Vào ngày 20 tháng 12 năm 2014 anh Lưu Văn Kiến (Wenjian Liu) cùng với một đồng đội của anh là Rafael Ramos, thuộc lực lượng Cảnh Sát New York, đã bị bắn chết trong vụ phục kích một chiếc xe tuần cảnh.
<!>
Tại tang lễ của anh được cử hành vào đầu tháng Giêng năm sau, qua dòng lệ nghẹn ngào, cô Trần Bùi Hạ (Pei Xia Chen), người vợ góa bụa của anh, mô tả chồng mình là một anh hùng và là người bạn tốt nhất; cô nói, với anh, cha mẹ là “mọi thứ”.
Qua bản điếu văn ngắn, cô Trần, 32 tuổi, nói rằng, mặc dù chồng cô đã ra đi quá sớm, nhưng cô luôn tin rằng anh vẫn tiếp tục sống với mọi người.
Cô Trần ôm di ảnh của chồng tại tang lễ của chồng được cử hành tại Brooklyn vào ngày 4 tháng 2, 2014. (ảnh Jewel Samad/AFP/Getty Images)
Hôm Thứ 3 vừa qua (27/7), tức là hơn 2 năm rưỡi sau khi chồng chết, cô Trần đã lâm bồn đứa con gái của họ, được đặt tên là Angelina, tại Bệnh viện New York-Presbyterian Hospital.
Angelina với chiếc mũ của Cảnh Sát New York.
Sở Cảnh Sát Nữu Ước (New York City Police Department) nói rằng, để được mãi mãi sống bên nhau, vào đêm anh Lưu bị giết, cô Trần đã xin giữ tinh trùng của anh, với hy vọng một ngày nào đó cô sẽ sanh con, hầu giữ vẹn lời thề “mãi mãi yêu anh”.
Bà Lý Tiểu Yến (Xiu Yan Li), mẹ của anh Lưu, nói rằng, trong suốt gần 3 năm qua, họ đã sống trong đau khổ, nhưng việc bé Angelina chào đời là một tin vui nhất mà họ nhận được. Cô Trần, còn có tên Mỹ là Sanny, nói rằng, cô từng ước mơ có một đứa con gái. Cô nói với bạn cô rằng, cô sẽ có một bé gái; nhưng người bạn không tin vì Sanny chưa kiểm tra siêu âm (sonogram); nhưng Sanny nói cô tin tưởng giấc mơ của cô sẽ thành hiện thực.
Cô Trần mới thành hôn với anh Lưu thì anh bị bắn chết tại Bedford-Stuyvesant bởi hung thủ Ismaaiyl Brinsley, kẻ gây án xong rồi tự sát.
Hàng ngàn người đã tham dự tang lễ của anh Trần, người được tin là cảnh sát Mỹ gốc Á Châu đầu tiên bị bắn chết trong lúc thi hành công vụ.
Tại tang lễ, ông Lưu Vi Đường cho biết, mỗi ngày, sau khi xong việc, con công thường gọi điện báo tin là anh bình yên như “Bố ơi, con đang trên đường về nhà, bố đừng lo gì cả”.
Qua tiếng Trung Hoa, ông nói:
- Hôm nay là ngày buồn nhất trong đời tôi, vì đứa con trai duy nhất của tôi đã bỏ ra đi.
Những đồng đội nghẹn ngào thương tiếc. (ảnh John Minchillo/AP)
Anh Lưu, được những đồng đội gọi với tên thân mật là Joe, từ Trung Hoa đến Mỹ vào năm 1994 khi anh được 12 tuổi.
Hôm Thứ Ba, bố mẹ của cô Lưu đã đến thăm con dâu và cháu nội của mình, người mà họ nghĩ là không thể nào hoài thai được với người con trai quá cố của họ.
Cô Trần cũng không hề nói với gia đình chồng là cô tìm cách thụ thai nhân tạo, cho đến khi cô thực sự mang thai. Cô Susan Zhuang, một người bạn của gia đình, nói với các phóng viên Newday rằng, bạn của cô không muốn làm mọi người thất vọng, nếu việc thụ thai của cô bị thất bại.
Ông bà nội bé cháu gái Angelina.
Bà Lưu nói với New York Daily News rằng bé Angelina giống cô Trần; nhưng cặp mắt và cái trán thì giống hệt con trai của bà; bà nói bây giờ bà có thể nhìn thấy con trai của mình qua bé Angelina.
Bà cho biết gia đình sẽ mang Angelina đến thăm mộ cha khi bé được đầy tháng; và bà sẽ nói với con mình là anh đã có con gái.
Còn cô Trần nói cô đã giữ được lời thề “mãi mãi yêu anh”.
Navarre,
Thukỳ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét