Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2022

NHỮNG NGƯỜI BẠN VONG NIÊN MỘT ĐỜI CỦA CHIẾN SĨ VĂN HOÁ QUỐC NAM. - Quốc Nam


Thiếu Uý Vũ Mạnh Hùng đứng trước Quốc Hội Hoa Kỳ, trong dịp cả Khoá 13 Võ Bị được gởi đi Mỹ theo học khoá Đai Đội Trưởng năm 1958 tại Trường Bộ Binh Fort Benning, tiểu bang Georgia.Cố SVSQ Võ Bị Vũ Mạnh Hùng là Sĩ Quan Gương Mẫu của Quân Lực VNCH. *Tạp ghi của QUỐC NAM. 

Tôi quen biết nhà báo Vũ Mạnh Hùng tại Việt Nam từ năm 1964, tức là cách đây đã hơn nửa thế kỷ. Dạo đó, tôi là Thư Ký Tòa Soạn tuần san giáo dục Tinh Hoa với Chủ Nhiệm là cố thi văn sĩ Nguyễn Thạch Kiên (một Cán Bộ Cao Cấp của Việt Nam Quốc Dân Đảng). Tòa soạn Tinh Hoa nằm trong nhà in Chấn Hưng đường Lê Văn Duyệt, Saigon (đối diện với Bộ Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô).
<!>
Vào một buổi xế trưa tháng hè năm 1964, một quân nhân trong quân phục ka-ki vàng mang lon Thiếu Tá dáng diệu hùng dũng bước vào Tòa Soạn và hỏi tôi:
-Đây có phải là tòa soạn tuần san Tinh Hoa không?

Tôi lễ phép trả lời:
-Vâng, thưa Ông, phải ạ.

Viên Thiếu Tá nói ngay:
-Tôi đến đây, muốn gặp vị Thư Ký Tòa Soạn, được không?

Tôi bật cười nhẹ:
-Dạ, được chứ Thiếu Tá. Tôi là Thư Ký Toà Soan trực Văn Phòng hôm nay.

Ông Thiếu Tá trố mắt nhìn tôi có vẻ ngạc nhiên:
-Có phải ông là nhà văn Quốc Nam không?
-Dạ, tôi chính là Quốc Nam. Xin mời Ông ngồi.

Viên Thiếu Tá kéo ghế ngồi đối diện với tôi:
-Xin lỗi, ông trông trẻ quá, tôi không nhận ra ông.
-Thưa Thiếu Tá, tôi không trẻ lắm đâu. Tôi cũng gần 20 tuổi rồi.


Trong hơn 60 năm liên tục sinh hoạt văn hóa và xã hội, thi văn sĩ Quốc Nam đã quen biết hàng trăm nhân vật tên tuổi. Đặc biệt là 4 người bạn vong niên thân thiết trước Tháng Tư Đen năm 1975, gồm: Từ năm 1964 Cựu Trung Tá/nhà báo Vũ Mạnh Hùng (1935-2022) – từ năm 1968 Thi sĩ Kiên Giang Hà Huy Hà (1929-2014) – từ năm 1970 Thi sĩ Nguyên Sa Trần Bích Lan (1932-1998) & Thi sĩ/Đạo Diễn Điện Ảnh Hoàng Anh Tuấn (1932-2006).

-Hàng tuần tôi đều tìm đọc tuần san giáo dục Tinh Hoa. Tôi rất thích những bài vở trên Tinh Hoa, nhất là thơ văn của Thi văn sĩ Nguyễn Thạch Kiên và một số truyện mà ông viết. Tôi thì cũng viết văn chút đỉnh cho một vài báo Quân Đội.

-Thành thật cám ơn những lời khích lệ tinh thần tôi từ Thiếu Tá. Thực ra, tôi đã tập tành viết truyện giáo dục thiếu nhi từ năm 1961. Nhà xuất bản Thành Phương đã ấn hành cho tôi 12 quyển truyện thiếu nhi trong gần 4 năm qua, và nhà tổng phát hành Đồng Nai đã phát hành khắp các tỉnh Miền Nam.

-Xin phép cho tôi gọi ông là bạn. Tôi tên là Vũ Mạnh Hùng, một quân nhân rất yêu văn chương chữ nghĩa, và là một Sĩ Quan xuất thân Trường Võ Bị Liên Quân Đà-Lạt.

Tôi đứng bật dậy bắt tay vị Thiếu Tá thật chặt, và nói:

-Tôi rất hân hạnh được làm bạn văn chương với Thiếu Tá. Sau này Thiếu Tá khỏi bỏ tiền mua báo Tinh Hoa nữa. Thiếu Tá ghi cho tôi địa chỉ, hàng tuần Tòa Soạn chúng tôi sẽ gởi BÁO BIẾU Thiếu Tá mãi mãi.

Rồi chúng tôi nói chuyện tương đắc với nhau hơn nửa tiếng đồng hồ. Thiếu Tá Vũ Mạnh Hùng nói khá nhiều một số ưu điểm về Trường Dalat, mà ông cho biết là nổi danh nhất Đông Nam Á. Các chương trình huấn luyện Quân Sự và Văn Hóa rất đầy đủ, hơn hẳn các quân trường đào tạo Quân Nhân khác.

Cũng chính vì gặp được Thiếu Tá Vũ Mạnh Hùng năm 1964, mà tôi quyết định ghi danh nhập học Khóa 22 Trường Võ Bị Quốc Gia VN năm 1965, mặc dù tôi đã học hết năm thứ 2 Luật Khoa Đại Học Đường Saigon.

Cựu SVSQ/TVBQGVN QUỐC NAM trong quân phục dạo phô` mùa đông (Jaspé), ghi hình bởi VP Studio năm 2021 lúc Ông đã 77 tuổi.

Kể từ đó, Thiếu Tá Vũ Mạnh Hùng và Quốc-Nam tôi thân thiết nhau như anh em ruột. Ông Vũ Mạnh Hùng chào đời tại tỉnh Nam Định (cùng tỉnh Nam Định với QN tôi) ngày 30 tháng 6 năm 1935. Tốt nghiệp Thiếu Uý Hiện dịch QLVNCH năm 1958 từ Khoá 13 Trường Võ Bị Liên Quân Dalat. Từ năm 1970, Ông đảm nhận chức vụ Trung Tá Tiểu Đoàn Trưởng TĐ 20 Chiến Tranh Chính Trị (CTCT) tại Quân Đoàn II và năm 1974 Trung Tá Vũ Mạnh Hùng là Trưởng Khối CTCT Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung cho đến ngày 30 tháng tư đen năm 1975.


Cố SVSQ Võ Bị VŨ MẠNH HÙNG chụp tấm hình chót năm 2021.

Cựu Trung Tá/Nhà báo Vũ Mạnh Hùng tạ thế ngày 1 tháng 8 năm 2022 tại Portland, Oregon. Hưởng thượng thọ 88 tuổi.

Năm 1993, tôi dọn nhà từ San Jose lên đô thị Seattle để mở Saigon Radio. Đây chính là Đài phát thanh Việt Ngữ đầu tiên phục vụ đồng bào tại Miền Tây Bắc Hoa Kỳ. Khi Phái Đoàn Saigon Radio chúng tôi xuống thành phố Portland, thì Cựu Trung Tá/nhà báo/nhà văn Vũ Mạnh Hùng đã nồng nhiệt đón tiếp chúng tôi. Ông vẫn tiếp tục theo dõi những hoạt động văn hóa và cộng đồng của tôi, và dành cho tôi những lời khích lệ vô cùng quý giá sau đây:


Nhà báo/Cựu Trung Tá Vũ Mạnh Hùng ứng khẩu phát biểu về Chiến sĩ văn hóa Quốc-Nam trong Chương trình “57 năm thơ Quốc Nam” (1956-2013) tại Hồng Hoa Phố (Portland, Oregon) năm 2013.

“Chúc mừng sự thành công rực rỡ của bạn qua Đại Hội Văn Chương Phụ Nữ Việt Nam Toàn Cầu kỳ 3. Tôi thực sự ngưỡng mộ TÀI-ĐỨC-TRÍ của bạn, và nhất là cảm mến tinh thần phục vụ Chính Nghĩa không hề mờ nhạt qua thời gian. Vào tuổi 17, tên tuổi Quốc Nam bắt đầu xuất hiện trên một số báo chí Thủ đô Sài Gòn. Từ năm 19 tuổi nơi ngưỡng cửa Đại Học, Quốc Nam đã cung cấp thơ của mình trên hầu hết báo chí. Từ thời gian này, thơ Quốc Nam đã trở thành một nhu cầu của báo giới và các thi tập, do đòi hỏi của độc giả. Nói một cách thực tế, nhà thơ đã vừa học vừa làm. Cũng vào thời gian này, nhiều người trong lứa tuổi như tôi, hàng tuần đều đi tìm đọc Tuần san Tinh Hoa mà Quốc Nam thuở đó là Thư Ký Toà Soạn”.

Ngoài ra, trong chương trình văn nghệ “Mừng 57 năm thơ Quốc Nam” tối Thứ Bảy ngày 7 tháng 12/2013 tại Hollywood Senior Center Portland, cựu Trung Tá/nhà báo Vũ Mạnh Hùng đã ứng khẩu phát biểu hùng hồn trong 10 phút, với lời kết luận độc đáo như sau:

“Trong một ý cảm riêng tư về nhà thơ, tôi nhìn thấy, bên giòng huyết quản của con người Văn Thơ, Quốc Nam còn có có một Trái tim Hồng dâng cho Quê Hương Đất Nước. Vào một ngày nào đó, có thể còn rất xa, 20 – 30 năm nữa, rồi cũng như chúng ta ngày nay, Thi sĩ Quốc Nam sẽ đi vào dĩ vãng. Nhưng Trái Tim Hồng của anh sẽ mãi mãi lưu lại với Hậu thế, như lời thơ cuả một thi sĩ đã ra đi: “Một trái tim Hồng với bao chan chứa, Ta đặt lên bờ dương thế, trước khi xa”.

Qua một số sự kiện nêu trên về cố Trung Tá/nhà báo Vũ Mạnh Hùng, chúng ta có thể nhận thấy Ông luôn luôn sống cho Tha Nhân (kể cả với những thuộc cấp của Ông) và lý tưởng Quốc Gia Dân Tộc. Tôi đoan quyết rằng: Cố SVSQ/Võ Bị Vũ Mạnh Hùng thật xứng đáng là một Sĩ Quan gương mẫu của QLVNCH.

QUỐC NAM, thi văn sĩ,
Cựu SVSQ/TVBQGVN K.22

Phần ghi chú của nữ ký giả Nguyễn Thị Thanh Vân (Tổng Thư Ký Cơ Sở Văn Hoá Đông-Phương):

Thi văn sĩ Quốc-Nam thường sống bình dị, tính tình cực kỳ kiên nhẫn và luôn sống cho Tha Nhân hơn là chính bản thân. Ông đã hơn 60 năm cầm bút liên tục và phục vụ văn hóa/xã hội vô vụ lợi (vui lòng tìm đọc quyển sách “Quốc Nam Lính trận 60 năm phục vụ xã hội vô vụ lợi” do ĐPF xuất bản năm 2021).

Quốc Nam đã được nhiều nhân vật tài hoa kết bạn. Tại hải ngoại, Ông thêm được 4 nhân vật thân thiết: Ba vị CAO NIÊN là Nhạc sĩ Anh Bằng (sinh năm 1926 và mất năm 2015, sáng tác hàng trăm nhạc phẩm rất nổi tiếng. Ông là nhân vật sáng lập 2 Trung Tâm nhạc Dạ Lan & Asia); Nhạc sĩ Nhật Ngân (sinh năm 1942 và mất năm 2012, nhạc phẩm đầu tay “Tôi đưa em sang sông” của Ông vào thập niên 1960 đã nổi tiếng ngay, sau đó là một số nhạc phẩm cũng rất nổi tiếng: Xuân này con không về, Qua con mê, Mùa xuân của Mẹ, Một mai giã từ vũ khí v.v… Ông từng là Giám Khảo Giải Quốc Tế Tượng Vàng Ca Sĩ VN sáng lập bởi thi sĩ Quốc Nam, cùng với 2 nhạc sĩ cổ thụ Phạm Duy & Anh Việt từ năm 1987); Nhạc sĩ Phạm Mạnh Đạt (sinh năm 1933, sáng tác gần 100 nhạc phẩm, hòa âm Hạ Uy Cầm 37 bản vang danh trong & ngoài nước VN).

Một TRẺ là Họa Sĩ vang danh thế giới David Chinh Trương, từng được một số cơ quan truyền thông báo chí Âu Châu gọi là “Little Picasso”. Ông là Họa Sĩ gốc Việt đầu tiên đã bán được 2 bức tranh giá cao: Bức “Tiệc Ly” (The Last Supper) gía 1 triệu 250 ngàn Mỹ-kim & bức “Vườn địa đàng” (Adam in the Eden Garden) gía 2 triệu 200 ngàn MK.

Hiện HS David Chinh Trương là CEO của Công Ty Chứng Khoán Glinkart.com, Công Ty Stock đầu tiên trên thế giới chuyên về Hội Họa và Nghệ Thuật.


Hình từ trái qua phải: Thi văn sĩ Quốc Nam, Họa sĩ David Chinh Trương & nữ văn sĩ Phong Thu. Sau lưng HS David là bức tranh “Tiệc Ly” trị giá 1 triệu 250 ngàn Mỹ-kim. Điều lý thú là HS David cầm trên tay 1 thi tập của Quốc Nam với bìa in hình hí họa QN vẽ bởi Danh họa CHOÉ Nguyễn Hải Chí năm 1998, từng được Tổ Hợp Washington Post đánh giá là 1 trong 10 nhà hí họa hàng đầu thế giới.


Bìa sách Tác phẩm thứ 26 của thi văn sĩ Quốc Nam, xuất bản năm 2021, hiện lưu trữ tại Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ.

Không có nhận xét nào: