Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 15 tháng 8, 2022

TIN THẾ GIỚI CẬP NHẬT : 15/08/2022


Bất chấp căng thẳng Mỹ-Trung, một phái đoàn nghị sĩ Hoa Kỳ công du Đài Loan - Một nhóm dân biểu Mỹ đến Đài Loan, ngày 14/08/2022. © Taiwan Ministry of Foreign Affairs via AP - Phan Minh -  Mười ngày sau chuyến thăm Đài Loan của chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi, hôm qua 14/08/2022, một phái đoàn nghị sĩ Mỹ, bao gồm một thượng nghị sĩ và bốn dân biểu Hạ Viện, thuộc hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa đã đến Đài Bắc để thảo luận quan hệ song phương. Chuyến thăm của các dân biểu Mỹ có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc.
<!>
Từ New York, thông tín viên Loubna Anaki cho biết thêm chi tiết :

Đối với Bắc Kinh, chuyến thăm mới này của một phái đoàn gồm các dân biểu Mỹ tới Đài Bắc là điều không thể chấp nhận được. Nhà chức trách Trung Quốc tuyên bố: "Các chính trị gia Mỹ nên ngừng đùa với lửa trong vấn đề Đài Loan". 10 ngày sau chuyến thăm Đài Loan của chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi, Trung Quốc vẫn chưa nguôi giận.

Hôm qua, nhà chức trách Đài Loan khẳng định có ít nhất 22 máy bay và 6 tàu của Trung Quốc đã được phát hiện gần eo biển Đài Loan.

Kể từ chuyến thăm của bà Nancy Pelosi, Bắc Kinh đã đe dọa Hoa Kỳ và tăng cường sự hiện diện của mình xung quanh Đài Loan, nơi mà họ tuyên bố là một trong những tỉnh của mình.

Trong chuyến thăm này, 5 nghị sĩ Mỹ gặp tổng thống Đài Loan để bàn về hợp tác và tái khẳng định sự ủng hộ của Washington đối với Đài Bắc, điều này chắc sẽ không làm dịu những căng thẳng.

Theo nhận định của Henry Kissinger, những căng thẳng này là nguy hiểm. Cựu ngoại trưởng thời tổng thống Richard Nixon và là nhà ngoại giao chuyên nghiệp đã kêu gọi chính quyền Biden, xin trích, hãy hành động thận trọng trong hồ sơ Đài Loan.

Mỹ - Trung gia tăng thách thức nhau trong hồ sơ Đài Loan


(Ảnh minh họa) - Một máy bay trực thăng của Hải quân Chiến Khu Miền Đông Trung Quốc tham gia các cuộc tập trận ở vùng biển quanh đảo Đài Loan, ngày 08/08/2022. Ảnh quân đội Trung Quốc công bố ngày 09/08. via REUTERS - EASTERN THEATRE COMMAND
Thu Hằng
Hôm qua, 14/08/2022, một phái đoàn gồm 5 nghị sĩ Mỹ tới Đài Loan, Trung Quốc, hôm nay, thông báo loạt tập trận mới quanh hòn đảo.

Thông cáo của Chiến Khu Miền Đông, được Reuters trích dẫn, nêu rõ : « Ngày 15/08, Chiến Khu Miền Đông của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa đã tổ chức một cuộc tuần tra hỗn hợp chuẩn bị cho cuộc chiến và các luyện tập chiến đấu trên biển và trên không quanh Đài Loan ». Người phát ngôn của Chiến Khu Miền Đông nhấn mạnh Trung Quốc « kiên quyết bảo vệ chủ quyền » và các cuộc tập trận mới « là phương tiện răn đe nghiêm khắc đối với Mỹ và Đài Loan vì tiếp dùng các thủ đoạn chính trị và phá hoại hòa bình, ổn định tại eo biển Đài Loan ».

Qua chuyến công du bất ngờ này, giáo sư Philippe Golub, chuyên về quan hệ quốc tế tại Đại học Mỹ ở Paris, nhận định hai cường quốc đẩy mạnh cạnh tranh, gia tăng thách thức nhau, đặc biệt trong vấn đề Đài Loan. Trả lời đài RFI ngày 15/08, ông phân tích :

« Chúng ta đang chứng kiến xu hướng gia tăng ganh đua tương quan lực lượng giữa Trung Quốc đại lục và Hoa Kỳ. Và khi ganh đua gia tăng có thể dẫn đến một loạt khủng hoảng hoặc sự cố quân sự, có thể nói là rất khó xử lý. Do đó, chúng ta đang chứng kiến một động thái nguy hiểm giữa một bên là Mỹ và bên kia là Trung Quốc, nhưng theo tôi, dường như đây là vấn đề liên quan đến cấu trúc, có nghĩa là từ lâu này, giới tinh hoa, lãnh đạo chính sách đối ngoại và an ninh của Mỹ cho rằng Trung Quốc đã trở nên quá lớn,quá giầu, quá mạnh, quá nhanh và Trung Quốc đang đe dọa vị thế của Hoa Kỳ cũng như của các đồng minh của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương.

Việc các nghị sĩ Hoa Kỳ, tham gia các phái đoàn công du Đài Loan, góp phần làm gia tăng căng thẳng, nhưng đồng thời họ cũng tái khẳng định là Washington sẽ không bỏ rơi Đài Loan trong trường hợp xảy ra xung đột với Trung Quốc ».

Mỹ đàm phán bán vũ khí cho Philippines và Thổ Nhĩ Kỳ


Các chiến đấu cơ F-16 của quân đội Mỹ biểu diễn tại California. Ảnh tư liệu chụp ngày 19/03/2015. REUTERS/Mario Anzuoni/File Photo
Thu Hằng
Sau khi hủy thỏa thuận mua máy bay trực thăng trị giá 12,7 tỉ đô la với Nga, đại sứ Philippines tại Mỹ, ngày 15/08/2022, cho biết Manila đang tìm cách mua trực thăng Chinook của Mỹ.

Theo Reuters, Philippines đã hủy thỏa thuận mua 16 máy bay trực thăng vận tải Mi-17 của Nga vào tháng 6, chỉ vài ngày trước khi tổng thống Rodrigo Duterte hết nhiệm kỳ. Trên một diễn đàn trực tuyến, đại sứ Philippines Jose Manuel Romualdez giải thích với các nhà báo rằng « việc hủy hợp đồng (với Nga) được quyết định chủ yếu do cuộc chiến tại Ukraina » và để tránh các biện pháp trừng phạt của phương Tây, Philippines « không có lợi gì khi tiếp tục hợp đồng này ». Manila đang đàm phán với Matxcơva để lấy lại khoản đặt cọc 38 triệu đô la.

Theo đại sứ Jose Manuel Romualdez, máy bay Chinook sẽ thay thế thiết bị đang được sử dụng trong việc di chuyển quân và hoạt động ứng phó thiên tai ở Philippines. Phía Mỹ sẵn sàng đúc kết hợp đồng đúng với ngân sách mà Philippines dự chi mua máy bay trực thăng Nga, kể cả dịch vụ bảo trì và linh kiện.

Phái đoàn Thổ Nhĩ Kỳ đến Mỹ đàm phán mua chiến đấu cơ
Cùng lúc, một phái đoàn của Thổ Nhĩ Kỳ đã đến Washington để tiếp tục đàm phán việc giao chiến đấu cơ. Hoa Kỳ đình chỉ giao chiến đấu cơ vì Thổ Nhĩ Kỳ, tuy là thành viên NATO, đã mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga. Từ năm 2019, đây là chủ đề căng thẳng giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ.

Thông tín viên Céline Pierre-Magnani tường trình từ Istanbul :

« Phạm vi đàm phán được dự đoán là sít sao đối với phái đoàn của Thổ Nhĩ Kỳ đang ở Washington. Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tìm mọi cách để nhận được 40 chiến đấu cơ F-16 bổ sung cho đội bay của nước này. Nhưng từ năm 2019, hồ sơ bị chựng lại.

Thực vậy, Ankara đã chọn mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 nổi tiếng của Nga. Quyết định này đã làm Washington bất bình và đình chỉ giao các chiến đấu cơ F-35 theo đơn đặt hàng ban đầu. Từ đó, chính phủ của tổng thống Recep Tayyip Erdogan liên tục gây sức ép để buộc Mỹ phải nhân nhượng.

Tại thượng định NATO vào tháng 06, tổng thống Joe Biden tỏ ý ủng hộ việc giao chiến đấu cơ, nhưng quyết định này phụ thuộc vào Quốc Hội Mỹ. Nhiều thượng nghĩ sĩ đã yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ cam kết không sử dụng chiến đấu cơ của Mỹ trong không phận Hy Lạp. Trong khi đó, bộ Quốc Phòng Thổ Nhĩ Kỳ lại thông báo là không thể chấp nhận điều kiện mà các nghị sĩ Mỹ áp đặt.

Vào lúc này, dường như chỉ có sự can thiệp của chính quyền Biden mới có thể làm thay đổi tình hình ».

Seoul đề xuất kế hoạch viện trợ lớn nếu Bình Nhưỡng giải trừ hạt nhân


Tên lửa Bắc Triều Tiên được phóng đi từ một nơi không được tiết lộ. Ảnh không ghi ngày do chính quyền Bình Nhưỡng cung cấp ngày 17/04/2022. AP Thu Hằng
Ngày 15/08/2022, trong bài diễn văn nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Giải phóng, tổng thống Hàn Quốc cam kết cải thiện quan hệ với Nhật Bản dựa trên tuyên bố chung năm 1998. Và đặc biệt là Hàn Quốc đề xuất một kế hoạch lớn hỗ trợ phục hồi nền kinh tế Bắc Triều Tiên nếu nước này có những biện pháp phi hạt nhân hóa đáng kể.

Trong diễn văn, tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol nhấn mạnh, hỗ trợ kinh tế cho Bắc Triều Tiên nhằm giải trừ hạt nhân là một việc « quan trọng », bảo đảm cho hòa bình bền vững trên bán đảo.

Cụ thể, Hàn Quốc cung cấp lương thực, năng lượng và hỗ trợ hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, như hải cảng, sân bay và bệnh viện cho Bắc Triều Tiên. Theo nguyên thủ Hàn Quốc, kế hoạch này « sẽ cải thiện đáng kể, theo từng chặng, nền kinh tế Bắc Triều Tiên và mức sống của người dân, nếu miền Bắc ngừng phát triển chương trình hạt nhân và tiến hành một quá trình phi hạt nhân hóa thực sự và đáng kể ».

Tuy nhiên, AFP nhắc lại là đề xuất đổi viện trợ lấy giải trừ hạt nhân từ lâu vẫn bị Bắc Triều Tiên coi thường. Theo giới chuyên gia, có rất ít khả năng Bình Nhưỡng chấp nhận đề xuất này.

Tuần trước, Bắc Triều Tiên đe dọa « giệttrừ » giới lãnh đạo Hàn Quốc, cáo buộc Seoul gây dịch Covid-19 ở Bắc Triều Tiên. Thậm chí vào tháng 7, nhà lãnh đạo Kim Jong Un đe dọa « sẵn sàng huy động » năng lực nguyên tử trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Mỹ và Hàn Quốc.

Cũng nhân dịp 77 năm ngày chấm dứt ách đô hộ Nhật Bản trên bán đảo Triều Tiên, cơ quan thông tấn Bắc Triều Tiên KCNA cho biết, tổng thống Nga Vladimir Putin đã gửi thư bày tỏ mong muốn mở rộng mối quan hệ với Bắc Triều Tiên.

Không có nhận xét nào: