Mỹ-Nhật tăng 50% các cuộc tập trận chung khi căng thẳng Đài Loan gia tăng
Cho đến nay, số cuộc tập trận chung giữa Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản với quân đội Mỹ nhiều hơn 50% so với cùng kỳ năm 2021 khi các đối tác tăng cường khả năng răn đe trên tiền tuyến trong bôi cảnh xung đột tiềm tàng xung quanh Đài Loan.Tổng cộng 10 chiến đấu cơ của Lực lượng Phòng vệ Trên không của Nhật Bản và Không quân Hoa Kỳ đã tập trận chung quanh Okinawa vào hôm thứ Ba ngày 9/8, khi Trung Quốc bắt đầu các cuộc tập trận xung quanh Đài Loan.
<!>
Thông báo từ Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho thấy Tokyo và Washington đã tổ chức tổng cộng 51 cuộc tập trận song phương vào năm 2022 tính đến cuối tháng 7, so với 34 cuộc tập trận trong 7 tháng đầu năm 2021 và chỉ 23 cuộc tập trận trong giai đoạn đó năm 2020. Các cuộc tập trận cũng thực tế hơn.
Sự gia tăng giữa các cuộc tập trận Mỹ-Nhật diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc và Nga gia tăng hoạt động quân sự ở vùng lân cận Nhật Bản, Triều Tiên thường xuyên thử tên lửa, bao gồm cả một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
Trong tháng này, Tên lửa đạn đạo của Trung Quốc lần đầu tiên rơi xuống vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản trong cuộc tập trận ở Đài Loan. Điều này nhấn mạnh nguy cơ Tokyo bị lôi kéo vào một cuộc xung đột xuyên eo biển.
Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản đã tham gia 29 cuộc tập trận chung với lực lượng Hoa Kỳ, tăng khoảng 30% so với năm 2021. Lực lượng này đóng vai trò thiết yếu trong việc phòng thủ tên lửa ngoài khơi và giám sát các tàu Trung Quốc.
Các khu vực tập trận chung của Tokyo và Washington bao gồm Biển Hoa Đông và Biển Đông, cùng với quần đảo Senkaku mà Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư, và quần đảo Sakishima.
Các cuộc tập trận chung nhằm bảo đảm rằng các lực lượng Nhật Bản và Mỹ có thể phối hợp với nhau một cách hiệu quả – đây là mục tiêu quan trọng đối với cả hai bên trong một môi trường an ninh khó khăn. Tuyên bố chung hồi tháng 5 sau hội nghị thượng đỉnh có viết: Tokyo và Washington sẽ “cùng tăng cường năng lực, bao gồm cả việc tổ chức các chiến lược và ưu tiên các mục tiêu.”
Đài Loan ký với Mỹ hợp đồng 84 triệu USD bảo trì hệ thống
tên lửa Patriot PAC-3
Đài Loan và Mỹ đã ký kết hợp đồng trị giá 2,52 tỷ Đài tệ (84 triệu USD) để bảo trì hệ thống tên lửa phòng không Patriot MIM-104F (PAC-3) của đảo quốc.
Thỏa thuận, được công bố hôm thứ 5 (11/08) trên trang Hệ thống Mua sắm Điện tử của chính phủ Đài Loan, đã được ký kết giữa Phái bộ Quốc phòng với Mỹ của Trung Hoa Dân Quốc (tên chính thức của Đài Loan) và Viện Mỹ tại Đài Loan (AIT) sau một cuộc đấu thầu hạn chế.
Hợp đồng có hiệu lực từ ngày 20/07/2022 đến ngày 31/12/2026, được thiết kế để đảm bảo độ tin cậy và hiệu quả hoạt động của tên lửa Patriot theo thời gian.
Đã một tuần kể từ khi Trung Quốc bắn 11 tên lửa đạn đạo vào vùng biển gần Đài Loan trong cuộc tập trận quân sự quy mô lớn. Cuộc tập trận này được coi là mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với sự ổn định xuyên eo biển trong hơn 25 năm qua.
Đài Loan đã triển khai tên lửa PAC-3 từ năm 2007, khi nước này bắt đầu nâng cấp các hệ thống tên lửa PAC-2 mua từ cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000.
Một nguồn tin trong lực lượng vũ trang Đài Loan yêu cầu giấu tên nói với CNA rằng việc duy trì hệ thống tên lửa MIM-104F Patriot và đảm bảo hiệu quả hoạt động của chúng là rất quan trọng đối với lực lượng phòng không của Đài Loan.
Dàn tên lửa loại MIM-104 hiện tại của Đài Loan bao gồm MIM-104F và tên lửa dẫn đường hiện đại Patriot (GEM).
Đài Loan cũng sẽ nhận được tên lửa phòng không tối tân Patriot PAC-3 (MSE) trong hai đợt vào năm 2025 và năm 2026. Trước đó, Bộ Quốc phòng Đài Loan thông báo vào tháng 03/2021 rằng họ đã ký một thỏa thuận mua loại tên lửa này.
Các tên lửa MIM-104F có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo, với biến thể MSE cho phép đánh chặn tên lửa hành trình bay thấp và tên lửa đạn đạo có tầm bắn 600 số km - xa hơn so với phiên bản tiêu chuẩn.
Hàng loạt chính trị gia châu Âu khẳng định tiếp tục thăm Đài Loan
Tuyên bố mới nhất của các nghị sĩ châu Âu được đưa ra giữa lúc Liên minh châu Âu (EU) tránh bị cuốn vào cuộc tranh cãi giữa Mỹ và Trung Quốc sau chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi tới hòn đảo này vào tuần trước.
Bà Marie-Pierre Vedrenne, chính trị gia người Pháp hiện là thành viên Nghị viện châu Âu, cho biết kế hoạch thăm Đài Loan của Ủy ban thương mại vào tháng 12 tới sẽ không bị ảnh hưởng do những căng thẳng này.
"Tôi hy vọng sẽ di chuyển theo lịch trình đã định. Những phản ứng này sẽ không làm thay đổi kế hoạch của chúng tôi", bà Vedrenne nói.
Trong khi đó, một nhóm nghị sĩ Đức thông báo sẽ tới thăm Đài Loan vào tháng 10. Một nhóm nghị sĩ thuộc ủy ban đối ngoại của Hạ viện Anh cũng dự định thăm Đài Loan vào tháng 11 hoặc đầu tháng 12 nhằm "thể hiện sự ủng hộ của Anh" với hòn đảo này.
Đầu tuần này, một phái đoàn do Thứ trưởng Bộ Giao thông Lithuania Agne Vaiciukeviciute dẫn đầu đã đến Đài Loan thảo luận về việc thiết lập quan hệ thành phố kết nghĩa giữa Cao Hùng và thành phố cảng Klaipeda của Lithuania, nơi từng được coi là một điểm nút tiềm năng trong Sáng kiến Vành đai và Con đường của Bắc Kinh.
Lithuania có kế hoạch mở một văn phòng thương mại ở Đài Bắc vào tháng tới, mặc dù họ khẳng định điều này không thể hiện bất kỳ sự bác bỏ nào đối với chính sách "một Trung Quốc" của EU.
Eo biển Đài Loan đã "dậy sóng" sau chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Pelosi, quan chức cấp cao nhất của Mỹ tới Đài Loan trong nhiều thập niên qua.
Hôm 11/8, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân tiếp tục ra tuyên bố chỉ trích chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi, cáo buộc đây là hành vi "cố ý xâm phạm chủ quyền và can thiệp thô bạo tới vấn đề nội bộ của Trung Quốc".
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cùng ngày cũng cảnh báo các chính trị gia nước ngoài không nên hành động theo bà Pelosi, nói rằng điều đó sẽ làm suy yếu nghiêm trọng nền tảng chính trị trong hợp tác với Trung Quốc.
Cho đến nay, EU chưa có phản ứng rõ ràng đối với chuyến thăm của Pelosi và các hoạt động quân sự chưa từng có của Trung Quốc ở eo biển Đài Loan.
Hôm 5/8, người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU, Josep Borrell, mô tả việc Bắc Kinh bắn tên lửa đạn đạo qua Đài Loan và rơi vào vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản là "những diễn biến đáng lo ngại dẫn đến bất ổn và leo thang rủi ro".
Các nhà phân tích cho rằng, các sự kiện gần đây cho thấy EU cần chuẩn bị cho những "cú sốc tương lai" trong khu vực.
Bà Alicia Garcia Herrero, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương thuộc Ngân hàng Pháp Natixis, cho biết các nước châu Âu sẽ cần tìm cách cân bằng mối lo ngại về Ukraine và Đài Loan khi hợp tác với Trung Quốc.
Trong khi đó, ông Antoine Bondaz, Giám đốc chương trình Đài Loan tại "Fondation pour la Recherche Stratégique", một tổ chức tư vấn của Pháp, cho biết EU cần tìm ra những cách thức cụ thể để làm việc với Đài Bắc.
McDonald's sẽ mở cửa trở lại ở Ukraine
Hôm 11/8, McDonald's thông báo sẽ bắt đầu mở cửa một số cửa hàng ở miền tây Ukraine và thủ đô Kyiv, một biểu tượng cho sự trở lại bình thường của đất nước bị tàn phá bởi chiến tranh và thể hiện sự ủng hộ với nước này sau khi chuỗi cửa hàng ăn nhanh của Mỹ rút khỏi Nga.
Gã khổng lồ bánh mì kẹp thịt đã đóng cửa các nhà hàng ở Ukraine sau "chiến dịch quân sự đặc biệt" của Nga gần sáu tháng trước. Tuy nhiên, McDonald's vẫn tiếp tục trả lương cho hơn 10.000 nhân viên tại nước này.
“Chúng tôi đã nói chuyện với các nhân viên của chúng tôi, họ rất mong muốn quay trở lại làm việc và thấy các cửa hàng tái mở cửa ở Ukraine", Phó chủ tịch của McDonald's ở mảng thị trường quốc tế, ông Paul Pomroy cho biết trong một thông điệp gửi tới nhân viên.
Nền kinh tế Ukraine đã bị thiệt hại nặng nề do chiến tranh và việc khởi động lại các doanh nghiệp, dù trong khả năng hạn chế, cũng sẽ giúp ích được một phần. Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự kiến nền kinh tế Ukraine sẽ sụt giảm 35% trong năm nay.
McDonald's có 109 cửa hàng ở Ukraine nhưng không cho biết bao nhiêu cửa hàng sẽ mở cửa trở lại, thời điểm mở cửa hay địa điểm đầu tiên chào đón khách hàng trở lại.
Ông Pomroy cho biết, trong vài tháng tới, McDonald's sẽ bắt đầu làm việc với các nhà cung cấp để đưa sản phẩm đến các cửa hàng, chuẩn bị các cơ sở vật chất sẵn sàng để phục vụ, thu hút nhân viên của cửa hàng trở lại, áp dụng các quy trình an toàn khi tình hình chiến sự vẫn đang tiếp diễn ở phía đông Ukraine.
Trước khi mở cửa trở lại tại Ukraine, McDonald's đã nhượng quyền sở hữu 850 cửa hàng tại Nga, vốn từng là biểu tượng xoa dịu căng thẳng thời kỳ chiến tranh lạnh.
McDonald's đã đóng cửa hàng trăm địa điểm ở Nga vào tháng 3, khiến công ty tiêu tốn khoảng 55 triệu USD mỗi tháng. Việc bán các cửa hàng Nga là lần đầu tiên công ty “phá sản” hoặc thoát ra khỏi một thị trường lớn.
McDonald’s đã bán hàng trăm địa điểm ở Nga cho Doanh nhân Nga Alexander Govor. Ông bắt đầu mở lại với một thương hiệu mới - Vkusno-i Tochka, hay Tasty-period (tạm dịch: Ngon, thế thôi!).
Putin đích thân lãnh đạo‘cuộc cách mạng bảo thủ’ của Nga
Khi Nga phát động cuộc chiến ở Ukraine, thế giới phương Tây ngày càng cô lập Nga. Do đó, Matxcova đã nhân cơ hội phát động một “cuộc cách mạng bảo thủ” do đích thân Tổng thống Nga Vladimir Putin lãnh đạo.
Theo bản tin của “AFP” ngày 11 tháng 8, ông Putin đã được gọi là người bảo vệ “các giá trị truyền thống” trong nhiều năm, và ông luôn miêu tả thế giới phương Tây là “suy đồi”. Cùng với sự lạnh nhạt lớn hơn với thế giới phương Tây do chiến tranh Nga-Ukraine gây ra, Putin đã tăng cường tôn thờ các giá trị bảo thủ truyền thống của Nga ở quê nhà, nói rằng ông sẽ bảo vệ “sự thật lịch sử”.
Trong bối cảnh đó, ông Putin yêu cầu nền văn hóa của Nga đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Tháng trước, ông cũng đã lên nắm quyền lãnh đạo phong trào thanh niên mới Bolshaya Peremena.
Ngôi sao điện ảnh Nga Sergei Bezroukov nói, “Chúng ta phải tận dụng lợi thế của sự cô lập và quay trở lại truyền thống của mình. Giờ là lúc để tạo ra chính mình. Không thể quay lại Liên Xô, nhưng chúng ta có thể khôi phục niềm tin vào nước Nga”.
Giống như ông, nhiều nhân vật nổi tiếng của Nga hiện đang ca ngợi cuộc xâm lược Ukraine và dẫn đến cái gọi là “chủ nghĩa bảo thủ”. Eduard Boiakov, người sáng tạo ra lễ hội sân khấu mới của Nga , đã thốt lên: “Những sự kiện hoành tráng mà chúng ta đang chứng kiến sẽ thúc đẩy một cuộc cách mạng bảo thủ thực sự”.
Nhà thư pháp người Nga Andreyeva cũng cho biết: “Sau 30 năm theo chủ nghĩa tự do thân phương Tây, nước Nga đang trải qua một cuộc cách mạng bảo thủ . Đây là thời điểm quan trọng trong cuộc đấu tranh vĩnh viễn của nước Nga giữa người phương Tây và người theo chủ nghĩa nô lệ. Và cuộc đấu tranh này bắt nguồn từ thế kỷ 19”.
Vào cuối tháng 7, Mironov, người đứng đầu nhóm nghị sĩ ủng hộ Điện Kremlin có tên “Chỉ có Nước Nga”, đã kêu gọi một “danh sách trắng các nghệ sĩ yêu nước” và giải thích cho công chúng “ai là người trong nền nghệ thuật Nga ngày nay”.
Alexei Kozin, giám đốc của Navigator Records, một công ty xuất bản nhạc rock lớn của Nga, cho biết gần đây: “Hơn 100 buổi biểu diễn âm nhạc đã bị hủy bỏ. Một ‘danh sách đen’ lưu hành trong những vòng tròn này bao gồm khoảng 40 nhạc sĩ.”
Ca sĩ nhạc rock Shevchuk được cho là đã bị hủy hợp đồng vì cáo buộc Điện Kremlin “giết hại những người Nga và Ukraine trẻ tuổi” tại một buổi hòa nhạc vào tháng Năm .
Cuối tháng 6, trên tờ tiền 100 rúp mới bắt đầu lưu hành ở Nga, một tượng đài tưởng niệm người lính vô danh đã thay thế vị thần nghệ thuật Hy Lạp Apollo trên bệ của Nhà hát Bolshoi.
Ngọn đèn kinh tế Hong Kong lụi tàn: Các cửa hàng nổi tiếng lâu đời lần lượt đóng cửa
Fitch Ratings dự báo, nền kinh tế Hong Kong sẽ tiếp tục thu hẹp trong năm nay. Bộ trưởng Tài chính Hong Kong Paul Chan Mo-po cũng dự đoán rằng, dự báo tăng trưởng kinh tế cả năm có thể sẽ hạ thấp hơn nữa. Các cửa hàng nổi tiếng lâu đời như chuỗi quán trà Lin Heung và nhà hàng Tai Wing Wah… đã thông báo đóng cửa.
Vào ngày 10/8, cơ quan xếp hạng tín nhiệm quốc tế Fitch Ratings dự đoán, nền kinh tế Hong Kong sẽ tiếp tục thu hẹp trong năm nay và hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay xuống 0,5%, so với mức dự báo tăng trưởng 1% hồi tháng 4.
Fitch Ratings cho biết, chính phủ Hong Kong gần đây đã có những thay đổi về quy định kiểm dịch nhập cảnh, việc này sẽ giảm bớt gánh nặng cho du khách, nhưng sẽ không thể giúp làm giảm áp lực về mặt tài chính và tăng trưởng cho thành phố.
Fitch Ratings lưu ý rằng, hoạt động kinh tế của Hong Kong đã cải thiện nhẹ trong những tháng gần đây, do nhà chức trách đã nới lỏng các hạn chế đối với doanh nghiệp và tính thanh khoản được áp đặt vào đầu năm nay khi bùng phát Covid-19; tuy nhiên, biện pháp giãn cách xã hội vẫn cản trở sự phục hồi. Fitch Ratings cho rằng, các biện pháp kiểm soát ở Hong Kong khó có thể được dỡ bỏ hoàn toàn cho đến khi các chính sách tương tự được nới lỏng ở Trung Quốc đại lục, mà điều này có thể sẽ không xảy ra cho đến năm sau hoặc muộn hơn.
Cách đây vài ngày, chính quyền Hong Kong thông báo rằng GDP quý II đã giảm 1,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đây tiếp tục là một sự sụt giảm khác sau mức tăng trưởng âm 4% trong quý đầu tiên. Bộ trưởng Tài chính Hong Kong Paul Chan Mo-po cũng dự đoán rằng, dự báo tăng trưởng kinh tế cả năm có thể sẽ bị hạ thấp hơn nữa, trong khoảng từ 1% đến 2%.
Tình hình thị trường ở Hong Kong cũng không lạc quan, việc các nhà hàng và quán ăn lâu đời lần lượt đóng cửa không phải là chuyện mới, tuy nhiên, một số cửa tiệm lâu đời phục vụ dimsum đã hoặc sắp đóng cửa.
Nhà hàng Tai Wing Wah thành lập từ năm 1950 cho biết sẽ đóng cửa vào cuối tháng. Điều này khiến người dân địa phương không khỏi tiếc nuối, nó cũng cho thấy kinh tế Hong Kong thực sự đã suy thoái xuống một mức độ nhất định.
Tập đoàn ẩm thực Lin Heung thông báo trên trang Facebook chính thức hôm 9/8 rằng, đã đóng cửa hai tiệm trà Lin Heung Lau và Lin Heung Jaan vào ngày 8/8; tiệm Lin Heung Kui ở Sheung Wan vẫn tiếp tục hoạt động. Lin Heung Lau (Lin Heung Tea House) là một trong những quán trà truyền thống còn sót lại ở Hong Kong, có tuổi đời hơn 100 năm. Sau khi tin tức được công bố, nhiều khách hàng quen vô cùng kinh ngạc.
Là một thương hiệu nổi tiếng cả thế kỷ, Lin Heung Lau cho biết trên Facebook, "Chúng tôi đã cố gắng hết sức để duy trì Lin Heung Lau, đáng tiếc là chúng tôi thực sự không thể chống đỡ trước dịch bệnh, cuối cùng phải đi đến bước này".
Một số nhà bình luận chỉ ra rằng, các nhà hàng và quán ăn là ngọn đèn soi chiếu nền kinh tế Hong Kong. Năm nay, nền kinh tế Hong Kong lại càng tồi tệ hơn, nền kinh tế đã thu hẹp trong hai quý liên tiếp và đã bước vào thời kỳ suy thoái.
Các nhà quan sát cho biết, người Hong Kong chủ yếu đầu tư vào bất động sản, có nhiều hơn chút thì đầu tư vào thị trường chứng khoán. Nhưng năm nay thị trường bất động sản ở Hong Kong rơi xuống đáy, cùng với nạn dịch triền miên, mọi người đều mất đi ham muốn tiêu dùng. Cộng với sự di dân ồ ạt của tầng lớp trung lưu Hong Kong, đến khi tựu trường một số trường học mới biết rằng sĩ số các lớp không đủ, hoặc không đủ sĩ số để mở lớp, cũng không biết khi nào thì giáo viên sẽ di dân… Dường như mọi tài nguyên đang chảy khỏi Hong Kong.
Thông báo từ Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho thấy Tokyo và Washington đã tổ chức tổng cộng 51 cuộc tập trận song phương vào năm 2022 tính đến cuối tháng 7, so với 34 cuộc tập trận trong 7 tháng đầu năm 2021 và chỉ 23 cuộc tập trận trong giai đoạn đó năm 2020. Các cuộc tập trận cũng thực tế hơn.
Sự gia tăng giữa các cuộc tập trận Mỹ-Nhật diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc và Nga gia tăng hoạt động quân sự ở vùng lân cận Nhật Bản, Triều Tiên thường xuyên thử tên lửa, bao gồm cả một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
Trong tháng này, Tên lửa đạn đạo của Trung Quốc lần đầu tiên rơi xuống vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản trong cuộc tập trận ở Đài Loan. Điều này nhấn mạnh nguy cơ Tokyo bị lôi kéo vào một cuộc xung đột xuyên eo biển.
Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản đã tham gia 29 cuộc tập trận chung với lực lượng Hoa Kỳ, tăng khoảng 30% so với năm 2021. Lực lượng này đóng vai trò thiết yếu trong việc phòng thủ tên lửa ngoài khơi và giám sát các tàu Trung Quốc.
Các khu vực tập trận chung của Tokyo và Washington bao gồm Biển Hoa Đông và Biển Đông, cùng với quần đảo Senkaku mà Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư, và quần đảo Sakishima.
Các cuộc tập trận chung nhằm bảo đảm rằng các lực lượng Nhật Bản và Mỹ có thể phối hợp với nhau một cách hiệu quả – đây là mục tiêu quan trọng đối với cả hai bên trong một môi trường an ninh khó khăn. Tuyên bố chung hồi tháng 5 sau hội nghị thượng đỉnh có viết: Tokyo và Washington sẽ “cùng tăng cường năng lực, bao gồm cả việc tổ chức các chiến lược và ưu tiên các mục tiêu.”
Đài Loan ký với Mỹ hợp đồng 84 triệu USD bảo trì hệ thống
tên lửa Patriot PAC-3
Đài Loan và Mỹ đã ký kết hợp đồng trị giá 2,52 tỷ Đài tệ (84 triệu USD) để bảo trì hệ thống tên lửa phòng không Patriot MIM-104F (PAC-3) của đảo quốc.
Thỏa thuận, được công bố hôm thứ 5 (11/08) trên trang Hệ thống Mua sắm Điện tử của chính phủ Đài Loan, đã được ký kết giữa Phái bộ Quốc phòng với Mỹ của Trung Hoa Dân Quốc (tên chính thức của Đài Loan) và Viện Mỹ tại Đài Loan (AIT) sau một cuộc đấu thầu hạn chế.
Hợp đồng có hiệu lực từ ngày 20/07/2022 đến ngày 31/12/2026, được thiết kế để đảm bảo độ tin cậy và hiệu quả hoạt động của tên lửa Patriot theo thời gian.
Đã một tuần kể từ khi Trung Quốc bắn 11 tên lửa đạn đạo vào vùng biển gần Đài Loan trong cuộc tập trận quân sự quy mô lớn. Cuộc tập trận này được coi là mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với sự ổn định xuyên eo biển trong hơn 25 năm qua.
Đài Loan đã triển khai tên lửa PAC-3 từ năm 2007, khi nước này bắt đầu nâng cấp các hệ thống tên lửa PAC-2 mua từ cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000.
Một nguồn tin trong lực lượng vũ trang Đài Loan yêu cầu giấu tên nói với CNA rằng việc duy trì hệ thống tên lửa MIM-104F Patriot và đảm bảo hiệu quả hoạt động của chúng là rất quan trọng đối với lực lượng phòng không của Đài Loan.
Dàn tên lửa loại MIM-104 hiện tại của Đài Loan bao gồm MIM-104F và tên lửa dẫn đường hiện đại Patriot (GEM).
Đài Loan cũng sẽ nhận được tên lửa phòng không tối tân Patriot PAC-3 (MSE) trong hai đợt vào năm 2025 và năm 2026. Trước đó, Bộ Quốc phòng Đài Loan thông báo vào tháng 03/2021 rằng họ đã ký một thỏa thuận mua loại tên lửa này.
Các tên lửa MIM-104F có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo, với biến thể MSE cho phép đánh chặn tên lửa hành trình bay thấp và tên lửa đạn đạo có tầm bắn 600 số km - xa hơn so với phiên bản tiêu chuẩn.
Hàng loạt chính trị gia châu Âu khẳng định tiếp tục thăm Đài Loan
Tuyên bố mới nhất của các nghị sĩ châu Âu được đưa ra giữa lúc Liên minh châu Âu (EU) tránh bị cuốn vào cuộc tranh cãi giữa Mỹ và Trung Quốc sau chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi tới hòn đảo này vào tuần trước.
Bà Marie-Pierre Vedrenne, chính trị gia người Pháp hiện là thành viên Nghị viện châu Âu, cho biết kế hoạch thăm Đài Loan của Ủy ban thương mại vào tháng 12 tới sẽ không bị ảnh hưởng do những căng thẳng này.
"Tôi hy vọng sẽ di chuyển theo lịch trình đã định. Những phản ứng này sẽ không làm thay đổi kế hoạch của chúng tôi", bà Vedrenne nói.
Trong khi đó, một nhóm nghị sĩ Đức thông báo sẽ tới thăm Đài Loan vào tháng 10. Một nhóm nghị sĩ thuộc ủy ban đối ngoại của Hạ viện Anh cũng dự định thăm Đài Loan vào tháng 11 hoặc đầu tháng 12 nhằm "thể hiện sự ủng hộ của Anh" với hòn đảo này.
Đầu tuần này, một phái đoàn do Thứ trưởng Bộ Giao thông Lithuania Agne Vaiciukeviciute dẫn đầu đã đến Đài Loan thảo luận về việc thiết lập quan hệ thành phố kết nghĩa giữa Cao Hùng và thành phố cảng Klaipeda của Lithuania, nơi từng được coi là một điểm nút tiềm năng trong Sáng kiến Vành đai và Con đường của Bắc Kinh.
Lithuania có kế hoạch mở một văn phòng thương mại ở Đài Bắc vào tháng tới, mặc dù họ khẳng định điều này không thể hiện bất kỳ sự bác bỏ nào đối với chính sách "một Trung Quốc" của EU.
Eo biển Đài Loan đã "dậy sóng" sau chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Pelosi, quan chức cấp cao nhất của Mỹ tới Đài Loan trong nhiều thập niên qua.
Hôm 11/8, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân tiếp tục ra tuyên bố chỉ trích chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi, cáo buộc đây là hành vi "cố ý xâm phạm chủ quyền và can thiệp thô bạo tới vấn đề nội bộ của Trung Quốc".
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cùng ngày cũng cảnh báo các chính trị gia nước ngoài không nên hành động theo bà Pelosi, nói rằng điều đó sẽ làm suy yếu nghiêm trọng nền tảng chính trị trong hợp tác với Trung Quốc.
Cho đến nay, EU chưa có phản ứng rõ ràng đối với chuyến thăm của Pelosi và các hoạt động quân sự chưa từng có của Trung Quốc ở eo biển Đài Loan.
Hôm 5/8, người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU, Josep Borrell, mô tả việc Bắc Kinh bắn tên lửa đạn đạo qua Đài Loan và rơi vào vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản là "những diễn biến đáng lo ngại dẫn đến bất ổn và leo thang rủi ro".
Các nhà phân tích cho rằng, các sự kiện gần đây cho thấy EU cần chuẩn bị cho những "cú sốc tương lai" trong khu vực.
Bà Alicia Garcia Herrero, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương thuộc Ngân hàng Pháp Natixis, cho biết các nước châu Âu sẽ cần tìm cách cân bằng mối lo ngại về Ukraine và Đài Loan khi hợp tác với Trung Quốc.
Trong khi đó, ông Antoine Bondaz, Giám đốc chương trình Đài Loan tại "Fondation pour la Recherche Stratégique", một tổ chức tư vấn của Pháp, cho biết EU cần tìm ra những cách thức cụ thể để làm việc với Đài Bắc.
McDonald's sẽ mở cửa trở lại ở Ukraine
Hôm 11/8, McDonald's thông báo sẽ bắt đầu mở cửa một số cửa hàng ở miền tây Ukraine và thủ đô Kyiv, một biểu tượng cho sự trở lại bình thường của đất nước bị tàn phá bởi chiến tranh và thể hiện sự ủng hộ với nước này sau khi chuỗi cửa hàng ăn nhanh của Mỹ rút khỏi Nga.
Gã khổng lồ bánh mì kẹp thịt đã đóng cửa các nhà hàng ở Ukraine sau "chiến dịch quân sự đặc biệt" của Nga gần sáu tháng trước. Tuy nhiên, McDonald's vẫn tiếp tục trả lương cho hơn 10.000 nhân viên tại nước này.
“Chúng tôi đã nói chuyện với các nhân viên của chúng tôi, họ rất mong muốn quay trở lại làm việc và thấy các cửa hàng tái mở cửa ở Ukraine", Phó chủ tịch của McDonald's ở mảng thị trường quốc tế, ông Paul Pomroy cho biết trong một thông điệp gửi tới nhân viên.
Nền kinh tế Ukraine đã bị thiệt hại nặng nề do chiến tranh và việc khởi động lại các doanh nghiệp, dù trong khả năng hạn chế, cũng sẽ giúp ích được một phần. Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự kiến nền kinh tế Ukraine sẽ sụt giảm 35% trong năm nay.
McDonald's có 109 cửa hàng ở Ukraine nhưng không cho biết bao nhiêu cửa hàng sẽ mở cửa trở lại, thời điểm mở cửa hay địa điểm đầu tiên chào đón khách hàng trở lại.
Ông Pomroy cho biết, trong vài tháng tới, McDonald's sẽ bắt đầu làm việc với các nhà cung cấp để đưa sản phẩm đến các cửa hàng, chuẩn bị các cơ sở vật chất sẵn sàng để phục vụ, thu hút nhân viên của cửa hàng trở lại, áp dụng các quy trình an toàn khi tình hình chiến sự vẫn đang tiếp diễn ở phía đông Ukraine.
Trước khi mở cửa trở lại tại Ukraine, McDonald's đã nhượng quyền sở hữu 850 cửa hàng tại Nga, vốn từng là biểu tượng xoa dịu căng thẳng thời kỳ chiến tranh lạnh.
McDonald's đã đóng cửa hàng trăm địa điểm ở Nga vào tháng 3, khiến công ty tiêu tốn khoảng 55 triệu USD mỗi tháng. Việc bán các cửa hàng Nga là lần đầu tiên công ty “phá sản” hoặc thoát ra khỏi một thị trường lớn.
McDonald’s đã bán hàng trăm địa điểm ở Nga cho Doanh nhân Nga Alexander Govor. Ông bắt đầu mở lại với một thương hiệu mới - Vkusno-i Tochka, hay Tasty-period (tạm dịch: Ngon, thế thôi!).
Putin đích thân lãnh đạo‘cuộc cách mạng bảo thủ’ của Nga
Khi Nga phát động cuộc chiến ở Ukraine, thế giới phương Tây ngày càng cô lập Nga. Do đó, Matxcova đã nhân cơ hội phát động một “cuộc cách mạng bảo thủ” do đích thân Tổng thống Nga Vladimir Putin lãnh đạo.
Theo bản tin của “AFP” ngày 11 tháng 8, ông Putin đã được gọi là người bảo vệ “các giá trị truyền thống” trong nhiều năm, và ông luôn miêu tả thế giới phương Tây là “suy đồi”. Cùng với sự lạnh nhạt lớn hơn với thế giới phương Tây do chiến tranh Nga-Ukraine gây ra, Putin đã tăng cường tôn thờ các giá trị bảo thủ truyền thống của Nga ở quê nhà, nói rằng ông sẽ bảo vệ “sự thật lịch sử”.
Trong bối cảnh đó, ông Putin yêu cầu nền văn hóa của Nga đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Tháng trước, ông cũng đã lên nắm quyền lãnh đạo phong trào thanh niên mới Bolshaya Peremena.
Ngôi sao điện ảnh Nga Sergei Bezroukov nói, “Chúng ta phải tận dụng lợi thế của sự cô lập và quay trở lại truyền thống của mình. Giờ là lúc để tạo ra chính mình. Không thể quay lại Liên Xô, nhưng chúng ta có thể khôi phục niềm tin vào nước Nga”.
Giống như ông, nhiều nhân vật nổi tiếng của Nga hiện đang ca ngợi cuộc xâm lược Ukraine và dẫn đến cái gọi là “chủ nghĩa bảo thủ”. Eduard Boiakov, người sáng tạo ra lễ hội sân khấu mới của Nga , đã thốt lên: “Những sự kiện hoành tráng mà chúng ta đang chứng kiến sẽ thúc đẩy một cuộc cách mạng bảo thủ thực sự”.
Nhà thư pháp người Nga Andreyeva cũng cho biết: “Sau 30 năm theo chủ nghĩa tự do thân phương Tây, nước Nga đang trải qua một cuộc cách mạng bảo thủ . Đây là thời điểm quan trọng trong cuộc đấu tranh vĩnh viễn của nước Nga giữa người phương Tây và người theo chủ nghĩa nô lệ. Và cuộc đấu tranh này bắt nguồn từ thế kỷ 19”.
Vào cuối tháng 7, Mironov, người đứng đầu nhóm nghị sĩ ủng hộ Điện Kremlin có tên “Chỉ có Nước Nga”, đã kêu gọi một “danh sách trắng các nghệ sĩ yêu nước” và giải thích cho công chúng “ai là người trong nền nghệ thuật Nga ngày nay”.
Alexei Kozin, giám đốc của Navigator Records, một công ty xuất bản nhạc rock lớn của Nga, cho biết gần đây: “Hơn 100 buổi biểu diễn âm nhạc đã bị hủy bỏ. Một ‘danh sách đen’ lưu hành trong những vòng tròn này bao gồm khoảng 40 nhạc sĩ.”
Ca sĩ nhạc rock Shevchuk được cho là đã bị hủy hợp đồng vì cáo buộc Điện Kremlin “giết hại những người Nga và Ukraine trẻ tuổi” tại một buổi hòa nhạc vào tháng Năm .
Cuối tháng 6, trên tờ tiền 100 rúp mới bắt đầu lưu hành ở Nga, một tượng đài tưởng niệm người lính vô danh đã thay thế vị thần nghệ thuật Hy Lạp Apollo trên bệ của Nhà hát Bolshoi.
Ngọn đèn kinh tế Hong Kong lụi tàn: Các cửa hàng nổi tiếng lâu đời lần lượt đóng cửa
Fitch Ratings dự báo, nền kinh tế Hong Kong sẽ tiếp tục thu hẹp trong năm nay. Bộ trưởng Tài chính Hong Kong Paul Chan Mo-po cũng dự đoán rằng, dự báo tăng trưởng kinh tế cả năm có thể sẽ hạ thấp hơn nữa. Các cửa hàng nổi tiếng lâu đời như chuỗi quán trà Lin Heung và nhà hàng Tai Wing Wah… đã thông báo đóng cửa.
Vào ngày 10/8, cơ quan xếp hạng tín nhiệm quốc tế Fitch Ratings dự đoán, nền kinh tế Hong Kong sẽ tiếp tục thu hẹp trong năm nay và hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay xuống 0,5%, so với mức dự báo tăng trưởng 1% hồi tháng 4.
Fitch Ratings cho biết, chính phủ Hong Kong gần đây đã có những thay đổi về quy định kiểm dịch nhập cảnh, việc này sẽ giảm bớt gánh nặng cho du khách, nhưng sẽ không thể giúp làm giảm áp lực về mặt tài chính và tăng trưởng cho thành phố.
Fitch Ratings lưu ý rằng, hoạt động kinh tế của Hong Kong đã cải thiện nhẹ trong những tháng gần đây, do nhà chức trách đã nới lỏng các hạn chế đối với doanh nghiệp và tính thanh khoản được áp đặt vào đầu năm nay khi bùng phát Covid-19; tuy nhiên, biện pháp giãn cách xã hội vẫn cản trở sự phục hồi. Fitch Ratings cho rằng, các biện pháp kiểm soát ở Hong Kong khó có thể được dỡ bỏ hoàn toàn cho đến khi các chính sách tương tự được nới lỏng ở Trung Quốc đại lục, mà điều này có thể sẽ không xảy ra cho đến năm sau hoặc muộn hơn.
Cách đây vài ngày, chính quyền Hong Kong thông báo rằng GDP quý II đã giảm 1,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đây tiếp tục là một sự sụt giảm khác sau mức tăng trưởng âm 4% trong quý đầu tiên. Bộ trưởng Tài chính Hong Kong Paul Chan Mo-po cũng dự đoán rằng, dự báo tăng trưởng kinh tế cả năm có thể sẽ bị hạ thấp hơn nữa, trong khoảng từ 1% đến 2%.
Tình hình thị trường ở Hong Kong cũng không lạc quan, việc các nhà hàng và quán ăn lâu đời lần lượt đóng cửa không phải là chuyện mới, tuy nhiên, một số cửa tiệm lâu đời phục vụ dimsum đã hoặc sắp đóng cửa.
Nhà hàng Tai Wing Wah thành lập từ năm 1950 cho biết sẽ đóng cửa vào cuối tháng. Điều này khiến người dân địa phương không khỏi tiếc nuối, nó cũng cho thấy kinh tế Hong Kong thực sự đã suy thoái xuống một mức độ nhất định.
Tập đoàn ẩm thực Lin Heung thông báo trên trang Facebook chính thức hôm 9/8 rằng, đã đóng cửa hai tiệm trà Lin Heung Lau và Lin Heung Jaan vào ngày 8/8; tiệm Lin Heung Kui ở Sheung Wan vẫn tiếp tục hoạt động. Lin Heung Lau (Lin Heung Tea House) là một trong những quán trà truyền thống còn sót lại ở Hong Kong, có tuổi đời hơn 100 năm. Sau khi tin tức được công bố, nhiều khách hàng quen vô cùng kinh ngạc.
Là một thương hiệu nổi tiếng cả thế kỷ, Lin Heung Lau cho biết trên Facebook, "Chúng tôi đã cố gắng hết sức để duy trì Lin Heung Lau, đáng tiếc là chúng tôi thực sự không thể chống đỡ trước dịch bệnh, cuối cùng phải đi đến bước này".
Một số nhà bình luận chỉ ra rằng, các nhà hàng và quán ăn là ngọn đèn soi chiếu nền kinh tế Hong Kong. Năm nay, nền kinh tế Hong Kong lại càng tồi tệ hơn, nền kinh tế đã thu hẹp trong hai quý liên tiếp và đã bước vào thời kỳ suy thoái.
Các nhà quan sát cho biết, người Hong Kong chủ yếu đầu tư vào bất động sản, có nhiều hơn chút thì đầu tư vào thị trường chứng khoán. Nhưng năm nay thị trường bất động sản ở Hong Kong rơi xuống đáy, cùng với nạn dịch triền miên, mọi người đều mất đi ham muốn tiêu dùng. Cộng với sự di dân ồ ạt của tầng lớp trung lưu Hong Kong, đến khi tựu trường một số trường học mới biết rằng sĩ số các lớp không đủ, hoặc không đủ sĩ số để mở lớp, cũng không biết khi nào thì giáo viên sẽ di dân… Dường như mọi tài nguyên đang chảy khỏi Hong Kong.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét