tại Chi-lê.
Khung cảnh gần ngôi làng Lyovikha có được màu cam là nhờ sự kết hợp của nước sông với hóa chất khai thác khoáng sản tại mỏ địa phương.
Mỏ Khrustalny, từng tạo ra tới 30% lượng thiếc cho Liên bang Xô-viết, nay đã bị bỏ hoang.
Mỏ than non Garzweiler tại Đức.
Than non hình thành từ quá trình nén cố kết than bùn một cách tự nhiên.
Mỏ than trải dài tới đường chân trời tại Ấn Độ.
Mỏ Eti Mine Works tại Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều lithium - thành phần tối quan trọng trong công nghệ pin hiện tại.
Nhu cầu sử dụng đồ điện tử còn tăng, thì nhu cầu lithium để chế tạo pin sẽ còn tăng nữa.
Mỏ Uranium Rossing tại Namibia là một trong những khu vực khai thác uranium lớn nhất thế giới.
Hồ nước còn sót lại tại khu mỏ magnesit bỏ hoang ở Hy Lạp.
Mỏ kim cương Mir của Nga với lớp tuyết dày.
Con cháu chúng ta, hay xa hơn là những nền văn minh theo sau nhân loại, sẽ suy ra điều gì khi khám phá những "dấu vân tay" này?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét