Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 19 tháng 7, 2017

Tin Cập Nhật Thứ Tư 19/7 - LêMinhNguyên

Tổng tham mưu trưởng quân đội Pháp từ chức vì bất đồng với tổng thống --- Quyền lực mềm: Ảnh hưởng của Pháp lớn hơn nước Mỹ
Bất bình vì quân đội bị cắt giảm ngân sách và bị tổng thống Emmanuel Macron gián tiếp khiển trách trước các tướng lĩnh do công khai tỏ thái độ, tướng Pierre de Villiers, tổng tham mưu trưởng liên quân Pháp thông báo từ chức.
<!>
Trong một bản thông báo do bộ tổng tham mưu liên quân công bố ngày 19/07/2017, tướng Pierre de Villiers cho biết trong hoàn cảnh hiện nay ông không thể nào chu toàn nhiệm vụ được giao phó là « bảo đảm tính vĩnh cửu của mô hình quân đội Pháp hiện nay » để phục vụ cùng lúc nhiều sứ mệnh từ « bảo vệ đất nước và người dân chống lại các mối đe dọa đang đè nặng lên nước Pháp và châu Âu cũng như để phát huy ảnh hưởng của Pháp trên trường quốc tế ».

Quan hệ không tốt đẹp giữa tổng tham mưu trưởng liên quân và tổng thống kiêm tổng tư lệnh tối cao bắt nguồn từ quyết định của chính phủ, trong bối cảnh thiếu hụt ngân sách, yêu cầu quân đội chia sẻ gánh nặng, góp phần tiết kiệm 850 triệu euro trong năm nay.

Trong cuộc điều trần trước Ủy ban quốc phòng Thượng Viện, tướng Pierre de Villiers không che giấu bất bình. Thái độ này bị chủ nhân điện Elysée xem là « gây sức ép »không thể chấp nhận được. Lấy tư cách là tổng tư lệnh tối cao, tổng thống Emmanuel Macron đã khiển trách tướng tổng tham mưu trưởng liên quân cho dù không gọi đích danh.

Trong suốt tuần qua, khả năng tướng Pierre de Villiers từ chức đã gây nhiều bàn tán trong quân đội. Chuyện gì phải đến đã đến. Tướng Pierre de Villiers thông báo quyết định ra đi trước ngày gặp tổng thống được ấn định vào thứ Sáu tuần này.

Sự kiện một tổng tham mưu trưởng liên quân từ chức là chuyện chưa bao giờ xảy ra trong Đệ Ngũ Cộng Hoà. Từ năm 1958 đến nay có bốn tướng tham mưu trưởng từ chức nhưng tất cả chỉ là tham mưu binh chủng : một vị hải quân và ba vị lục quân.

Phát ngôn viên chính phủ, ông Christophe Castaner, hôm nay, khẳng định việc bổ nhiệm tướng ba sao François Lecointre, nguyên phụ trách văn phòng quân sự của phủ thủ tướng, làm tổng tham mưu trưởng liên quân, thay thế tướng năm sao Pierre de Villiers.

Tướng Lecointre nhập chức chính thức vào ngày mai, 20/07/2017. - RFI

***
Nhờ vào việc bầu Emmanuel Macron làm tổng thống, nước Pháp năm nay 2017 dẫn đầu bảng xếp hạng các quốc gia có ảnh hưởng nhất trên thế giới trong lĩnh vực quyền lực mềm, vượt qua Hoa Kỳ.

Theo một nghiên cứu do Trung tâm ngoại giao, thuộc đại học Nam California, Hoa Kỳ và Văn phòng tư vấn thông tin Porland thực hiện, và được công bố hôm qua, 18/ 07/2017, việc ông Donald Trump trở thành tổng thống đã làm cho Hoa Kỳ, vốn đứng đầu trong năm 2016, đã bị rớt xuống hàng thứ ba, sau Pháp và Anh Quốc. Trong bảng xếp hạng này, Đức đứng thứ tư, theo sau là Canada.

Quyền lực mềm có nghĩa là khả năng gây ảnh hưởng và thuyết phục của một quốc gia, của các tác nhân chính trị, kinh tế, văn hóa của nước này, trên phạm vi quốc tế, mà không dùng đến bất kỳ phương tiện quân sự nào.

Theo AFP, nghiên cứu xếp hạng dựa trên nhiều tiêu chí chủ chốt như đánh giá của công luận quốc tế, mạng lưới ngoại giao, ảnh hưởng về tin học hoặc cảm nhận về khả năng đón tiếp du khách ngoại quốc…

Bản nghiên cứu giải thích : việc nước Pháp, trong vòng một năm, từ hạng năm vượt lên hạng nhất, một phần là do sự năng động được tạo ra từ việc bầu Emmanuel Macron làm tổng thống.

Tuy nhiên, các tác giả bản nghiên cứu cũng nói rõ : việc nước Pháp nổi trội lên như cường quốc số một thế giới về quyền lực mềm còn nhờ vào những lợi thế có từ lâu. Pháp là một trong những quốc gia có mạng lưới ngoại giao tốt nhất trên thế giới.

Bên cạnh đó, Pháp vẫn tiếp tục là địa điểm du lịch hàng đầu thế giới, với 82,5 triệu lượt khách trong năm 2016, cho dù đã xẩy ra các cuộc khủng bố làm 230 người thiệt mạng, kể từ năm 2015.

Theo nhận định của giáo sư Joseph Ney, đại học Havard, lý thuyết gia Hoa Kỳ về quyền lực mềm, thì « châu Âu đã lấy lại được niềm tin, quyền lực mềm của các nước châu Á phát triển. Trong khi đó, mong muốn của Donald Trump đề cao chủ trương Nước Mỹ trước tiên tiếp tục hủy hoại quyền lực mềm của Hoa Kỳ". - RFI
|
|

2.
Mỹ tăng chế tài Iran --- Quốc Hội Iran thông qua đạo luật chống các trừng phạt của Hoa Kỳ

Hoa Kỳ ngày 18/7 áp đặt chế tài kinh tế mới đối với Iran vì chương trình phi đạn đạn đạo của nước này và nói “những hoạt động thâm hiểm của Tehran tại Trung Đông phá hoại bất cứ “những đóng góp tích cực nào” từ thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015.

Những biện pháp này là dấu hiệu cho thấy chính quyền của Tổng thống Donald Trump đang tìm cách làm áp lực nhiều hơn lên Iran trong khi vẫn duy trì thỏa thuận giữa Iran và 6 cường quốc nhằm ngăn chặn chương trình hạt nhân của nước này để đổi lấy việc dỡ bỏ những chế tài dầu mỏ và tài chánh quốc tế.

Chính phủ Mỹ cho biết đang nhắm vào 18 thực thể và cá nhân ủng hộ những người Iran có hành vi bất hợp pháp và hoạt động hình sự xuyên quốc gia.

Những đối tượng bị chế tài đã ủng hộ quân đội hay Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi Giáo Iran bằng cách phát triển máy bay không người lái và những trang bị quân sự, sản xuất và bảo trì tàu thuyền, và mua bán các bộ phận điện tử. Một số đối tượng “đã dàn xếp đánh cắp những chương trình nhu liệu của Hoa Kỳ và phương Tây” để bán cho chính phủ Iran, Bộ Tài chánh nói.

“Hoa Kỳ vẫn quan tâm sâu sắc về những hoạt động thâm hiểm của Iran tại Trung Đông phá hoại ổn định, an ninh và thịnh vượng của vùng này,” Bộ Ngoại giao Mỹ nói trong một tuyên bố.

Tuyên bố cũng nói những hoạt động đó “phá hoại sự đóng góp tích cực” về hòa bình quốc tế và an ninh khu vực xuất phát từ thỏa thuận hạt nhân.

Hôm qua, chính quyền Trump tuyên bố Iran tuân thủ thỏa thuận hạt nhân nhưng không theo đúng tinh thần của thỏa thuận và Washington sẽ tìm cách củng cố lại.

Đây là lần thứ hai ông Trump xác nhận Iran tuân thủ thỏa thuận kể từ khi ông nhậm chức vào tháng 1 năm nay, dù khi tranh cử năm ngoái ông đã mô tả đây là “thỏa thuận tệ hại nhất từ trước đến nay” và chỉ trích cựu Tổng thống Barack Obama về việc thương thuyết thỏa thuận này.

Iran lên án chế tài của Washington, gọi loan báo áp đặt chế tài là “đê tiện và vô giá trị.” - VOA

***
Ngay sau khi chính quyền Mỹ quyết định duy trì thỏa thuận hạt nhân với Iran nhưng đe dọa đưa những trừng phạt nhắm vào chương trình tên lửa đạn đạo của nước này, hôm qua, 18/07/2017, chính quyền Teheran đã có phản ứng qua việc Quốc Hội Iran bỏ phiếu thông qua nghị quyết tăng cường chương trình phát triển tên lửa đạn đạo và lực lượng Vệ Binh Cách Mạng, nhằm chống lại những « tên khủng bố Mỹ » trong khu vực.

Từ Teheran, thông tín viên Siavosh Ghazi tường trình :

"Văn bản đã được đại đa số các dân biểu Iran thông qua. Chủ tịch Quốc Hội Iran tuyên bố là nước này sẽ huy động toàn bộ lực lượng để chống lại những hành động thù địch của Hoa Kỳ. Đặc biệt là đạo luật cho phép chi thêm 260 triệu đô la để phát triển chương trình tên lửa đạn đạo của Iran và hơn 260 triệu đô la cho lực lượng tinh nhuệ Vệ Binh Cách Mạng, để chống khủng bố.

Lực lượng Vệ Binh Cách Mạng chịu trách nhiệm tiến hành các hoạt động ở bên ngoài lãnh thổ, nhất là ở Syria và Irak, nơi mà Iran đã điều các cố vấn quân sự và lính tình nguyện sang để hỗ trợ cho quân đội các nước đó trong cuộc chiến chống các nhóm nổi dậy và quân thánh chiến.

Cuộc bỏ phiếu xẩy ra vào lúc chính phủ Mỹ đã quyết định duy trì thỏa thuận hạt nhân ký hồi tháng Bẩy 2015 giữa Iran và các cường quốc, đồng thời Washington tuyên bố sẽ áp đặt các trừng phạt mới nhắm vào Teheran do Iran phát triển chương trình tên lửa đạn đạo và tiến hành các hoạt động quân sự tại Trung Đông.

Văn bản này của Iran cũng nhằm đáp trả việc Thượng Viện Mỹ thông qua một đạo luật liên quan đến việc đề ra các biện pháp trừng phạt mới đối với Iran". - RFI
|
|

3.
Nga: ‘sẽ trả đũa vụ Mỹ tịch thu các cơ sở ngoại giao Nga’ --- Tòa Bạch Ốc xác nhận cuộc gặp thứ hai Trump-Putin tại G20

Nga tuyên bố giữ quyền trả đũa trong một cuộc tranh chấp đang diễn ra với Hoa Kỳ sau khi hai cơ sở ngoại giao Nga bị chính quyền của Tổng thống Obama tịch thu hồi tháng 12 năm ngoái. Trước khi mãn nhiệm, Tổng thống Obama đã trục xuất 35 nhà ngoại giao Nga, tố cáo họ về tội gián điệp, và nói các biện pháp đó là để trừng phạt Moscow vì đã can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016. Bây giờ Moscow nói Nga đã mất kiên nhẫn, và muốn chính quyền ông Trump trả lại hai cơ sở đó. Phóng viên Cindy Saine của VOA tại Bộ Ngoại giao có thêm các chi tiết sau đây:

Hai khu phức hợp của Nga đặt trong khung cảnh nên thơ, một ở bang Maryland và một ở bang New York là tâm điểm của một cuộc tranh chấp đang diễn ra giữa Moscow và Washington. Nga nói những cơ sở này chỉ được sử dụng vào mục đích nghỉ dưỡng. Các cơ quan tình báo Mỹ nói trước khi bị tịch thu, hai cơ sở này đã được sử dụng cho hoạt động theo dõi tình báo.

Bị các phóng viên chất vấn, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Heather Nauert từ chối bình luận về tình trạng các cuộc thương lượng với Nga, bà không trả lời câu hỏi liệu Ngoại trưởng Rex Tillerson có ủng hộ giải pháp trả các cơ sở này cho Nga, nếu một số điều kiện nhất định được thỏa đáng.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Heather Nauert

"Tôi sẽ không đặt vấn đề theo cách ấy. Nên biết một trong những ưu tiên ở đây, là làm sao Hoa Kỳ và Nga có thể đi đến chỗ vun xới được một mối quan hệ tốt đẹp, vững chắc, để chúng ta có thể làm việc cùng nhau trên các lĩnh vực hợp tác song phương.”

Nga vẫn đang đe dọa sẽ trả đũa với những biện pháp tương tự.

Đại sứ John Herbst, thuộc Hội đồng Atlantic nói:

"Thái độ này phù hợp với lối hành xử thông thường của Nga về ngoại giao từ thời Liên Xô cho tới bây giờ. Khi chúng ta bắt và trục xuất bao nhiêu điệp viên Nga, thì lập tức Nga sẽ trục xuất bấy nhiêu nhà ngoại giao Mỹ. Họ không bao giờ nhận lỗi hay thừa nhận hành vi của mình. Khi chúng ta đề ra những bước để đáp lại những hành động trắng trợn của họ, họ luôn đề ra những bước để trả đũa. Đơn giản đó là cách làm việc của họ."

Đại sứ Herbst nói Moscow có thể trả đũa bằng nhiều cách khác nhau:

“Chúng ta cũng có các khu nghỉ dưỡng, ít nhất là một nhà nghỉ dưỡng ở Nga. Họ cũng có thể tịch thu cơ sở này. Tôi còn nhớ khi ông Obama thực hiện các bước này, có tin đồn đoán Nga sẽ đóng cửa một ngôi trường lớn dành cho con em của nhân viên sứ quán Mỹ. Nếu họ làm như vậy thì thật là tệ hại. Tôi tin và trông đợi là Mỹ sẽ có phản ứng rất mạnh nếu như họ trả đũa kiểu ấy."

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabko hôm thứ Hai đã gặp Phó Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Thomas Shannon tại Bộ Ngoại giao ở thủ đô Washington. Được hỏi liệu Nga có sắp lấy lại được các cơ sở này hay không, ông Ryabkov trả lời là "gần được." - VOA

***
Tòa Bạch Ốc tối 18/7 xác nhận rằng có một cuộc gặp thứ hai chưa được tiết lộ trước đây giữa Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại buổi ăn tối khoản đãi các nhà lãnh đạo thế giới và các vị phu nhân tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Đức hồi đầu tháng này.

Tối ngày 7/7, hai nhà lãnh đạo tham dự bữa ăn tối với các nhà lãnh đạo G20 khác. Ông Putin ngồi cạnh Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump. Viên chức tòa Bạch Ốc nói Tổng thống Trump đã đến nơi hai người ngồi vào cuối bữa ăn và thăm hỏi ông Putin. Cuộc tiếp xúc này không được tiết lộ trước đây.

Viên chức tòa Bạch Ốc nói:

"Không có buổi họp thứ hai giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Putin, mà đây chỉ là một cuộc trò chuyện ngắn vào cuối bữa ăn tối. Ám chỉ rằng Tòa Bạch Ốc đã cố 'giấu' thông tin về một cuộc họp thứ hai là sai, ác độc và phi lý."

Tối thứ Ba, ông Trump viết trên Twitter:

"Tin tức giả mạo về bữa ăn tối bí mật với ông Putin là "bệnh hoạn." Tất cả các lãnh đạo G-20 và các phu nhân đều được Thủ tướng Đức mời ăn tối. Báo chí dư biết điều đó!”

Ông Ian Bremmer, Chủ tịch hãng tư vấn rủi ro chính trị Eurasia Group, là người đầu tiên đưa tin về cuộc đối thoại này. Tin về cuộc tiếp xúc này có thể gây quan tâm mới khi mà Quốc hội Mỹ và biện lý đặc biệt đang tiến hành điều tra cáo buộc của các cơ quan tình báo Mỹ cho rằng Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, nhằm giúp ông Trump của đảng Cộng hòa, đắc cử.

Ông Trump nói không có sự thông đồng nào và Nga bác bỏ cáo buộc là họ đã xen vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.

Ông Bremmer thuật lại rằng lưng chừng giữa bữa tiệc, ông Trump rời chỗ ngồi, tới trò chuyện với ông Putin trong khoảng một tiếng đồng hồ trong một cuộc tiếp xúc "riêng tư và sống động", "người duy nhất có mặt trong cuộc tiếp xúc này là phiên dịch của ông Putin."

Ông Bremmer nói sự kiện không có một phiên dịch Mỹ tham dự đã làm các nhà lãnh đạo khác tại buổi tiệc kinh ngạc. Ông Bremmer cho rằng làm như vậy là "vi phạm các quy định về an ninh quốc gia."

Giới chức tòa Bạch Ốc giải thích rằng các nhà lãnh đạo và phu nhân chỉ được phép có một người phiên dịch dự bữa ăn tối. Ông Trump ngồi cạnh phu nhân của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe. Người phiên dịch của ông Trump nói tiếng Nhật.

Viên chức Mỹ nói: "Khi Tổng thống Trump nói chuyện với Tổng thống Putin, hai nhà lãnh đạo đã sử dụng phiên dịch người Nga, vì phiên dịch người Mỹ không biết tiếng Nga."

Một quan chức Mỹ được một số đồng nhiệm của ông cung cấp thông tin về cuộc gặp này cho Reuters biết một số nhà lãnh đạo tham dự bữa ăn tối rất ngạc nhiên khi thấy ông Trump rời khỏi ghế và kéo ông Putin ra nói chuyện riêng mà không có bất kỳ một viên chức nào của phía Mỹ hiện diện.

Viên chức này nói: "Không ai biết chắc chắn cuộc thảo luận của họ là về vấn đề gì, và liệu cuộc nói chuyện đó đơn thuần mang tính xã giao hay có liên quan đến các vấn đề song phương hay quốc tế hay không."

Cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa ông Trump và ông Putin kéo dài hơn hai giờ đồng hồ, khi ấy ông Trump nói ông Putin phủ nhận việc Nga can dự Nga vào cuộc bầu cử của Mỹ vào năm ngoái.

Các cơ quan tình báo Mỹ nói không có nghi ngờ gì về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử ở Mỹ. - VOA
|
|

4.
Đổi tên một phần Biển Đông, Indonesia cảnh báo Trung Quốc --- Ngoại trưởng Úc phản đối Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông --- Mỹ cần đóng vai trò tích cực hơn ở biển Đông --- Biển Đông: Chính sách hai mặt của Bắc Kinh

Động thái của Indonesia, đổi tên một phần Biển Nam Trung Hoa (Việt Nam gọi là Biển Đông) đang tranh chấp, được coi như một lời cảnh báo đối với Trung Quốc rằng Jakarta có ý định tăng cường bảo vệ tuyên bố chủ quyền mà không gây tranh cãi tại thời điểm này.

Hãng thông tấn Antara của Indonesia, hôm thứ Sáu 14/7 dẫn lời một thứ trưởng đặc trách các vấn đề hàng hải phát biểu ở Jakarta nói rằng Indonesia sẽ đổi tên một vùng biển phía tây-bắc đảo Borneo thành "Biển Bắc Natuna", phù hợp với các dự án thăm dò dầu khí có cùng tên gọi. Khu vực này gần quần đảo Natuna, một chuỗi gồm 272 hòn đảo của Indonesia, chồng lấn phần cực nam của cái gọi là "đường chín đoạn" mà Trung Quốc vạch ra từ bờ biển phía Nam nước này.

Indonesia khẳng định chủ quyền

Các nhà phân tích nói quyết định đổi tên về phần lớn chỉ có tính cách hình thức, nhưng đây là một lời cảnh cáo đối với Trung Quốc, thường được Indonesia coi như một nước bạn, và cùng lúc, cảnh báo các nước khác hãy tránh xa khu vực này.

Giáo sư danh dự Đại học New South Wales, Úc, ông Carl Thayer, 1 chuyên gia về các vấn đề Đông Nam Á, nói:

"Tôi không gọi đó là một cơn bão trong một tách trà nhưng thực tế là, các tàu đánh cá Trung Quốc đã đi vào vùng biển của Indonesia viện lẽ đây là khu vực ‘đánh bắt truyền thống lịch sử’ của họ, và Indonesia kiên quyết đuổi tàu Trung Quốc ra khỏi nơi này. Nhưng việc đổi tên vùng biển đó không phải là ra tuyên bố chủ quyền đối vối một vùng lãnh thổ mới.”

Trung Quốc phản ứng

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói tại một cuộc họp báo hôm 14/7 rằng đối với bất kỳ nước nào, đổi tên một vùng biển là điều "hoàn toàn vô nghĩa", bởi vì cái tên "Biển Nam Trung Hoa" đã được LHQ và cộng đồng quốc tế “thừa nhận.”

Các giới chức ở Bắc Kinh nói đường ranh giới chín đoạn đã được hình thành từ các hải trình đánh bắt cá qua nhiều thế kỷ, họ trích dẫn các dữ liệu đã có cách nay khoảng 2.000 năm. Nhưng vào tháng 7 năm 2016, tòa án trọng tài quốc tế phán rằng tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc thiếu cơ sở pháp lý.

Động thái của Indonesia, đổi tên một phần Biển Nam Trung Hoa (Việt Nam gọi là Biển Đông) đang tranh chấp, được coi như một lời cảnh báo đối với Trung Quốc rằng Jakarta có ý định tăng cường bảo vệ tuyên bố chủ quyền mà không gây tranh cãi tại thời điểm này.

Hãng thông tấn Antara của Indonesia, hôm thứ Sáu 14/7 dẫn lời một thứ trưởng đặc trách các vấn đề hàng hải phát biểu ở Jakarta nói rằng Indonesia sẽ đổi tên một vùng biển phía tây-bắc đảo Borneo thành "Biển Bắc Natuna", phù hợp với các dự án thăm dò dầu khí có cùng tên gọi. Khu vực này gần quần đảo Natuna, một chuỗi gồm 272 hòn đảo của Indonesia, chồng lấn phần cực nam của cái gọi là "đường chín đoạn" mà Trung Quốc vạch ra từ bờ biển phía Nam nước này.

Indonesia khẳng định chủ quyền

Các nhà phân tích nói quyết định đổi tên về phần lớn chỉ có tính cách hình thức, nhưng đây là một lời cảnh cáo đối với Trung Quốc, thường được Indonesia coi như một nước bạn, và cùng lúc, cảnh báo các nước khác hãy tránh xa khu vực này.

Giáo sư danh dự Đại học New South Wales, Úc, ông Carl Thayer, 1 chuyên gia về các vấn đề Đông Nam Á, nói:

"Tôi không gọi đó là một cơn bão trong một tách trà nhưng thực tế là, các tàu đánh cá Trung Quốc đã đi vào vùng biển của Indonesia viện lẽ đây là khu vực ‘đánh bắt truyền thống lịch sử’ của họ, và Indonesia kiên quyết đuổi tàu Trung Quốc ra khỏi nơi này. Nhưng việc đổi tên vùng biển đó không phải là ra tuyên bố chủ quyền đối vối một vùng lãnh thổ mới.”

Trung Quốc phản ứng

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói tại một cuộc họp báo hôm 14/7 rằng đối với bất kỳ nước nào, đổi tên một vùng biển là điều "hoàn toàn vô nghĩa", bởi vì cái tên "Biển Nam Trung Hoa" đã được LHQ và cộng đồng quốc tế “thừa nhận.”

Các giới chức ở Bắc Kinh nói đường ranh giới chín đoạn đã được hình thành từ các hải trình đánh bắt cá qua nhiều thế kỷ, họ trích dẫn các dữ liệu đã có cách nay khoảng 2.000 năm. Nhưng vào tháng 7 năm 2016, tòa án trọng tài quốc tế phán rằng tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc thiếu cơ sở pháp lý.

Indonesia đổi tên vùng biển phía Bắc Natuna sau khi Việt Nam và Philippines đổi tên một phần vùng biển nơi đang có tranh chấp với Trung Quốc. Brunei, Malaysia và Đài Loan cũng có tuyên bố chủ quyền tại vùng biển nhiệt đới có diện ttich1 lên tới 3,5 triệu cây số vuông, giàu tài nguyên hải sản, năng lượng và là tuyến hàng hải quan trọng. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền tại hơn 90% diện tích vùng biển này.

Tranh luận về tác động

Theo Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, một nhà nghiên cứu thuộc Viện ISEAS Yusof Ishak ở Singapore, đổi tên hiếm khi gây ảnh hưởng.

Ông Hiệp nói: "Từ trước đến nay, nhiều quốc gia trong khu vực gọi vùng biển này với tên gọi khác nhau, nhưng tôi nghĩ điều này không phải là điều quá đặc biệt, không phải là điều sẽ gây ra sự chống đối của các nước châu Á khác."

Tuy nhiên, ông Euan Graham, Giám đốc An ninh của Viện Chính sách Quốc tế Lowy ở Sydney, thì cho rằng động thái này có giá trị biểu tượng.

Ông Graham nói:

"Tôi nghĩ điều này có ý nghĩa nhiều hơn vậy, đây không chỉ là động thái mang tính hình thức, hay thay đổi nhãn hiệu dựa trên tinh thần dân tộc. Chúng ta đang chứng kiến việc thực thi phán quyết của tòa quốc tế một cách tinh tế, có tính cách phối hợp. Nếu kết hợp lại tất cả các tiểu tiết lại với nhau, thì tôi nghĩ Trung Quốc sẽ nhận được thông điệp, rằng các nước Đông Nam Á sẽ không buông xuôi chào thua theo cách mà Trung Quốc mong đợi và hy vọng."

Những sự cố khiến Indonesia đổi tên biển

Trung Quốc đã gây bất bình cho Indonesia bằng cách cho tàu thuyền qua lại trên các vùng biển mà Jakarta tuyên bố thuộc chủ quyền của mình. Các nước khác phản đối việc Trung Quốc lắp đất tại các đảo nhỏ để xây dựng các cơ sở quân sự có khả năng hỗ trợ cho máy bay chiến đấu và các hệ thống radar của họ.

Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp nói:

"Chúng ta có thể xem nỗ lực này của Indonesia cũng là một phần trong phản ứng của khu vực trước sự hung hăng của Trung Quốc hồi gần đây trên Biển Đông, bởi vì đối với một số người, nhất là Trung Quốc, khi gọi là" Biển Nam Trung Hoa, thì mặc nhiên Trung Quốc coi như họ có quyền tại vùng biển này, mà như vậy là sai.”

Năm ngoái, Indonesia tuyên bố tăng cường tuần tra các tàu nước ngoài trong các vùng biển gần 13.000 hòn đảo của Indonesia. Vào tháng 3 năm 2016, Trung Quốc và Indonesia đối đầu nhau khi chính quyền Indonesia tìm cách chặn một chiếc tàu, và một tàu tuần tra Trung Quốc can thiệp. Tháng đó, Indonesia cáo buộc Trung Quốc là đã chính thức gộp các vùng biển gần quần đảo Natuna vào bản đồ lãnh thổ của Trung Quốc.

Vào tháng 5 năm 2016, hải quân Indonesia chặn bắt một tàu đánh cá Trung Quốc bất chấp Bắc Kinh cho tàu tuần duyên hỗ trợ.

Một tháng sau, hải quân Indonesia nổ súng vào một chiếc tàu Trung Quốc khác, và có thể làm bị thương một thủy thủ, trước khi giữ tàu và tống giam bảy thuyền viên.

Nhưng Indonesia thiếu sức mạnh quân sự để chống lại Trung Quốc trong một cuộc xung đột kéo dài. Ngoài ra, Trung Quốc là nguồn hàng đầu nhận hàng xuất khẩu từ Indonesia và là nước nhập khẩu lớn thứ hai về các mặt hàng của Indonedia như khoáng sản và dầu cọ. Trong bối cảnh đó, Trung Quốc đã thành công trong việc xoa dịu phần nào những chỉ trích của Jakarta đối với Bắc Kinh trong nhiều năm qua. - VOA

***
Phát biểu tại Ấn Độ ngày 18/07/2017, ngoại trưởng Úc Julie Bishop, đã lên tiếng xác nhận trở lại rằng Canberra chống lại việc Bắc Kinh bồi đắp và quân sự hóa các đảo nhân tạo tại Biển Đông. Bà Bishop đồng thời cho rằng cần bảo đảm quyền tự do hàng hải trong vùng.

Theo hãng tin Ấn Độ PTI, trong bài phát biểu tại Hội Nghị về Ấn Độ - Thái Bình Dương lần thứ hai, được tổ chức ở New Delhi, ngoại trưởng Úc tuyên bố nguyên văn như sau : « Chúng tôi (tức là nước Úc), tiếp tục chống lại việc xây dựng các hòn đảo nhân tạo, và quân sự hóa các thực thể đó ở Biển Đông ».

Bà Bishop khẳng định là quyền tự do hàng hải phải được đảm bảo vì đó là một vấn đề thiết yếu cho giao thương. Ngoại trưởng Úc đồng thời kêu gọi tất cả các nước phải tôn trọng luật pháp quốc tế trong đó có Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, dùng Công Ước này làm bản hướng dẫn để giải quyết tranh chấp.

Ấn Độ chia sẻ lập trường này của Úc. Theo PTI, Ấn Độ có lợi ích thương mại ở Biển Đông, và luôn luôn thúc đẩy các nước có tranh chấp giải quyết bất đồng trên cơ sở Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. New Delhi cũng tích cực yêu cầu tôn trọng quyền tự do hàng hải trong khu vực Biển Đông được cho là giàu tài nguyên.

Dù phản đối Bắc Kinh trên vấn đề Biển Đông, nhưng bà Bishop cũng cho rằng cần phải khuyến khích Trung Quốc thể hiện sức mạnh kinh tế và chiến lược của họ sao cho bảo đảm được việc tôn trọng chủ quyền bình đẳng giữa tất cả các quốc gia, nhằm duy trì và tăng cường trật tự dựa trên luật pháp vốn có lợi cho tất cả các nước.

Trong một hàm ý nhắc đến việc Bắc Kinh coi thường luật pháp quốc tế khi phủ nhận phán quyết vào năm 2016 của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye về Biển Đông, ngoại trưởng Bishop đã « hoan nghênh » việc Ấn Độ giải quyết thành công và hòa bình tranh chấp trên biển dai dẳng với Bangladesh vào năm 2014 theo các quy định của UNCLOS. - RFI

***
Hội thảo quốc tế biển Đông lần thứ 7 vừa diễn ra tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế ở Washington DC hôm 18 tháng 7. Hội thảo lần này tập trung chủ yếu vào những diễn biến gần đây trên biển Đông, một năm sau phán quyết của tòa Trọng tài Quốc tế (PCA) về biển Đông, và vai trò của Mỹ ở biển Đông.

Lo ngại về vai trò của Mỹ ở biển Đông

Thượng Nghị sĩ Mỹ Cory Gardner, Chủ tịch tiểu ban Đông Á thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, mở đầu buổi hội thảo quốc tế về biển Đông ở trung tâm CSIS hôm 18/7 với khẳng định rằng biển Đông là một phép thử đối với vai trò lãnh đạo của Mỹ trong khu vực.

Cory Gardner: Chủ đề biển Đông tại hội thảo hôm nay đã nổi lên thành một trong các thách thức về an ninh quốc gia gây tranh cãi nhất đối với Mỹ và khu vực. Nó là một phép thử về luật pháp quốc tế, vai trò lãnh đạo và cam kết của Mỹ với một khu vực của thế giới nơi mà các quốc gia Châu Á khác không thể chấp nhận các vấn đề an ninh kinh tế, an ninh quốc gia và chính sách ngoại giao trở thành một thứ được Trung Quốc dùng như độc quyền.

Ông nhìn nhận chính phủ mới của Mỹ trong thời gian qua đã có những bước đi cho thấy mối quan tâm đến khu vực thể hiện qua các chuyến thăm cấp cao đến các nước châu  Á. Tuy nhiên, theo ông như vậy vẫn chưa đủ.

Thượng nghị sĩ Gardner nói đến 3 thách thức lớn nhất của Mỹ trong khu vực châu Á Thái Bình Dương là vấn đề hạt nhân của Bắc Hàn, tranh chấp biển Đông và khủng bố. Về vấn đề biển Đông, ông kêu gọi Hoa Kỳ tiếp tục thực hiện chương trình tự do hàng hải FONOPs được bắt đầu từ thời của Tổng thống Barack Obama, giúp trang bị năng lực cho các nước trong khu vực để đối phó với sức ép từ Trung Quốc, thực hiện tuần tra chung ở biển Đông với các nước Nhật bản, Úc và Anh, tăng cường hợp tác với Philippines là nước đồng minh của Mỹ ở Đông Nam Á.

Theo Thượng Nghị sĩ Gardner, Trung Quốc trong thời gian qua đã hành động đơn phương và dựa vào sức mạnh của mình để lấn át các nước yếu thế khác trong khu vực, và vì vậy đã đến lúc chính phủ Hoa Kỳ cần phải có những hành động mạnh mẽ hơn trong khu vực này để trấn an các đồng minh của mình trong khu vực. Thượng nghị sĩ Gardner nói ông sẽ giới thiệu một dự luật mới có tên là Asia Reassurance Initiative Act (gọi tắt là ARIA), theo đó Mỹ sẽ phải tham gia tích cực hơn vào khu vực không chỉ về mặt an ninh quốc phòng mà còn cả vấn đề kinh tế, dân chủ và nhân quyền.

Tiến sĩ Trần Trường Thủy, Giám đốc Quỹ Nghiên cứu biển Đông của Việt Nam, một diễn giả tại hội thảo cho biết có những lo ngại trong khu vực về sự không chắc chắn về chính sách ở khu vực biển Đông của chính quyền Mỹ bất chấp những hoạt động FONOPs của tàu và máy bay Mỹ trong khu vực trong vài tháng qua.

Tiến sĩ Trần Trường Thủy lo ngại vấn đề hạt nhân của Bắc Hàn sẽ ảnh hưởng đến chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc ở biển Đông vì Trung Quốc là nước có ảnh hưởng quan trọng có thể gây sức ép lên Bắc Hàn.

Trần Trường Thủy: một điều đáng quan ngại hơn cho các nước có liên quan trong khu vực là việc kết nối vấn đề biển Đông với các vấn đề khác trong quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ, đặc biệt mà khi Mỹ quá tập trung vào vấn đề Bắc Hàn và điều mà chúng ta thấy là hướng tiếp cận của Mỹ lên Trung Quốc đối với vấn đề biển Đông là trông đợi để có được sự hợp tác hơn nữa của Trung Quốc trong vấn đề Bắc Hàn. Trong tháng qua chúng ta thấy Mỹ có tập trung hơn vào vấn đề biển Đông nhưng chúng ta không rõ đây là do Mỹ đã có một chiến lược rõ ràng hơn đối với vấn đề biển Đông hay chỉ là gây sức ép lên Trung Quốc để Trung Quốc hợp tác hơn trong vấn đề Bắc Hàn. 

Chuyên gia Ely Ratner thuộc Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ thì cho rằng Mỹ phải xác định rõ mục tiêu của mình là ngăn chặn Trung Quốc ở biển Đông, mà để làm được điều này thì các hoạt động trong chương trình FONOPs mà Mỹ vẫn thực hiện vẫn chưa đủ. Mỹ cần phải chấp nhận rủi ro, phải chấp nhận hợp tác kinh tế đa phương chứ không chỉ song phương như chủ trương của Tổng thống Donald Trump, tăng chi tiêu hỗ trợ cho các nước trong khu vực. Ông cũng nói có thể Hoa Kỳ sẽ phải chấp nhận đứng về một phía trong tranh chấp ở biển Đông như đã làm với quần đảo Senkaku của Nhật Bản thay vì luôn duy trì quan điểm trung lập không đứng về bất cứ bên nào trong tranh chấp chủ quyền ở biển Đông như từ trước đến nay.

Biển Đông không yên lặng

Hội thảo quốc tế về biển Đông năm nay diễn ra cũng là dịp để các chuyên gia quốc tế nhìn lại tình hình biển Đông một năm sau phán quyết của tòa trọng tài quốc tế (PCA) liên quan đến vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc về biển Đông và những ảnh hưởng của phán quyết này lên hành động của các nước.

Học giả Xue Chen thuộc Viện nghiên cứu quốc tế Thượng Hải, Trung Quốc tiếp tục khẳng định lập trường của Trung Quốc đối với phán quyết của tòa PCA, đó là lập trường 4 không: không chấp nhận, không tham dự, không thừa nhận và không chấp hành. Học giả Trung Quốc bác bỏ phán quyết của tòa về đường đứt khúc 9 đoạn của Trung Quốc. Tòa PCA hôm 12 tháng 7 năm ngoái đã bác bỏ hoàn toàn tính pháp lý về đường đứt khúc 9 đoạn của Trung Quốc. Học giả Xue Chen cũng đề cập đến những sức ép về quốc tế đối với Trung Quốc trong việc phải làm rõ những yêu sách cụ thể của nước này đối với đường đứt khúc 9 đoạn, nhưng theo ông việc Trung Quốc không làm rõ yêu sách đường đứt khúc 9 đoạn trên thực tế sẽ không có lợi cho các nước khác cũng có đòi hỏi về chủ quyền ở biển Đông.

Học giả Xue Chen cũng lên án các hoạt động thuộc chương trình FONOPs của Mỹ và gọi đây là các hành động nhằm cho các nước khác trong khu vực thấy Mỹ đang đe dọa Trung Quốc chứ không phải nhằm mục đích khẳng định quyền tự do hàng hải và hàng không trong khu vực.

Tiến sĩ Trần Trường Thủy cho rằng phán quyết của tòa PCA đã làm rõ hơn vấn đề yêu sách của các nước đối với các thực thể ở Trường Sa và Hoàng Sa, theo đó các thực thể này không phải là đảo và do đó không có một thực thể nào đang tranh chấp giữa Trung Quốc và một số nước khác trong khu vực có được vùng lãnh hải lớn hơn 12 hải lý. Theo Tiến sĩ Trần Trường Thủy, phán quyết này của tòa do đó cũng giúp giảm khu vực tranh chấp và khả năng cho các hoạt động hợp tác nghiên cứu phát triển.

Trần Trường Thủy: Phán quyết này có ý nghĩa đối với tình hình biển Đông vì nó làm giảm khu vực tranh chấp. Khu vực tranh chấp lớn nhất chỉ là 12 hải lý quanh các thực thể nổi ở cả Trường Sa và Hoàng Sa. Không có một nước nào nhìn nhận đường đứt khúc 9 đoạn. Một ảnh hưởng khác nữa là phán quyết cũng làm giảm khả năng cho các hoạt động hợp tác pháp triển ở biển Đông vì tình hình đã rõ ràng. 

Học giả Việt Nam cũng nhìn nhận tình hình biển Đông 1 năm sau phán quyết của tòa PCA là khá bình lặng, quan hệ giữa Trung Quốc với các nước Việt Nam, Philippines, Malaysia, là những nước có tranh chấp với Trung Quốc cũng được cải thiện. Ngoài ra ASEAN và Trung Quốc cũng đã đồng ý một bộ khung bản thảo cho một bộ Quy tắc về ứng xử của các bên trên biển Đông (gọi tắt là COC). Theo ông có những một số nhân tố ảnh hưởng bao gồm việc Trung Quốc muốn đẩy mạnh sáng kiến vành đai con đường với các nước châu Âu và châu Á, phán quyết của tòa khiến Trung Quốc phải tính toán lại các bước đi của mình và sự khó đoán trước về chính sách của Mỹ trong khu vực cũng làm Trung  Quốc phải chần chờ trong các hành động.

Tuy nhiên theo Tiến sĩ Trần Trường Thủy, ý định của Trung Quốc ở biển Đông là không thay đổi và sức mạnh của nước này thì vẫn ngày một lớn, vì vậy biển Đông có thể yên lặng trên bề mặt nhưng không hề yên lặng phía dưới và do đó người ta có thể sẽ trông đợi những bất ngờ trong tương lai. - RFA

***
Ren Guoqiang, Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc vừa khuyên các quốc gia khác đừng làm ồn về chuyện chiến đấu cơ Trung Quốc thực hiện các bài tập chiến thuật ở biển Đông và biển Hoa Đông.

Tuần trước, các chiến đấu cơ của không quân Trung Quốc liên tục bay qua cả eo biển Bashi (nằm giữa Đài Loan và Philippines) lẫn eo biển Miyako (nằm giữa Okinawa và Miyako của Nhật, trong đó, Okinawa đang là nơi trú đóng của hàng chục ngàn quân nhân bộ binh, không quân, hải quân, thủy quân lục chiến Mỹ). Eo biển Bashi và eo biển Miyako là những cửa từ Thái Bình Dương vào biển Đông, và biển Hoa Đông.

Sau những sự kiện vừa kể, cả Đài Loan lẫn Nhật cùng bày tỏ sự lo ngại về các hành động mang tính khiêu khích của Trung Quốc.

Mới đây, theo Economic Times, tới lượt Đại tá Jeff Davis, Phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, lên tiếng kêu gọi các quốc gia ở biển Đông và biền Hoa Đông tôn trọng chủ quyền của các quốc gia khác, tự kiềm chế, tránh khiêu khích.

Đáp lại, ông Ren Guoqiang Guoqiang, bảo rằng, ngoài chuyện đừng cường điệu, gây ồn ào, các bên có liên quan nên tập cho quen với chuyện quân đội Trung Quốc thực hiện cádc bài tập chiến thuật trên không và trên biển bởi đó là điều tất nhiên.

Trước đó, ông Shen Jinke, Phát ngôn viên không lực Trung Quốc cũng đã đưa ra những tuyên bố tương tự, đồng thời nhấn mạnh các bài tập chiến thuật nhằm gia tăng năng lực chiến đấu trên đại dương.

Economic Times đã so sánh những tuyên bố vừa kể của các phát ngôn viên cho quân đội Trung Quốc với chuyện Trung Quốc chỉ trích Hoa Kỳ kịch liệt vì chiến đấu cơ của Hoa Kỳ thực hiện các phi vụ bên trên biển Đông.

Trước cuộc gặp giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề thượng đỉnh G20 tại Hamburg, Đức, Bắc Kinh đang cố gắng thiết lập một trật tự mới với hai tiêu chuẩn riêng biệt, một cho mình và một cho thiên hạ.

Với xu hướng đó Trung Quốc vừa phản đối việc Hạ viện Hoa Kỳ thông qua Dự luật Ngân sách Quốc phòng 2018, trong đó khuyến cáo Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ nên tổ chức những chuyến thăm viếng giữa hải quân Hoa Kỳ và hải quân Đài Loan. Ông Lu Kang, Phát ngôn viên Bbộ Ngoại Giao Trung Quốc, tuyên bố, Trung Quốc phản đối tất cả các hình thức giao tiếp về quân sự giữa Hoa Kỳ và Đài Loan. Ông Lu nhận định, dự luật vừa kể hết sức nguy hại và Hoa Kỳ “không nên quay ngược lịch sử, gây tổn hại cho lợi ích chung trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. - nguoiviet
|
|

5.
Quân đội Ấn-Trung gườm nhau ở biên giới

Căng thẳng Ấn-Trung càng lúc càng gia tăng do tranh chấp biên giới trên bộ, và giới quan sát nhìn thấy không có lối thoát trước mắt. Ví dụ mới nhất là lời đe dọa hôm 18/07/2017 do Hoàn Cầu Thời Báo Trung Quốc loan tải, cho rằng Bắc Kinh có thể tiến hành một cuộc chiến tranh tổng lực dọc biên giới hai nước dài khoảng 4000km, gọi là Đường Kiểm Soát Thực Tế LAC, chạy dài từ Ladakh tới Kashmir ở phía Bắc cho đến Arunachal Pradesh và Sikkim ở phía Đông.

Tranh chấp bùng lên trở lại ở vùng cao nguyên Doklam, một lãnh thổ ở biên giới ba nước Trung Quốc, Ấn Độ và Bhutan. Đây là vùng đất nằm ở phía Tây Bhutan bị Bắc Kinh cho là thuộc chủ quyền của họ. 

Tình hình căng thẳng hẳn lên vào giữa tháng Sáu, khi lính Ấn Độ theo lời kêu gọi của chính quyền Bhutan, đã đến nơi ngăn chận một lực lượng xây dựng Trung Quốc tiến vào để làm một con đường. Trung Quốc cho là Ấn Độ đã đưa quân vào phần đất của mình, trong lúc Ấn Độ và Bhutan khẳng định khu vực Doklam này là lãnh thổ Bhutan.

Bhutan không có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, đã nhờ đồng minh thân cận Ấn Độ can thiệp.

Hiện tại thì 3000 binh lính hai bên đang đối mặt nhau gần Doklam, theo thông tin nhật báo Anh The Guardian.

Cả Ấn Độ và Trung Quốc những ngày qua đều lên tiếng muốn giải quyết tình hình căng thẳng bằng phương thức ngoại giao nhưng với điều kiện không dễ đáp ứng.

Ngoại trưởng Ấn Độ trả lời báo chí hôm qua tố cáo Bắc Kinh có lời lẽ hăm dọa hàng ngày, New Delhi sẽ tiếp tục giải pháp ngoại giao nhưng với điều kiện không dễ đáp ứng. Phía Trung Quốc thì cho rằng chỉ nói chuyện khi quân đội Ấn rút đi.

Cuộc đối đầu lâu dài hàng thập kỷ

Đây là cuộc đối đầu lâu dài nhất giữa hai quốc gia từ khi xẩy ra vụ tranh chấp biên giới của Tây Tạng dẫn đến cuộc chiến tranh năm 1962 mà Trung Quốc giành thế thượng phong.

Ashok Malik, nhà phân tích thuộc viện nghiên cứu Observer Research Foundation, ở New Delhi nhận thấy Trung Quốc vẫn cố kềm hãm ảnh hưởng của Ấn Độ ở Nam Á; và có thái độ khiêu khích theo phong cách của Bắc Kinh, nhưng tranh chấp vũ trang không hẳn là sẽ bùng lên. 

Theo ông, hai bên có lẽ sẽ gườm nhau như thế cho đến khi Trung Quốc gặp vấn đề tiếp tế và hậu cần. Trung Quốc đã kêu gọi Ấn Độ rút quân ngay khỏi khu vực, nhưng phía Ẩn mỗi lần đều trả lời không.

Ông Malik còn ghi nhận là mặc dù có cuộc đối đầu như thế tại vùng cao nguyên Doklam, nhưng hai ông Tập Cận Bình và Narendra Modi ngoài mặt vẫn vui vẻ khi gặp nhau ở thượng đỉnh G20 tại Hamburg, Đức, vừa qua. 

Những vụ đối đầu ồn ào nhưng không dẫn đến bạo động thường xẩy ra ở vùng biên giới hai nước từ sau cuộc chiến tranh năm 1962 ở Arunachal Pradesh, nhưng theo ông Michael Kugelman, phó giám đốc Chương Trình Châu Á, trung tâm nghiên cứu Wilson Center thì lần này nghiêm trọng hơn.

Trong thời gian qua, hai bên đã đổ quân vào khu vực, tuy đối mặt nhau mà không bạo động, nhưng giọng điệu của Trung Quốc lần này gay gắt hơn mọi khi.

Theo ông Kugelman không khí căng thẳng hơn cũng là vì quan hệ Ấn-Trung xấu đi hơn trong mấy tháng qua, với nhiều vấn đề, chẳng hạn như việc Trung Quốc đã ngăn chận không để Ấn Độ gia nhập Nhóm Quốc Gia Cung Cấp Hạt Nhân - Nuclear Suppliers Group - và vẫn duy trì quan hệ khắn khít với Pakistan, kẻ thù của Ấn Độ.

Về phần Ấn Độ thì đã không hỗ trợ kế hoạch Con Đường Tơ Lụa Mới của Trung Quốc mà nhiều quốc gia Châu Á tham gia. 

Doklam, sát vùng ‘yết hầu’ của Ấn Độ

Hơn nữa, vùng Doklam trong yếu cho an ninh của Ấn Độ hơn các vùng tranh chấp khác ở biên giới hai nước.

Ông Jeff Smith, giám đốc chương trình an ninh châu Á tại American Foreign Policy Council, giải thích : 

"Vùng này nằm sát vùng mà các chiến lược gia gọi là “yết hầu” của Ấn Độ, tức là hành lang Siliguri, gắn các bang phía đông với phần còn lại của nước Ấn. Tuy New Delhi không có chủ quyền trên phần cao nguyên tranh chấp này, nhưng các cuộc đàm phán với Bhutan đã có kết quả là quân đội Ấn Độ được phép tuần tra ở vùng này".

Trung Quốc thì dựa trên một hiệp ước năm 1890 để đòi chủ quyền trên vùng Doklam nhưng theo Ấn Độ, hiệp ước đó đã không còn hiệu lực sau các cuộc đàm phán năm 2012.

Theo chuyên gia Smith, dĩ nhiên Trung Quốc luôn luôn muốn thúc đẩy tuyên bố chủ quyền của họ, nhưng câu hỏi là tại sao Bắc Kinh lại hành động  vào lúc này?

Có lẽ Trung Quốc muốn gởi một thông điệp thách thức tới Ấn Độ. Việc lính Trung Quốc tiến vào cao nguyên Doklam trong lúc thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi gặp tổng thống Mỹ Donald Trump, không phải là một trùng hợp ngẫu nhiên.

Nhưng một cuộc chiến sẽ không có lợi cho bên nào vì Trung Quốc và Ấn Độ có quan hệ thương mại chặt chẽ và bên nào cũng có những bận tâm khác về an ninh cho nên khó có thể gánh thêm một cuộc chiến.

Tuy nhiên, theo nhận định chung thì  khó mà thấy căng thẳng có thể dịu đi bằng cách nào vì Trung Quốc có quan điểm rất cứng rắn về vấn đề này và dường như đang gây khó khăn để không thể đàm phán tìm lối thoát. 

Ông Smith ghi nhận là Ấn Độ kín tiếng hơn trong vụ tranh chấp này, nhưng tỏ vẻ không nhượng bộ bất kỳ điều gì cho Trung Quốc. Hai bên có thể trường kỳ đóng quân đối mặt nhau, với nguy cơ căng thẳng leo thang.

Robert Manning, chuyên gia tại trung tâm nghiên cứu Atlantic Council, cảnh báo là thế giới phải hết sức thận trọng và nên quan tâm đến tranh chấp này vì “hai quốc gia liên can đều là nước có vũ khí hạt nhân. Đây là điều phải nghĩ đến”.

Trung Quốc phô trương sức mạnh để răn đe

Trên hiện trường thì Trung Quốc phô trương sức mạnh ở Tây Tạng, gần vùng đang tranh chấp với Ấn Độ.

Truyền thông Trung Quốc cuối tuần qua đăng tải thông tin quân đội Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ở Tây Tạng trong lúc Bắc Kinh đối đầu với Ấn Độ tại vùng Doklam gần đấy.

Một lữ đoàn võ trang đầy đủ đã tiến hành những bài tập đa dạng từ chuyển quân nhanh lẹ, sử dụng các phương tiện điện tử, tập phối hợp tấn công giữa với nhiều lực lượng trên một cao nguyên ở độ cao 5 000 mét.

Trong một đoạn phóng sự video 2 phút về cuộc thao diễn, người ta có thể thấy lính Trung Quốc tấn công vào một ‘chốt thù nghịch’ sử dụng đại liên, giàn phóng rocket, súng cối. Họ còn dùng ra đa, hướng dẫn súng phòng không để hạ máy bay của ‘kẻ thù’. Trong một bài tập khác lính Trung Quốc sử dụng lựu đạn chống tăng và hỏa tiễn.

Truyền thông Trung Quốc không nói rõ cuộc tập trận được tiến hành lúc nào và chính xác ở đâu, nhưng diễn ra đúng vào lúc mà Trung Quốc và Ấn Độ đang gườm nhau ở vùng biên giới chung với Bhutan.

Chu Thần Minh (Zhou Chenming), một chuyên gia phân tích ở Bắc Kinh đánh giá là cuộc phô trương lực lượng nói trên là một lời cảnh cáo đối với Ấn Độ và “Quân Đội Trung Quốc muốn chứng minh họ có thể dễ dàng áp đảo Quân Đội Ấn” 

Lực lượng Trung Quốc trong khu vực không đông, chỉ có vỏn vẹn hai lữ đoàn sơn cước đồn trú tại vùng núi ở Tây Tạng. Nếu so sánh thì Ấn Độ đóng gần 200 000 quân ở vùng tranh chấp với Trung Quốc. Tình về số lượng, lực lượng Ấn đông hơn gấp 15 đến 20 lần đối phương.

Tuy nhiên, theo ông Chu Thần Minh, Quân Đội Trung Quốc có ưu thế rõ rệt về tính năng động, hỏa lực và hậu cần. 

Theo ông Vương Đức Hoa (Wang Dehua), chuyên gia viện Nghiên cứu Nam Á ở Thượng Hải, cuộc tập trận tại Tây Tạng nhằm vào hai mục tiêu : răn đe để đối phương đừng nghĩ tới việc gây chiến, đồng thời trấn an dân chúng trong nước về sự sẵn sàng chiến đấu của Quân Đội.

Cộng đồng quốc tế bắt đầu tỏ mối lo ngại. Có mặt tại Ấn Độ, ngoại trưởng Úc vào hôm nay, 19/07, nêu lên mối quan ngại, nói rõ là bà không muốn tình hình leo thang có thể dẫn đến những ‘tính toán, đánh giá sai lầm’.

Bộ Ngoại Giao Mỹ hôm qua, kêu gọi hai quốc gia đi đến thỏa thuận vì hòa bình. - RFI
|
|

6.
Tướng Thái lan sắp bị tuyên án về tội buôn người --- Mỹ trục xuất sư ‘hổ mang’ về Thái

Một tướng lãnh trong quân đội Thái Lan có mặt trong số hàng chục người bị kết án trong một phiên tòa xét xử một vụ buôn người quy mô ở Thái Lan.

Một thẩm phán hôm thứ Tư 19/7, đã bắt đầu đưa ra phán quyết đối với hơn 100 bị cáo.

Các bị cáo, gồm nhiều sĩ quan quân đội, cảnh sát và chính trị gia, bị bắt vào năm 2015 sau khi phát hiện hàng chục ngôi mộ sơ sài trong những khu rừng gần biên giới giữa Thái Lan với Malaysia. Các ngôi mộ nằm trong một lán trại nơi những kẻ buôn người bắt người di dân làm con tin cho đến khi gia đình họ nộp tiền chuộc. Nhiều người chết vì đói hoặc sốt rét.

Những người di cư gồm người Hồi giáo Rohingya chạy trốn các cuộc bức hại bạo lực ở bang Rakhine của Miến Điện, và người Bangladesh đi tìm việc làm ở Thái Lan, Malaysia hay Indonesia.

Trong số những người bị kết án trong phiên xử phúc thẩm hôm thứ Tư, có Thượng tướng Manas Kongpaen, quan chức cao cấp nhất bị xét xử.

Vụ án này càng thu hút thêm sự chú ý khi trưởng điều tra cảnh sát, Trung tướng Paween Pongsirin, phải trốn khỏi Thái Lan vì bị đe dọa tính mạng. - VOA

***
Một nhà sư Thái Lan bị truy nã về tội quan hệ tình dục trẻ em sẽ bị Mỹ trục xuất về Thái Lan để hầu tòa, theo tin cảnh sát Thái ngày 18/7.

Ông Wirapol Sukphol, pháp danh Luang Pu Nenkham, đã gây nên một làn sóng phẫn nộ vào năm 2013 khi một video trên Youtube chiếu cảnh nhà sư này trên một máy bay cá nhân mang một túi xách hiệu Louis Vuitton. Hình ảnh này trái ngược với giáo lý Phật giáo và lời nguyện tu hành xa lánh của cải vật chất.

Sau đó trong cùng năm, ông bị tước áo thầy tu vì cáo buộc quan hệ tình dục với một cô gái dưới tuổi vị thành niên, một trọng tội đối với một nhà sư. Ông bỏ trốn sang Mỹ.

Ông bị điều tra và bị truy tố về tội gạ gẫm trẻ em, bắt cóc trẻ em, gian lận của công, rửa tiền và tội phạm liên hệ đến máy vi tính, theo tin từ cảnh sát Thái Lan.

“Nhà cầm quyền Mỹ sẽ trả ông ta trở lại Thái Lan vào tối mai,” Đại tá Cảnh sát Paisit Wongmuang, Giám đốc Sở điều tra đặc biệt của cảnh sát, cho báo giới biết.

Không thể phỏng vấn ông Wirapol và không biết ông có luật sư hay không.

Phật giáo được xem như là 1 trong 3 cột trụ của xã hội Thái. Hai trụ cột còn lại là quốc gia và chế độ quân chủ. Chùa chiền vẫn là trung tâm của cộng đồng, đặc biệt là ở vùng quê dù Thái Lan nhanh chóng bị thế giới vật chất tân tiến xâm lấn.

Tuy nhiên, cơ quan tổ chức và giám sát Phật giáo ở Thái Lan thời gian gần đây bị ‘để ý’ sau một loạt các vụ tai tiếng về tình dục và tiền bạc.

Năm nay, chính phủ Thái ra một dự luật giảm bớt đáng kể ảnh hưởng của Hội đồng Tối cao Phật Giáo.

Tháng trước, Văn phòng Phật giáo Quốc gia tuyên bố sẽ đề xướng một luật khác để buộc hàng chục ngàn ngôi chùa Thái phải công khai tài chánh. - VOA
|
|

7.
Tướng Mỹ: Bắc Triều Tiên không có khả năng tấn công đích xác --- Người đào tẩu Bắc Hàn nghi vấn bị bắt cóc

Bắc Triều Tiên không có khả năng tấn công Mỹ với “bất cứ mức độ chính xác nào” và dù phi đạn của họ có tầm xa, nhưng thiếu khả năng hướng dẫn, Phó Chủ tịch Ban Tham mưu Liên quân Mỹ tuyên bố ngày 18/7.

Trước đây trong tháng, Bắc Triều Tiên loan báo phóng thử nghiệm lần đầu tiên phi đạn đạn đạo liên lục địa (ICBM) và rằng họ đã làm chủ được công nghệ gắn một đầu đạn hạt nhân vào phi đạn.

Tuy nhiên, Đại tướng Paul Selva nói trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ rằng vụ thử nghiệm phi đạn ngày 4/7 không cho thấy Bắc Triều Tiên có khả năng tấn công Hoa Kỳ với bất cứ mức độ chính xác nào và cũng không có cơ sở hợp lý nào để tin tưởng về sự thành công đó.

Cơ quan tình báo Hàn Quốc cũng tỏ ra ngờ vực.

Hôm qua, Hàn Quốc đề nghị thảo luận quân sự với Bắc Triều Tiên. Đây là đề nghị chính thức đầu tiên của chính quyền Tổng thống Moon Jae-in với Bình Nhưỡng nhằm thảo luận cách tránh những hành động thù nghịch gần biên giới. - VOA

***
Các quan chức tình báo Nam Hàn đang điều tra nghi vấn một người đào ngũ Bắc Hàn nổi tiếng đã bị bắt cóc về Bình Nhưỡng.

Người phụ nữ, được biết đến là Lim Ji-hyun, trốn vào Nam Hàn năm 2014, nơi bà đã trở thành một ngôi sao truyền trình nổi tiếng.

Tuy nhiên, một người phụ nữ trông giống bà đã xuất hiện trong một video tuyên truyền của Bình Nhưỡng hôm 16/7 khiến xuất hiện nghi vấn bà đã bị bắt cóc.

Trong video, bà nói bà đã bị dụ dỗ bởi Nam Hàn bởi "ảo tưởng" rằng bà "sẽ được ăn uống tốt và kiếm nhiều tiền" và nói rằng bà đã bị ép buộc nói xấu đất nước. 

Bà nói rằng bà tự nguyện vượt biên trở về.

Bà Lim vốn là một khuôn mặt nổi tiếng trên truyền hình Hàn Quốc, xuất hiện trong các chương trình truyền hình trò chuyện và thực tế.

Các quan chức vẫn chưa xác nhận liệu người phụ nữ trong video tuyên truyền là bà Lim. Tuy nhiên họ tin bà Lim đã trở về Bắc Hàn.

Video tuyên truyền đã được công bố trên Youtube bởi trang web Uriminzokkiri của Bắc Hàn hôm 16/7. 

Trong video, người phụ nữ tự giới thiệu bằng một tên khác, Jeon Hye-Sung.

Bà được thấy đang trò chuyện cùng người phỏng vấn và Kim Man-bok, một người từng đào tẩu khác và cũng đã trở lại Bắc Hàn.

Bà mô tả ở phía Nam, mọi thứ bị chi phối bởi đồng tiền, và bà gặp khó khăn kiếm kế sinh nhai và đã bị yêu cầu nói xấu phía Bắc trên các chương trình truyền hình.

Bà nói bà đang sống cùng cha mẹ sau khi trở lại Bắc Hàn vào tháng trước. 

"Tôi cảm thấy rất cô đơn ở Bắc Hàn và tôi nhớ bố mẹ tôi," bà nói trong video.

Tờ JoongAng Ilbo đưa tin hồi tháng Tư rằng nữ đào tẩu đã cảm ơn người hâm mộ về bữa tiệc sinh nhật và nói rằng "có lẽ là sinh nhật hạnh phúc nhất cuộc đời tôi".

Câu lạc bộ hâm mộ bà tuyên bố sẽ đóng cửa hôm 16/7. 

Một vài người đào tẩu Bắc Hàn nghi ngờ rằng bà đã bị bắt cóc qua biên giới Trung Quốc-Bắc Hàn khi giúp người thân trong gia đình vượt biên, theo tờ Korea Times.

Hơn một thập niên qua, hàng chục ngàn người Bắc Hàn đã đào tẩu khỏi chế độ độc tài sang Nam Hàn. 

Bộ Thống nhất ở Seoul nói với BBC rằng từ 2012, chỉ có 25 người trở lại.

Một số người đào tẩu Bắc Hàn nói họ gặp khó khăn khi hội nhập vào cuộc sống ở Nam Hàn - rất nhiều người nhớ gia đình họ ở miền Bắc, hoặc gặp khó khăn tìm việc làm. - BBC
|
|

8.
Venezuela dọa xem lại quan hệ với Mỹ vì can thiệp vào Quốc Hội Lập Hiến

Chính phủ Venezuela tái khẳng định vẫn bầu Quốc Hội Lập Hiến vào ngày 30/07/2017 bất chấp những lời đe dọa « kinh tế mạnh mẽ và nhanh chóng » của tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra ngày 17/07.

Tổng thống Nicolas Maduro tuyên bố sẽ có biện pháp đáp trả « rất cứng rắn » trước lời « đe dọa bề trên » của Washington. Còn ngoại trưởng Venezuela nhấn mạnh không gì có thể ngăn cản được dự án của tổng thống Nicolas Maduro.

Từ Caracas, thông tín viên RFI Andreina Flores giải thích :

« "Bài ngoại" và "phân biệt chủng tộc" là những từ được ngoại trưởng Venezuela Samuel Moncada dùng để đánh giá tuyên bố của tổng thống Donald Trump về chính phủ Venezuela.

Ông Samuel Moncada cho rằng Hoa Kỳ vi phạm luật pháp quốc tế khi đe dọa trừng phạt kinh tế đối với Caracas. Ông phát biểu : « Dân tộc Venezuela tự do và sẽ đồng lòng đáp trả lời đe dọa ngạo mạn của một đế chế bài ngoại và phân biệt chủng tộc. Chúng tôi đã nhận được chỉ thị của tổng thống Maduro xem xét lại sâu sắc quan hệ với chính phủ Mỹ vì chúng tôi không để bất kỳ nước nào sỉ nhục ».

Hoa Kỳ và Venezuela từng triệu hồi đại sứ về nước vào năm 2010 và từ đó, quan hệ song phương rất căng thẳng. Ngoại trưởng Venezuela cũng cáo buộc phe đối lập bán nước cho lợi ích Hoa Kỳ và nhất là xúi giục nước ngoài can thiệp vào Venezuela". - RFI
|
|

9.
Philippines: Đoàn xe hộ tống của tổng thống bị phục kích --- Tổng thống Duterte đe dọa chấm dứt hòa đàm sau vụ tấn công mới --- Singapore đề nghị giúp Phi chống phiến quân

Hai chiếc xe hộ tống tổng thống Philippines đã bị tấn công trên một trục quốc lộ ở đảo Mindanao, khiến bốn vệ sĩ bị thương. Ngày 18/07/2017, tổng thống Rodrigo Duterte dọa chấm dứt đàm phán hòa bình với lực lượng nổi dậy Cộng sản.

Theo AFP, tổng thống Philippines không có mặt trong đoàn xe bị tấn công. Manila quy trách nhiệm vụ tấn công trên cho lực lượng Quân Đội Nhân Dân Mới (NPA), một nhánh vũ trang của đảng Cộng sản Philippines (PCP), hiện có khoảng 4.000 chiến binh.

Phủ tổng thống ra thông cáo cho biết « tổng thống đã ra lệnh cho chính phủ không nối lại các cuộc đàm phán hòa bình chính thức chừng nào quân Cộng sản không chấp nhận ngừng các cuộc tấn công chống lực lượng của chính phủ ở Mindanao ».

Vụ tấn công do lực lượng Quân Đội Nhân Dân Mới (NPA) tiến hành ngày 18/07 theo yêu cầu của đảng Cộng sản Philippines để đáp trả yêu cầu triển hạn thiết quân luật trên đảo Mindanao đến cuối năm.

Sau khi lên nắm quyền vào cuối tháng 06/2016, tổng thống Duterte đã nối lại các cuộc đàm phán hòa bình bị đình lại từ 30 năm qua. Hai bên lần lượt tuyên bố ngừng bắn khi bắt đầu đàm phán tại Oslo (Na Uy) vào tháng 08/2016. Tuy nhiên, vào tháng 05/2017, tổng thống Duterte đã tạm ngừng mọi cuộc đàm phán vì bất đồng giữa hai bên liên quan đến hoạt động sau này của phe nổi dậy. - RFI

***
Tổng thống Philippines, Rodrigo Duterte, vào ngày 19 tháng 7 lên tiếng đe dọa chấm dứt hòa đàm với nhóm phiến quân cộng sản sau khi những du kích quân bị tình nghi tiến hành vụ phục kích làm bị thương bốn vệ sĩ của ông này.

Bản tin của AFP dẫn lời các trợ lý của tổng thống Duterte cho biết những tay súng bắn vào hai xe thuộc Nhóm Bảo vệ An ninh Tổng thống khi hai xe này di chuyển trong đoàn xe trên một tuyến xa lộ tại đảo Mindanao ở miền nam Philippines nơi lệnh thiết quân luật vẫn đang được thi hành.

Phía chính phủ Manila cho rằng Đội quân Tân Nhân Dân, nhóm có chừng 4000 quân vũ trang thuộc Đảng Cộng sản Philippines, là thủ phạm vụ phục kích.

Phủ tổng thống Philippines ra thông cáo cho biết đích thân ông Rodrigo Duterte ra chỉ thị cho một ủy ban của chính phủ không tiến hành tái tục đàm phán hòa bình với nhóm này nếu như họ không đồng ý ngưng các vụ tấn công nhắm vào quân đội chính phủ tại Mindanao.

Vụ tấn công mới nhất của nhóm phiến quân cộng sản xảy ra vào khi lực lượng quân đội chính phủ Philippines đang chiến đấu chống những tay súng ủng hộ Nhà nước Hồi giáo ISIS. Số này đang trú ẩn tại thành phố Marawi kể từ ngày 23 tháng 5 đến nay.

Cuộc chiến tại Marawi từ đó đến nay giết chết hơn 550 người, trong đó có hơn 410 phiến quân vũ trang, gần 100 quân chính phủ. - RFA

***
Singapore vào ngày 19 tháng 7 đưa ra đề nghị giúp cho chính phủ Philippines các máy bay trinh sát không người lái và huấn luyện chiến đấu trong thành phố nhằm chống lại những chiến binh Hồi giáo.

Mục tiêu lâu dài nhằm ngăn chặn lực lượng Hồi giáo thâm nhập gây đe dọa cho cả vùng Đông Nam Á.

Tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS từng cho biết có kế hoạch thành lập một vương quốc Hồi giáo của họ tại khu vực này như đã làm ở nhiều vùng tại Iraq và Syria.

Trước tình hình đó Bộ Quốc Phòng Singapore cho biết đang đưa ra đề nghị hỗ trợ cho Philippines, trong đó có việc huấn luyện cho quân đội Philippines về chiến đấu trong đô thị và cung cấp một biệt đội máy bay không người lái.

Ngoài ra phía Singapore còn đề nghị cung cấp cho Philippines một máy bay vận tải C-130 để cung cấp vật phẩm cứu trợ nhân đạo cho dân chúng Marawi phải lánh nạn chiến tranh.

Thông cáo của Bộ Quốc Phòng Singapore cho biết vào ngày 18 tháng 7 hai vị đứng đầu ngành quốc phòng hai nước gặp nhau và phía Manila chấp thuận trên nguyên tắc nhận những đề nghị giúp đỡ từ phía Singapore như vừa nêu.

Như vậy Singapore là quốc gia đầu tiên trong khối 10 nước ASEAN đề nghị hỗ trợ cho Philippines trong công cuộc chống các tay súng Hồi giáo khủng bố.

Australia, Hoa Kỳ cung cấp cho Phi máy bay trinh sát, Trung Quốc giúp súng và đạn dược cho Phi trong cuộc chiến tại Marawi. - RFA
|
|

10.
Myanmar: ‘Máy bay quân sự lâm nạn vì thời tiết xấu’

Các nhà điều tra ở Myanmar kết luận rằng thời tiết xấu đã gây tai nạn khiến một máy bay quân sự rớt, làm 122 người thiệt mạng hồi tháng trước.

Chiếc máy bay vận tải Shaanxi Y-8-200F, do Trung Quốc chế tạo, đã biến khỏi màn hình radar hôm 7/6 trong một chuyến bay thường lệ từ thành phố Myeik, còn gọi là Mergui, đến thủ đô Yangon, thành phố lớn nhất Myanmar.

Các đội tìm kiếm và cứu nạn trên biển và trên không đã tìm thấy những mảnh vụn máy bay và hàng chục xác chết trôi trên biển Andaman vài ngày sau khi máy bay mất tích.

Truyền thông nhà nước Myanmar cho hay các dữ liệu từ "hộp đen" máy bay và máy ghi âm buồng lái cho thấy đầu máy bay chúi xuống sau khi có băng đóng trên cánh máy bay. Chiếc máy bay chở khách đột ngột bị gió cuốn và lao xuống đất, khiến động cơ ngưng hoạt động, hoặc không tiếp tục bay ở độ cao ổn định.

Hầu hết hành khách trên chiếc máy bay đều là thân nhân của các quân nhân hoặc nhân viên phục vụ quân đội. Nhiều thi thể thu hồi từ địa điểm lâm nạn là phụ nữ và trẻ em. - VOA
|
|

Tin Hoa Kỳ

11.
Chân dung Jon Huntsman, người được Trump chọn làm Đại sứ Nga

Cựu Thống đốc bang Utah Jon Huntsman Jr. đã từng phục vụ chính phủ dưới quyền 4 vị Tổng thống Mỹ, và giờ đang được một Tổng thống nữa cân nhắc cho một chức vụ quan trọng.

Hôm thứ Ba, Toà Bạch Ốc loan báo Tổng thống Donald Trump sẽ đề cử ông Huntsman vào chức Đại sứ Hoa Kỳ tại Nga.

Sinh ra vào tháng 3 năm 1960, ông Huntsman là một người thích lái xe mô-tô, con của tỷ phú Jon Huntsman Sr, người sáng lập một hãng chế tạo hóa học lớn.

Ông bỏ ngang học hành ở bậc trung học để chơi đàn trong một ban nhạc rock, rồi sau đó mới hoàn tất học vấn và tốt nghiệp trường Đại học Pennsylvania. Ông cũng từng là một tín đồ đạo Mormon phục vụ ở Đài Loan, và nói trôi chảy tiếng Quan thoại.

Sau khi ra đại học, ông Huntsman làm việc trong tư cách phụ tá trong Toà Bạch Ốc dưới quyền Tổng thống Ronald Reagan, và khi mới ngoài 30 tuổi, được Tổng thống George H. W. Bush (Bush cha) bổ nhiệm làm Đại sứ Hoa Kỳ tại Singapore.

Dưới quyền Tổng thống George W. Bush (Bush con) sau này, ông là một giới chức thương mại và điều hành một công ty mẹ của gia đình.

Năm 2004, ông ra tranh chức Thống đốc bang Utah với hứa hẹn sẽ tinh giản luật thuế tiểu bang, phát triển công nghiệp và cải cách những hạn chế đối với rượu do ảnh hưởng của đạo Mormon. Ông đắc cử với 58% số phiếu cử tri.

Sau khi được bầu thêm một nhiệm kỳ nữa vào năm 2008 với 78% số phiếu bầu, ông Huntsman bắt đầu tiếp xúc với các cố vấn chính trị cấp quốc gia, và tên tuổi của ông bắt đầu nổi lên trong các cuộc thảo luận về những lãnh đạo tiềm tàng của Đảng Cộng hoà cho cuộc chạy đua năm 2012.

Tháng Năm 2009, Tổng Thống Barack Obama đề cử ông Huntsman vào chức Đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc.

Tới cuối năm 2010, ông Huntsman nói với tạp chí Newsweek rằng ông và gia đình ông “có thể cam chịu thêm một cuộc tranh cử khác.”

Năm 2001, ông Huntsman từ nhiệm để trở về Hoa Kỳ cùng gia đình, theo đuổi nỗ lực vận động để được đề cử làm ứng cử viên Tổng thống của Đảng Cộng hoà.

Thoạt tiên, ông Huntsman được coi là một ứng cử viên có triển vọng với kinh nghiệm về chính sách đối ngoại, lập trường trung hòa về một số vấn đề xã hội, và quan điểm bảo thủ về kinh tế. Nhưng không lâu sau kết quả đáng thất vọng, về ba trong cuộc bầu cử sơ khởi của Đảng Cộng hoà ở New Hampshire năm 2012, ông Huntsman từ bỏ cuộc đua.

Tháng Một năm 2014, ông được đề cử làm chủ tịch của Hội đồng Atlantic, một tổ chức nghiên cứu và tư vấn chính sách.

Trong một cuộc phỏng vấn với Politico, ông Huntsman cho biết ông sẽ không dự cuộc đua trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016.

Tháng Tư năm 2016, ông Huntsman quyết định hậu thuẫn ông Donald Trump, người được Đảng Cộng hoà đề cử làm ứng cử viên Tổng thống, nhưng sau đó rút lại sự hậu thuẫn của ông.

Trang mạng Politico cho biết ông Huntsman đổi ý định sau khi xuất hiện băng video ghi hình và thâu âm cuộc đối thoại giữa ông Trump với một ký giả đài NBC, trong đó ông Trump dùng những lời thô tục và kể những thành tích tán tỉnh phụ nữ của ông. - VOA
|
|

12.
Trump hối thúc các nghị sĩ Cộng hoà giữ cam kết bãi bỏ Obamacare --- Mỹ: Nỗ lực ‘quật ngã’ Obamacare thất bại tại Thượng viện

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump thúc giục phe đa số đảng Cộng hòa tại Thượng viện rằng họ cần phải giữ lời hứa với cử tri trong suốt 7 năm nay, là sẽ bãi bỏ luật chăm sóc sức khoẻ mà cựu Tổng thống Barack Obama đã tiến cử.

Hôm thứ Tư 19/7, ông Trump mời tất cả 52 thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa tới Tòa Bạch Ốc ăn trưa để bàn về vấn đề chăm sóc sức khoẻ, một ngày sau khi nỗ lực của đảng Cộng hòa nhằm bãi bỏ và thay thế Obamacare tan vỡ.

Một số nhà lập pháp bảo thủ trong đảng Cộng hòa nói đề nghị sửa đổi luật Obamacare không đi đủ xa để xóa bỏ những hạn chế về chăm sóc sức khoẻ, trong khi một số khác nói đề xuất này đã đi quá xa và sẽ gây nguy hại cho bảo hiểm y tế của hàng triệu người nghèo hơn ở Mỹ.

Lãnh đạo khối đa số tại Thượng viện, ông Mitch McConnell, lên kế hoạch cho một cuộc bỏ phiếu vào tuần tới để bãi bỏ Obamacare ngay mà không cần luật thay thế, nhưng ít nhất có ba nghị sĩ đảng Cộng hòa tuyên bố sẽ bỏ phiếu chống kế hoạch này. Ba phiếu này đã đủ để dập chết kế hoạch của Đảng Cộng hoà bởi vì tất cả 48 nghị sĩ đảng Dân chủ vẫn một lòng đoàn kết chống việc bãi bỏ Obamacare.

Thượng nghị sĩ Shelley Moore Capito đại diện bang West Virginia nói:

"Tôi không tới Washington để gây hại cho người khác. Tôi không thể bỏ phiếu bãi bỏ Obamacare nếu không có một kế hoạch thay thế nhằm giải quyết các mối quan ngại của tôi và nhu cầu của cư dân West Virginia."

Từng vận động bãi bỏ Obamacare trong chiến dịch tranh cử vào Tòa Bạch Ốc, ông Trump cho biết đã ra tối hậu thư cho các thành viên đảng Cộng hòa qua Twitter, kêu gọi họ đoàn kết để hủy bỏ Obamacare.

Ông Trump viết:

"Họ PHẢI giữ lời hứa với nước Mỹ!”, và "Phe Cộng hòa chưa bao giờ thảo luận về dự luật y tế của họ tốt ra sao, và qua buổi cơm trưa này, dự luật này sẽ còn được cải thiện hơn nữa. Những người bên Dân chủ gào thét lên giữa lúc OCare đang giẫy chết!"

Hôm thứ Ba 18/7, khi đã rõ ràng là nỗ lực bấy lâu của đảng Cộng hòa nhằm hủy bỏ và thay thế Obamacare đã tan vỡ, ông Trump nói với các nhà báo:

"Hãy cứ để cho Obamacare thất bại, như vậy sẽ dễ dàng hơn nhiều. Tôi nghĩ chúng ta có lẽ đang ở trong vị thế có thể để mặc cho Obamacare đi tới chỗ thất bại. Chúng ta sẽ không nhận trách nhiệm, tôi không có trách nhiệm. Tôi xin nói với quý vị rằng các thành viên Đảng Cộng hoà sẽ không nhận trách nhiệm." - VOA

***
Các nỗ lực của phe Cộng hòa muốn bãi bỏ hoặc thay thế Obamacare thất bại tại Thượng viện Mỹ ngày 18/7, một bước lùi lớn cho Tổng thống Donald Trump và dự tính lâu nay của đảng Cộng hòa muốn xóa sổ luật chăm sóc sức khỏe mang dấu ấn của cựu Tổng thống Barack Obama.

Bày tỏ thất vọng, Tổng thống Trump phát biểu tại Tòa Bạch Ốc với ngụ ý rằng ông có thể để cho thị trường bảo hiểm sức khỏe Obamacare tự suy sụp rồi sau đó sẽ tìm cách làm việc với đảng Dân chủ để tìm phương án ‘giải thoát.’

“Có lẽ chúng ta đã rơi vào thế chỉ còn cách để cho Obamacare suy sụp,” ông Trump nói với báo giới. “Chúng ta sẽ để cho Obamacare lụn bại rồi thì các đảng viên bên Dân chủ sẽ phải tìm đến chúng ta.”

Lãnh đạo phe Cộng hòa ở Thượng viện, Mitch McConnell, tuyên bố sẽ đề ra cuộc biểu quyết hủy bỏ hẳn Obamacare sau khi mọi chuyện trở nên rõ ràng từ tối qua rằng ông không hội đủ hậu thuẫn để thông qua luật thay thế Obamacare, nhưng phương án mới đã ‘tan vỡ’ trong vòng vài giờ đồng hồ.

Các Thượng nghị sĩ Cộng hòa như Shelley Moore Capito, Susan Collins và Lisa Murkowski loan báo sẽ không ủng hộ, dập tắt hy vọng vừa manh nha.

Các Thượng nghị sĩ Dân chủ đoàn kết chống lại dự luật thay thế Obamacare. Với thế đa số 52-48 ở Thượng viện, để dự luật được thông qua, phe Cộng hòa phải làm sao không để mất trên 2 phiếu từ chính nội bộ của mình.

Khoảng 20 triệu người Mỹ có được bảo hiểm sức khỏe từ Obamacare.

Sau cuộc thảo luận của các Thượng nghị sĩ Cộng hòa trưa 18/7 để quyết định xem có nên xúc tiến việc biểu quyết bãi bỏ Obamacare hay không, Thượng nghị sĩ McConnell cho biết Thượng vện có phần chắc sẽ tổ chức cuộc bỏ phiếu này trong tương lai rất gần.

“Đây là trải nghiệm hết sức khó khăn đối với tất cả chúng tôi,” ông McConnell nhấn mạnh, đồng thời nói thêm rằng Thượng viện cần phải tiến tới để còn giải quyết các vấn đề khác như cải tổ thuế và ngân sách chi tiêu nhằm củng cố cơ sở hạ tầng của Mỹ.

Thất bại tại Thượng viện hôm nay chứng tỏ sự chia rẽ ngay chính trong nội bộ đảng Cộng hòa, có người lo ngại về những cắt giảm Medicaid được đề nghị trong dự luật, có người ủng hộ và thậm chí còn muốn Obamacare được sửa đổi nhiều hơn nữa.

Tổng thống Cộng hòa Donald Trump quả quyết rằng các nỗ lực bỏ hoặc thay Obamacare chưa bị ‘khai tử.’

Trong tin nhắn sáng sớm hôm nay trên Twitter, ông Trump viết: “Chúng ta bị hụt hẫng bởi phe Dân chủ và một ít đảng viên Cộng hòa. Đa số đảng viên Cộng hòa đều trung thành, tuyệt vời và làm việc cật lực. Chúng ta sẽ bật dậy.”

Hồi tháng 5, ông Trump đã hết sức thúc đẩy cho dự luật hủy bỏ và thay thế Obamacare được thông qua tại Hạ viện và đã thành công.

Phó Tổng thống Mike Pence kêu gọi: “Không hành động không phải là một giải pháp. Quốc hội phải bước tới, làm phận sự của mình.”

Hội Y tế Hoa Kỳ đại diện cho các bác sĩ kêu gọi Quốc hội khởi động nỗ lực lưỡng đảng để sớm ổn định thị trường bảo hiểm sức khỏe cho dân Mỹ. - VOA
|
|

13.
TT Trump sau 6 tháng: tỉ lệ chấp thuận thấp, công chúng trông chờ cao

Tổng thống Donald Trump đánh dấu 6 tháng đầu cầm quyền vào thứ Năm 20/7, một trong những khởi đầu nhiệm quyền tổng thống hỗn loạn nhất trong lịch sử của nước Mỹ. Ông bị đánh giá thấp trong các cuộc thăm dò và đang bị bủa vây trong cuộc điều tra xem liệu ban vận động tranh cử của ông có câu kết với Nga trong cuộc bầu cử hồi năm ngoái hay không – điều mà ông phủ nhận. Tuy nhiên đa số những người ủng hộ dường như vẫn trung thành với tổng thống với hy vọng ông sẽ hoàn thành nghị trình đầy tham vọng của ông, đó là “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại.”

Cách đây đúng 6 tháng, ông Donald Trump nhậm chức tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ với hứa hẹn sẽ thay đổi hoàn toàn ở Washington và mang lại thay đổi cho nước Mỹ: “Thời kỳ của những lời hứa suông đến đây chấm dứt. Bây giờ là lúc hành động.”

Ông Trump đã nhanh chóng ký nhiều lệnh hành pháp thay đổi các quy định của chính phủ. Ông giành thêm một chiến thắng trong việc đề cử thẩm phán bảo thủ Neil Gorsuch vào Tối cao Pháp viện.

Nhưng ngay từ phút đầu, nhiệm quyền của ông đã gặp phải nhiều tranh cãi và có nhiều lúc bị chia rẽ, làm nổ ra nhiều cuộc biểu tình.

Những người biểu tình chống ông nói: "Trump và Pence phải ra đi.”

Những người ủng hộ ông vẫn trung thành với ông. Họ nói: “Chúng tôi tin tưởng ông.”

Tỉ lệ công chúng chấp thuận ông Trump đạt mức dưới 40%, đó là tỉ lệ thấp đối với một tân tổng thống, theo nhận định của nhà phân tích Kyle Kondik.

“Tỉ lệ công chúng chấp thuận đối với một tân tổng thống như vậy là thấp. Thường các tân tổng thống đều được hưởng ‘tuần trăng mật’ với công chúng sau khi đắc cử. Ông Trump thực sự không có được như vậy.”

Ông Trump thành công một phần trong vấn đề di dân, một vấn đề then chốt trong cuộc tranh cử của ông. Số người vượt biên trái phép vào Mỹ giảm xuống, nhưng lệnh cấm du hành tạm của ông nhắm vào 6 nước Hồi giáo vẫn tiếp tục bị thách thức ở tòa án.

Nhưng vấn đề gây khó khăn lớn nhất cho ông Trump là cáo buộc ban vận động tranh cử của ông thông đồng với Nga để tác động lên cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hồi năm ngoái, một điều mà ông Trump luôn gọi là hành động “khủng bố chính trị.”

Viêc ông Trump sa thải Giám đốc FBI James Comey đã dẫn đến việc bổ nhiệm biện lý đặc biệt Robert Mueller lãnh đạo cuộc điều tra.

Thông tin lộ ra về việc con trai của ông là Donald Trump Junior hồi năm ngoái tiếp xúc với một luật sư Nga sau khi được đề nghị sẽ cung cấp những thông tin có thể gây tổn hại cho đối thủ của ông Trump là bà Hillary Clinton càng làm tăng thêm phần nghiêm trọng cho cáo buộc thông đồng với Nga.

Các nghị sĩ Dân chủ, trong đó có thủ lãnh ở Thượng viện, ông Chuck Schumer, lên tiếng báo động: “Những thông tin hé lộ này phải là những sự việc sau cùng để chấm dứt ý tưởng được chính quyền và tổng thống nỗ lực chứng minh là hoàn toàn không có một bằng chứng nào về việc ban vận động tranh cử của ông Trump hợp tác hay câu kết với Nga.”

Việc tập trung vào vấn đề Nga đã làm sao lãng nghị trình Quốc hội của Tổng thống Trump, nhưng tình hình có thể thay đổi, theo nhân định của nhà phân tích John Fortier của Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng:

“Theo tôi thì 6 tháng đầu nhiệm kỳ chưa phải là một thước đo tiêu chuẩn để đánh giá một tổng thống về những vấn đề này. Thường phải mất nhiều thời gian hơn để thực hiện một thay đổi về luật pháp.”

Giáo sư Kyle Konkik của Đại học Virginia nhận định rằng có sự hoài nghi về việc sau 6 tháng cầm quyền ông Trump đã thay đổi hoàn toàn Washington, mặc dù hứa hẹn thay đổi của ông mang tính hình thức nhiều hơn là thực chất.

Ông Konkik nói: "Chính quyền của ông Trump còn quá mới. Cần phải có thời gian để mọi việc đi vào ổn định hơn cho ông, nhưng cũng cần phải có thời gian để mọi việc trở nên xấu hơn." - VOA
|
|

14.
Phụ nữ Úc bị bắn ở Mỹ, cảnh sát nhất định không khai

Cơ quan của Mỹ điều tra vụ một phụ nữ Úc bị cảnh sát bắn chết ở thành phố Minneapolis, Minnesota, nói rằng một nhân viên cảnh sát giật bắn mình vì một tiếng ồn lớn ngay trước khi đồng nghiệp của anh bắn chết người phụ nữ.

Bà Justine Damond - một giáo viên dạy Thiền và là một cô dâu tương lai - bị giết vào tối thứ Bảy 15/7 ở đường hẻm phía sau nhà bà sau khi gọi nhân viên cấp cứu để báo tin là hình như đang xảy ra một vụ tấn công tình dục.

Văn phòng Tội phạm Hình sự bang Minnesota nói viên cảnh sát đã bắn bà Damond xuyên qua cửa xe bên phía tài xế đã từ chối trả lời thẩm vấn, giữa lúc ngày càng có nhiều nghi vấn về những gì đã diễn ra.

"Tôi ước rằng ông ấy sẽ đưa ra một lời khai. Theo luật, chúng tôi không thể ép buộc ông nhưng tôi mong ông ấy sẽ làm như vậy. Chúng tôi vẫn còn nhiều nghi vấn và hy vọng sẽ sớm có câu trả lời. Tại sao cảnh sát Noor rút súng ra và bắn bà Damond, điều gì đã xảy ra từ khi cảnh sát tới hiện trường cho đến khi người phụ nữ được xác nhận đã chết, tại sao không có những hình ảnh quay bằng camera gắn trên người của cảnh sát, tại sao các máy ghi hình không được kích hoạt, tất cả chúng ta đều muốn có lời đáp cho những câu hỏi này."

Những người tưởng niệm đốt nến ở quê nhà bà Damond ở bên Úc hôm thứ Tư góp giọng với Thủ tướng nước này, đòi phải có câu trả lời cho những nghi vấn đó.

Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull:

"Chúng tôi đang tìm câu trả lời, đây là một vụ giết người gây sốc. Không thể giải thích được. Xin chân thành chia buồn với gia quyến của nạn nhân. Làm thế nào mà một phụ nữ trong bộ pyjama ở ngoài đường đang yêu cầu cảnh sát giúp, lại bị bắn như thế?"

Các giới chức nói máy thu hình gắn trên người cảnh sát không được bật lên, đó là một vi phạm các quy tắc của Sở Cảnh sát Minneapolis.

Sự cố này cũng không được camera gắn trên xe tuần tra của cảnh sát ghi hình. Cả hai nhân viên cảnh sát liên hệ đều bị tạm đình chỉ công tác, nhưng có trả lương. - VOA
|
|

Tin Việt Nam

15.
Dầu khí Việt Nam vi phạm nhưng vẫn được nhà nước tin tưởng.

Đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam đặt trọn niềm tin vào Tập đoàn dầu khí Việt Nam.

Đó là phát biểu của Bộ trưởng Văn phòng chính phủ Mai Tiến Dũng, khi kết thúc buổi làm việc của Tổ công tác của chính phủ với Tập đoàn dầu khí Việt Nam vào ngày 19 tháng 7, 2017.

Trong buổi họp, hai bên đã cùng ca ngợi những thành tích mà Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đạt được trong sáu tháng đầu năm 2017, trong đó có việc gia tăng khai thác dầu khí với 557 ngàn tấn dầu thô vượt kế hoạch.

Bên cạnh đó hai bên đồng ý là phải nổ lực để giải quyết các dự án thua lỗ của tập đoàn này, bao gồm 3 dự án nhiên liệu sinh học, dự án xơ sợi Đình Vũ, và dự án đóng tàu Dung Quất.

Tập đoàn dầu khí Việt Nam kiến nghị chính phủ phê duyệt Qui chế tài chính, Điều lệ tổ chức, và Kế hoạch tái cấu trúc tập đoàn này trong giai đoạn 2016-2020.

Xin nhắc lại là bên cạnh những dự án thua lỗ gây chú ý công luận của Tập đoàn dầu khí, còn có những vụ án tham nhũng lớn liên quan đến các cán bộ cao cấp của Tập đoàn này. Một số cán bộ đang bị tạm giam để điều tra, hai người bỏ trốn ra nước ngoài là hai ông Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đình Duy, và cựu Tổng giám đốc của tập đoàn là ông Đinh La Thăng bị mất chức ủy viên bộ chính trị và bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh.

Cũng liên quan đến Tập đoàn dầu khí Việt Nam, hãng tin Reuters cho biết là một chiếc tàu chở dầu sẽ rời Kuwait vào ngày 1 tháng tám tới đây mang theo 270 ngàn tấn dầu thô đến Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn tại tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.

Mặc dù công ty dầu khí Kuwait không bình luận về tin này, nhưng một quan chức của nhà máy Nghi Sơn nói rằng chuyến giao hàng này bắt đầu cho việc cung cấp thương xuyên nguồn dầu thô cho nhà máy hoạt động.

Nhà máy này đã được dự tính bắt đầu hoạt động vào quí ba năm nay, nhưng do những trục trặc kỹ thuật, nay nhà máy sẽ tiếp nhận nguyên liệu trong tháng tám, và bắt đầu hoạt động vào tháng 12 năm nay.

Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn trị giá 9 tỉ đô la Mỹ, là một liên doanh giữa Tập đoàn dầu khí Việt Nam, giữ 25,1 % cổ phần, Công ty dầu khí quốc tế Kuwait, giữ 35,1% cổ phần, Công ty Idemitsu Kosan của Nhật Bản, 35,1% cổ phần và công ty hóa chất Mitsui, cũng của Nhật Bản giữ 4,7% cổ phần.

Theo kế hoạch thì nhà máy sẽ chế biến 200 ngàn thùng dầu thô mỗi ngày, và là dầu thô nhập về từ Kuwait. - RFA
|
|

16.
Việt Nam giải cứu 1 ngàn con gấu

Việt Nam đồng ý giải cứu hơn 1.000 con gấu tại các trai nuôi gấu bất hợp pháp nhằm chấm dứt việc mua bán mật gấu.

Cục Kiểm lâm Việt Nam và Tổ chức Động vật Châu Á ký thỏa thuận vừa nêu vào hôm 19 tháng Bảy. Theo đó cơ quan chức năng Việt Nam sẽ giải cứu tất cả số gấu ở những trại nuôi gấu bất hợp pháp và cam kết chấm dứt ngành kinh doanh, mua bán mật gấu cũng như đóng các cơ sở liên quan trong vòng 5 năm tới.

Giám đốc Điều hành của Tổ chức Động vật Châu Á, bà Jill Robinson phát biểu tại buổi ký kết thỏa thuận rằng đây thật sự là một ngày lịch sử và chắc chắn sẽ chấm dứt việc nuôi gấu lấy mật ở Việt Nam.

Việt Nam cấm nuôi gấu lấy mật kể từ năm 1992. Tuy nhiên nhiều trang trại lợi dụng luật pháp để nuôi gấu như thú cưng.

Tổ chức Động vật Châu Á ước tính chi phí lên đến 20 triệu Mỹ kim để giải cứu và xây dựng khu bảo tồn cho những con gấu nuôi này.

Tổ chức Động vật Châu Á và Chính phủ Hà Nội kêu gọi các nhà tài trợ cùng các công ty tham gia vào việc chấm dứt nuôi gấu lấy mật bất hợp pháp tại Việt Nam

Hiện có khỏang 1.200 con gấu đang được nuôi nhốt trong chuồng tại hơn 400 trại khắp cả nước. Số này vào năm 2005 là hơn 4 ngàn con. - RFA
|
|

17.
Chờ ý kiến chính phủ về vấn đề Grab/Uber

Trong hai năm trở lại đây, các ứng dụng gọi xe trên điện thoại thông minh như Grab, Uber trở nên thông dụng, được nhiều người dân sử dụng. Tuy nhiên, dịch vụ này gây ra một số vấn đề gây khó cho cơ quan chức năng và vấn đề được nêu ra chờ quyết định của chính phủ.

Gần đây, số lượng người tham gia chạy xe, cộng tác với các hãng cung cấp ứng dụng đặt xe trên điện thoại thông minh như Grab và Uber tăng lên nhanh chóng; đặc biệt tại các thành phố lớn của Việt Nam như Hà Nội, Sài Gòn...

Những người chạy xe gắn máy dạng này được gọi là “xe ôm công nghệ”. Và trong thực tế công việc chạy xe dạng này trở thành công việc chính mang lại thu nhập hàng tháng cho giới ‘xe ôm công nghệ’ này.

Tuy nhiên công việc của họ không hề suôn sẻ mà vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ của những người lâu nay hành nghề chạy xe ôm; và mọi người gọi là ‘xe ôm truyền thống’. Có những người thuộc nhóm ‘xe ôm công nghệ’ bị các nhóm lái xe ôm truyền thống bao vây, hành hung tập thể.

Đó là hệ quả của tình trạng cạnh tranh giữa hai nhóm đối tượng  dù rằng theo nhóm công nghệ thì dịch vụ của họ không gây tác động lớn cho những người chạy xe ôm truyền thống lâu nay.

Bạn Cao - chạy xe Grab Bike tại khu vực quận Hoàn Kiếm, Hà Nội cho biết, bạn e ngại khi đi qua các “điểm nóng” như bệnh viện, nhà ga, bến xe:

“Thực chất grab bike thì đón khách qua ứng dựng và khách hàng có thể đặt một tài xế mà người ta không biết ở đâu đó ra sao và tài xế tự tìm đến khách hàng chứ không bắt khách ở bên ngoài, vì thế cũng không có trường hợp tranh khách của xe ôm truyền thống.”

Tuy nhiên, bạn Cao cũng thừa nhận do công nghệ phát triển và nhu cầu của người tiêu dùng với các ứng dụng trên điện thoại thông minh ngày càng tăng lên:

“Đến đón khách thì, xe ôm nghĩ rằng grab cướp khách của mình nhưng thật chất là không phải mà do công nghệ đã phát triển và người dân người ta thích ứng với sự phát triển đó.”

Theo bạn Thanh Tùng - một lái xe Grab Bike khác nhận định, xe ôm truyền thống đang bị “thất thế” trong cuộc cạnh tranh:

“Xe ôm truyền thống không có lợi thế so với cả Uber hoặc Grab, và Uber hoặc Grab thì giá cả được biết trước, tuyến đường khách hàng cũng được biết trước, tài xế có bên hãng họ quản lý rồi chứ không như bên xe ôm truyền thống.”

Cần thay đổi và hoàn thiện hơn

Trong mọi cuộc cạnh tranh, để có thể tồn tại và phát triển, các bên đều cần phải có sự thay đổi và hoàn thiện hơn để thích ứng - xe ôm truyền thống hiện nay cũng vậy.

Bạn Tùng nhấn mạnh đến việc các lái xe ôm truyền thống cần chuyên nghiệp hơn:

“Mình nghĩ là họ phải họp lại với nhau, thành lập những đội nhóm xe ôm chuyên nghiệp, giá cả định trước và tài xế phải có sự chuyên nghiệp hơn thái độ phục vụ tốt hơn.”

Bạn Cao cũng cho rằng, các lái xe ôm truyền thống cần thay đổi về thái độ phục vụ và giá cả để cạnh tranh. Tuy nhiên, họ vẫn có nguồn khách riêng của mình:

“Những người không sử dụng ứng dụng họ vẫn có thói quen đi xe ôm truyền thống, nếu muốn thích ứng nhiều hơn xe ôm truyền thống có thể đăng ký bằng ứng dụng có thể kiếm thêm thu nhập từ từ khoản ứng dụng đó.”

Dù cả hai phía hiện có xung đột quyền lợi; thế nhưng thông tin về kế hoạch chính quyền Hà Nội đến năm 2030 sẽ cấm xe máy trong nội thành chắc chắn sẽ có tác động đến phần lớn người dân và cả giới xe ôm công nghệ nói riêng.

Bạn Tùng đánh giá, đây là một đề xuất phi lý trong thời điểm hiện nay:

“Đề xuất cấm xe máy này khá phi lý trong thời điểm hiện tại bởi vì giá ô tô ở Việt Nam cao, hệ thống cơ sở hạ tầng đường xá chưa phục vụ được số lượng lớn của ô tô, ô tô công cộng cũng chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân.”

Bạn Cao thì nhìn nhận, việc hạn chế xe máy là xu thế phát triển thiết yếu của mọi đô thị, nhưng đòi hỏi phải có sự phát triển của hệ thống giao thông công cộng:

“Thành phố phải phát triển những phương tiện giao thông công cộng nhiều hơn thì người ta mới có thể xử dụng được và đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân.”

Đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc tại kỳ họp vừa qua gửi ý kiến đến Ủy ban Thường Vụ Quốc hội đề nghị lãnh đạo Chính phủ trả lời các vấn đề về xe Grab, Uber.

Chính phủ Việt Nam có văn bản chấp thuận cho Bộ Giao thông - Vận tải triển khai thí điểm xe công nghệ Grab, Uber; gọi tắt là Đề Án 24. Sau một năm rưỡi triển khai, nhiều ý kiến cho rằng dịch vụ này có nhiều bất hợp lý.

Chính phủ Việt Nam sẽ trả lời ý kiến của Ủy ban Thường Vụ Quốc hội về các vấn đề Grab, Uber trong thời gian 20 ngày sau khi nhận được. - RFA
|
|

18.
Quy tắc ứng xử của công an ra đời vì sức ép từ dân?

Bộ Công an Việt Nam đang thu thập ý kiến từ công chúng về dự thảo quy tắc ứng xử của nhân sự ngành công an.

Nội dung đầy đủ của bản dự thảo được đăng trên cổng thông tin điện tử của Bộ Công an từ ngày 18/7/2017. Thời gian lấy ý kiến kéo dài 2 tháng kể từ ngày đăng.

Sau khi lấy ý kiến, bản quy tắc sẽ được ban hành dưới hình thức một thông tư, áp dụng đối với “cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân”. 

Trong số 3 chương và 17 điều, người dân chú ý nhiều đến Điều 6 Chương II chứa đựng quy định cụ thể về ứng xử của công an với nhân dân.

Theo đó, công an phải “tận tình, trách nhiệm” khi giải quyết công việc, yêu cầu chính đáng của nhân dân. Khi tiếp xúc với dân, công an phải “kính trọng, lễ phép” cũng như “xưng hô đúng mực, thái độ lịch sự, hòa nhã”.

Quy tắc dự thảo đòi hỏi công an không được “hạch sách, nhũng nhiễu” hay có “thái độ thờ ơ, vô cảm trước yêu cầu hợp pháp của người dân”. Công an cũng được yêu cầu “không gây căng thẳng, bức xúc, dọa nạt người dân”.

Bên cạnh đó, dự thảo đề ra nguyên tắc là công an “không hẹn gặp người dân giải quyết công việc bên ngoài cơ quan và ngoài giờ làm việc”.

Đây là lần đầu tiên Bộ Công an soạn một bản quy tắc ứng xử chính thức của nhân sự thuộc bộ. 

Nhiều vụ nhân viên công an ứng xử tồi hoặc bị đánh giá tiêu cực trong con mắt người dân đã bị đưa lên mạng xã hội trong vài năm gần đây. Điều này phần nào đã thúc đẩy bộ trưởng công an ra một chỉ thị hồi cuối tháng 10 năm ngoái về nâng cao văn hóa ứng xử công an nhân dân. 

Cùng thời gian đó, bộ cho biết họ có kế hoạch xây dựng bộ quy tắc ứng xử. Sau gần 9 tháng, nó đã được công bố.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động vì tiến bộ xã hội ở Hà Nội, khẳng định với VOA rằng bộ quy tắc ra đời vì có những áp lực lớn từ xã hội:

“Vì cái áp lực của bên ngoài kêu nhiều quá, bây giờ người ta muốn quy chuẩn hóa thành ra một quy định pháp lý hẳn hoi đối với cảnh sát. Những cơ chế luật định đó chỉ ra đời dưới áp lực của dư luận, của nhân dân. Người dân khi mà thấy quan chức nhà nước hay cảnh sát làm sai, lạm dụng quyền lực thì phải tìm tất cả bằng chứng và tố cáo một cách rất là công khai. Với các phương tiện thông tin đại chúng như bây giờ, với mạng xã hội, bất kể một sự vi phạm nào có thể sau nửa giây là bị đưa lên cho thế giới biết. Cái đấy nó tạo một áp lực rất là lớn”.

Các nhà quan sát nhận xét tinh thần của bản quy tắc không có gì đặc biệt mới so với “6 điều Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy công an nhân dân”, hay một số nội dung cũng tương tự như “Điều lệnh nội vụ Công an nhân dân”.

Tiến sĩ Quang A lưu ý rằng một mặt những sức ép xã hội có tác động quan trọng, song mặt khác do cơ chế chính trị Việt Nam chưa có những cơ quan giám sát độc lập có thẩm quyền pháp lý, bộ quy tắc của ngành công an khó được thực thi nghiêm chỉnh. Ông nói:

“Cái việc thực hiện nó như thế nào? Phải có những tổ chức có thể vẫn là nhà nước nhưng độc lập hẳn với những người bị tố cáo hay bị khiếu nại, thì như thế lúc đó may ra mới có cơ cải thiện. Nếu mà không có, những cái tiêu chí, yêu cầu nêu ra như thế này cũng lại rơi vào lãng quên như là những lời răn của ông Hồ Chí Minh đối với lực lượng công an”.

Trong nhiều dịp khác nhau, kể cả thông qua các bài viết trên báo chí chính thống, một số lãnh đạo công an thừa nhận rằng “không ít” cán bộ, chiến sĩ công an có thái độ, cử chỉ, lời nói “khiếm nhã, không đúng mực”, giải quyết công việc “còn cứng nhắc”. 

Những việc này “gây bức xúc trong quần chúng” và làm giảm sút lòng tin của nhân dân với ngành công an, theo các lãnh đạo ngành. Họ cũng chỉ ra rằng đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến các vụ chống lại lực lượng công an trong khi thi hành nhiệm vụ.

Một bài viết hồi tháng 4 năm nay trên tạp chí Lý luận Chính trị thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, nói việc cải thiện nhận thức và văn hóa ứng xử của công an là “việc làm cần thiết nhằm tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân và toàn xã hội” đối với công an. - VOA

Link:

Không có nhận xét nào: