Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 26 tháng 9, 2021

Hiểu biết thêm với GS Huỳnh Chiếu Đẳng

Kính thưa quí bạn

Hôm nay ngồi vào bàn cà phê ảo cùng các bạn với chủ đề về sức khỏe về bịnh Covid-19

1. Bàn Mao Tôn Cương về cái email có củ đề “Lời Nói Thật Của Một Bác Sĩ”

2. Vài chuyện về chính tả

3. Bài viết với chủ đề “Sống còn với COVID

HCD 26-Sep2021

<!>

Nếu các bạn không thấy hình thì nên dọc Microsoft Word attached. 

Dưới đây là một bài viết ngắn tôi nhận được qua email có tên là Lời Nói Thật Của Một Bác Sĩ ghi tác giả là “Bác sỹ Henry Pham, thấy hay hay gởi các bạn cùng đọc.
Tuy nhiên gởi suông đọc chán lắm, nên tôi ghi thêm lời bàn Mao Tôn Cương vài đoạn cho vui, không có ý chi khác hơn là cắt nghĩa đùi cho rộng ra thôi, Bác sĩ viết tóm tắt quá. 

=======

Chuyện thấy lạ trước tiên: Ngày nay trong nước viết đão ngược kiểu nầy: Bác sĩ viết thành Bác sỹ, còn nước Mỹ viết thành nước Mĩ. Ngày xưa tiếng Việt không có chữ sỹ.
Ai nói Bác sĩ chữ sĩ viết i ngắn?

Thưa căn cứ theo quyển tự điển in năm MDCCCC (đố các bạn năm nào?) ở trang 209 quyển 2 (xin xem hình ngay dưới)


Đây nè Bác sĩ viết i ngắn.



 Trả lời: năm viết số La Mã MDCCC là năm 1800, (tính thế nầy: MDCCC = 1000 + 500 + 100 + 100 +100)

Download nơi đây

Tu Dien Viet Phap xua (AM)

Tu Dien Viet Phap xua (NZ)

Tóm lại người xưa viết Bác sĩ, thi sĩ, họa sĩ, văn sĩ….thì ngày nay trong nước viết Bác sỹ, thi sỹ, họa sỹ, văn sỹ….

Về con số La Mã, nếu bí các bạn “học” trong quyển sách tiểu học ngày xưa nầy:


Download nơi đây: Bổn Dạy Phép Toán.PDF

Còn như muốn đọc hàng ngàn sách báo xưa thì vào đây: Kho Sách Xưa

---------------

From: Thu Ha Thanh <hath hthu709@ gmail.com>

Cc: Thinh Nguyen

Sent: Saturday, September 25, 2021, 06:01:27 AM PDT

Subject: Fwd: LỜI NÓI THẬT CỦA MỘT BÁC SĨ

 1. Nguyên tắc thứ nhất: Đừng tin những gì quảng cáo trên báo đài, truyền thông, và thế giới mạng về thuốc. Vì không độc thì không gọi là thuốc, người ta chỉ uống thuốc để tự tử, chứ không ai uống nước để tự tử bao giờ. Chính vì thế, mà ở các quốc gia tiên tiến, cấm quảng cáo thuốc trên phương tiện truyền thông dân dụng, chỉ được quảng cáo thuốc ở tạp chí và hội thảo chuyên ngành Y. 

 2. Nguyên tắc thứ hai: Khi đi khám bệnh bất kỳ ở đâu, người bệnh cần có 1 câu hỏi phải hỏi: “Bệnh của tôi do nguyên nhân gì?” Vì chỉ có thầy thuốc giỏi mới điều trị nguyên nhân bệnh, còn lại những thầy thuốc kém hiểu biết chỉ biết điều trị hậu quả - hay còn gọi là chữa triệu chứng - của bệnh.

 3. Nguyên tắc thứ ba: Đừng bao giờ tin những gì mình tìm kiếm trên mạng internet rồi tự suy diễn, tự làm bác sĩ cho mình và gia đình mình. Vì như thế chỉ làm hại chính mình và gia đình mình. Hãy cứ nghĩ, nếu bản thân bạn đủ khả năng được các trường Y nhận vào học thì các bạn đã trở thành bác sĩ, chưa kể các bác sĩ đã được đào tạo chính quy một thời gian dài về bộ máy tinh vi nhất của quả đất - con người - bình thường và bất thường từ tế bào đến bao nhiêu rối loạn khác về cả thể chất lẫn tinh thần, nhưng chưa chắc họ đã giỏi, thì các bạn chỉ vài cú enter với google, không có kiến thức căn bản về y khoa, thì các bạn như người điếc không sợ súng và tự hại mình thôi. 

4 Nguyên tác thứ tư: Đừng bao giờ tin những quảng cáo về các loại thức ăn, thức uống bổ, giúp chữa bệnh này hay bệnh khác - Ví dụ, sữa chống loãng xương, thực phẩm chức năng, thức uống collagen, v.v... chỉ là những trò kinh doanh kiểu đa cấp để kiếm lãi. Loãng xương là một trong những tiến trình của một quá trình lão hóa của bất kỳ động vật nào được diễn ra ở mức độ phân tử sinh học, tiến trình này cho tới nay, y học vẫn còn mò mẫm và bất lực.

 5. Nguyên tác thứ năm: Ăn uống và làm việc là thuốc. Ăn uống và làm việc đúng thì không hoặc ít bệnh tật. Ăn uống và làm việc sai là tự đưa mình vào nơi khổ đau của bệnh tật, vì sức khỏe qúy hơn vàng.

Chúc cộng đồng dồi dào sức khoẻ, hạnh phúc và phồn vinh!

Bài của Bác sỹ Henry Pham

HCD: Bây giờ bàn cho vui từng đoạn một

Cái tựa Lời Nói Thật Của Một Bác Sĩ chắc là do ai đó gởi email viết thêm vào. Xưa nay tôi tin Bác Sĩ nói thật, lời nói của quí vị nầy đúng theo khuôn mẫu Y khoa. Nay đọc cái tựa chợt ngộ ra rằng mấy ông bà Doctor nói dối nay mới nói thật (nhớ là tôi đùa cho vui chớ có giận).

( trích - >)

 1. Nguyên tắc thứ nhất: Đừng tin những gì quảng cáo trên báo đài, truyền thông, và thế giới mạng về thuốc. Vì không độc thì không gọi là thuốc, người ta chỉ uống thuốc để tự tử, chứ không ai uống nước để tự tử bao giờ. Chính vì thế, mà ở các quốc gia tiên tiến, cấm quảng cáo thuốc trên phương tiện truyền thông dân dụng, chỉ được quảng cáo thuốc ở tạp chí và hội thảo chuyên ngành Y.

(< - hết trích)

HCD: Bà con nghe chưa, đừng tin câu ra rả trên radio trên TV là “Dược thảo không hóa chất vô hại” uống thuốc Tây mới có hại.
Té ra ngày xưa ba bốn ngàn năm trước ở bên Tàu vua chúa và “kẻ ác” đầu độc nhau bằng thuốc Tây chớ không phải bằng Thuốc Bắc (=dược thảo).

Cái sai thứ hai là nếu dược thảo không chứa hóa chất thì nó là cái giống gì. Cơm ăn nước uống đường muối trái cây rao củ không khí, oxy… đều là chất hóa học (hóa chất). Vậy ra dược thảo của mấy ông thầy lang quảng cáo trên radio trên TV là loại vô hình. Nếu có hình dạng thì nó phải do chất hóa học tạo thành.

Còn nữa, xin tạm dừng nơi đây, sẽ bàn tiếp…ở email sau.

=========

From: thong nguyen <hai_tho yen@ yahoo.com>

Sent: 25 September 2021 3:23 CH

To: huy017@juno.com

Subject: Re: [quanvenduong] FW: Sua mu man, gas nau bep, ao dai

Hi anh Dang,

Toi xin co y kien v/v khi ngui thay mui gas...Chuyen dau tien phai lam la chay ra ngoai cho dong ho va tat gas ngay lap tuc, sau do goi dien thoai cho Hang dien, ho cho nguoi den check ngay lap tuc. Kinh anh.

Sent from my iPad

HCD: Thưa anh đúng như vậy, chuyện trước tiên là tắt ngay ống dẫn gas bên ngoài nhà.

________________________________________

Tôi nhận được qua email bằng hữu bài viết dưới đây, tác giả đã chích ngừa Covid-19 2 lần, bị bịnh vào nhà thương mô tả lại từng ngày rất chi tiết nên gởi các bạn tham khảo. Tên nhân vật trong đây tôi để y như tác giả đã viết, không biết tên thật hay đã thay đổi. 

From: Dong Tran <kdt n54 @ gmail.com>

Sent: Thursday, September 23, 2021 7:43 PM

To: Yoko Sato <

Subject: Sống còn với COVID

SỐNG CÒN VỚI COVID

Đây là một mẫu đời thật mà tôi vừa trải qua, một mẫu đời đánh trả cam go với Covid, một mẫu đời chống cự lại cơn bạo bệnh lịch sử hiện đại của nhân loại mà một con người nhỏ bé như tôi đã đối diện suốt 2 tuần lể tại bệnh viện Torrance Memorial Hospital và hậu quả chưa hoàn toàn chấm dứt sau khi rời khỏi bệnh viện. Những dòng này chỉ cốt chia sẻ kinh nghiệm cũng như ghi lại một quảng thời gian ngắn của đời tôi.

Từ nhỏ tôi đã từng nghe Andre Gide, một nhà văn Pháp, nói rằng La vie ne vaut rien mais rien ne vaut une vie, có nghĩa rằng cuộc đời không đáng giá gì cả nhưng không có gì đáng giá bằng cuộc đời.

Hay như nhà văn Mỹ Ernest Hemingway đã viết "But man is not made for defeat.A man can be destroyed but not defeated." có nghĩa rằng con người có thể bị tàn tạ nhưng không nào bị khuất phục.

Nêu ra 2 câu nói này nhằm nói đến ý chí đã dẩn dắt tôi vượt qua bệnh tật mấy ngày vừa qua.

Trong giấy xuất viện của tôi, bệnh viện ghi rỏ "You has been treated for corona virus and respiratory failure và đây là những gì tôi muốn kể lại.

Ngày 2 tháng 8 khi gia đình của Nghĩa-Sơn (em vợ) có kết quả dương tính với virus Sars-coV-2, dù không ở chung một nhà nhưng vợ chồng tôi cùng đi test Covid ở clinic gần nhà.Hai ngày sau, kết quả âm tính.Yên tâm !

Ngày 18 tháng 8 cả nhà tôi cùng đi cúng xả tang cho bà má vợ ở chùa Cao Đài Westminster.Buổi cúng tế kéo dài từ 6 giờ chiều đến 9 giờ tối với rất đông người tham dự và kết thúc bằng ăn cơm tại đó.Tôi chưa dám kết luận buổi cúng tế này là cơ hội duy nhất nhiễm bệnh hay không nhưng không thể không ghi nhận sự kiện này .

Chiều ngày 24 tháng 8, Hưng tổ chức sinh nhật cho cháu nội của tôi Ariya ở bải biển Bolsa Chica(Orange County).Bải biển vắng người nhưng gió rất mạnh, cả gia đình tôi quay quần tắm biển còn tôi đi bộ dọc theo bờ biển hay trốn vào xe ngồi để không bị lạnh.Do đó khi có triệu chứng bất thường vài ngày sau, tôi vẫn nghĩ rằng mình bị cảm lạnh.

Sáng ngày 27 tháng 8, tôi linh cảm một điều gì không lành khi nghe đau ran ở cổ họng.Lập tức tôi đi lấy test Covid nhưng lần này tôi phải đợi 5 ngày mới có kết quả vì số lượng người đi thử rất đông.Tôi nghĩ rủi ro có bị dương tính chắc hẳn họ sẽ báo cho mình sớm hơn qua điện thoại hay E mail.

Ngày 28 tháng 8, tôi cảm thấy nhức đầu và kéo dài liên tục đến vài ngày sau và chỉ tạm thời yên ổn khi dùng Tylenol 500mg.Nhiệt độ đo bằng nhiệt kế digital dưới 99 độ F.

Ngày 29 tháng 8, tôi cảm thấy thêm triệu chứng ớn lạnh(chilly).Buổi chiều bà xã tôi cho xông hơi lần thứ 1.

Ngày 30 tháng 8 tình trạng không suy giảm.Buổi chiều xông hơi lần thứ 2 và uống Tylenol 500 mg cầm cự tránh sốt.

Ngày 31 tháng 08, tiếp tục nhức đầu và mệt mỏi.Vẫn chưa có kết quả Covid test.Tôi gọi cho bác sĩ gia đình để khai bệnh nhưng do không sốt cao, bác sĩ cho rằng chưa chắc bị nhiễm Covid.Tiếp tục xông hơi lần thứ 3

Ngày 01 tháng 9 tôi cảm thấy ăn không còn ngon miệng, dì Cúc mua cho tô bò kho chỉ ăn được vài miếng dù rất đói.Tôi gọi điện thoại và E mail cho clinic để hỏi kết quả nhưng không thấy hồi đáp.Tiếp tục xông hơi lần thứ 4.

Diển biến phức tạp bắt đầu :

Sáng ngày 2 tháng 9, dù chưa bị khó thở nhưng tôi quyết định đi cấp cứu vì hai lý do :không ăn uống được và không ngũ được.Bà xã tôi đưa tôi đến Emergency Room của bệnh viện Torrance Hospital lúc 5 giờ 11 phút sáng.Y tá trực làm thủ tục sơ khởi và đưa tôi vào giường bệnh đồng thời yêu cầu bà xã tôi ra về.Phải đến 2 tuần lể sau mới gặp lại, xem như cách ly từ giây phút đó.

Các con số bệnh lý ban đầu ở Emergency Room

Nhiệt độ 103 độ F(39 độ 4 C)

Huyết ấp cao 150/90

Phòng cấp cứu tiến hành thử máu, chụp hình phổi, thử Covid test.Bác sĩ trực đến nghe phổi và tim và bắt đầu gắn máy theo dỏi oxygen

Khoảng hơn 08 giờ sáng, bác sĩ trực trở lại trịnh trọng nói với tôi rằng " Mr. Quan, chúng tôi vừa mới gọi điện thoại cho bác sĩ Nam Lai, là bác sĩ gia đình của ông, và đã báo cho ông ấy biết ông đã có kết quả dương tính với Covid !Chúng tôi đang làm thủ tục nhập viện để bắt đầu điều trị bệnh cho ông "

Tôi nghe tin này thật sửng sờ, cảm thấy một bầu trời đen tối đang sụp đổ trước mặt tôi.Tại sao tôi có thể nhiễm virus Sars-coV-2 khi đã chuẩn bị đầy đủ mọi thứ như chích ngừa 2 lần, đeo mask ở nơi công cộng hay rửa tay hand sanitizer thường xuyên.

Khoảng 8 giờ 30 phút tôi được chuyển đến phòng 3101(lầu 3 của bệnh viện)thuộc khoa nhiễm trùng để khởi đâu trị bệnh.Phòng bệnh khá rộng rải với 1 giường bệnh và một ghế dựa, 1 restroom và ngay trước mặt trên tường có sẳn TV được điều khiển chung cùng một remote gọi y tá khi cần.Cả giường bệnh và ghế dựa đều gài alarm để bệnh nhân không được tự tiện bước xuống đất mà phải gọi y tá để được giúp đở.Lúc đầu chưa biết, có lần tự động đứng dậy đi tiểu alarm kêu inh ỏi khiến y tá hối hả chạy đến xem chuyện gì đang xảy ra.Tôi phải xin lổi họ vì hành động này.

Nói về đội ngũ y tá, mổi ca trực có 2 người, một RN(Registered Nurse) và một Assistant Nurse, họ rất tốt, ân cần và nhiệt tình vui vẽ.Khi tiêm chích hay cho uống thuốc, họ đều thông báo đó là thuốc gì và công dụng của từng loại thuốc.

Bác sĩ điều trị ở khoa nhiễm trùng gồm :

Dr. Kevin Mak :bác sĩ nội trú bệnh viện.

Dr.Vladimir Labalo :bác sĩ chuyên khoa nhiễm trùng

Dr.Eric Milefchik :bác sĩ chuyên khoa nhiễm trùng.

Đặc biệt có một lần bác sĩ Milefchik đã đến khám phổi và tự tay ông đã tiêm insulin và steroid, cho tôi uống thuốc buổi sáng vốn dĩ đó là công việc của y tá.

Các con số ban đầu ở phòng 3101

   Đường huyết 308

   Huyết áp 150/85

   Oxy 95

Phương cách điều trị :Bác sĩ quyết định chuyền 5 liều Redemsivir(200 mg/ngày)trong 5 ngày từ 2 đến 6 tháng 9.Đây là liều lượng tối đa cho một bệnh nhân Covid, thuốc được vô bằng đường tỉnh mạch và kéo dài hơn một tiếng cho một lần.Các loại thuốc khác hổ trợ thêm gồm :Steroid tiêm 2 lần/ngày để chống đông máu, chống viêm được tiêm vào bụng, Insulin 4 lần/ngày vào sáng, trưa, chiều và tối gồm 1 mủi vào bụng và 1 mủi và tay cho mổi tiêm.Ngoài ra tiếp tục uống thuốc huyết áp, thuốc giảm cholesterol, thuốc nhuận trường và pepcid.Ngày 07 và 12 tháng 9được tiêm 2 liều Lasix để tăng lượng nước tiểu.

Trong suốt thời gian nằm viện được chỉ định chụp X ray thêm 2 lần vào ngày 5 và 8 tháng 9 để xác địng có bị pneumonia hay không.

Ăn uống theo tiêu chuẩn carbonhydrate consistance như tránh thức ăn cơm, bánh mì trắng, khoai tây, kẹo bánh ngọt....Hằng ngày tôi phải gọi order ăn sáng, trưa và chiều 3 lần để đặt món ăn căn cứ vào menu của bệnh viện gồm 1 món ăn chính, 2 món ăn phụ, 1 món trái cây và 1 món uống.Thức ăn nấu cũng khá ngon miệng mà trong đó có 3 món mà tôi thích là :Tofu Stir Fry(đậu hủ xào rau cải), Salmon chiên và pasta(mỳ ống )

Đường huyết thay đổi liên tục dao động từ 160 đến 280, không lần thử nào giống nhau

Bắt đầu từ ngày 4 tháng 9 trở đi, tôi không còn sốt và những cơn nhức đầu bị đẩy lùi.Đồng thời huyết áp trở lại bình thường và ổn định.Tuy nhiên độ oxy trong máu giảm mạnh.Tôi luôn cảm thấy khó thở hơn, không thể nào hít một hơi dài như trước.Y tá chỉ theo dỏi 24/24 một yếu tố duy nhất là độ oxy và cứ mổi lần oxy tuột dưới 90% là máy kêu lên liên tục cho đến khi phục hồi trên 90%.

Trưa ngày 4 tháng 9 sau khi ăn trưa xong, toàn thân tôi mệt mỏi, hơi thở ngắn(short of breath ), oxy giảm dưới 90 %, y tá bắt đầu cho tôi thở oxy trợ lực qua ống cao su vào mũi với lượng 6 lit/phút.Tình trạng này kéo dài liên tục đến ngày 11 tháng 9.Đôi khi, nhất là phải đứng dậy đi tiểu, y tá phải chụp thêm mặt nạ để tăng cường vì thở qua ống cao su không đủ.Từ ngày 11/09 hơi thở có khá lên nên y tá giảm xuống 4 lít/phút, sau đó 2 lit/phút vào ngày 13/09 và đến ngày 15 /09 chỉ còn 1 lít/phút qua đường mũi.

Khoảng thời gian 7 ngày trên là thời gian chiến đấu gian nan để giành giựt từng hơi thở với corona virus căng thẳng nhất.Có trải qua nổi khổ này mới biết tinh thần mình mau suy sụp, mất phương hướng dễ dàng.Muốn phục hồi oxy, y tá bắt buộc tôi phải nằm sấp(prone position)không được nằm ngửa.Suốt từ sáng đến tối, tôi phải nằm tư thế này trừ giờ ăn.Điều đó làm tôi khó chịu vô cùng vì giường bệnh nằm ngang không thoải mái cho tư thế nằm sấp.Cả ngày lẫn đêm không nghĩ ngơi thoải mái nên con người hoàn toàn kiệt quệ, ý chí tuột dốc, nhất là nằm một mình trong bóng tối, tôi đã có ý định buông xuôi, đầu hàng.

Hai câu thơ truyện Kiều sau đây đã diển tả tâm trạng của tôi lúc đó

    Chung quanh lặng ngắt như tờ,

    Nổi niềm tâm sự bây giờ hỏi ai.

Cũng lúc này tôi ho rất nhiều, loại ho khô khan mà không làm sao ngăn được.Có đêm thấy ho không ngớt, y tá cho uống một chút thuốc ho nhưng chỉ êm hơi vài tiếng.Nói chuyện điện thoại cứ đi kèm một câu nói là một tràng ho .Nhưng nghĩ đến gia đình, đến anh em, đến người thân đang cổ vũ, khuyến khích mình vượt qua đại nạn tôi tập trung hết ý chí phấn đấu vượt lên đánh tới cùng với virus đang bám víu vào buồng phổi của mình.

Ngày 15 tháng 9, bác sĩ Kevin Max đến thăm và khám bệnh.Sau khi check tình trạng bệnh lý, ông công bố quyết định cho tôi xuất viện vào ngày hôm sau.Nhưng trước khi về, tôi phải trải qua breathing test để xem không thở oxy qua mũi tôi có thể chịu đựng được bao lâu.Test kéo dài khoảng 5 phút và tôi được phép xuất viện về nhà kèm theo 1 bình oxy sử dụng từ bệnh viện tới nhà và 1 máy trợ thở tạm dùng trong 2 tuần lễ.

Nằm bệnh viện 2 tuần lễ, nghe tin được trở về nhà tịnh dưởng đã gây sự xúc động mạnh mẽ trong tôi.Nổi niềm vui sướng vượt qua bạo bệnh đã thành sự thật Hai tuần lễ không dài lắm để chửa trị cơn bệnh quái ác của thế kỷ nhưng cũng không ngắn quá cho nổi nhọc nhằn, khổ sở tôi đang hứng chịu.

Sáng ngày 16/09, cả hai bác sĩ Kevin Max và Vladimir Labalo đến kiểm tra lần sau cùng, căn dặn kỷ lưởng những gì tôi phải làm, liều lượng thuốc tôi phải uống cũnh như tiếp tục cách ly tại nhà đến hết ngày 18/09 là ngày cuối cùng quarentine.

Đưa tôi từ phòng bệnh xuống đường là cô y tá trực và Thành(con của bạn tôi Tạ sỹ Nguyên )vốn là respiratory therapist của bệnh viện.Thành cũng là ngừoi thân duy nhất thăm tôi thường xuyên ở bệnh viện.Xin cảm ơn Thành đã đẩy bình oxy và máy trợ thở đến tận xe.

Bà xã tôi đón ngay trước cổng bệnh viện.Tôi lên ngồi băng sau, hạ thấp tất cả cửa sổ để xe lăn bánh rời bệnh viện.Nổi niềm hạnh phúc dâng trào trong tôi khi xe rẽ vào đại lộ Lomita thân quen hướng về ngôi nhà thân thương của mình Thế là tôi vừa bước qua một bước ngoặt của cuộc đời, một biến cố trọng đại tưởng chừng mành treo sợi tóc, một cuộc chiến đấu sống còn mạnh được yếu thua.Về nhà nghe các talk show của các bác sĩ tôi đã nghiệm ra vì sao tôi đã bị nhiễm bệnh dù đã chích vaccine đầy đủ.Thì ra kháng thể tạo ra từ vaccine ở mổi người mổi khác, theo dần với dòng thời gian cùng với tác động của bệnh nền, kháng thể của tôi không còn đủ mạnh để tự bảo vệ mình nên khi corona virus xâm nhập, nó tấn công dử dội và chỉ nhờ thuốc Redemsivir mới đẩy lùi được chúng.

Hôm nay ngày 23 tháng 9, một tuần lễ tịnh dưởng ở nhà, dù sức vẫn còn kém, dù lực vẫn còn hạn, tay chân vẫn còn tê, đi vẫn còn yếu nhưng tôi tin chắc tôi sẽ phục hồi trong thời gian ngắn sắp tới.

Cuối cùng tôi xin cảm ơn người vợ thương yêu và các con yêu quý, cháu nội Ariya của tôi đã tận tình lo lắng, chăm sóc tôi suốt thời gian qua.Cảm ơn sui gia, ông bà Taniguchi, đã gởi quà vào bệnh viện cho tôi.Cảm ơn gia đình dì Cúc đã có món quà đặc biệt nhân ngày xuất viện.Cũng không quên cảm ơn tất cả bà con thân thuộc, anh em và bạn bè khắp nơi đã quan tâm thăm hỏi, động viên, khíck lệ tinh thần giúp tôi vượt qua dịch bệnh và cuối cùng chiến thắng được COVID !

QUAN MINH TẤN

HCD: “sửa mũ mấn” (đùa cho vui), tác giả quên cám ơn những người đáng lẽ phải cám ơn trước tiên. Các bạn biết họ là ai không?


 

Không có nhận xét nào: