Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2022

TIN THẾ GIỚI CẬP NHẬT :12/08/2022


Ukraina : Mỹ và Liên Hiệp Quốc ủng hộ lập vùng phi quân sự quanh nhà máy hạt nhân Zaporijjia Nhà máy điện nguyên tử Zaporijjia hiện dưới sự kiểm soát của Nga. Ed JONES AFP/File Thu Hằng
Nhà máy điện hạt nhân Energoda ở Zaporijjia liên tục bị oanh kích từ cuối tuần qua trong khi cả Nga và Ukraina đổ lỗi cho nhau và rất khó kiểm chứng độc lập. Sau loạt tấn công mới trong đêm 10 sáng 11/08/2022, cộng đồng quốc tế lo ngại về nguy cơ « thảm họa » hạt nhân.
<!>
Trước cuộc họp ngày 11/8 của Liên Hiệp Quốc về các vụ oanh kích Zaporijjia theo yêu cầu của Nga, tổng thư ký Antonio Guterres, trong thông cáo, cảnh báo nguy cơ « thảm họa » hạt nhân « không chỉ cho khu vực xung quanh mà cho toàn vùng và xa hơn ». Ông Guterres ủng hộ thành lập « một vành đai phi quân sự để bảo đảm an ninh cho khu vực » quanh nhà máy điện hạt nhân Zaporijjia. Đây là đề xuất được Ukraina đưa ra trước đó.

Hoa Kỳ cho biết ủng hộ đề xuất của Ukraina, đồng thời « kêu gọi Nga ngừng ngay mọi chiến dịch quân sự bên trong và xung quanh các nhà máy điện hạt nhân và giao lại cho Ukraina kiểm soát hoàn toàn » những cơ sở này. Theo tổng thống Volodymyr Zelensky, chỉ khi nào Ukraina nắm lại kiểm soát thì « an toàn nguyên tử mới được bảo đảm cho cả châu Âu ».

Về phần Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (AIEA), giám đốc Rafael Grossi đã yêu cầu Nga và Ukraina hợp tác để nhân viên của AIEA được nhanh chóng vào thị sát khu vực vì « thời gian thúc bách ». Ông phát biểu :

« Tôi rất quan ngại về tình hình ở nhà máy điện hạt nhân Zaporijjia và tôi nhắc lại là phải ngừng ngay lập tức mọi hành động quân sự gây nguy hiểm cho an toàn hạt nhân. Những hành động quân sự ở gần một cơ sở hạt nhân lớn như vậy có thể sẽ gây những hệ quả nghiêm trọng.

Dựa trên những thông tin mới nhất, các chuyên gia của AIEA cho rằng tạm thời chưa thấy đe dọa trực tiếp cho an toàn hạt nhân sau những vụ oanh kích hoặc hoạt động quân sự khác. Nhưng tình hình có thể thay đổi bất kỳ lúc nào. Tôi yêu cầu hai bên hợp tác với AIEA và cho phép thị sát nhà máy điện hạt nhân Zaporijjia ngay khi có thể ».

Nga chứa vũ khí trong nhà máy điện hạt nhân Energodar
Nhà máy điện hạt nhân Energodar tại Zaporijjia, lớn nhất châu Âu, bị quân đội Nga chiếm đóng ngay từ ngày 04/03/2022. Thông tín viên RFI Stéphane Siohan tóm lược tình hình sau loạt tấn công mới nhất :

« Nhà máy điện hạt nhân Energodar bị quân đội Nga kiểm soát ngay từ những ngày đầu chiến tranh, dù đội ngũ nhân viên người Ukraina vẫn tiến tục làm việc dưới chế độ chiếm đóng. Thứ Năm 11/08, nhà máy đã bị oanh kích ít nhất 5 lần nhưng không gây thiệt hại về người. Tuy nhiên, theo cơ quan Energoatom, rất nhiều bộ cảm biến bức xạ đã bị hỏng trong khi chất phóng xạ nằm ngay gần đó.

Kiev lập luận rằng Ukraina chẳng có lợi gì khi gây ra thảm họa hạt nhân ngay trên lãnh thổ nước này. Tuy nhiên, điều chắc chắn là quân đội Nga chứa vũ khí ngay trong nhà máy hạt nhân Energodar ở Zaporijjia và từ khu vực này, quân Nga đã oanh kích nặng nề các thành phố Nikopol và Marganets ở bên kia bờ sông Dnipro do quân đội Ukraina kiểm soát ».

Sau Litva, đến lượt Latvia và Estonia rời bỏ nhóm hợp tác Trung Quốc-Trung Đông Âu


Ảnh minh họa: Việc Litva cho phép Đài Loan mở một văn phòng tương đương với một đại sứ quán tại thủ đô Vilnius đã khiến Bắc Kinh tức giận. AP
Trọng Nghĩa
Theo chân láng giềng Litva vào năm ngoái, hôm qua 11/08/2022, hai nước Baltic còn lại là Latvia và Estonia đã loan báo rút ra khỏi diễn đàn hợp tác Trung Quốc - Trung và Đông Âu, với Bắc Kinh nắm vai trò chủ đạo. Quyết định của Latvia và Estonia là một thất bại mới của Trung Quốc trong ý đồ được cho là “chia để trị” nhắm vào Liên Hiệp Châu Âu.

Trong một bản tuyên bố, bộ Ngoại Giao Latvia xác định rằng việc họ tiếp tục tham gia vào cơ chế hợp tác với Trung Quốc không còn phù hợp với các mục tiêu chiến lược hiện nay của Latvia trong môi trường quốc tế hiện nay.

Hãng tin Mỹ AP trích dẫn bản thông cáo ghi rõ: “Theo các ưu tiên hiện tại trong chính sách đối ngoại và thương mại của mình, Latvia đã quyết định ngưng tham gia khuôn khổ hợp tác giữa các nước Trung và Đông Âu với Trung Quốc”.

Tuy nhiên, bộ Ngoại Giao Latvia khẳng định là vẫn cố gắng duy trì “các mối quan hệ mang tính xây dựng và thực tế với Trung Quốc, cả trên bình diện song phương lẫn thông qua hợp tác Liên Âu-Trung Quốc dựa trên lợi ích chung”, nhưng trên cơ sở “tôn trọng luật pháp quốc tế, nhân quyền và trật tự dựa trên luật lệ quốc tế”.

Bộ Ngoại Giao Estonia cũng đưa ra một tuyên bố tương tự, đồng thời nhắc lại rằng họ đã tham gia nhóm nước Trung và Đông Âu hợp tác với Trung Quốc từ năm 2012, nhưng đã thôi không tham dự bất kỳ cuộc họp nào của nhóm này từ sau thượng đỉnh vào tháng 2 vừa qua.

Litva là nước đầu tiên tẩy chay nhóm hợp tác này sau khi bị Trung Quốc trừng phạt vì đã cho phép Đài Loan mở văn phòng tương đương với một đại sứ quán tại thủ đô Vilnius.

Nhóm quốc gia mà cả ba nước Baltic rời bỏ mang tên chính thức là Diễn Đàn Hợp Tác Trung Quốc với Trung và Đông Âu, được Bắc Kinh thành lập vào năm 2012, thoạt đầu được gọi là 16+1, sau đó trở thành 17+1 khi Hy Lạp tham gia vào năm 2019.

Với việc cả ba quốc gia Baltic bỏ đi, nhóm 17+1 như vậy chỉ còn là 14+1, trong đó vẫn có 9 nước Liên Âu là Ba Lan, Bulgari, Croatia, Cộng Hòa Séc, Hy Lạp, Hungary, Rumani, Slovakia và Slovenia, cùng với 5 nước ngoài Liên Âu là Albani, Bosnia và Herzegovina, Montenegro, Bắc Macedonia và Serbia.

Trung Quốc được cho là đã thiết lập diễn đàn này để tăng cường quan hệ với các thành viên EU cũng như với Serbia và các nước khác, qua đó phát triển sáng kiến «Một Vành Đai Một Con Đường », trên lục địa châu Âu.

Theo AP, diễn đàn đã bị chỉ trích là nằm trong một chiến dịch rộng lớn của Bắc Kinh để cùng với Nga, lợi dụng những bất đồng giữa các quốc gia nhằm phá hoại trật tự quốc tế dựa trên luật lệ.

Đối với AP, động thái rời bỏ nhóm hợp tác của Latvia và Estonia có thể xuất phát từ việc Trung Quốc tăng cường quan hệ với Nga, nước mà cuộc xâm lược Ukraina được coi là bước đầu tiên trong ý đồ chinh phục trở lại các nước từng là một phần của Liên Xô, trong đó có ba quốc gia Baltic.

Bộ trưởng Quốc Phòng Anh đánh giá Nga dự báo chùn bước tại Ukraina


Hội nghị các nhà tài trợ cho Ukraine tại Cung điện Christiansborg tại Copenhagen, thứ Năm, ngày 11/08/2022. AP - Philip Davali
Phan Minh
Phát biểu hôm qua 11/08/2022 tại hội nghị các nhà tài trợ cho Ukraina, ở Copenhagen, Đan Mạch, bộ trưởng Quốc phòng Anh nhận định, tổng thống Nga Vladimir Putin khó có thể thành công trong việc chiếm đóng toàn bộ Ukraina.

Theo bộ trưởng Quốc Phòng Anh Ben Wallace, được nhật báo Anh Daily Mail trích dẫn, trong cuộc xâm lược Ukraina, quân đội Nga đã “chùn bước” và “bắt đầu thất bại”. Ông Wallace đồng thời cam kết hỗ trợ nhiều hơn về mặt tài chính và quân sự cho các nước Đông Âu.

Bộ trưởng Wallace nhấn mạnh, điều quan trọng là phải hiểu rằng giao tranh và thiệt hại về nhân mạng vẫn đang diễn ra, nhưng Nga đã "bắt đầu thất bại trong nhiều lĩnh vực".

Ông Wallace nói, tổng thống Nga Putin hy vọng cùng với thời gian, các nước phương Tây sẽ nhàm chán, mệt mỏi với cuộc chiến tranh Ukraina. Thế nhưng hội nghị các nhà tài trợ ở Copenhagen đã chứng tỏ cộng đồng quốc tế tiếp tục giúp đỡ tài chính, quân sự nhiều hơn, giúp Ukraina giành chiến thắng, bảo vệ chủ quyền của mình và tổng thống Nga Putin không đạt được ý nguyện của mình.

26 nước phương Tây tham dự cuộc họp ở Copenhagen cam kết hỗ trợ 1,5 tỷ euro cho Ukraina.

Đô đốc Hải Quân Pháp cảnh báo mối đe dọa quân sự toàn cầu của Trung Quốc


Anh minh họa: Đô đốc Hải quân Pháp Pierre Vandier (T) trong một cuộc gặp bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản Nobuo Kishi tại Tokyo, ngày 30/11/2020. AFP - KAZUHIRO NOGI
Thu Hằng
Hải Quân Pháp lo khả năng xảy ra một cuộc đối đầu trên thế giới với Trung Quốc. Trong bản tường trình buổi điều trần ngày 27/07/2022 của chỉ huy bộ tham mưu Hải Quân Quốc Gia Pháp được Hạ Viện công bố ngày 11/08, đô đốc Vendier cảnh báo « đối đầu với hải quân Trung Quốc, chúng ta sẽ thắng nếu chúng ta cùng liên minh chiến đấu ».

Theo nhật báo Le Figaro, trong buổi điều trần trước Ủy ban Quốc phòng và Các Lực lượng Vũ trang của Hạ Viện, đô đốc Vandier cảnh báo về việc lực lượng hải quân Trung Quốc được tăng cường đáng kể trong những năm gần đây, được ông đánh giá là « một hoạt động tái vũ trang chưa từng có từ Thế Chiến II. Vào năm 2030, trọng tải của hải quân Trung Quốc sẽ cao gấp 2,5 lần so với trọng tải của hải quân Mỹ ».

Sức mạnh hải quân của Trung Quốc còn được thể hiện qua việc « đóng đội tầu gồm 5 tầu phá băng để có thể dịch chuyển lực lượng từ Thái Bình Dương đến Đại Tây Dương, với sự hỗ trợ của Nga », vẫn theo phát biểu của đô đốc Vandier, được trang OpexNews chuyên về quân sự trích dẫn.

Chỉ huy bộ tham mưu Hải Quân Quốc Gia Pháp nhấn mạnh « phải tái vũ trang hải quân, đặc biệt là vì Trung Quốc » thông qua việc tăng ngân sách cho quân đội Pháp trong khuôn khổ Luật về Chương trình Quân sự sắp tới. Luật này cũng phải tính đến khả năng xảy ra một cuộc đối đầu toàn cầu, ngụ ý đến Trung Quốc.

Về chiến thuật, đô đốc Vandier nêu hai trục chính : « thắt chặt huấn luyện bằng cách tiến hành các cuộc diễn tập với tiêu chí cao hơn và phức tạp hơn » và « hợp tác với các đồng minh » của Pháp, ví dụ « lập cơ chế trao đổi và vũ khí (giữa các đồng minh) phải thích hợp », « phải chuẩn bị khả năng cùng chiến đấu ».

Trên mạng Twitter, nhà nghiên cứu Antoine Bondaz, Quỹ Nghiên cứu Chiến lược (FRS), ủng hộ vấn đề được đô đốc Vandier đề cập vì « không chỉ có Hoa Kỳ mới đóng vai trò duy trì nguyên trạng ở Ấn Độ-Thái Bình Dương ». Theo ông, « phát biểu khá bất ngờ này sẽ không làm hài lòng đại sứ quán Trung Quốc ở Pháp ».

Phần Lan và Estonia kêu gọi Liên Âu ngừng cấp visa cho công dân Nga


Một du khách Nga đang làm thủ tục nhập cảnh tại cửa khẩu Nuijamaa, Phần Lan, ngày 28/07/2022. AFP - ALESSANDRO RAMPAZZO
Phan Minh
Theo báo Pháp Le Monde, ngày 11/08/2022, thủ tướng Estonia Kaja Kallas đã kêu gọi Liên Hiệp Châu Âu (EU) ngừng cấp thị thực nhập cảnh cho công dân Nga. Trên mạng xã hội Twitter hôm 09/08, thủ tướng Estonia viết: « Đến thăm châu Âu là một đặc ân, không phải là một quyền lợi. »

Giống như các quốc gia Baltic khác, Ba Lan hay Cộng hòa Séc, chỉ trừ những trường hợp rất đặc biệt, Estonia không cấp visa cho công dân Nga kể từ ngày 28/07 và thủ tướng Estonia, bà Kaja Kallas mong muốn toàn bộ Liên Âu làm như nước bà.

Nhìn sang các nước châu Âu khác, thủ tướng Phần Lan Sanna Marin cũng ủng hộ việc ngừng cấp thị thực du lịch cho công dân Nga.

Bà Marika Linntam, vụ trưởng vụ châu Âu, bộ Ngoại Giao Estonia cho rằng đây là « một vấn đề mang tính đạo đức ». « Nga đã bắt đầu một cuộc chiến tranh không chính đáng. Vì vậy, tại sao công dân của họ lại có thể dễ dàng đến châu Âu mua sắm, mua những thứ mà họ không còn có thể tìm thấy ở nhà ? Cuộc sống hàng ngày của công dân Nga không thể tiếp tục như chưa hề có chuyện gì xảy ra. Chúng tôi muốn người Nga hiểu rằng cuộc chiến này để lại hậu quả. »

Hiện tại, Ủy Ban Châu Âu vẫn chưa đưa ra quyết định gì về việc này.

Kể từ khi các biện pháp chống dịch Covid-19 bắt đầu được nới lỏng vào tháng 7, công dân Nga đã quay trở lại châu Âu, và đặc biệt là tới các nước vùng Baltic với số lượng lớn. Do Liên Âu và Nga đã lần lượt đóng không phận với nhau, du khách Nga muốn vào khu vực Schengen buộc phải đi đường bộ qua Phần Lan, Estonia và Latvia.

Không có nhận xét nào: