Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 17 tháng 4, 2021

Tưởng Nhớ Quái Kiệt TRẦN VĂN TRẠCH -

 

Ngày này 27 năm về trước, 12-4-1994, “quái kiệt” Trần Văn Trạch (1924-1994) đã từ giã cõi đời tại Pháp, hưởng thọ 70 tuổi. Nơi ông an nghỉ là Nghĩa trang Cimetière Intercommunal ở Valenton, thuộc ngoại ô Paris. Khác với người anh cả, Giáo sư âm nhạc Trần Văn Khê, nổi bật về học hàm cũng như học vị, Trần Văn Trạch không bằng cấp nhưng cũng đủ tài và sức làm náo động cả sinh hoạt văn nghệ Sài Gòn suốt thời gian dài bằng tài năng nghệ thuật của mình. Trần Văn Trạch nhỏ hơn Trần Văn Khê ba tuổi. Thuở nhỏ cả hai đều theo học Trường Tiểu học ở “Collège de Mỹ Tho” cho tới năm 18 tuổi. 

<!>

Ngay từ lúc nhỏ, Trần Văn Trạch đã có năng khiếu về âm nhạc, lại được người cô ruột là cô Ba Viện chỉ dạy, nên ông sử dụng khá thành thạo đàn kìm và đàn tỳ bà. Ông còn học đàn mandoline với anh ruột Trần Văn Khê và học đàn violon với người anh họ Nguyễn Mỹ Ca. Ở tuổi thiếu niên, ông đã biết chơi thành thạo những bài nhạc Pháp thịnh hành thuở đó.

Trần Văn Trạch (1924-1994) thuộc gia đình bốn đời nhạc sĩ, hai bên nội ngoại đều có người trong giới nhạc truyền thống dân tộc.
Trần Văn Trạch sanh năm Giáp Tý, 1924, tại làng Vĩnh Kim tỉnh Mỹ Tho nay là tỉnh Tiền Giang. Lúc nhỏ tên là Trần Quang Trạch, nhưng thủ bộ làng Vĩnh Kim viết là Trần Quan Trạch (không có G). Và tới nay người ta không biết cơ duyên nào đưa đẩy cái tên Trần Văn Trạch đến với ông, thay vì Trần Quan Trạch?
Gia đình có ba anh em.Trần Văn Khê là anh Hai, Trạch thứ Ba, cô em gái Út là Trần Ngọc Sương là ca sĩ có tiếng vào thập niên 50, trước sống ở Canada.
Trần Văn Trạch thuở nhỏ có khiếu nhạc, chơi đờn kìm và tỳ bà theo ngón của cha, ca vọng cổ cũng mùi. Lớn lên trong cái nôi cải lương miền Nam là Mỹ Tho, nơi có gánh hát cải lương đầu tiên vào năm 1917 của thầy Năm Tú hát tại Chợ Cũ Mỹ Tho. Thế nhưng Trần Văn Trạch lại ham học đàn mandoline với Trần Văn Khê và học đờn violon với Nguyễn Mỹ Ca, người anh cô cậu. Trạch đã biết chơi thành thạo những bài nhạc Tây thịnh hành thuở đó như là Marinela…
Ðang học tại College de MyTho, đến năm 1942 Trạch bỏ ngang đi ra mở lò gốm làm chén! Và bởi bản tánh nghệ sĩ nên bị thất bại nên phải “dẹp tiệm”, bỏ xứ lên Sài Gòn lập nghiệp mới!
Trần Văn Trạch lên Sai Gòn vào năm 1945, lúc đầu vào hát cho các phòng trà phục vụ quân đội Pháp với vai trò hoạt náo, ca múa (dacing) những bản nhạc Tây. Trong thời gian nầy anh sống với người vợ đầm và có một đứa con và vì thế anh mấy lần bị Việt Minh bắt với tội danh “Việt gian”!
Nhờ Trần Văn Khê vận động, Trạch được tha nên anh gia nhập vào “Ban nhạc quân đội” Việt Minh cùng Trần Văn Khê đi lưu diễn khắp miền Tây và có lần họ gặp nhạc sĩ Lê Thương ở Bến Tre, Mỹ Tho.
Sau đó độ khoảng năm 46-47 Trạch rời “kháng chiến” về Sài Gòn, cùng em gái là Trần Ngọc Sương mở quán nước giải khát tại khu Bàn Bờ bán cho lính Pháp. Tracco, tên Tây của Trạch do các bạn bè đặt cho anh là vào lúc nầy, bởi thỉnh thoảng anh hát những bài nhạc Tây nhằm câu khách.
Nhạc sĩ Lê Thương lúc năm 1945 về Bến Tre, có thời gian bị Pháp bắt ở Mỹ Tho, sau được thả, về Sài Gòn trong phong trào hồi cư bấy giờ. Không rõ cơ duyên nào đưa đẩy khiến Lê Thương phát hiện cái khả năng hài tiềm ẩn trong con người nghệ sĩ phiêu bồng lãng tử Trần Văn Trạch?
Nhạc sĩ Lê Thương bèn viết bài ca thử nghiệm đầu tiên cho Trạch. Ðó là bài “Hòa Bình 48” hát nhái tiếng súng, đại bác, máy bay liệng bom; rồi bài ca “Liên Hiệp Quốc” hát bằng tiếng Pháp-Anh-Nga-Tàu; bài “Làng Báo Sài Gòn” phê bình các nhà báo nói láo ăn tiền, chạy theo Tây!
Nhờ những bài hát mang chất châm biếm hài của nhạc sĩ Lê Thương mà Trần Văn Trạch chuyển hướng. Anh tự sáng tác những bài hát hài để tự diễn. Bài hát anh sáng tác đầu tay năm 1951 là bài “Anh Xích Lô” mang chất hài vui, nhịp điệu nhanh và lôi cuốn.
Với giọng ca trầm hơi thổ, mang nét mộc mạc miền Nam như Út Trà Ôn, cộng thêm phong thái biểu diễn mới lạ, vui nhộn, độc đáo… nên Trần Văn Trạch làm khán giả say mê cuồng nhiệt.
Anh được khán giả, báo chí phong tặng danh hiệu “Quái Kiệt”. Và tên tuổi quái kiệt Trần Văn Trạch xuất hiện như là một hiện tượng lạ trong nền nghệ thuật Việt Nam suốt gần nửa thế kỷ qua.
Trần Văn Trạch viết và biểu diễn thành công tiếp những bài mà nhắc lại thế hệ tuổi 60, 70 ai cũng biết, đã từng nghe và mê mệt. Ðó là: Chuyến xe lửa mùng 5 (1952), Cái tê lê phôn, Anh chàng thất nghiệp, Cây viết máy, Cái đồng hồ tay, Ðừng có lo…
Trần Văn Trạch còn là người tiên phong khai sanh ra loại hình Ca Vũ Nhạc Kịch-Xiệc-Ảo Thuật tổng hợp trên sân khấu mà chính anh là bầu sô. Cái tên “Ðại Nhạc Hội” của anh đặt ra trở thành loại hình sân khấu mới, hấp dẫn, vui tươi không thể thiếu trong dịp Tết cho tới nay ở trong và ngoài nướcSource: maxreading

Năm 1945, sau khi Nhật Bản đầu hàng và quân đội Pháp trở lại Việt Nam, phòng trà được phép mở cửa trở lại. Với tài năng thiên phú, Trần Văn Trạch trở thành “hoạt náo viên” (ngày nay gọi là MC) và hát tại Dancing Théophile ở vùng Dakao, Tân Định. Sau khi có được một số vốn, ông mở một phòng trà nhỏ ở đường Lagrandière (nay là đường Lý Tự Trọng, Sài Gòn).

Đến năm 1949, tân nhạc bắt đầu thịnh hành, Trần Văn Trạch nảy ra ý nghĩ mở “đại nhạc hội”, tên gọi của các chương trình văn nghệ bao gồm ca, vũ, nhạc, kịch, xiếc, ảo thuật… Với cách làm này, Trần Văn Trạch chinh phục được nhiều khán giả trên khắp mọi miền. Và kể từ đó, cái tên “đại nhạc hội” bỗng trở nên phổ biến.

Năm 1951, bắt đầu từ rạp Ciné Nam Việt, ông đưa ca nhạc vào các rạp chiếu bóng để diễn trước giờ chiếu phim chính. Cách làm này cũng được nhiều người xem hoan nghênh và cụm từ “chương trình văn nghệ phụ diễn” cũng ra đời từ đó. Ngoài sáng tác nhạc và ca hát ông còn là trưởng ban nhạc Sầm Giang của Đài phát thanh Pháp Á, vào khoảng thập niên 1950. Ban này gồm những ca sĩ nổi tiếng đương thời như Linh Sơn, Tâm Vấn, Minh Diệu, Mạnh Phát, Tôn Thất Niệm…

Người hâm mộ tặng ông danh hiệu “quái kiệt” vì rất nhiều lý do. Trần Văn Trạch luôn để một bộ tóc dài, kiểu tóc này mau chóng tở thành mode “Trần Văn Trạch”! Ngoài giọng ca trầm ấm, ông lại có biệt tài bắt chước “như thật” những tiếng động khi trình diễn trên sân khấu, chẳng hạn như tiếng xe lửa chạy trên đường rầy. Phải công nhận ông là người đầu tiên viết nhạc hài hước để tự trình diễn trước đám đông khán giả. “Quái kiệt” Trần Văn Trạch đã thu hút sự ngưỡng mộ cũng như cảm phục của người xem và nghe ông hát .


Không có nhận xét nào: