Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2020

PHÁP QUYỀN TẠI HOA KỲ - Nhã Duy

 Với vài chục vụ kiện thất bạikể từ sau ngày bầu cử cho đến nay, các luật sư của TT Donald Trump chắc chắncũng biết rất rõ ràng là các đơn kiện tại tòa tiểu bang và liên bang sẽ lại bịbác bỏ. Nhưng việc kiện tụng này sẽ còn tiếpdiễn bởi chúng giúp Donald Trump thu về một khoản lợi tài chính khổng lồ quacác vận động quyên góp từ những người ủng hộ, theo báo cáo đã ngoài 200 triệuđô la cho đến nay. Tuy nhiên, với người ủng hộTrump, đặc biệt trong cộng đồng Việt thì không ít người đã hay vẫn còn tin rằngTối Cao Pháp Viện (TCPV) sẽ là chiếc bùa hộ mệnh cuối cùng có thể giúp hay bảovệ Donald Trump đảo ngược kết quả bầu cử. Hay đúng hơn là có thể đảo ngược hiếnpháp, hệ thống pháp quyền và nền dân chủ lâu đời của Hoa Kỳ.  Có phải nhưvậy không?  

<!>

Khi các sắc lịnh, đơn kiện củamình bị bác bỏ, Donald Trump và người ủng hộ vẫn thường bảo vì "thẩm pháncủa Obama". 

Chánh Án TCPV John Robertshồi tháng Sáu năm nay đã nhắc lại điều căn bản trong hệ thống pháp quyền Hoa Kỳrằng: "Chúng ta không có các thẩm phán của Obama, của Trump, củaBush hay Clinton. Chúng ta chỉ có một nhóm thẩm phán danh giá đầy tận tâm đanglàm hết sức mình để giữ quyền bình đẳng cho những ai ra trước án đường".  

Hồi tuần trước, tòa thượngthẩm liên bang số ba với nhóm thẩm phán được các tổng thống Cộng Hòa và chínhTrump bổ nhiệm bác đơn kiệntừ nhóm luật sư của Trump đã tái xác nhận lờicủa thẩm phán Roberts và cho thấy hệ thống pháp quyền Hoa Kỳ hoạt động ra sao. 

Hệ thống toà án tại Hoa Kỳkhá phức tạp, bao gồm các tòa liên bang và tòa tiểu bang. Chúng độc lập và hoạtđộng song song với vai trò và chức năng khác nhau khi hầu hết các vụ phân xử làđược diễn ra tại toà tiểu bang, chỉ các vụ ánliên quan luật liên bang, hiến pháp hay vấn đề tranh chấp giữa các tiểu bang,quốc tế mới dẫn đến việc phân xử tại toà liên bang hay TCPV. 

 Cả hai hệ thống đều có nhữngcăn bản chung là dựa trên nền tảng hiến pháp và luật pháp Hoa Kỳ. Về mặt hànhchính thì cả hai có cùng cấu trúc kim tự tháp với các tòa sơ thẩm, phúc thẩm vàtòa tối cao, mà với tòa liên bang là Tối Cao Pháp Viện. Về mặt thủ tục thì cảhai hệ thống đều phân xử các vụ án qua tranh tụng dựa theo quan niệm rằng, sựthật sẽ có nhiều khả năng được phơi bày khi tạo cơ hội cho cả hai bên được quyềnđưa ra những lý lẽ của mình trước một bồi thẩm đoàn hay các thẩm phán công tâm,phán xét dựa trên chứng cứ rõ ràng.  

Một yếu tố quan trọng kháctrong hệ thống pháp quyền Hoa Kỳ là thông luật hay luật do quan tòa xác lậpqua các phán quyết của các tòa cấp cao sẽ tạo ra nền tảng pháp lý cho các vụ kiện tương tự về sau. Điều này khác với hệ thốngluật pháp của đa số các quốc gia khác, chỉ xét xử dựa theo những bộ luật đã đượcsoạn sẳn. 

Tòa án Liên bang Hoa Kỳ là mộthệ thống hợp nhất được phân chia theo địa lý và hành chính tư pháp, bao gồm mộtsố tòa chuyên biệt, 94 Tòa Sơ Thẩm khu vực (US District Court), 13 toà PhúcThẩm vùng (US Court of Appeals) và cao nhất là Tối Cao Pháp Viện (SupremeCourt). Bất cứ tòa nào cũng có thẩm quyền tuyên bố sắc lịnh, luật lệ hay hành độngcủa tổng thống và cơ quan hành pháp, lập pháp là hợp hiến hay vi hiến.  

Các tòa Sơ Thẩm là những tòaán sơ khởi để xử các vụ án trong khu vực tài phán mình phụ trách, với số thẩmphán tùy thuộc vào diện tích và dân số của mỗi tiểu bang. Tòa Phúc Thẩm lànhững tòa trung gian, nơi phần lớn các vụ án được giải quyết tại đây nếu cácbên không đồng ý với phán quyết của tòa Sơ Thẩm.  

Phiên tòa phúc thẩm sẽ do bathẩm phán được chọn lựa ngẫu nhiên, xét xử và đưa ra chung thẩm, dựa trên cácvăn bản biện hộ hay tranh luận, bằng chứng nơi công đường. Phán quyết cuối cùngnày dựa trên quan điểm đa số của nhóm thẩm phán, tức hai trong ba người đồng ývới nhau. Thẩm phán không đồng ý với phán quyết đa số có thể đưa ra quan điểm củamình về vụ án để giải thích tại sao có sự khác biệt, tuy nhiên không có giá trịpháp lý trong vụ xét xử.  

Nếu bên thua không đồng ývới phán quyết này thì có thể khiếu nại lên đến Tối Cao Pháp Viện, bao gồm chínthẩm phán để được phân xử và có phán quyết cuối cùng. Thông thường chỉ có một tỉlệ rất nhỏ các vụ án là có thể được Tối Cao Pháp Viện chấp thuận sẽ phân xử. Tương tự như tòa phúc thẩm, chung thẩm  dựa theosự đồng thuận đa số, tức năm thẩm phán có cùng quan điểm trở lên.  

Các thẩm phán liên bang dotổng thống đương nhiệm bổ nhiệm và được Thượng Viện chuẩn thuận. Họ thường lànhững thẩm phán cấp thấp, công tố viên, luật sư thâm niên trong hệ thống tưpháp liên bang, tiểu bang cùng các cấp địa phương hay cũng có thể là những luậtsư, giáo sư luật uy tín, am hiểu luật pháp. Nếukhông bị bãi nhiệm vì đạo đức chức nghiệp hay hình tội, công việc của một thẩmphán liên bang là trọn đời. 

 Một khi đã được bổ nhiệm, các tổng thống không còn thẩmquyền nào với các thẩm phán liên bang nhưng ngược lại, các thẩm phán lại có quyền bác bỏ các luật, sắc lịnh,hành động của Tổng thống và Quốc Hội nếu chúng bị xem là vi hiến như nói trên. 

Cho dù diễn giải luật phápvà hiến pháp trên quan điểm cấp tiến hay bảo thủ, các thẩm phán đặt sự công tâm, tính chuyên nghiệp và phiđảng phái như là phẩm cách và tuyên hứa trọn đời của họ nhằm bảo đảm tính độc lậpvà trung lập của tòa án.

Tòa án sẽ là nơiđể bảo vệ công lý cùng sự thật, không phải nơi hay công cụ bảo vệ lãnh tụ,chính phủ và trấn áp người dân.  

Khi hiểu cách tổ chức và vậnhành của hệ thống pháp quyền Hoa Kỳ như vừa trình bày thì quay trở lại cùng cácvụ kiện của nhóm luật sư tổng thống Donald Trump, người ta có thể thấy rằng, một khi các vụ kiện này bị các tòa án liên bang bác đơnngay từ đầu thì không thể nào có cơ hội lên được đến Tối Cao Pháp Viện. 

 Bất kể nhữnggì đang xảy ra, một điều mà người dân Mỹ vẫn luôn đặt niềm tin là, hiến pháp Hoa Kỳ không phải đượctạo lập cho những lãnh tụ và thể chế độc tài mà nó được thiết lập và duytrì để phục vụ lợi ích người dân và quốc gia. 

 Nhã Duy

Không có nhận xét nào: