Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 26 tháng 9, 2021

TỪ CÁNH ĐỒNG MÂY & CỰU THIẾU ÚY LÊ QUANG HIỂN - NS Phan Đình Minh


CỰU THIẾU ÚY LÊ QUANG HIỂN
Xin bấm link để nghe
“Điều anh em nghe được trong bóng tối hãy nói nơi ánh sáng,
điều anh em nghe rỉ tai nhau hãy rao giảng trên mái nhà”. - (Mt 10:27)
<!>
HỘI ĐỒNG LIÊN TÔN VIỆT NAM


Chánh trị sự Hứa Phi, TTK Lê Quang Hiển, Hội trưởng PG Hòa Hảo Lê Quang Liêm, HT Thích Không Tánh




Tóm Tắt Tiểu Sử Cụ Lê Quang Liêm

Cụ Lê Quang Liêm, Hội Trưởng Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo Việt Nam, Phó Chủ Tịch Hội Ðồng Liên Tôn Việt Nam tại Việt Nam, sinh ngày 1 tháng 11/1920 tại An Giang, miền Nam Việt Nam, năm nay 85 tuổi.

Trước 1975, cụ là một sĩ quan trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, sau đó là Dân Biểu Quốc Hội:

- 1945-1946: Đoàn Trưởng Bảo An Phật Giáo Hòa Hảo quận Chợ Mới, tỉnh An Giang

- 1946-1947: Chính Trị Viên Đại Đội I, Chi Đội 30, Bộ Đội Nguyễn Trung Trực

- 1948-1952: Tham Mưu Trưởng Nghĩa Quân Cách Mạng Kháng Chiến Chống Pháp

- 1953-1955: Đồng hóa vào Quân Đội Quốc Gia Việt Nam, cấp bậc Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 525

- 1956-1957: Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 12

- 1958-1959: Tham Mưu Phó Quân Đoàn II

- 1960-1962: Trưởng Phòng 4 Bộ Tư Lệnh Hành Quân

- 1963-1964: Trung Tá Chỉ Huy Trưởng trường Hạ Sĩ Quan Nha Trang

- 1964-1965: Tỉnh Trưởng tỉnh Khánh Hòa, Nha Trang

- 1966-1967: Chỉ Huy Trưởng Hậu Bị Quân Vùng 4 Chiến Thuật, kiêm Thanh Tra Tòa Đại Biểu Vùng 4

- 1968-1969: Dân Biểu Quốc Hội Lập Hiến, Đệ Nhất Phó Chủ Tịch Quốc Hội Lập Hiến; Cố Vấn Hội Đồng Trị Sự Trung Ương, Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo

- 1972-1975: Dân Biểu Quốc Hội, Chủ Tịch Ủy Ban Định Chế, Chủ Tịch Ủy Ban Canh Nông; Hội Trưởng Trung Ương, Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo (hệ phái Lê Quang Liêm)

Sau 1975, cụ bị nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam cầm tù trong nhiều nhà giam khác nhau.

Cụ là người kiên trì đấu tranh cho tự do tôn giáo. Từ năm 1992 đến năm 1999, cụ viết 6 đơn đòi hỏi tự do tôn giáo cho Phật Giáo Hòa Hảo, gửi đến rất nhiều giới chức cao cấp của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam.

Vào mùa Thu năm 2000, khi miền Nam bị bão lụt nặng, cụ Lê Quang Liêm thiết lập Ủy Ban Cứu Trợ Lụt. Ủy ban đã phân phát hơn 4000 gói tặng phẩm đến các gia đình cần được cứu trợ nhất. Lúc đó đã vào tuổi 81, cụ Liêm vẫn thân hành đi cứu trợ.

Tháng 12/2000, cụ Lê Quang Liêm, cùng với ba nhà lãnh đạo tôn giáo khác, Linh mục Nguyễn Văn Lý, Hòa Thượng Thích Thiện Hạnh và Linh mục Chân Tín, viết một bản lên tiếng phản đối chính sách đàn áp của nhà cầm quyền Cộng sản, đòi hỏi nhà cầm quyền phải “tôn trọng quyền tự do tôn giáo thực sự của các tôn giáo, nhất là các quyền căn bản của các Giáo Hội. Các Giáo Hội phải được hoàn toàn độc lập và tự do trong việc lựa chọn, huấn luyện, chỉ định các chức vụ tôn giáo tùy theo nhu cầu của từng Giáo Hội”.

Tháng 2/2001, tại Huế, cụ Liêm gặp gỡ Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Hòa Thượng Thích Thiện Hạnh, Thượng Tọa Thích Chân Trí, và cùng ba vị lãnh đạo tôn giáo này thành lập Hội Đồng Liên Tôn.

Cụ Liêm đã phải chịu đựng rất nhiều sách nhiễu và lăng mạ, dàn dựng bởi các giới chức địa phương cũng như trung ương Hà Nội. Tổ chức Human Rights Watch ghi nhận, “điện thoại nhà cụ Liêm bị cắt từ tháng 12/1999 và cụ bị công an liên tiếp thẩm vấn sau khi cụ ký tên vào một bản lên tiếng chung đòi hỏi tự do tôn giáo. Vào tháng 2/2000, sự canh chừng cụ Liêm càng nghiêm nhặt, khi cụ tuyên bố sự tái phục hoạt của khối Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo thuần túy, không phụ thuộc vào Giáo Hội Hòa Hảo quốc doanh do nhà nước thành lập năm 1999”.

Tháng 3/2001, một lần nữa cụ Lê Quang Liêm lại bị bắt giam sau khi lên tiếng phản đối nhà cầm quyền vô cớ quản chế Linh Mục Nguyễn Văn Lý 2 năm, và theo nhiều nhân chứng, cụ đã bị công an đánh đập tàn bạo.

Vì do tuổi cao sức yếu, cụ Lê Quang Liêm – Hội trưởng Trung ương Giáo hội Phật Giáo Hoà Hảo Thuần Tuý đã qua đời lúc 7:30’ sáng nay, 17/7/2015 tại nhà riêng ở Sài Gòn, hưởng thọ 95 tuổi.

Là một trong những đệ tử đầu tiên của đức thầy Huỳnh Phú Sổ, cụ Lê Quang Liêm đã có nhiều đóng góp quan trọng đối với Phật Giáo Hoà Hảo qua những biến cố lớn của đất nước.

Dưới thời Việt Nam Cộng Hoà, cụ từng giữ nhiều chức vụ như tỉnh trưởng tỉnh Khánh Hoà, Nha Trang, Dân biểu Quốc hội, Chủ tịch Uỷ ban Canh nông…

Sau khi cộng sản chiếm đóng miền Nam năm 1975, cụ Lê Quang Liêm bất chấp hoàn cảnh tù đày vẫn tiếp tục đấu tranh cho dân tộc và đạo pháp, bảo tồn những truyền thống tốt đẹp và chân truyền của Giáo lý Phật giáo Hoà Hảo.

Là người lãnh đạo cấp cao của Phật giáo Hoà Hảo Thuần Tuý, cụ Lê Quang Liêm đã dành trọn cuộc đời để đấu tranh cho tự do tôn giáo tại Việt Nam.
Trong phần lớn những năm cuối đời, cụ bị chế độ CSVN canh gác nghiêm ngặt và quản chế tại gia.

Sự ra đi của cụ là mất mát lớn đối với Phật giáo Hoà Hảo Thuần Tuý và phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ tại Việt Nam.


cụ Lê Quang Liêm (1920-2015).


PHẬT GIÁO HÒA HẢO, TÔN GIÁO DÂN TỘC:


CÁC QUÝ ÔNG VÀ THẰNG MẤT DẠY

Cán cân thương mại quốc tế tháng 6 bị thâm hụt 0,56 tỷ, tháng 7 thâm hụt 1,25 tỷ, tháng 8 thâm hụt 1,3 tỷ, và nửa tháng 9 thâm hụt 1,51 tỷ đô la. Chỉ mới nửa tháng 9 mà thâm mà số thâm hụt hơn cả tháng 8. Tốc độ thâm hụt tăng dần. Điều đó cho thấy các FDI họ không nói đùa. Thời gian là tiền bạc, mà TP. HCM – một đầu tàu kinh tế đã chống dịch ròng rã 3 tháng không hề kiểm soát nổi thì chính quyền đã tàn phá doanh nghiệp bao nhiêu có ai tính toán được không?

Lẽ ra đập cho gục con virus thì chính quyền CS lại nhè vào đầu dân, nhè vào đầu doanh nghiệp mà đập. Sự vô minh của chính quyền CS chính là rủi ro lớn cho các doanh nghiệp. Doanh nghiệp đóng thuế, nhà nước tạo ra môi trường kinh doanh bằng cách cải thiện hạ tầng pháp lý và xây dựng hạ tầng xã hội phục vụ doanh nghiệp thì nói cho cùng, đấy cũng là sự mua bán mà thôi. Doanh nghiệp đóng thuế mà họ không nhận được môi trường kinh doanh tốt thì đấy là thứ chính quyền gì? Muốn lấy tiền nhưng không trao sản phẩm thì chỉ có thể hoặc là phường trộm cướp hoặc là kẻ lừa đảo.

Bế tắc vì tình huống quá khó thì người giải quyết tình huống không có lỗi, còn bế tắc vì sự ngu dốt và tính kiêu ngạo thì đấy là 100% lỗi ở người xử lí. Chính quyền CS Việt Nam đã tạo ra sự bế tắc trong vấn đề khai thông nền kinh tế là do bởi sự vô minh của họ. Kiêu ngạo, cố chấp, che đậy chứ không chịu sửa đó là những gì mà chính quyền CS đã thể hiện suốt 3 tháng qua. Các FDI họ thấy rằng, kinh doanh ở sân chơi do ĐCS làm chủ là đầy rủi ro, cứ dịch đến thì nó nhè vào doanh nghiệp mà bổ và để cho dịch bệnh ung dung thì ai không lo? Trước khi rút, FDI cảnh cáo ĐCS rằng: “mầy đừng làm ngu nữa cho tao làm ăn được không? Nếu cố chấp với cái ngu cố hữu thì bọn tao rút” thì nói cho cùng họ quá lịch sự, họ đã tạo điều kiện sửa sai cho chính phủ. Lẽ ra Ông Phạm Minh Chính phải cảm ơn lời cảnh cáo của họ mới đúng, nhưng không! Ông Chính sửng cồ và chửi FDI như tát nước vào mặt.

Trong buổi họp trực tuyến với doanh nghiệp ngày 17/9 ông Phạm Minh Chính nói rằng “các ông không thể đòi chính phủ phải làm thế này, chính phủ phải làm thế kia, lo cho chúng tôi sản xuất an toàn, nếu không có thì chúng tôi rút đi. Tôi nói luôn, lợi ích thì hài hòa còn rủi ro thì chia sẻ”. Về phần lợi ích thì FDI đã đóng cho chính phủ dưới dạng thuế, tuy nhiên phần rủi ro thì cần phải xét cho kỹ. Cái họa dịch bệnh trong 3 tháng qua là có cả thiên tai và nhân họa, dịch bệnh không ai có thể tránh, nhưng cách chống dịch cực đoan đang đè gánh nặng lên doanh nghiệp là nhân họa chứ thiên tai gì? Chúng tôi đóng thuế cho ông đầy đủ sao ông lại dùng gậy vụt vào mặt bọn tôi? Ông làm thế thì tôi không có quyền cảnh báo ông à? Ông ăn gì khôn thế?

Lời phát biểu của ông Phạm Minh Chính và câu phát biểu của ông Mai Tiến Dũng “Nếu chúng ta sai chúng ta xin lỗi, nếu dân sai thì dân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật” thể hiện cùng một loại tư duy, tư duy đổ lỗi. Chỉ có dân sai chứ nhà nước không bao giờ sai. Chống dịch sai làm doanh nghiệp điêu đứng, nhưng doanh nghiệp đòi rút vốn kinh doanh thì lại chửi người ta té tát. Nói thật, vốn của họ thì họ muốn đầu tư đâu thì đầu tư, muốn rút là rút mà không cần thông báo thì Chính phủ cũng không làm gì được. Họ thông báo để ông sửa chữa sai lầm là lịch sự lắm rồi, đã không biết cảm ơn mà còn chửi. Tư duy CS là loại tư duy quan liêu, một thứ tư duy đã bị thế giới văn minh xếp nó vào loại “tiền sử” của xã hội loài người nhưng nó vẫn còn tồn tại trong con người CS. Thế dân Việt Nam mới khốn khổ./.

Đỗ Ngà

 

Không có nhận xét nào: