Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 3 tháng 4, 2021

Bản tin ngày Thứ bảy 3 tháng 4 năm 2021 - Hà Trung Liêm

 

Trần Đình Hượu – Tư tưởng DÂN CHỦ của các nhà nho DUY TÂN đầu thế kỷ XX

Tháng Chín, 2015

https://drive.google.com/file/d/1Od0gW4Zcs0yhFS9NYM14vnbOahFFPBY-/view?usp=sharing

Đã đúng 80 năm kể từ khi thành lập cũng như khi đóng cửa của trường Đông kinh nghĩa thục, trung tâm truyền bá tư tưởng và phát động phong trào dân chủ ở nước ta đầu thế kỷ. Không phải vì lý do “khánh tiết” như vậy mà ta bàn về tư tưởng dân chủ của các nhà nho yêu nước. Dân chủ hóa là yêu cầu cấp thiết của đất nước từ phong kiến đi lên xã hội chủ nghĩa đã được đặt ra từ khi thành lập và được Đại hội Vi đặc biệt nhấn mạnh. Nội dung dân chủ trong tư tưởng và trong thực tế, là những bậc thang trên chiều cao của tiến bộ xã hội, cho nên hiểu tư tưởng dân chủ của các nhà Nho duy tân là xác định độ cao đó của nước ta đầu thế kỷ.

<!>

Thiên Hạ Luận  - Cám ơn ông Trí giúp… trưng cầu dân ý

Trân Văn

02/04/2021

https://drive.google.com/file/d/1oKBkLmCX6RClf5qJd5fI8af0-mUe6oJ4/view?usp=sharing

Tuần này, ông Nguyễn Anh Trí – Thầy thuốc nhân dân, Anh hùng Lao động và là người duy nhất tại Hà Nội tự ứng cử mà trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa này - trở thành nhân vật bị cả mạng xã hội lẫn hệ thống truyền thông chính thức mỉa mai, chỉ trích vì… nịnh!

Ở cuộc họp được tổ chức vào ngày 29 tháng 3 để Quốc hội góp ý cho Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016 - 2021 của Chủ tịch Nhà nước và chính phủ, ông Trí bảo rằng ông… cảm động vô cùng với Tổng Bí thư, Chủ tịch Nhà nước có mái đầu bạc trắng hiên ngang, với gánh sơn hà nặng trĩu hai vai, là trung tâm đoàn kết, khơi nguồn tự hào dân tộc…

Biểu tình bằng hoa trong lúc mạng internet bị cắt ở Myanmar

03/4/2021

https://drive.google.com/file/d/1KLWNRhXHe51bixv89kxj-f-Cvq93na5h/view?usp=sharing

Bị cắt internet, người biểu tình Myanmar sẽ không đầu hàng

Những người phản đối chế độ quân sự ở Myanmar đã tuần hành và đặt hoa hôm thứ Sáu sau khi chính quyền cắt hầu hết internet.

Các cuộc biểu tình đã diễn ra gần như mỗi ngày kể từ khi quân đội lật đổ chính phủ được bầu của bà Aung San Suu Kyi vào ngày 1 tháng 2. Hàng trăm dân thường đã thiệt mạng trong một cuộc đàn áp của lực lượng an ninh khiến quốc tế lên án.

Điểm tin thế giới ngày Thứ bảy 3 tháng 4 năm 2021

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1HK26_ViNpelzGLnTv9v6vSvPRw_wcIlL/view?usp=sharing

Mỹ cần phải làm gì để đối phó Trung Quốc trên Biển Đông?

Nguồn: Lynn Kuok, “How China’s actions in the South China Sea undermine the rule of Law”, Brooking Institution, 11/2019.

Biên dịch: Nguyễn Tuấn Anh

3/4/2021

https://drive.google.com/file/d/1HAjtWDRS8y0Sv74d0pAvmhatZziCraa_/view?usp=sharing

Một số người cho rằng “trò chơi” ở Biển Đông đã kết thúc và Trung Quốc đã thắng. Lập luận này không chỉ sai, mà còn nguy hiểm: lập luận này chính là một lời tiên tri tự hoàn thành.[1] Trung Quốc đã giành được lợi thế, nhưng Mỹ và đồng minh, thông qua việc khẳng định các quyền và tự do hàng hải, cho đến nay đã đẩy lùi thành công các nỗ lực của Bắc Kinh nhằm áp đặt quyền kiểm soát Biển Đông. Hơn nữa, trong khi Trung Quốc củng cố quyền kiểm soát các thực thể đã chiếm, họ đã không xây dựng được trên bãi cạn Scarborough, bãi đá ngầm cách thủ đô Philippines 200 dặm, mặc dù Trung Quốc đã kiểm soát Scarborough từ năm 2012. Một căn cứ của Trung Quốc trên bãi cạn Scarborough sẽ làm tổn hại đến lợi ích của Mỹ: vì nó sẽ cho phép Bắc Kinh kiểm soát một tam giác an ninh ở Biển Đông và một đỉnh tam giác gần cơ sở quân sự của Mỹ ở Philippines. Điều này sẽ gây khó khăn cho các kế hoạch quân sự của Mỹ.

Jason Nguyen  - Bông Tân Cương và nhân quyền: Thế lưỡng nan của các tập đoàn quốc tế tại Trung Quốc

Thuận theo Bắc Kinh hay bảo vệ nhân quyền? Các doanh nghiệp quốc tế đứng trước lựa chọn khó khăn.

03/04/2021

https://drive.google.com/file/d/1aZlfW-vhP071pdNyYrVlEQVHHKA0r8qN/view?usp=sharing

Tuần vừa qua, nhiều nhãn hàng thời trang quốc tế nổi tiếng như H&M, Nike, Adidas, Burberry, Puma… phải đối mặt với một làn sóng tẩy chay từ người tiêu dùng Trung Quốc.

Vụ việc trên xảy ra chỉ vài ngày sau khi các nước phương Tây, bao gồm Hoa Kỳ, Anh, Canada và Liên minh Châu Âu, cùng áp đặt lệnh trừng phạt lên các quan chức Trung Quốc, với cáo buộc họ có liên quan đến các hoạt động đàn áp nhân quyền đối với người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương.

Tân Cương là một khu vực tự trị nằm ở vùng viễn Tây của Trung Quốc, nơi có phần lớn cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi sinh sống. Chính quyền Trung Quốc bị cáo buộc giam giữ người Duy Ngô Nhĩ trong các trại tập trung – nơi họ bị tra tấn, lạm dụng tình dục và cưỡng bức lao động.

Gói cơ sở hạ tầng của Biden ‘tốt nhưng cần bỏ tiền đúng chỗ’

02/04/2021

VOA Tiếng Việt

https://drive.google.com/file/d/1ttZt_2WEzkuopvZwYqwN-6o2akEAqdk8/view?usp=sharing

Từ Dallas, bang Texas, Giáo sư-Tiến sĩ Khương Hữu Lộc, giảng dạy chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh tại Trường sau đại học Keller về quản lý, nhận định với VOA rằng bản kế hoạch của ông Biden quá dàn trải với nhiều nội dung không cần thiết vào lúc này.

Hiện nhiều quốc gia trên thế giới đang trông chờ xem ‘họ được cho tham gia bao nhiêu phần trăm vào gói cơ sở hạ tầng này để tham gia đấu thầu’, ông nói.

“Phải quy định rất rõ là bao nhiêu phần trăm không được giao cho ngoại quốc và các công ty Hoa Kỳ phải được ưu tiên,” Giáo sư Lộc lưu ý.

So sánh với kế hoạch cơ sở hạ tầng dưới thời cựu Tổng thống Trump, ông Lộc cho biết các nội dung về xây dựng cơ sở hạ tầng cũng giống nhau nhưng dự luật của Đảng Cộng hòa ‘không ra các điều luật siết chặt năng lượng hóa thạch, thúc đẩy công nghệ xanh, không tạo điều kiện cho nghiệp đoàn, không có những chương trình giúp đỡ cho các cộng đồng yếu thế’.

Tuy nhiên, chính quyền Trump chưa kịp thông qua kế hoạch này thì đã phải lo đối phó với đại dịch và việc ông Trump để mất Hạ viện vào tay Đảng Dân chủ chỉ sau hai năm nắm quyền cũng khiến ông khó lòng thúc đẩy kế hoạch này.

Chủ nghĩa dân tộc đối chọi với chủ nghĩa toàn cầu, rốt cuộc ai bị thương?

Vũ Dương

3/4/2021

https://drive.google.com/file/d/1ew8D1KlaM1VoblyXncXbtIRsXi_KGI76/view?usp=sharing

Tác giả Hồng Bác Học đã có bài bình luận về sự kiện Trung Quốc kêu gọi tẩy chay các công ty thời trang lớn như H&M và NIKE sau khi họ từ chối sử dụng bông Tân Cương vì lo ngại các hành động cưỡng bức lao động và vi phạm nhân quyền ở khu vực này.

Hai mươi năm trước, Hoa Kỳ đã lôi kéo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), kể từ đó, ĐCSTQ một đường vơ vét tiền của và trở nên giàu có. Thành thật mà nói, ĐCSTQ chính là bên được hưởng lợi nhiều nhất từ toàn cầu hóa, các sản phẩm của Trung Quốc ngày nay ngập tràn trên toàn thế giới.

Nguồn Bản tin ngày Thứ bảy 3 tháng 4 năm 2021

https://diemnhan.blogspot.com/2021/04/ban-tin-ngay-thu-bay-3-thang-4-nam-2021.html

Không có nhận xét nào: