Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 20 tháng 12, 2020

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Y Vân – 60 năm cuộc đời - Nhạcxưa.vn

 Vào ngày 28-11-1992, nhạc sĩ Y Vân, tác giả của những ca khúc nổi tiếng Lòng Mẹ, 60 Năm Cuộc Đời, Sài Gòn, Ảo Ảnh… trút hơi thở cuối cùng. Đúng như nội dung ca khúc “60 Năm Cuộc Đời” được ông viết theo phong cách rock ‘n roll: “Em ơi có bao nhiêu. Sáu mươi năm cuộc đời…”, nhạc sĩ Y Vân sống tròm 60 năm như đó là định mệnh được báo trước (sinh năm 1933).
<!>

   Nhạc sĩ Y Vân tên thật là Trần Tấn Hậu, sinh năm 1933 tại Hà Nội (quê gốc ở Thanh Hóa). Thuở niên thiếu, Trần Tấn Hậu từng theo học nhạc với Giáo sư – nhạc sĩ Tạ Phước và cũng đã tập tành sáng tác từ rất sớm nhưng không mấy thành công. Mồ côi cha, nhà nghèo, mấy mẹ con dắt díu nhau nương náu trong một túp lều xiêu vẹo ở ngõ chợ Khâm Thiên. Chính vì thế, Trần Tấn Hậu rất thương mẹ và các em.

Nhạc sĩ Y Vân (đứng) 

   Chàng nhạc sĩ nghèo phải đi dạy đàn để nuôi gia đình. Có một người bạn thân giới thiệu anh đến dạy đàn cho một tiểu thư khuê các – nàng tên là Tường Vân. Rồi giữa họ hé nở một mối tình đằm thắm. Nhưng… tình đầu tan vỡ cũng là lẽ thường, huống chi chàng chỉ là anh “Trương Chi” si tình khốn khổ, còn nàng lại là một “Mỵ Nương” danh gia vọng tộc. Không thành duyên nhưng… thành danh, một loạt các ca khúc của tác giả Y Vân (có nghĩa là Yêu Vân) ra đời như: Đò Nghèo, Ảo Ảnh, Nhạt Nắng... với phong cách tha thiết, trữ tình rất được công chúng yêu thích. Không chỉ có vậy, sáng tác của Y Vân còn rất đa dạng: vui tươi, sôi động với Sài Gòn, 20-40, Anh Về Thủ Đô, lung linh, sang trọng với Tiếng Trống Cao Nguyên, Những  Bước Chân Âm Thầm (thơ Kim Tuấn) và nhất là ca khúc Lòng Mẹ êm ái đầy xúc cảm…

Có thông tin ghi rằng bài hát Lòng Mẹ được viết năm 1952. Tuy nhiên theo nhạc sĩ Y Vũ, em trai của nhạc sĩ Y Văn, năm 1952 nhà ông còn ở Hà Nội, đến năm 1954 mới di cư vào miền Nam sinh sống và sáng tác bài Lòng mẹ năm 1957. 

Nhạc sĩ Y Vũ kể lại: “Cuối thập niên 1950, anh Y Vân là nhạc công chơi cho các nhà hàng ở Sài Gòn. Hằng đêm, mẹ ở nhà giặt quần áo ở máy nước công cộng, có lần giặt đến 2 giờ sáng thì bị cảnh sát đến nhắc nhở vì quá giờ giới nghiêm. Đến sáng, anh tôi về nhà, biết chuyện đã khóc và viết ra Lòng Mẹ

   Câu hát tha thiết: Lòng mẹ thương con như vầng trăng tròn mùa thu. Tình mẹ yêu mến như làn gió đùa mặt hồ. Lời ru man mác êm như sáo diều dật dờ. Nắng mưa sớm chiều vui cùng tiếng hát trẻ thơ… Thương con thao thức bao đêm dài, con đà yên giấc, mẹ hiền vui sướng biết bao. Thương con khuya sớm bao tháng ngày, lặn lội gieo neo, mái tóc trót đành đẫm sương…”. Viết xong, anh hát cho mẹ nghe và bà đã khóc”.

Hai anh em Y Vân, Y Vũ năm 1992, một năm trước khi ông qua đời.

   Thời điểm sau năm 1954, khi Y Vân di cư vào Nam, ông đã tiếp tục sáng tác, chơi nhạc, hòa âm và dạy nhạc, viết sách dạy nhạc và đàn guitar. Y Vân cũng là 1 trong 3 nhạc sĩ hòa âm nhiều ca khúc trước năm 75 nhất, bên cạnh nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi và Văn Phụng.

   Ngoài tân nhạc, Y Vân còn tâm huyết với dân nhạc, tiêu biểu là Dân Ca Ba Miền. Đó là tên của công trình nghệ thuật được nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông phác thảo và Y Vân sưu tầm tài liệu với các công việc: sưu tầm bài hát, tài liệu, nhạc khí cổ, tuyển chọn ca sĩ, ca nương theo đúng mẫu xưa phù hợp với phong cách từng địa phương. 

   Dự án bao gồm 20 tiết mục chia đều cho ba miền và đã được phát hành trong nước trong băng/đĩa Continental 6. Ngoài ra, còn phát hành ấn bản tiếng Anh với tên gọi Vietnamese Traditional Songs để tặng tòa đại sứ các nước và các cơ quan văn hóa Việt Nam ở nước ngoài. Tác phẩm này gây tiếng vang lớn và được tổ chức UNESCO khích lệ, hỗ trợ chuyên gia giúp củng cố hồ sơ di sản văn hóa thế giới. Hồ sơ hoàn thành năm 1974, được Bộ Ngoại giao cùng Bộ Thông tin xét duyệt và sẽ chính thức gửi cho UNESCO vào đầu năm 1975. Tuy nhiên vì biến cố 1975 nên cuối cùng không thể thực hiện được.

Một ca khúc tiêu biểu khác gắn liền với tên tuổi của nhạc sĩ Y Vân là “Sài Gòn” (nhiều nơi ghi sai tên bài hát là Sài Gòn Đẹp Lắm). Ca khúc này đã từng được 1 ca sĩ Singapore là Trương Tiểu Anh hát bằng tiếng Hoa.

Nhà báo Thụy Kha đã viết về “Sài Gòn đẹp lắm” như sau:

   “Ở Sài Gòn trước năm 75, cũng có nhiều nhạc sĩ viết ca ngợi “Hòn ngọc Viễn Đông” này nhưng phải tới khi Y Vân “xuất chưởng” bằng “Sài Gòn” với tiết điệu cha cha cha thì Sài Gòn mới thực sự có “Sài Gòn ca” của chính mình: “Dừng chân trên bến khi chiều nắng chưa phai. Đường xa thấp thoáng muôn tà áo tung bay. Nếp sống vui tươi nối chân nhau đến nơi này. Sài Gòn đẹp lắm! Sài Gòn ơi! Sài Gòn ơi!”

Không có mô tả nào về Sài Gòn lại “rất Sài Gòn” như “Sài Gòn” của Y Vân. Nhất là với một chuyển đoạn thực sự trẻ trung, sôi động: “Lá la la lá la. Lá la la lá la. Tiếng cười cùng gió chan hòa niềm vui say sưa. Lá la la lá la. Lá la la lá la. Ôi đời đẹp quá, đẹp quá, tràn bao ý thơ”. (Trích báo Người Lao Động)


 


 

Tuy nhiên ca khúc được xem là gắn bó định mệnh với nhạc sĩ Y Vân chính là ca khúc “60 Năm Cuộc Đời”. Khi ở thời điểm sung sức nhất của cuộc đời, ông viết:

Em ơi có bao nhiêu
60 năm cuộc đời
20 năm đầu
Sung sướng không bao lâu

20 năm sau
Sầu vương cao vời vợi
20 năm cuối là bao…

Ơ là thế, đời sống không là bao
Ơ là bao, đời không lâu là thế…

Gần 40 năm sau đó, ông đã qua đời khi vừa tròn 60 tuổi, như một định mệnh nghiệt ngã.

src="https://www.youtube.com/embed/iO4B6S3UcmQ" style="border-style: initial; border-width: 0px; bottom: 0px; box-sizing: inherit; height: 410.625px; left: 0px; position: absolute; text-align: justify; top: 0px; width: 730px;">
 Nhạc sĩ Y Vân được xem là một nhạc sĩ đa tài, và ông làm việc rất nhiều, kể cả ở những năm gần cuối đời nhằm đảm bảo cho gia đình có được một cuộc sống ổn định. Bà Minh Lâm, vợ cố nhạc sĩ Y Vân tâm sự:

“Nhiều người thêu dệt Y Vân thành một con người đa tình, trăng hoa. Là vợ chồng, mấy mươi năm đầu gối tay ấp nên tôi rất hiểu nhà tôi. Anh ấy là một người đàng hoàng, có gì cũng thật thà kể với vợ (kể cả những việc sâu kín như trường hợp lấy nghệ danh Y Vân). Anh ấy rất có hiếu với mẹ và thương yêu vợ con. Thời gian sau năm 1975, Y Vân tham gia Đoàn ca nhạc Hương Miền Nam, rồi nhận viết nhạc cho nhiều nguồn: phối nhạc cho Saigon Audio, viết nhạc phim, nhạc nền cho sân khấu…

Vợ chồng nhạc sĩ Y Vân

   Anh làm việc cật lực bất kể ngày đêm. Ban trưa, nhìn anh xoay trần viết nhạc dưới mái tôn thấp nóng hầm hập, thấy thương vô cùng. Trời thương, nên giai đoạn đó anh được “đặt hàng” dồn dập, có thể nói là “ăn nên, làm ra”, nhờ đó mà gia đình chúng tôi xây lại được căn nhà tạm gọi là ngăn nắp, nhưng anh làm ra cho mẹ con chúng tôi hưởng, bởi chỉ một năm sau thì anh mất (28/11/1992). Dạo ấy, đứng trước quan tài của anh đang được quàn tại Hội Âm nhạc TP HCM, mẹ chồng tôi không hề khóc một tiếng. Có lẽ tất cả nước mắt để khóc thương con, bà cụ đã âm thầm nuốt ngược vào trong. Chúng tôi nghe bà cụ nói: “Người đời thường bảo: Con “đi” trước mẹ là bất hiếu, nhưng mẹ chẳng trách con đâu bởi con đã làm tròn chữ hiếu ngay từ lúc viết xong bài Lòng Mẹ…”

Sau khi nhạc sĩ Y Vân mất thì chưa đầy một năm sau, mẹ của ông cũng qua đời.

nhacxua.vn tổng hợp và biên soạn



Không có nhận xét nào: