Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 13 tháng 9, 2021

TỘC VADOMA Ở PHI CHÂU VỚI BÀN CHÂN ĐÀ-ĐIỂU


Bàn chân giống chân đà điểu của người VaDom
Một tộc người cổ tại Châu Phi vẫn tồn tại tới ngày nay và sở hữu đặc điểm cơ thể rất khác lạ so với người bình thường. Bộ lạc VaDoma ở quốc gia Châu Phi Zimbabwe là một trong những bộ lạc gây hiếu kỳ nhất trên thế giới. Phần lớn những người VaDoma sống cô lập với thế giới bên ngoài, dù khu vực sinh sống của họ không quá xa xôi với chốn thành thị.
<!>

Bàn chân đà điểu

Điểm đặc biệt nhất khi nói về người VaDoma chính là bàn chân khác thường của họ so với người bình thường. Thay vì 5 ngón chân bình thường, bàn chân của người VaDoma chỉ gồm 2 ngón, phồng to và quay vào trong như một móng vuốt. Chính bởi vậy, họ còn được gọi là tộc người Chân đà điểu. Đặc điểm này không gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt hàng ngày của người dân.

Trong cộng đồng người VaDoma, cứ 3 người lại có 1 trường hợp sở hữu bàn chân kỳ lạ này. Các nhà khoa học giải thích đây là một dạng của hội chứng Ectrodactyly (hội chứng Móng vuốt tôm), một hậu quả của việc đột biến gen.

Sự phổ biến của kiểu bàn chân đà điểu tại cộng đồng VaDoma thực chất xuất phát từ một tập tính bất thường của bộ lạc này.

Trong nhiều thập kỷ, người VaDoma đã được chính quyền tạo nhiều cơ hội để được hòa nhập với các cộng đồng dân tộc khác tại Zimbabwe nhưng họ đều từ chối tất cả.

Do sống cô lập với xã hội nên nhiều gia đình người VaDoma đã tiến hành giao phối cận huyết để duy trì nòi giống. Gần như có những điều lệ cấm đoán việc người VaDoma kết hôn với người bên ngoài.

Những người ban đầu bị đột biến gen cùng hội chứng Ectrodactyly. Họ tiếp tục quan hệ cận huyết và di truyền nguồn gen mạnh mẽ này cho nhiều thế hệ về sau. Những người mắc hội chứng móng vuốt sẽ sống với tình trạng này suốt đời.


Những trẻ em VaDoma mang di truyền của hội chứng Ectrodactyly từ các thế hệ trước.

Những người có bàn chân đà điểu không hề bị kỳ thị tại VaDoma. Đa số đều xem đó như chuyện bình thường. Thậm chí, nhiều người già còn tin rằng bàn chân kỳ lạ này là đặc điểm nhận dạng của những con người hậu duệ của Cây Bao Báp – vị thủy tổ trong truyền thuyết của bộ lạc.

Những người khác biệt này thường có ưu thế về khả năng leo trèo. Bộ lạc VaDoma cũng không hề có bất kỳ hình thức canh tác nông nghiệp nào. Việc sinh sống của họ hoàn toàn dựa trên các hoạt động săn bắn và hái lượm.

Không có nhận xét nào: