Phan Nhật Nam - Lịch sử Tháng Tám, Tháng Chín năm 1945 phải được viết lại
28/8/2022
Viết lại sau 77 năm (1945-2022)
Ngày 13 Tháng Bảy, 2010, Giáo sư người Pháp Philippe Devilliers 90 tuổi, cựu phóng viên tờ Le Monde người có mặt tại Việt Nam vào những ngày của năm 1945, đã trao tặng cho cá nhân giáo sư Phan Huy Lê ở Hà Nội 203 tấm ảnh gọi những “tấm ảnh lịch sử”.
<!>
Cụ thể theo báo Tuổi Trẻ ở Sài Gòn số ngày 19 Tháng Tám 2010, để kỷ niệm biến cố gọi là Cách Mạng Tháng Tám là tấm ảnh chụp cuộc biểu tình của “Tổng hội Công chức” trong ngày 17 Tháng Tám, 1945 ủng hộ Chính phủ Trần Trọng Kim với Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ của công chức Hà Nội. Việt Nam đã được hai lần trao trả độc lập từ chính quyền Nhật và Pháp qua Vua Bảo Đại.
Cả hai lần độc lập Quốc gia đều bị Hồ Chí Minh và tổ chức cộng sản phá hỏng, đẩy đất nước vào hai cuộc chiến gọi là đuổi Pháp đánh Mỹ đẫm máu hoàn toàn không cần thiết. Đấy là những cuộc chiến được quyết định từ Châu Ân Lai, Lưu Thiếu Kỳ, Mao Trạch Đông với sự đồng thuận sau nầy từ Nixon, Kissinger là những người không hề biết đến Mối Đau Việt Nam.
Tưởng Năng Tiến – Ngy Thanh
Không chỉ “khẳng định” suông như thế, NT còn biên soạn cả một tác phẩm (Đại Lộ Kinh Hoàng) gần năm trăm trang đầy ắp dữ kiện, hình ảnh, tài liệu, chứng từ … Ông cũng đã thư từ với Đại Tá Nguyễn Quý Hải, và nhận được hồi đáp (vào hôm 17 tháng 5 năm 2019) như sau :
“Trong đoạn nhật ký của tôi bạn trích ở trên, rõ ràng tôi viết chưa chuẩn vì tôi không trực tiếp nhìn thấy, chỉ là nghe các quan sát viên nói lại rồi suy diễn… trong lần tái bản tới tôi sẽ bỏ đoạn: ‘Dọc đường số 1 hàng trăm xe ngổn ngang, địch bỏ chạy. Máy bay địch thâm độc thả bom vào những đoàn xe để phi tang, bất kể lính của chúng bị thương còn ngổn ngang. Xe cháy nghi ngút.” (S.đ.d. tr. 351).
Thật là giản dị, dễ dàng, lẹ làng, gọn gàng hết sức!
Ông Quý Hải (nói riêng) và những người CSVN (nói chung) xem chừng khó mà hiểu được điều giản dị này: “ Chỉ cần làm chết một người khi người ấy không vũ khí phòng thân … cũng đủ để trở thành tội ác.” Câu văn thượng dẫn được viết vào ngày 2 tháng 6 năm 2022, đây là dòng chữ cuối cùng mà NT đã dùng để làm kết cho tác phẩm (Đại Lộ Kinh Hoàng) mới nhất của ông.
Hàn Lam - Kinh tế Việt Nam càng ảm đạm hơn ở quý cuối năm 2022
29/8/2022
Theo đó, năm 2022 Việt Nam dự định nới lỏng chính sách tiền tệ và nỗ lực hạ lãi suất, kể cả hỗ trợ lãi suất để phục hồi kinh tế nhân cơ hội lạm phát trong nước vẫn được kiểm soát tốt. Thế nhưng khi các quốc gia tăng lãi suất có thể làm cho cơ hội giảm lãi suất và kiểm soát lạm phát ở mức thấp của Việt Nam năm 2022 giảm đáng kể, đặc biệt là khả năng nhập khẩu lạm phát đang tăng trở lại bên cạnh lạm phát do cầu kéo cũng có dấu hiệu quay lại.
“Nếu USD tiếp tục lên giá so với VND ngay trong năm 2022 thì Việt Nam sẽ rơi vào trạng thái chưa kịp nới lỏng chính sách kinh tế vĩ mô để phục hồi kinh tế, thì đã phải thắt chặt do nguy cơ lạm phát cao” – đó là cảnh báo được đưa ra sau hội luận ‘bỏ túi’ của trang Việt Nam Thời báo hôm 28-8-2022.
Gió lốc – hồi ký chính trị, kỳ 9
Chúng tôi tự do đi vào thành phố. Chỉ độ gần nửa giờ, thành cổ Móng Cái đã sừng sững trước mặt với tấm biển thật lớn nằm trên cửa thành “Đệ Nhất Khu Tư Lệnh Bộ”. Chúng tôi vừa tới gần cửa đã thấy lố nhố có nhiều người từ bên trong bước ra. Một người cao lớn để ria mép, mặc binh phục đi trước ôm chầm lấy hai chúng tôi hỏi dồn dập:
-Các anh ở Hải Phòng ra phải không? Hai anh vừa qua cầu vào Móng Cái là tôi được tin của anh em trinh sát cho biết rồi.
Người đang hỏi chúng tôi là anh Vi Văn Lưu tức Vệ An Quốc, tư lệnh đệ nhất chiến khu của Việt Nam Quốc Dân Đảng, chỉ huy trưởng Quốc Dân Quân tại thành Móng Cái (anh tư lệnh Vi Văn Lưu đã mất tại Sài Gòn trước năm 1975. Con gái anh là một ca sĩ nổi tiếng ở tiểu bang California).
Phạm Văn Duyệt – Những khúc tình buồn trong thơ nhạc Miền Nam
28/8/2022
Tình yêu lứa đôi, hôn nhân vợ chồng là những phạm trù triết học vô cùng mầu nhiệm. Thật khó để giải thích cho tận tường thấu đáo.
Hạnh phúc - khổ đau, Hòa thuận - xung khắc, Sum họp - chia lìa...Nhiều người thành công viên mãn, lắm kẻ thất bại ê chề.
Giới văn nghệ sĩ cũng không tránh khỏi những trường hợp buồn bã ly tan khi mà hai tâm hồn thiếu sự đồng điệu cảm thông, không chấp nhận tương nhượng đi chung về một hướng, khiến cho lực hướng tâm phải nhường bước lực ly tâm. Chỉ có điều an ủi là chính nhờ những chuyện tình buồn mà nền thi ca âm nhạc đã sản sinh biết bao tuyệt tác để đời.
Chúng ta hãy cùng thưởng thức một số tác phẩm nói về chuyện tình buồn của giới thi nhân và nhạc sĩ miền Nam mà cuộc đời họ không may mắn gặp trắc trở tình duyên.
Thời sự đó đây ngày Thứ hai 29 tháng 8 năm 2022
Võ Thái Hà tổng hợp
Andrew Moran * - Nỗi lo sợ lạm phát, suy thoái ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động kinh doanh của Hoa Kỳ
29/8/2022
Lạm phát và nguy cơ của một cuộc suy thoái là mối quan tâm hàng đầu của các công ty Hoa Kỳ trong nhiều lĩnh vực. Những lo lắng này đang bắt đầu đè nặng lên hoạt động chung, khiến cho hoạt động kinh doanh chậm lại và tâm lý giảm sút theo nhiều chỉ số.
Chỉ số Lạc quan của Liên đoàn Doanh nghiệp Độc lập Quốc gia (NFIB) nhấn mạnh rằng 37% chủ doanh nghiệp nhỏ cho biết lạm phát là vấn đề quan trọng nhất của họ trong tháng Bảy, mức cao nhất kể từ năm 1979. Hơn nữa, cuộc khảo sát hàng tháng đã phát hiện hầu hết các chủ sở hữu đang tăng giá bán trung bình, và tỷ lệ phần trăm ròng của các chủ sở hữu doanh nghiệp dự đoán doanh số bán hàng thực tế sẽ xấu đi.
Chuyện trong tuần từ 22 đến 28 tháng 08 năm 2022
28/8/2022
1) Ngày 22/08: Mỹ đổ thêm dầu vào chảo lửa Đài Loan
Bà Nancy Pelosi đến thăm Đài Loan, Bắc Kinh tức cành hông. Sau khi bà ra về, Trung Cộng cho tập trận 6 vị trí bao vây Đài Loan. Vừa mới tuyên bố ngưng tập trận, tức thì một phái đoàn do Thượng Nghị Sĩ Mỹ Ed Markey (D. Massachusetts) dẫn đầu lại đến thăm Đài Loan, làm cho Bắc Kinh nổi cơn thịnh nộ rồi tuyên bố tập trận tiếp. Mỹ không lùi bước, vào đầu tuần này ngày 22/08, chú Sam đổi tông từ đánh trống sang thổi kèn, Thống Đốc Eric Holcomb (Đảng Cộng Hòa) tiểu bang Indiana tiếp tục thăm Đài Loan, được nữ Tổng Thống Thái Anh Văn tiếp đón niềm nở vào thứ Hai (22/08). Nhìn thái độ tiếp đón thân mật trên TV, chắc Bắc Kinh tức giận đến thổ huyết như Chu Du tức Gia cát Lượng trong Tam Quốc Chí đời nhà Hán!
Cuộc khủng hoảng Đài Loan sẽ thay đổi quan hệ Mỹ-Trung như thế nào?
Nguồn: “How the crisis over Taiwan will change US-China relations”, The Economist, 11/08/2022
Biên dịch: Phạm Thị Hồng Nhung
29/8/2022
Hậu quả của cuộc đối đầu gần đây nhất có thể không thể hiện rõ ràng trong nhiều năm. Trong ngắn hạn, vẫn còn hi vọng cho một kết cục hòa bình nếu mỗi bên phô diễn năng lực quân sự và sau đó rút lui, tuyên bố chiến thắng, như họ đã làm vào năm 1996. Nhưng trong dài hạn, với việc Trung Quốc hiện đang quyết tâm củng cố các lợi ích xung quanh eo biển Đài Loan, trong khi Mỹ cam kết chống lại điều đó, tất cả các bên dường như đang hướng đến những vùng nước nguy hiểm.
Ngô Khôn Trí – Chiếc ghế thủ tướng và tòa hiến pháp Thái Lan
28/8/2022
Để thích nghi đối với làn sóng dân chủ lan rộng trên thế giới sau Cách mạng Pháp, nhiều vương triều chấp nhận từ bỏ các quyền lực chính trị và tuân thủ hiến pháp để bảo toàn sự tồn tại; giữ lại các tước hiệu, tài sản, lợi ích kinh tế và danh dự hoàng gia. Các quốc gia theo chính thể quân chủ lập hiến hiện nay là Thái Lan Nhật Bản, Campuchia, Malaysia, Bruthan, Anh Quốc, Thụy Điển, Đan Mạch, Canada, Úc, Tây Ban Nha, Na Uy, Hà Lan, Bỉ,…
Chính thể của một quốc gia là cách thành lập cơ quan tối cao nắm quyền lực nhà nước, mối quan hệ giữa các cơ quan quyền lực trong chính quyền và với người dân trong nước đó. Cụ thể là quyền lực cao nhất được trao cho ai hay cơ quan nào?, bằng phương thức nào?, người dân có được quyền tham gia vào các tổ chức và giám sát hoạt động của cơ quan có quyền lực hay không?
Không biết chính thể hiện nay của Thái Lan có phải là một chính thể mà người dân Thái Lan mong muốn hay không?
Nguồn:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét