Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 28 tháng 7, 2017

TBT Nguyễn Phú Trọng không có tư cách pháp nhân để tặng 25 triệu USD cho Kampuchia

TBT Nguyễn Phú Trọng không có tư cách pháp nhân để tặng 25 triệu USD cho Campuchia
Nếu lấy 25 triệu USD từ ngân sách quốc gia, nghĩa là từ tiền thuế của người dân, thì ông Nguyễn Phú Trọng đã lạm quyền.
<!>Theo TTXVN, chiều 20-7, tại Trụ sở Quốc hội Campuchia, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hội kiến với Chủ tịch danh dự Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Heng Samrin. Tại đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thông báo với Chủ tịch Quốc hội Campuchia Heng Samrin về việc Việt Nam quyết định tặng Quốc hội Campuchia Công trình Nhà làm việc của Ban Thư ký và các Ủy ban của Quốc hội Campuchia, trị giá 25 triệu USD. Câu hỏi đặt ra: số tiền 25 triệu USD này có phải sẽ được lấy từ ngân sách quốc gia?
Bản tin trên TTXVN viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thông báo với Chủ tịch Quốc hội Campuchia Heng Samrin về việc Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam quyết định tặng Quốc hội Campuchia Công trình Nhà làm việc của Ban Thư ký và các Ủy ban của Quốc hội Campuchia, trị giá 25 triệu USD”.
Về mặt pháp lý, câu hỏi bật ra ngay khi đọc tin này: Ông Nguyễn Phú Trọng không có tư cách pháp nhân đại diện “nhà nước CHXHCN VN”. Do đó, ông chỉ có thể hứa tặng trên mỗi cương vị là người đứng đầu Đảng CSVN.
Theo Hiến pháp VN, chỉ có Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ mới có tư cách (pháp nhân) “thay mặt nhà nước CHXHCN VN” ở các mặt “đối nội và đối ngoại”. Đôi khi các viên chức nhà nước ở cấp thấp hơn, nếu được sự ủy nhiệm của cấp có thẩm quyền, cũng có tư cách pháp nhân để quyết định các việc “đối nội và đối ngoại”.
Ông Trọng có tư cách là “tổng bí thư” của Đảng. Khi ông này làm một điều gì đó sai quấy, phạm nội qui của Đảng, ông có thể bị đảng “kỷ luật”. Ông không bị ảnh hưởng của luật pháp quốc gia. Tức là ông Trọng chỉ có trách nhiệm đối với Đảng.
Theo Điều 4 của Hiến pháp 2013, Đảng CSVN không chịu trách nhiệm trước pháp luật, mà chỉ chịu trách nhiệm trước nhân dân. Tức là Đảng CSVN không có tư cách pháp nhân. Bởi chịu trách nhiệm “trước nhân dân” là chịu trách nhiệm với ai? Tức là Đảng không chịu trách nhiệm với ai cả.
Như vậy, trong vụ việc hứa tặng 25 triệu USD này, nếu ông Nguyễn Phú Trọng lấy từ ngân sách của Đảng, hoặc vận động các doanh nghiệp hỗ trợ giúp ông thực hiện lời hứa này thì số tiền ấy sẽ không ai thắc mắc – mặc dù ai cũng biết khi bánh ít đi thì bánh qui phải lại. Còn nếu lấy từ ngân sách quốc gia, nghĩa là từ tiền thuế của người dân, thì ông Nguyễn Phú Trọng đã lạm quyền.
Nói theo ngôn ngữ bóng đá, ông Nguyễn Phú Trọng đã việt vị trong lời hứa 25 triệu USD này. Bởi nếu vì mục đích chính trị để “giữ phên rào giậu”, lẽ ra số tiền 25 triệu USD đó phải được hứa tặng từ chuyến đi thăm Campuchia hồi hạ tuần tháng 4-2017 của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Theo Thời Báo .Today

Đại sứ Mỹ kêu gọi  CS Hà Nội 

trả tự do cho Trần Thị Nga

Đại sứ Mỹ kêu gọi Hà Nội trả tự do cho Trần Thị Nga
Bà Trần Thị Nga tại phiên tòa ở tỉnh Hà Nam, ngày 25/7/2017. (Ảnh: VietnamNet)
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam kêu gọi Hà Nội hãy trả tự do cho nhà hoạt động Trần thị Nga, người vừa bị tuyên án tù 9 năm dựa trên điều mà đại sứ Mỹ Ted Osius gọi là “những cáo trạng mơ hồ về tội tuyên truyền chống nhà nước”. Trong một cuộc trao đổi với VOA-Việt ngữ, blogger Nguyễn Tường Thụy, nhà báo và cựu tù nhân lương tâm, nói vụ án bà Trần thị Nga chỉ là trường hợp mới nhất trong một chiến dịch đàn áp ‘dữ dội’ đối với những nhà tranh đấu dân chủ nhân quyền ở Việt Nam.
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius hôm 26/7 ra tuyên bố về bản án bỏ tù nhà tranh đấu cho môi trường Trần Thị Nga. Theo tuyên bố tải lên trang mạng của đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, đại sứ Osius nói:
“Tôi quan ngại sâu sắc về việc một tòa án của Việt Nam đã kết án nhà hoạt động ôn hòa Trần Thị Nga 9 năm tù giam và 5 năm quản chế với sự buộc tội mơ hồ về “tuyên truyền chống nhà nước”.
Đại sứ Osius kêu gọi Việt Nam trả tự do cho bà Trần Thị Nga và tất cả các tù nhân lương tâm, và cho phép tất cả các công dân Việt Nam được “thể hiện quan điểm của mình và tụ họp ôn hòa mà không sợ bị trừng phạt”.
Trao đổi với VOA-Việt ngữ từ Hà Nội, blogger Nguyễn Tường Thụy, cho biết phản ứng của ông trước bản án này:
“Tôi rất phẫn nộ mà không chỉ là tôi mà tất cả các anh em, bạn bè của chị Trần thị Nga đều phẫn nộ vì cái bản án này, không những nó oan mà nó còn quá nặng đối với một phụ nữ đang nuôi hai con nhỏ.”
Theo nhà hoạt động này thì chính phủ Việt Nam đã mở một “chiến dịch đàn áp dữ dội” đối với các nhà hoạt động dân chủ ở Việt Nam, mà điển hình là những vụ bắt giữ và những bản án hà khắc đối với nhiều nhà tranh đấu ở trong nước.
Nổi bật nhất gần đây là trường hợp blogger Mẹ Nấm, tức Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, và trước đó trường hợp Luật sư Nguyễn Văn Đài cho tới nay đã bị giam hơn một năm rưỡi mà vẫn chưa được mang ra xét xử, và chỉ dấu mới đây nhất về chiến dịch đàn áp của chính quyền Việt Nam, là bản án đối với bà Trần thị Nga.
Nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế cũng nêu lên quan ngại về tình hình nhân quyền đang xấu đi ở Việt Nam vì sức ép của quốc tế đã giảm đi phần nào. Ông Nguyễn Tường Thụy đồng ý với quan điểm đó, và ông đơn cử chính sách của Tổng thống Hoa Kỳ:
“Đặc biệt là chính sách đối ngoại của Tổng thống Donald Trump của Hoa Kỳ với những gì mà ông đã làm , là phá bỏ TPP dẫn đến cộng sản Việt Nam không còn hy vọng vào TPP để cải thiện điều kiện kinh tế, và chính cái đó đã làm cho sự hy vọng về một sự phát triển kinh tế để đánh đổi một chút về nhân quyền không còn nữa và họ lại quay lại đàn áp… ”
Một yếu tố khác, theo blogger Nguyễn Tường Thụy, là mối quan hệ đang được cải thiện giữa hai Đảng Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc.
“Quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với Trung Quốc lại tiếp tục có những hàn gắn mới sau những vụ va chạm ở Biển Đông. Việc Việt Nam vừa rồi rút bỏ giàn khoan cộng tác với một công ty củaTây Ban Nha cũng là một chỉ dấu cho thấy Việt Nam đang xuống thang trong quan hệ với Trung Quốc. Nếu nhận định của tôi là đúng thì việc xuống thang này là một yếu tố để nó thúc đẩy đàn áp dân chủ nhân quyền ở Việt Nam.”
Trong tuyên bố ngày 26/7, Đại sứ Mỹ Ted Osius nói “xu hướng gia tăng các vụ bắt giữ, kết án và những bản án hà khắc” đối với những nhà hoạt động ôn hòa kể từ đầu năm 2016 là “rất đáng lo ngại.”
Nhà báo Nguyễn Tường Thụy kêu gọi Tổng thống Mỹ Donald Trump hãy quan tâm hơn tới vấn đề nhân quyền, đặc biệt ở Việt Nam.
“Ông Trump phải tiếp tục truyền thống của các đời Tổng thống Mỹ quan tâm tới dân chủ nhân quyền trên phạm vi toàn cầu hơn, đặc biệt là ở Việt Nam, bởi vì những bước lùi của ông, thờ ơ của ông Trump đối với dân chủ nhân quyền từ khi ông lên làm Tổng thống ảnh hưởng một cách tiêu cực đến các phong trào hoạt động dân chủ nhân quyền trong các nước độc tài, nó thúc đẩy sự khủng bố của các nhà nước độc tài.”
Ông Thụy nói để đối phó với chiến dịch đàn áp đang dữ dội hơn ở trong nước, các nhà hoạt động dân chủ phải đoàn kết để tiếp tục đấu tranh, xây dựng lực lượng và tự bảo vệ lấy mình.
“Những người hoạt động dân chủ nhân quyền không còn đường nào khác là phải tự mình bảo vệ lấy mình, bằng cách xây dựng nội lực, xây dựng tinh thần, đó là con đường duy nhất mà những người hoạt động đã làm trước kia và còn phải làm nhiều hơn.”
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam trong tuyên bố hôm 26/7 nhấn mạnh tất cả mọi người đều có quyền tự do biểu đạt, lập hội và tụ họp ôn hòa.
Đại sứ Osius ghi nhận một số bước tích cực về nhân quyền của Việt Nam, nhưng hối thúc Hà Nội bảo đảm các hành động và luật phápViệt Nam, kể cả Bộ Luật Hình sự, phải phù hợp với những điều khoản về nhân quyền trong hiến pháp Việt Nam và tuân thủ các nghĩa vụ và cam kết quốc tế.
Theo VOA

Không có nhận xét nào: