Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 21 tháng 8, 2017

Người miền Tây tất bật đón lũ về mưu sinh mùa nước nổi - Thanh Niên Online

Nước đã trắng đồng ở huyện Tân Hưng, tỉnh Long An. /// Hoàng Phương

Những ngày này, đi dọc theo quốc lộ 62 từ TP.Tân An về Đồng Tháp Mười, qua khỏi TT.Tân Thạnh, tới H.Mộc Hóa rồi TX.Kiến Tường đã thấy rất nhiều mái che nhỏ, tạm bợ ven đường bày bán các loại sản vật của mùa nước nổi. Từ cá rô, cá lóc, chuột đồng, ốc bươu, rắn, chim, bông điên điển, bông súng, hẹ nước, ngó sen, hạt sen... được bán từng kg, từng bó.
Người miền Tây tất bật đón lũ về mưu sinh mùa nước nổi - ảnh 4
Anh Tâm, chủ một sạp nhỏ ở ấp 3, xã Tân Lập (H.Mộc Hóa) cho biết: “Vì mới đầu mùa lũ nên sản vật chưa nhiều, giá còn hơi cao. Bông điên điển giá 45.000 đồng/kg, bông súng 10.000 đồng 3 bó, hẹ nước 30.000 đồng/1kg, hạt sen 35.000 đồng/kg, cá lóc đồng 80.000 đồng/kg. Riêng ốc bươu được thương lái từ Campuchia đem sang bỏ mối, giá bán 30.000 đồng/1kg”.
Người miền Tây tất bật đón lũ về mưu sinh mùa nước nổi - ảnh 6

Cũng mưu sinh nhờ mùa nước lũ nhưng chị Nguyễn Thị Hồng Sang (ở ấp 5, xã Tân Lập, H.Mộc Hóa) kiếm tiền bằng cách khác, đơn giản hơn. “Nước vừa lên ít bữa thì ngoài ruộng có hẹ. Mỗi ngày tôi dành vài tiếng đồng hồ ra ruộng nhổ được chừng 10 kg, bán kiếm được vài trăm ngàn đồng cũng đỡ lắm. Những người khác thì đi nhổ hẹ thuê cho chủ ruộng với giá 6.000 đồng một kg”, chị Sang nói.
Người miền Tây tất bật đón lũ về mưu sinh mùa nước nổi - ảnh 7
Thấy hàng xóm đang nói chuyện, tưởng là cán bộ ngân hàng tới… xác minh để cho vay tiền, bà Nguyễn Thị Năm (60 tuổi) chạy ra… than: “Nhà tui không ruộng vườn. Chủ yếu ai kêu gì làm nấy. Năm nào tui cũng đi nhổ hẹ mướn kiếm bộn tiền. Nhưng hổm rày ông nhà tui bị bệnh, tui phải ở nhà để chăm sóc nên kêu thằng con làm mướn từ Sài Gòn về. Mỗi ngày nó nhổ được 50 kg hẹ, kiếm được 300.000 đồng”.
Trong khi đó thì nhiều người trồng sen ở vùng Đồng Tháp Mười lại không vui vì giá sen đang rẻ bèo. Có người bỏ luôn, chẳng thèm thu hoạch, để khỏi tốn tiền mướn nhân công. Anh Nguyễn Ngọc Phúc (nhà ở ấp 5, xã Tân Lập) kể: “Gia đình tôi trồng được 2 ha sen, mỗi ha chi phí đầu tư chừng 10 triệu đồng. Sen trồng khoảng 3 tháng thì thu hoạch. Trồng sen có thể bán bông cho người ta mua về chưng, bán gương sen, hạt sen khô và cả ngó sen nữa”.


Người miền Tây tất bật đón lũ về mưu sinh mùa nước nổi - ảnh 9
Người miền Tây tất bật đón lũ về mưu sinh mùa nước nổi - ảnh 10
Nhưng theo anh Phúc thì mấy mùa trước sen bán có giá: “Mỗi năm tôi trồng 2 vụ lúa và 1 vụ sen. Nếu sen trúng mùa, thu nhập gấp đôi, gấp ba lần so với trồng lúa mà lại không thấp thỏm vì sợ nước lũ về sớm. Nhưng mùa sen này giá rẻ quá, thu hoạch gần hết vụ rồi mà chưa lấy lại được vốn bỏ ra. Hiện giá gương sen chỉ còn từ 4.000-6.000 đồng/kg, trong khi trước đây giá từ 20.000 đến 30.000 đồng/kg. Giá rẻ lại không có người mua nên phải để khô. Sen khô, hạt dễ rớt ra nên hao hụt nhiều, giá bán cũng không cao”.
Người miền Tây tất bật đón lũ về mưu sinh mùa nước nổi - ảnh 11
Người miền Tây tất bật đón lũ về mưu sinh mùa nước nổi - ảnh 12
Ruộng sen này đã quá già nhưng giá rẻ, không bán được.ẢNH: HOÀNG PHƯƠNG
Trong khi có người chấp nhận lỗ, kêu bán ruộng sen vì thấy nước lũ đã về, sen khó bán, giá lại rẻ, thì anh Kiều Tấn Phát ở ấp 5, xã Tân Lập, cho biết vừa đánh liều mua lại 2 ha sen đang trổ bông với giá 10 triệu đồng “để cầu may”.
Hoàng Phương

Không có nhận xét nào: