Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 13 tháng 4, 2021

Bản tin ngày Thứ ba 13 tháng 4 năm 2021 - Hà Trung Liêm

Phạm Hồng Sơn - Người phụ nữ mới bị bắt

12/4/2021

https://drive.google.com/file/d/1tUAiIy3LxZqFPELHQ4MmgzsZRsguJ7KU/view?usp=sharing

Nói thật ngắn gọn : Chị thuộc giới nhà giàu tham gia cách mạng. Cách mạng ở đây là công cuộc chống chế độ độc tài do Đảng Cộng Sản Việt Nam dựng lên từ cách đây gần 80 năm.

Lần đầu tiên tôi gặp chị là cách đây khoảng hơn 9 năm trong một cuộc biểu tình tại Hà Nội nhằm chống lại các hành động của Trung Cộng gây hấn chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông nhưng chính quyền thì câm lặng. Cũng như bao người mới tham gia hoạt động xã hội lần đầu, chị cũng có những biểu hiện rất nhiệt thành, hồn nhiên pha nhiều ngây thơ trước một chế độ cáo già. Nhưng trên hết, chị là người có trái tim rất dễ xúc động trước hoàn cảnh thương tâm của người khác, nhất là những người hoạt động, đấu tranh vì công lý. Hồi đó, có lần chị tâm sự rất bộc trực về sự ngưỡng mộ anh Điếu Cày-Nguyễn Văn Hải, « Có những đêm ngủ tôi toàn mơ về anh ! ».

<!>

Thế lực nào đang “đâm sau lưng” Tô Lâm?

12/4/2021

https://drive.google.com/file/d/1sNpLKOB1waZ3uy0I1jpUic6jpO1wVxNL/view?usp=sharing

Thu thập thông tin trên truyền thông để cho vào kho dữ liệu phòng khi cần là tung, đấy chính là trò ném đá giấu tay quen thuộc của của ban tuyên giáo. Nhiều năm trước đây quân đội ít có người leo vào tứ trụ như công an, nay ông thượng tướng quân đội Nguyễn Trọng Nghĩa nắm chức trưởng ban tuyên giáo thì có khả năng quân đội sẽ có 3 ủy viên Bộ Chính Trị. Rất có thể đây là cái nắn gân của phía quân đội nhằm gởi thông điệp đến với nhánh công an là, phía quân đội đã có đủ đò chơi, bên công an muốn vuốt mặt cũng nên nể mũi. Đây là khả năng cao nhất, vì để đánh bật Tô Lâm ra khỏi ghế bộ trưởng lúc này là không dễ.

Nước mắt trước cơn mưa ( Phần 2)

Gồm 4 phần

https://drive.google.com/file/d/19rSVwNoUJcVgAzCGFc7m-OlPa8whxmYi/view?usp=sharing

NƯỚC MẮT TRƯỚC CƠN MƯA, nguyên tác Anh Ngữ “Tears Before The Rain” là một tập sử liệu về sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam, do Larry Engelmann, Giáo Sư Đại Học San Jose State thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn nhiều thành phần: người Mỹ, người Việt, kẻ thắng người bại …Những cuộc phỏng vấn này khởi sự từ 1985, sách xuất bản năm 1990. Bản dịch Việt Ngữ do nhà văn Nguyễn Bá Trạc thực hiện năm 1993, xuất bản năm 1995 tại California.

Lời Mở Đầu Của Người Dịch

Cuốn sách này được mệnh danh là một “sử liệu khẩu vấn về sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam.” Nguyên tác Anh ngữ, xuất bản bởi nhà Oxford University Press, gồm ba phần:

-Phần thứ nhất: Phỏng vấn người Mỹ

-Phần thứ hai: Phỏng vấn người Việt

-Phần thứ ba: Những câu chuyện sau cuộc chiến

Trước khi đi vào các phần chính, sẽ có lời mở đầu của tác giả. Bài này trình bày tổng quát bối cảnh nhằm dẫn vào những câu chuyện phát biểu trong cuốn sách. Sau cuốn sách là lời cảm tạ của tác giả. Bài này cho biết ít nhiều về điều kiện, phương pháp làm việc, đồng thời cũng cung cấp một danh sách những người tác giả đã phỏng vấn.

Nguyên Sa  - Tôi đi tìm một cuốn sách để giúp mình nuôi hy vọng

Tương lai lúc nào cũng tối. Thay đổi không phải là đi đến tiệm tạp hóa rồi quay về nhà.

13/4/2021

https://drive.google.com/file/d/14shmcMGjifb_Go0HymwbIgnFildNCEIN/view?usp=sharing

Ở Việt Nam bây giờ cũng tối. Trong mắt tôi, những động lực thay đổi chưa từng yếu như lúc này. Nhưng cuốn sách của Rebecca Solnit gợi ý rằng đó có thể là do tôi lười tìm kiếm thôi. Chuyện có thêm ai đó bị bắt không nên khiến tôi tuyệt vọng, thay vào đó, tôi nên bắt đầu tìm hiểu về những việc họ làm trước khi bị bắt, và kể lại những thay đổi nhỏ mà họ đã góp phần tạo ra. Những ký ức đó sẽ giúp chúng ta không bị hiện tại tối tăm đánh lừa rằng mọi thứ lâu nay vẫn thế.

Đó là một bài tập thể dục tinh thần có thể cần thiết cho cả bạn, nếu bạn cũng đang tìm một lý do để giữ một ngọn lửa nhỏ trong mình. Nếu lửa tắt, hãy nghĩ về những người đang ở trong tù. Tối tăm mà chúng ta nhìn thấy ở đây đâu là gì so với họ.

Nếu tất cả những gì chính quyền muốn là chúng ta bỏ cuộc, buông xuôi, thì hy vọng bản thân nó đã là một hành động phản kháng.

Nguyễn Quang Duy - Chiến lược phát triển Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn nguyên giá trị.

13/4/2021

https://drive.google.com/file/d/1gBNF0pRLLvqf7SXam8-z5rP56U33WZ85/view?usp=sharing

Ngay từ khi thành lập ngày 26/10/1955, Việt Nam Cộng Hòa chọn con đường phát triển xã hội lấy con người (người dân) làm trọng tâm và tự chủ quốc gia làm mục tiêu chiến lược, nên đến nay vẫn còn nhiều ảnh hưởng để chúng ta tìm hiểu và học hỏi.

Tự cung tự chủ

Trong thời thuộc địa người Pháp tập trung xây dựng kỹ nghệ ở miền Bắc Việt Nam, nên ngay khi thành lập Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã hướng đến phát triển kỹ nghệ nhẹ và kỹ nghệ tiêu dùng phục vụ nhu cầu quốc nội.

Để có thể tự chủ về kinh tế, chính phủ khuyến khích các nhà tư sản ngoại quốc, đa số là người Hoa có quốc tịch Trung Hoa Dân Quốc, trở thành công dân Việt Nam Cộng Hòa.

Cùng chung Mekong

(Sharing the Mekong)

Paritta Wangkiat – Bình Yên Đông lược dịch

Bangkok Post – 29 March 2021

https://drive.google.com/file/d/1yawR6oAcMDWANk7_G8kH_-8IC34XejtQ/view?usp=sharing

‘Cai quản nước’ xuyên biên giới thích đáng rất quan trọng khi đập và việc phát triển đe dọa môi trường và cuộc sống của hàng triệu người.

“Sông Mekong là nguồn thịnh vượng,” tục ngữ nói, và nó từng có thật đối với Pongsak Saitongmart.  Một cựu ngư dân 62 tuổi và gia đình 5 người phần lớn dựa vào lợi tức đánh cá và vườn rau tưới bằng nước Mekong.

Sống ở Bung Kan, một tỉnh đông bắc cạnh sông, ông Pongsak đã thấy sự thịnh vượng của ông giảm sút với sự thay đổi của dòng chảy – một hiện tượng ông quan sát trên 2 thập niên qua khi Trung Hoa bắt đầu xây 11 đập trên thượng lưu Mekong.  Năm 2019, Lào bắt đầu vận hành Xayaburi, đập đầu tiên được xây trên hạ lưu Mekong.

Điểm tin thế giới ngày Thứ ba 13 tháng 4 năm 2021

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1a_XTvHmunbWyB6aaK3M5BWRfeyy5LTCS/view?usp=sharing

Chuyên gia: ĐCSTQ không chờ lâu và sẽ sớm ‘thôn tính’ Đài Loan

Hương Thảo

12/4/2021

https://drive.google.com/file/d/1OACXlMgdmDEjmFJ1Q7iOvM_tm6RcW1In/view?usp=sharing

Các chuyên gia cảnh báo, Bắc Kinh sẽ tăng cường các cuộc diễn tập quân sự chống lại Đài Loan và đang đẩy nhanh kế hoạch xâm lược hòn đảo này, theo Epoch Times.

Những lần xâm phạm vùng trời Đài Loan liên tiếp của máy bay Trung Quốc thời gần đây cho thấy thái độ thù địch của Bắc Kinh đối với quốc đảo đã gia tăng đáng kể kể từ năm 2020.

Việc Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn tái đắc cử vào tháng 1/2020 và tiếp tục tỏ thái độ cứng rắng đối với ĐCSTQ, cùng với việc Đắc Bắc có các động thái hợp tác sâu sắc hơn với Hoa Kỳ đã khiến ĐCSTQ leo thang hành vi hiếu chiến chống lại hòn đảo này.

Cập nhật tình hình biển Đông ngày 12/4/2021

Hàng Không Mẫu Hạm ở Biển Đông, bất ổn ở cụm Sinh Tồn

Trung Hiếu tổng hợp từ nhiều nguồn

13/4/2021

https://drive.google.com/file/d/1TlqlvvmgeUfDnbdktlil8JWUq2nk0SYQ/view?usp=sharing

1. Hàng Không Mẫu Hạm  ở Biển Đông (HKMH)

Sau khi vào Biển Đông ngày 10.4, nhóm tàu HKMH Liêu Ninh của Trung Quốc đã di chuyển đến khu vực phía đông đảo Hải Nam trong ngày 11.4, theo hình ảnh vệ tinh.

Trong khi đó, HKMH USS Theodore Roosevelt của Mỹ vào sáng nay 12.4 cũng đã di chuyển lên khu vực phía bắc Biển Đông, ở eo biển Luzon, theo tín hiệu từ một máy bay C-2A trên tàu.

Nhóm HKMH Mỹ được phát hiện ở vị trí cách bãi cạn Scarborough khoảng 150 hải lý về phía tây bắc vào sáng 11.4.

Trong ngày 10.4, khu vực phía bắc Biển Đông có sự xuất hiện của khá nhiều tàu chiến ở gần eo. Ngoài tàu Liêu Ninh còn có ít nhất 8 tàu chiến khác. Trong số này, có ít nhất một tàu khu trục của Mỹ, theo phân tích hình ảnh.

Biển Đông: TQ gây căng thẳng ở Bãi Ba Đầu, VN phản ứng chưa đủ mạnh?

Bùi Thư

BBC News Tiếng Việt

13/4/2021

https://drive.google.com/file/d/1JemNTxQ4rauQhy0XnkUd4jefFtH7cao9/view?usp=sharing

Trong khi đó, dù được coi là nước có cơ sở pháp lý mạnh đối với chủ quyền Bãi Ba Đầu, Việt Nam lại phản ứng chậm và không rầm rộ như Philippines. Chuyện xảy ra từ đầu tháng 3, nhưng sau đó nhiều ngày Bộ Ngoại giao Việt Nam mới lên tiếng, sau Philippines rất nhiều.

Philippines luôn truyền thông rộng rãi các hoạt động của tàu và máy bay tại vùng Bãi Ba Đầu để gây áp lực đối với Trung Quốc và đánh động dư luận quốc tế thì Việt Nam lại tỏ ra kín tiếng trong các hoạt động thực địa trong vụ căng thẳng này.

Mãi đến ngày 25/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng mới khẳng định tàu cá Trung Quốc ở Bãi Ba Đầu đã xâm phạm chủ quyền Việt Nam, vi phạm quy định của UNCLOS 1982 về hoạt động của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải quốc gia ven biển và đi ngược lại Tuyên bố về ứng xử các bên trên Biển Đông (DOC).

Nguồn bản tin ngày Thứ ba 13 tháng 4 năm 2021

https://diemnhan.blogspot.com/2021/04/ban-tin-ngay-thu-ba-13-thang-4-nam-2021.html

Không có nhận xét nào: