Tưởng Năng Tiến – Thư Cho Con
Tôi không thân thiết chi với Bùi Bảo Trúc và cũng chả mặn mà gì với chuyện văn nghệ/văn gừng nên mãi tới bữa rồi mới (tình cờ) được biết thêm rằng ông không chỉ là một nhà báo, nhà văn mà còn là một nhà thơ hơi nặng tình đất nước:
Lý Khánh Hồng - Dựng Tượng Đài,..và Anh hùng ?.
30/7/2022
Viết như một nén hương gửi Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, nhân ngày 28 tháng 7 thay cho một người đồng môn nay đà quá vãng
Dựng tượng đài, ép dân, được. Chúng ta thấy. Không đếm xuể !
Nhưng bắt dân đen coi mình như Anh hùng. Khó.
Thử xem.
Anh hùng dân tộc : Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
Còn gì phải bàn thảo. Trần hưng Đạo, ai không biết là Anh hùng dân tộc.
Đức Thánh Trần mà dân tộc ta qua bao nhiêu đời, truyền tử lưu tôn, kể đi kể lại. Bao công lao hãn mã, chống xâm lăng phương Bắc. Giữ vững non sông. Bảo vệ dân , nước. Được truyền tụng...
Cái đời sống ấy. Cái gương hy sinh, giúp dân giúp nước đó của Hưng Đạo Đại Vương luôn là gương sáng của dân ta. Nó thành cái cốt lõi của một lối sống .
Trong nền văn hóa dân tộc.
Nguyễn Lương Hải Khôi - Cuộc khủng hoảng trong tương lai gần và khả năng thích ứng của Việt Nam, Trung Quốc
01/8/2022
Giống như các cuộc khủng hoảng trước, chính phủ Việt Nam sẽ cố gắng vượt qua khủng hoảng bằng cách tung ra các gói kích thích và hỗ trợ kinh tế, nhưng sẽ có hai con đường để thực hiện điều này.
Cách 1: Tiền sẽ chảy vào những nơi có khả năng ảnh hưởng tới chính sách: doanh nghiệp nhà nước, công ty “sân sau” (chủ yếu trong lĩnh vực tài chính, bất động sản…). Nó sẽ chảy ngược trở lại vào bất động sản, chứng khoán.
Cách 2: Đầu tư vào những lĩnh vực và con người tạo ra các giá trị chiến lược lâu dài và có tính nền tảng cho sự phát triển trong tương lai. Tiền sẽ chảy xuống tới những người dễ bị tổn thương về kinh tế, những doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Lo ngại an ninh nước ASEAN: Chú trọng đến sông Mekong
(Asean water security concerns: Focus on the Mekong River)
Amado Tolentino Jr. – Bình Yên Đông lược dịch
The Manila Times – July 23, 2022
Để nghĩ rằng gần hết tất cả nước trên trái đất thì mặn, dưới 3% là ngọt. 2/3 số nước ngọt chúng ta có bị đông đặc trong các vùng lạnh của trái đất như nước đá hay đất đông đá, chỉ còn dưới 1% của nước trên thế giới cho tất cả sinh vật.
Khó khăn liên hệ đến nước đơn giản nhất để kêu gọi là đói và khát. ½ gallon nước uống là cái một người cần uống để sống. Một khảo sát trong năm 2015 của các thành viên Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos liệt kê “khủng hoảng nước” lần đầu tiên như đe dọa hàng đầu của thế giới trước khi “lan tràn bệnh truyền nhiễm” và “vũ khí hủy diệt tập thể.” Đáng kể ớn lạnh khi chúng ta trải qua đại dịch Covid.
Năm năm trước đây, Đức Giáo hoàng Francis, nói chuyện ở Viện Khoa học Giáo hoàng, tự hỏi “nếu chúng ta không trên đường đến chiến tranh thế giới lớn đối với nước?”
Cứu xét sự hữu dụng kinh khủng của nước được mô tả ở trên và các cuộc xung đột có thể đối với nước ở những nơi khác của thế giới (thí dụ, đập Renaissance trên sông Nile ở Ethiopa liên quan đến Egypt nay có cảm nhận như ở thiện chí của láng giềng Sudan và Ethiopa), liệu nước cuối cùng sẽ gây chiến tranh hay sẽ được dùng như vũ khí của chiến tranh?
David Hutt * - Tại sao Việt Nam không đụng tới những ông chủ siêu giàu?
Why Vietnam doesn’t squeeze its super-rich tycoons
David Hutt
https://asiatimes.com/2022/07/why-vietnam-doesnt-squeeze-its-super-rich-tycoons/
Anh Khoa dịch
01/8/202
Theo ông Nguyễn Khắc Giang, một nhà phân tích tại Đại học Victoria Wellington, các cuộc đàn áp chính thức đối với khu vực tư nhân và các ông trùm của Việt Nam vẫn còn xa vời so với những gì diễn ra ở Trung Quốc nhưng có dấu hiệu cho thấy họ đang tăng tốc.
“Giải quyết tham nhũng trong khu vực tư nhân và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sẽ là một vấn đề nan giải đối với Đảng bởi vì mô hình phát triển của họ lại phụ thuộc vào tham nhũng, cho dù là tham nhũng vặt, tham ô hoặc ‘tiếp cận tiền’.”
“Tham nhũng là nhiên liệu để điều hành hệ thống”, ông Giang nói. “Kết quả cuối cùng sẽ là sự trừng phạt có chọn lọc đối với một số doanh nhân để làm kiểng, trong khi những doanh nghiệp khác, đặc biệt là một số công ty trọng yếu sẽ không bị ảnh hưởng”, Giang dự đoán.
Tranh cãi vì thí sinh Miss Grand Cambodia 2022 bị gọi là “Việt-Khmer Kampuchea Krom”
30/7/2022
Giám đốc Miss Grand Cambodia 2022 gây tranh cãi khi gần đây gọi một thí sinh là người dân tộc “Việt-Khmer Kampuchea Krom” trong một chương trình phát thanh, theo tờ Khmer Times.
Đây là cuộc thi sắc đẹp của Campuchia để từ đó chọn ra thí sinh tham gia Miss Grand International, và ông In Sophin là tổng giám đốc Công ty Mohahang, đơn vị tổ chức cuộc thi.
Ông In định nhấn mạnh sự độc đáo của Miss Grand Cambodia, có ứng cử viên tới từ nhiều thành phố và quốc gia khác nhau có người Campuchia sinh sống.
Ông sau đó nói thí sinh Hang Soryan là người “Việt lai Khmer Kampuchea Krom” và cô tự giới thiệu mình bằng tiếng Tong của Khmer Kampuchea Krom.
Vì sao gây tranh cãi?
Thời sự đó đây ngày Thứ hai 01 tháng 8 năm 2022
Võ Thái Hà tổng hợp
Gary Bai* - Thẩm phán Alito chỉ trích các nhà lãnh đạo thế giới vì phản đối phán quyết của SCOTUS về phá thai
01/8/2022
Tuy nhiên, theo ông Alito, sự thù địch với tôn giáo và quyền tự do tôn giáo đe dọa một loạt các quyền căn bản khác.
“Việc thực hành tôn giáo thường hay bao gồm lời nói, một lời cầu nguyện bằng lời nói hoặc bằng văn bản, việc đọc Kinh Thánh, một bài thuyết pháp, một cuốn sách hoặc bài viết về tôn giáo, tất cả đều là những hình thức ngôn luận, chúng cũng là những hình thức thực hành tôn giáo. Nếu hình thức ngôn luận này có thể bị đàn áp hoặc bị trừng phạt, thì điều gì ngăn chặn nhà nước dẹp tan các hình thức thể hiện khác?”
“Hãy lấy ví dụ về mối quan hệ giữa tự do ngôn luận và tự do hội họp. Một buổi lễ tôn giáo trong một nhà thờ, giáo đường Do Thái, nhà thờ Hồi giáo, hoặc đền thờ là một hình thức hội họp. Nếu một chính phủ có thể cấm những sự tụ họp này, thì liệu họ có ngần ngại cấm những hình thức khác không? ”
Ông Alito nói: “Mặt khác, nếu cho phép quyền tự do tôn giáo, thì nhà nước sẽ khó hạn chế những phát ngôn khác và các cuộc tụ họp khác.”
“Hiến Pháp bảo vệ việc thực hành tự do tôn giáo … Và đối với các thẩm phán như tôi, những người luôn suy nghĩ trong phạm vi niềm tin những gì Hiến Pháp nói và những gì Hiến Pháp không nói, thế là đủ rồi,” vị thẩm phán này cho hay. “Đó là luật, và đừng hỏi tôi tại sao.”
Liana Fix và Michael Kimmage * - Điều gì sẽ xảy ra nếu Chiến tranh Ukraine vượt khỏi tầm kiểm soát?
Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, “What If the War in Ukraine Spins Out of Control?,” Foreign Affairs, 19/07/2022
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Nên chuẩn bị thế nào cho kịch bản leo thang ngoài ý muốn?
Cuộc chiến ở Ukraine sẽ sớm bước sang tháng thứ sáu. Dù đã có nhiều cuộc thảo luận về việc Nga vượt qua lằn ranh đỏ của phương Tây bằng cách tiến hành chiến tranh, và phương Tây vượt qua lằn ranh đỏ của Nga bằng việc hỗ trợ quân sự cho Ukraine, các lằn ranh đỏ thực sự vẫn chưa bị phá vỡ. Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, cả hai bên đã đặt ra một loạt các quy tắc vô hình – dù bất thành văn nhưng vẫn rất thật. Chúng bao gồm việc Nga chấp nhận việc đồng minh chuyển giao vũ khí hạng nặng và thông tin tình báo cho Ukraine, nhưng quân đội phương Tây không trực tiếp tham chiến. Đổi lại các quốc gia phương Tây miễn cưỡng chấp nhận việc Nga tiến hành chiến tranh thông thường trong phạm vi biên giới Ukraine (các nước này háo hức chứng kiến Moscow bị đánh bại), miễn là xung đột không dẫn đến việc sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt. Cho đến nay, những quy tắc vô hình này vẫn tiếp tục được áp dụng, bằng chứng là cả Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin đều không muốn chiến tranh lan rộng hơn.
Thuỵ My - Ukraina : Làm thế nào tránh một cuộc chiến tranh hao mòn ?
01/8/2022
Uy tín của CIA lên cao qua cuộc chiến tranh Ukraina với các thông tin hữu ích. Vũ khí hạng nặng của phương Tây đã giúp xoay chuyển tình thế, tuy nhiên đồng minh chỉ giúp nhỏ giọt. Ukraina có thể thắng được cuộc chiến này, nhưng cần phải chuẩn bị kỹ càng trước khi phản công quy mô, và có sự hỗ trợ mạnh mẽ của bạn bè quốc tế.
Những biến tướng của kỹ nghệ phục vụ nhu cầu thư giãn cá nhân, nạn trẻ em suốt ngày dán mắt vào màn hình, đó là hồ sơ của L'Express và L'Obs tuần này. Riêng Le Point tiếp tục bám theo thời sự quốc tế với « Sự trở lại huy hoàng của CIA và cuộc chiến ở Ukraina ». Tuần báo giải thích « Cơ quan tình báo Mỹ tiến hành cuộc chiến bí mật chống Vladimir Putin, và chuẩn bị cho những thử thách tương lai như thế nào ».
Nguồn:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét