Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 30 tháng 4, 2021

Trại Cải Tạo của CSVN Sau Năm 1975 - Nguyễn Cao Quyền

I – GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ CHUNG CỦA HOA KỲ VÀ VIỆT NAM
Hoa Kỳ can thiệp vào Việt Nam kể từ thập niên 1940 nhưng sự can thiệp này chỉ trở thành tích cực bắt đầu từ thập nhiên 1950. Sau khi Thế Chiến 2 chấm dứt và cục diện chính trị thế giới đã hình thành rõ rệt với hai khối Tự Do và Cộng Sản kình chống nhau trong một mô thức được goi là Chiến Tranh Lạnh thì tại Hoa Kỳ tổng thống D. Eisenhower tuyên bố rằng chiến tranh Đông Dương không còn là chiến tranh thuộc địa mà là cuộc chiến giữa Cộng Sản và Thế Giới Tự Do. Từ đó Hoa Kỳ viện trơ cho Đông Dương càng ngày càng nhiều để đánh trả lại Việt Minh hầu ngăn chặn sự bành trướng của phe cộng sản do Liên Xô và Trung Cộng lãnh đạo.

TƯỢNG ĐỨC MẸ KHỔNG LỒ LÀM TỪ THÂN MÁY BAY

 

Đây là Pho tượng Đức Mẹ Nữ Vương Hòa Bình ‘Blessed Virgin Mary’ tại Nhà thờ Công Giáo ‘Our Lady of Peace’ tại Santa Clara, California.

Nhìn pho tượng, ít ai có thể tưởng tượng và biết rằng pho tượng đã được ghép bởi hàng chục vạn mảnh thép trắng bạc, không hoen rỉ (stainless steel) được cắt ra từ thân các máy bay Mỹ đã từng tham chiến tại Việt Nam trong suốt thời gian 10 năm, từ 1965 đến 1975. Đó là những chiếc máy bay Skyhawk, F-100 Thunderbird, F-105 Thunderchief, F-4 Phantom, F-111 Aardvark… một thời xoải cánh tung bay ngang dọc trên bầu trời Việt Nam..

30/4 Nén Nhang Tưởng Niệm & Dựng Lại Màu Cờ - Minh Phượng

 

Nén hương thứ nhất, tôi cung kính tưởng niệm Ba tôi, một SQHQ, biểu tượng cho sự hy sinh, quả cảm chân thành. Người đã trọn đời xả thân vì tình yêu quê hương, với lý tưởng nhân bản, công bằng, lan rộng khắp nơi…. Nén hương thứ hai, tôi xin cúi đầu, cung kính tưởng niệm những quân nhân cán chính đã anh dũng đền nợ nước, chiến đấu đến phút cuối, và những vị tướng lãnh đã tuẫn tiết, chết theo thành. Nén hương thứ ba, tôi xin tưởng niệm những người đã bỏ thân trên đường tìm tự do, để thế giới biết được những đau khổ triền miên sau khi bức màn đen CS phủ trùm trên quê hương khốn khó.

Tháng Tư Đen 2021- Du Ca Nam Cali- Part 1/8

30-4 Cung kính tưởng niệm những anh hùng tuẫn tiết trong ngày này/ Không quên những người vợ tù - CHU TẤT TIẾN (Viễn Đông)

 Lao động khổ sai là phần chính trong trại tù cải tạo của chính sách của chế độ cộng sản miền Bắc, nhằm hành hạ tù nhân miền Nam cho đến khi họ bị kiệt lực, bệnh tật và chết. (Hình không rõ nguồn Có lẽ trên thế giới này, không xứ sở nào có một đạo quân nào thầm lặng, vóc dáng nhỏ bé mà mang sức sống mãnh liệt, vượt qua mọi trở ngại, hiểm nguy tại các đầu nguồn, rừng sâu, núi thẳm, đèo sâu, hổ beo rình mò, trộm cướp hung hiểm như đạo quân thứ Năm, đạo quân “Vợ Tù Cải Tạo” tại Việt Nam. Nếu nhìn từ trên tầng cao xuống giải đất hình chữ S này, thì thấy đạo quân này thứ Năm tỏa ra mọi ngõ ngách, bốn phương tám hướng tới những địa điểm mà trước đây ít người nghe tiếng.

Cử tri gốc Việt ở Georgia nêu ý kiến về 100 ngày đầu tại chức của Biden - VOA

Tổng thống Mỹ Joe Biden dự một buổi tập hợp bằng xe để mừng 100 ngày tại chức tại Trung tâm Infinite Energy ở Duluth, bang Georgia, Mỹ, ngày 29 tháng 4, 2021. Một ngày sau khi Tổng thống Joe Biden đến bang Georgia vận động sự ủng hộ của công chúng cho chủ trương chính sách của mình, một số cử tri người Việt ở đây tỏ ra lạc quan cũng như bất mãn về đường hướng của đất nước 100 ngày dưới quyền của vị tổng thống Đảng Dân chủ, phản ánh sự chia rẽ chính trị sâu sắc và dai dẳng vẫn âm ỉ trong lòng nước Mỹ

Bản tin Newsletter ngày 30/04/2021 - NV Online

 

Biden không loại bỏ giải pháp buộc lính Mỹ phải chích ngừa COVID-19


“Việc ra lệnh các quân nhân phải chích ngừa là điều phải được suy tính cẩn thận, vì các quân nhân thường phải hoạt động ở ngay cạnh nhau.”

30/04/1975 - 30/04/2021 Tưởng Niệm Quốc Hận Năm Thứ 46...


Mãi Mãi Hãnh Diện Là Con Dân Việt Nam Cộng Hòa
Mãi Mãi Hãnh Diện Là Chiến Sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
1.- Video clip Tưởng niệm 46 năm Quốc Hận 30/04/1975 do Nhóm Vì Việt Nam Tự Do thực hiện.
2.- Chương trình ca nhạc đặc biệt, chủ đề “30 Tháng Tư Qua Lăng Kính của Thế Hệ Tiếp Nối”, do trung tâm Asia thực hiện.
2.- Dân Biểu Janet Nguyễn, Tưởng Niệm Tháng Tư Đen Với Dự Luật ACR 4 Được Thông Qua Quốc Hội Hạ Viện, California.
Xin kính mời Quý Vị theo dõi...
Trân trọng..
BMH ///
Washington, D.C

Bản tin ngày Thứ sáu 30 tháng 4 năm 2021 - Hà Trung Liêm

quoc-han-30-04.jpg

Đỗ Ngà – 46 năm nhìn lại còn đau

30/4/2021

https://drive.google.com/file/d/1sgBpj0_Y6cGOjbOun07J-vjDuZTjDS2C/view?usp=sharing

Cuộc chiến huynh đệ tương tàn 1954 -1975 phía Bắc Việt có 850 ngàn quân chết, phía VNCH có 313 ngàn người chết, 2 triệu dân thường chết và 1,9 triệu người bị thương.

Ngày 30/4/1975 ấy được phía thắng cuộc gọi là “mùa xuân đại thắng”. Vâng! Với tổng cộng 3,5 triệu xác đồng bào hai bên đã ngã xuống ấy người CS họ gọi đó là “mùa xuân” của họ.

Như bài Quốc ca CS có nói rằng “đường vinh quang xây xác quân thù”, nghĩa là cái 30/4/175 đau thương ấy, CS đã xây “con đường vinh quang” cho họ bằng 2,3 triệu xác đồng bào Miền Nam. 2,3 triệu cái xác của đồng bào ấy, CS gọi là “xác quân thù”.

Hậu cuộc chiến, không chỉ người CS chiếm bệnh viện tống thương phế binh VNCH ra ngoài đường mà họ còn ngược đãi với người đã chết. Nghĩa trang Biên Hòa - nơi chôn cất những người lính của bên thua cuộc bị bên thắng cuộc bỏ hoang phế bằng đủ trò cấm đoán.

Thứ Năm, 29 tháng 4, 2021

Diêm Vương Cũng Bó Tay - Ngô Trường An

 Diêm vương đang ngồi đánh cờ thì quỷ sứ hớt hãi chạy vào tâu:
- Kính bẩm Điện Hạ, con đi tuần thì gặp 3 tên kia cãi nhau loạn xạ bằng tiếng gì con không hiểu, nên con dẫn về đây trình ngài tra xét ạ.
Diêm vương ngước nhìn 3 người đang đứng run rẩy trước mặt, đập bàn quát:
- Bọn bay ở đâu? Vì sao cãi nhau? Nói!
- Dạ, kính bẩm Diêm vương! Trên trần hôm nay cúng tất niên, con là người địa phương đang ngồi hưởng thì 2 thằng này ở đâu chạy đến giành ăn với con ạ.
- Dạ bẩm ngài! Con là người Mỹ tử trận ở miền nam VN. Vì nghe chủ nhà trên ấy trân trọng thỉnh mời hết thảy các vong hồn "đao binh, tử trận" về dự. Chẳng qua là tôn trọng lời mời con mới đến, chứ đâu thèm giành ăn với nó.

VỌNG CỖ BUỒN - Tiểu Tử

Tôi vượt biên một mình rồi định cư ở Pháp. Năm đó tôi mới 49 tuổi, vậy mà đi tìm việc làm đến đâu người ta cũng chê là tôi già! Vì vậy, một hôm, khi chải tóc, tôi nhìn kỹ tôi trong gương. Tôi bỗng thấy ở đó có một người có vẻ như quen nhưng thật ra thì rất lạ: mắt sâu, má hóp, mặt đầy nếp nhăn trên trán, ở đuôi mắt, ở khóe môi, mái tóc đã ngả bạc cắt tỉa thô sơ như tự tay cắt lấy. Từ bao lâu nay tôi không để ý, bây giờ soi gương vì bị chê già, tôi mới thấy rằng tôi của hồi trước "Cách mạng thành công" và tôi của bây giờ - nghĩa là chỉ sau có mấy năm sống dưới chế độ gọi là ưu việt - thật không giống nhau chút nào hết. Tôi già thiệt, già trước tuổi. Cho nên, tôi nhìn tôi không ra. Từ đó, mỗi ngày tôi tập nhìn tôi một lần, nhìn kỹ, cho quen mắt !

TRẦN CHÍ PHÚC - SÀI GÒN YÊU MÃI - TÁC GIẢ TRÌNH BÀY

VÌ SAO NGƯỜI BẮC CĂM THÙ "NGỤY"? - Dương Quốc Chính

 

45 năm sau khi chiến tranh kết thúc, dân VN nói chung không còn thù hận Mỹ. Trừ mấy cụ cựu chiến binh già còn gặm mối căm hờn với đế quốc Mỹ, còn đa số dân VN đều đã có cảm tình với Mỹ. Hoặc 1 mặt chửi Mỹ để giữ vững lập trường, nhưng mặt khác vẫn cho con, cháu đi du học Mỹ, vẫn thích dùng iPhone, iPad, Windows...Về cơ bản, sự hòa giải cũng coi như chấp nhận được. Tương tự vậy với Hàn Quốc. Lính Hàn và lính Mỹ có nợ máu với quân dân VN, nhưng giờ VN còn thân với Hàn Quốc hơn với Bắc TT. Thậm chí Hàn còn đồng hóa văn hóa VN qua phim ảnh, thời trang và ảnh hưởng kinh tế với VN rất nhiều qua các dự án FDI như Samsung.

Mọi việc rồi cũng sẽ qua đi... - KD

 

Buông đi cho nhẹ nỗi lòng, cho tâm thanh tịnh, cho lòng lạc an...

1. Buông bỏ
Người xưa có câu: “Buông đi cho nhẹ nỗi lòng, cho tâm thanh tịnh, cho lòng lạc an”. Hôm nay dù sự việc xảy ra có long trời lở đất tới mức nào, thì tới ngày mai cũng đều là chuyện nhỏ; năm nay cho dù sự việc nghiêm trọng tới nhường nào, thì bước sang năm đó chỉ còn là câu chuyện của ngày xa xưa. Cho dù đó là việc lớn cỡ nào trong kiếp này, tới kiếp sau cũng chỉ là truyền thuyết được người ta kể lại.

Trầm Tử Thiêng một đời dâng hiến hết cho âm nhạc - Trần Yên Hoà (NV)

blank

 








Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng đứng sau máy quay một chương trình truyền hình Người Việt. (Hình: Tài liệu Người Việt) -  

ANAHEIM, California (NV) – Tôi nghe bản nhạc “Đưa Em Vào Hạ” của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng lần đầu tiên vào khoảng năm 1968. Lúc này, tôi chưa vào quân đội. Tôi đang đi dạy học. Nhưng đứng trước một tình trạng khẩn trương của đất nước, chiến tranh lan rộng, nơi quê tôi sống không còn bình yên nữa. Lúc này, gia đình tôi phải tản cư xuống quận lỵ. Anh tôi đã vào lính, anh được lệnh gọi trong đợt tổng động viên 1968. Tôi cũng đang chuẩn bị “xếp bút nghiên theo nghiệp đao cung.”

Ngày Định Mệnh - HUY VĂN

 

    Tiếng loa kêu gọi tập họp vang lên liên tục. Đám bộ đội ôm súng hối hả chạy về các vọng gác. Hoạt cảnh quen mắt lúc đầu làm mọi người thót bụng, nhưng sau gần một tháng chung đụng thì ba mớ “lên gân“ của kẻ coi tù đã trở thành một màn hài kịch không hơn không kém.  Mỗi lần có tập họp- dù chỉ để ngồi ngoài sân cờ xem phim tài liệu của chiến trận vừa qua, hay loại phim tuyên truyền cho chế độ- thì y như là chúng sắp sửa đem ai đó ra xử bắn. Đám nón cối lúc nào cũng đằng đằng sát khí đứng bao quanh, súng chĩa ngang người, mắt trừng trừng thật căng thẳng.

Biển Máu - Duy Quang - Hành Trình Người Việt Đi Tìm Tự Do Trên Biển Đông

Tin về Trợ cấp mai táng người chết vỉ CoVid - Nguyễn Xuân Hiệp

         (hình minh hoạ)

Thưa quý vị trong ngành truyền thông Bắc Cali,

 Có một việc tế nhị nhưng cũng cần báo cho cộng đồng mình biết là mới đây cơ quan FEMA (Cơ Quan Cứu Trợ Khẩn Cấp) vừa ra thông báo là cơ quan này có chương trình cho một ít tiền cho những gia đình có người chết vì dịch covid-19 về việc mai táng.  Số tiền này lên caon nhất là $9,000.  Nhiều ít tùy hoàn cảnh cuả mỗi gia đình.

Bản tin Newsletter ngày 29/04/2021 - NV Online

FDA tìm cách cấm bán thuốc lá, xì gà có mùi bạc hà

Cơ Quan An Toàn Thực Phẩm và Dược Phẩm (FDA) hôm 29 Tháng Tư loan báo sẽ tìm cách cấm thuốc lá có mùi bạc hà (menthol flavor).

Thơ TRÊN BỜ BIỂN LẠ - Nhạc Ocean Without Shores 09-2015 - thienthuntth

Tản Mạn về Xã Hội Hôm Nay ...

 Hôm nay lần thứ ba tôi gặp người chạy xe "honda ôm" nói về những lo lắng cho cuộc sống, cho tương lại đất nước. Hai lần trước các bác lớn tuổi hơn, nên tôi nghĩ các bác ấy có sự quan tâm nhiều hơn. Nhưng lần này em nó còn rất trẻ nhưng sự hiểu biết và tấm lòng hướng về đất nước thật đáng ngưỡng mộ. Tiếc rằng đoạn đường tôi đi không dài lắm để nghe em nói thêm nữa Lạ thật khi ngồi nói chuyện với những người "trí thức", tôi ít khi thấy người ta quan tâm đến cuộc sống, đến những bất công trong xã hội. Họ nói về chính họ nhiều hơn

Bản tin ngày Thứ năm 29 tháng 4 năm 2021 - Hà Trung Liêm

Phạm Đình Trọng -  Nhà nước của những phe nhóm quyền lực không phải nhà nước của dân 

28/4/2021 

https://drive.google.com/file/d/1AcyTvefZnDufj3AlqiQ7vy60J0Y7vboX/view?usp=sharing 

Càng ngày nhà nước cộng sản Việt Nam càng ngang nhiên và tràn lan lối hành xử chỉ vì lợi ích phe nhóm quyền lực, không vì lợi ích của dân, của nước, không vì danh dự quốc gia, không vì kỷ cương phép nước và đạo lý xã hội, từ việc lớn ở tầm quốc gia, đến việc nhỏ trong một trường học ở một làng xã. Chỉ xin dẫn chứng mấy việc gần đây.

 1. VÌ LỢI ÍCH CỦA NHÓM QUYỀN LỰC, MÁU DÂN ĐỒNG TÂM CÒN THẤM ĐẪM ĐẤT ĐỒNG TÂM THÌ MÁU DÂN MYANMAR NÀO CÓ Ý NGHĨA GÌ

 Nhóm tướng cầm đầu quân đội Mynamar rải lính mang súng đạn xông vào cung điện nhà nước, xông vào nhà riêng bắt cóc những yếu nhân lãnh đạo nhà nước Mynamar vừa được lá phiếu của người dân bầu lên trong cuộc bầu cử dân chủ, minh bạch. Lấy súng đạn làm đảo chính cướp chính quyền của chính phủ hợp pháp, rồi nhóm tướng quân đội Myanmar lại dàn quân, xả súng vào dân chúng tay không biểu tình đòi nhóm tướng đảo chính tôn trọng lá phiếu của người dân, đòi trả lại quyền lực nhà nước cho chính phủ hợp pháp được người dân tin cậy giao quyền.

THÁNG TƯ NGHĨ VỀ SÁCH SÀI GÒN CŨ... - SONG THAO

Trong cuốn thơ “Đất Khách” xuất bản năm 1983, Thanh Nam có hai câu thơ: Một năm người có mười hai tháng/Ta trọn năm dài một Tháng Tư. Cái tháng tư day dứt đó là một khổ nạn. Cho cả người lẫn sách. Mùa thương khó của sách khởi đầu với những chiếc xe ba bánh của những “hồng vệ binh” khăn đỏ đi thu “văn hóa phẩm đồi trụy” về hỏa thiêu. “Đồi trụy” là một từ hàm hồ chỉ mọi sách in của miền Nam.

Tháng Tư Về, Nhớ Nguyên Sa - Fb Bùi Bảo Sơn

Từ trái, Trương Trọng Trác, Trần Tam Tiệp, Nguyên Sa, Du Tử Lê ở trại tị nạn 1975

Tôi biết đến thơ Nguyên Sa từ năm 16 tuổi, năm chính thức được gọi là “Nữ sinh.” Không phải riêng tôi, mà hình như tất cả lứa con gái cùng tuổi thời ấy, biết đến những vần thơ của Nguyên Sa từ khi chúng tôi bắt đầu đến trường với tà áo dài trắng, biết thẹn thùng khi nghe câu hát:

“Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng…”
Mặc dù, chiếc áo dài chúng tôi mặc thời ấy nào có phải là lụa Hà Đông.

Viết Về Một Người Bạn Vừa Nằm Xuống - Trần Đình Phước


Hôm nay, tôi xin viết về một người bạn dễ thương được hầu hết bạn bè quý mến. Bạn vừa từ giã vợ con, gia đình và người thân trong mùa đại dịch Covid-19 vào Thứ Hai 11 tháng 01, năm 2021 tại Thành Phố Nashville,Tiểu Bang Tennessee. Đó là bạn Ngô Kim Hoàng. Giữa Hoàng và tôi không hề quen biết trước. Chỉ gặp nhau khoảng năm 1969 ở trường Anh Ngữ Lackland và trường bay Fort Wolters. Khi về nước, mỗi người đổi đi một đơn vị. Hoàng về Phi Đoàn 237 và Phi đoàn 241. Còn tôi, thuyên chuyển đi Trung Tâm 2 Kiểm Báo -Panama, Đà Nẵng và Trung Tâm 1 Kiểm Báo - Paris,Tân Sơn Nhất. Chúng tôi chưa hề lần nào có cơ hội gặp lại.

NGHĨ VỀ THÁNG TƯ ĐEN NHÂN MÙA QUỐC HẬN 46 - Giáo sư NGUYỄN VĂN CANH

Ngày 30 tháng 4 năm nay là ngày kỷ niêm kỳ thứ 46 từ khi Miền nam mất vào tay VC. Nhân dịp này, Chúng ta, người Việt hải ngoại tỏ lòng tri ân và tưởng nhớ quốc tổ, vua Hùng dựng nước Việt để chúng ta ngày nay được hãnh diện là người Việt nam Chúng ta tưởng nhớ đến các tiền nhân đã có công giữ nước để dân tộc Việt được trường tồn. Chúng ta cầu nguyện cho linh hồn:-3 triệu người đã bỏ mình trong 2 cuộc chiến trong thế kỷ trước do Việt cộng gây ra.-Hàng vạn người là các nạn nhân của Cộng sản bị giết hại trong các Cuộc Cải Cách Ruộng Đất, Đánh Tư Sản Mại Bản, Tư Sản Dân Tộc của VC ở cả 2 miền Nam Bắc, nhằm cướp đoạt tài sản của h

Thứ Tư, 28 tháng 4, 2021

Bài Tình Thơ Tháng Tư - Sương Lam


Đây là bài số năm trăm sáu mươi (560) của người viết về chủ đề Thiền Nhàn trong khu vườn Một Cõi Thiền Nhàn của trang văn nghệ Oregon Thời Báo, Portland, Oregon Tháng Tư trong trái tim của mọi người dân Việt dù ở hải ngoại hay ở tại quê nhà vẫn là những kỷ niệm đau buồn khó quên dù đã 46 năm qua.  Những người già nằm xuống, những đứa trẻ lớn lên, cuộc đời bao thay đổi đổi thay nhưng tình yêu quê hương vẫn còn đó.  Mời quý bạn xem lại những hình ảnh thân thương của Sàigòn ngày xưa mà suốt đời chúng ta vẫn nhớ mãi.

Tháng Tư Ngồi Nhớ Một Ngày - Trạch Gầm - Nguyễn Hữu Tân

Bản tin Newsletter ngày 28/04/2021 - NV Online

 

Trực thăng không người lái đâm vào chiến hạm Mỹ, làm hư hại thân tàu


Một trực thăng trinh sát không người lái đập vào một chiến hạm Mỹ trong chuyến bay huấn luyện thường lệ hôm 27 Tháng Tư.

Con Mẹ hàng xóm - Tiểu Tử

Chữ "CUI" đứng một mình không có nghĩa gì, chỉ thấy dân miền tây gọi con "TRÂU CUI" là loại trâu sừng ngắn,thân hình chắc nịch,rất mạnh. Khi hai con trâu đực mở trận đánh nhau, đòn đầu tiên là từ xa  20-30 thước cả 2 xả hết tốc lực chạy đến cụng đầu vào nhau một cá ầm, sau đó xáp lá cà đánh nhau bằng cặp sừng, đứa nào thất thế bỏ chạy,đứa kia rượt ra khỏi vùng đất quản lý của nó mới thôi. Giống TRÂU CUI có cặp sừng ngắn,chém nhau không có lợi thế bằng trâu bình thường, bù lại nó mạnh hơn, nhiều khi nó cụng cái đâu tiên đối thủ chết queo. Người miền tay thương quở : Cái thằng này,mày bự như con trâu cui mà  làm biếng quá trời. Hắn tên là Cui, Đặng văn Cui. Thứ ba, nên người ta gọi là Ba Cui. Và vì nước da hắn ngâm ngâm, nên sau này khi đi lính quốc gia, bạn đồng đội đặt cho hắn biệt danh “Cui Đen”. 

Giải bớt Nỗi Buồn Tháng Tư - Cười Một Chút ..hi hi


Lấy ra khỏi ngực

Tại 1 cuôc họp trong công ty, cô nhân viên xinh đẹp đang thuyết trình thao thao, đột nhiên cô dừng lại và nói với ông trưởng phòng :
- Thưa ông, tôi muốn lấy một thứ ra khỏi ngực tôi.
- Cái gì? - Ông trưởng phòng ngạc nhiên.
- Dạ thưa! Cặp mắt của ông đấy!

Nhớ Sài Gòn, chốn cũ đường xưa - Chàng Hiu


(1) Hồi trước, ở Sài gòn, cách đây lâu lắm, tròm trèm…nửa thế kỷ lận nhen… Tất cả các loại xe hơi, hai đèn trước, đều phải có “mắt mèo” nghĩa là phải sơn màu vàng lên 1/3 bên trên mặt kiếng của đèn trước, ý là… hỏng cho bác tài pha đèn ban đêm, làm chói mắt người hay xe chạy ngược chiều! - Bởi vậy, bác tài có muốn… chơi ác pha đèn, cũng… bó tay!!! Khúc đường gần bịnh viện đều có bảng “cấm nhận kèn” để bịnh nhân khỏi giựt mình! Xe đậu trong đường Sàigon đều phải tuân theo bảng đậu “ngày chẵn lẻ”… Tất cả xe tắc-xi đều sơn trùng một màu xanh hoặc vàng xanh, ý là để “khách bộ hành” biết nó từ đàng xa để… quơ tay đón và cũng. có ý là nếu, hỏng… phải xe tắc xi, mà là xe du lịch tư nhân lại đi ”dù” rước khách… kiếm chút cháo là biết liền, cũng dĩ nhiên, xe nào “nhảy dù” như vậy, bị bắt là bị phạt, lớ quớ còn bị tịch thu bằng lái!

Đường phố Ấn Độ không một bóng người vì COVID-19 - LĐO

Nhiều tuyến đường tại thành phố Allahabad, Bangalore của Ấn Độ không một bóng người sau khi chính phủ thực hiện các biện pháp mạnh mẽ để phòng chống COVID-19Tình hình dịch COVID-19 trên thế giới tiếp tục trở nên đáng lo ngại khi ghi nhận kỷ lục gần 900.000 ca mắc trong một ngày. Nhiều quốc gia đang chật vật với làn sóng COVID-19 mới, trong đó có Ấn Độ. Ảnh: AFP

CÁI BÓNG CUỘC CHIẾN VÀ MÓN NỢ 45 NĂM - Phạm Tín An Ninh

 

Đã kết thúc đúng 45 năm, nhưng cái bóng của cuộc chiến ấy dường như vẫn luôn bám theo đằng sau, nhiều lúc muốn chụp phủ lấy tôi như bóng ma, một thứ “bóng đè”, làm tôi muốn ngộp thở. Từ giã học đường, tôi vào lính khi còn rất trẻ. Cũng không hẳn vì thích đời binh nghiệp, nhưng ý thức trách nhiệm làm trai trong lúc đất nước đang trong khói lửa chiến tranh, nhìn quanh bạn bè thân quen đều lần lượt nhập ngũ, và gần như con đường nào rồi cuối cùng cũng dẫn tới một quân trường, nên đúng như lời một bài hát cũ, “năm 21 tuổi tôi đi vào quân đội mà lòng chưa hề yêu ai”. Ra trường, được bổ nhậm về một đơn vị tác chiến lưu động. Trải qua nhiều chức vụ, tôi cũng chẳng phải là một cấp chỉ huy tài ba đảm lược, những chiến công hầu hết là nhờ vào máu xương của anh em binh sĩ.

Về Thăm Mộ Chàng- Tâm Tiễn- Liên Bình Định-

‘Rốn nước’ đang chết, nguy cơ 10 năm tới Đà Lạt không còn nước uống

LÂM ĐỒNG, Việt Nam (NV) – Hồ Đankia-Suối Vàng là nguồn cung cấp nước cho thành phố Đà Lạt và vùng lân cận, nhưng nay lòng hồ cạn khô, nứt nẻ đang chết từng ngày…Báo Tuổi Trẻ dẫn phúc trình tại một kỳ họp Hội Đồng Nhân Dân tỉnh Lâm Đồng hồi năm 2017, cho biết các chuyên gia đã từng khuyến cáo “nếu cứ để hồ Đankia-Suối Vàng (hồ Đankia) có diện tích lưu vực khoảng 13,000 hécta, độ sâu trung bình 6 mét, nằm trong vùng lõi khu dự trữ sinh quyển thế giới Langbiang, nơi khởi nguồn hệ thống sông Đồng Nai tiếp tục khô cạn và ô nhiễm, thì 10 năm nữa Đà Lạt không có nước uống.”

Mời tham dự Lễ Tưởng Niệm Quốc Hận - Các video, bài viết về 30 tháng 4 - Duy Hân - Toronto

 

Gần ngày mất nước 30 tháng 4, xin mời quý anh chị em bấm vào xem:
Khp các điạ phương, dù bị dịch bệnh Covid nhưng mọi người vẫn cùng hướng lòng về quê hương. Slideshow v chương trình ngày Quốc Hận 30 tháng 4, 2021 do Liên hội Người Việt Canada và Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu đồng tổ chức:

Cuối Cùng rồi tôi mới nhận ra điểu chính đáng - Nguyễn Bảo Hưng

 Thế là ông Trump đã rời sân khấu ra đi, ông đã ra đi thật rồi! Là một diễn viên xuất sắc trong các vai quân tử tầu, ông lại vừa thủ vai chính trong một tấn tuồng đời hội đủ bốn mùi ca ngâm hỉ, nộ ái, ố suốt bốn năm trường. Nay ông bất ngờ bỏ đi vào phút chót, để lại một sân khấu trống vắng, liệu mấy ai có thể dửng dưng hững hờ cho được. Phe cuồng Trump thì ngơ ngác buồn vì từ nay sẽ vắng bóng thần tượng siêu sao, đã cho họ những cơ hội được hả hê vỗ tay tung hô vạn tuế, tôn vinh lên lên hàng thiên sứ hay lãnh tụ thiên tài. Phe cuồng chống Trump cũng buồn ngẩn ngơ không kém vì nay không còn được coi những màn show trình diễn để có dịp .được huýt sáo la lối om sòm sả xú bắp. Về phần tôi, một khán giả thuộc loại coi cọp, cũng không tránh khỏi phần nào ngỡ ngàng. Vậy xin được nêu ra một vài cảm nhận riêng tư, mà tôi mong sẽ được phần nào khách quan bằng cái nhìn của người ngoại cuộc. Xin thưa ngay rằng tâm sự của tôi là nỗi lòng của một kẻ cuồng si chẳng mấy chốc đã vỡ mộng với người yêu lý tưởng của mình. Tại sao vậy ?

“Sự trở lại của văn học đô thị miền Nam”: Đi đâu mà trở lại? - TUẤN KHANH (Saigon Nhỏ)

  

Nhà văn Nguyễn Thị Hoàng
 Hơn một năm trước, thật may mắn được chứng kiến buổi ngỏ ý của một nhà xuất bản, muốn tái bản lại cuốn Vòng tay học trò của nhà văn Nguyễn Thị Hoàng, một cây viết quen thuộc của độc giả miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Với Nguyễn Thị Hoàng, thì đó rõ là điểm sáng đáng quý trên bầu trời lấp lánh của văn chương tự do miền Nam Việt Nam trước năm 1975 - Rồi mới đây, thoáng thấy trên Facebook, báo điện tử… những lời chia sẻ với nhà văn Nguyễn Thị Hoàng với cuốn Vòng tay học trò vừa được tái bản, cùng sự hào hứng quen gọi tên là tác phẩm thuộc “dòng văn học đô thị miền Nam”.

Lính tàu ngầm thoát khỏi tàu mắc kẹt dưới đáy biển như thế nào


Nhân sự kiện chiếc tàu ngầm của Nam Dương bị chìm từ ngày 21/4 ở độ sâu hơn 400m, BQP Nam dương ngày 24/4 đã thông báo chính thức là chiếc tàu ngầm này đã bị chìm và toàn bộ 53 thủy thủ đoàn coi như đã chết , sau đó người ta đã phát hiện chổ chiếc tàu ngầm bị chìm do nổ tách ra làm 3 phần , công tác cứu hộ coi như thất bại hoàn toàn . Tấm hình cuối cùng ghi được khi các thủy thủ đoàn của chiếc tàu ngầm của HQ Nam Dương trước khi bị tai nạn

Tháng Tư và Nỗi Nhớ-Thơ: Lê Ngọc Quí, Nhạc: Đăng Phương, Song ca: Thanh Lan, Ngọc Quy

Tôi Kể Bà Nghe Chuyện Yêu Đương Bây Giờ .. - KD

Tôi kể bà nghe...
Lũ trẻ bây giờ yêu nhau buồn cười lắm!
Chúng mình bên nhau cả đời chưa chán,
Chúng nó bên nhau tính tháng, tính ngày.
Tôi kể bà nghe...
Lũ trẻ bây giờ yêu nhau lạ lắm thay
Thời chúng mình, cái nắm tay cũng làm cả làng dị nghị,
Chúng nó thì nhận lời hôm trước, hôm sau đã đưa nhau vào nhà nghỉ,
Làm cái chuyện động trời!

NHỮNG CÂU CHUYỆN NGẮN THÁNG 4 DO DÂN SINH MEDIA THỰC HIỆN - Nam Phạm

 Bà Phan Thị Minh Yến, Bà Là Ai?

Từ một nữ sinh trường đầm kiêu sa, thành bà Tướng đầy uy quyền, rồi thế thời đổi thay thành thợ hớt tóc 30 năm dài để nuôi 4 người con nên người mang tên QUANG, MINH, CHÍNH, ĐẠI, đặt tên theo tâm niệm của người chồng chiến binh một đời anh dũng. Đó là Bà Phan Thị Minh Yến, phu nhân Tướng Lê Nguyên Vỹ, vị tướng tư lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh Quân Lực VNCH, một trong 5 vị tướng Miền Nam đã tuẫn tiết để nêu cao khí phách anh dũng và để gìn giữ danh dự của một quân đội vừa mới thua trận trong biến cố 30/4/1975.

Sài Gòn xưa: Trăm nghìn nhánh khổ - Vũ Thế Thành

 

Các quán nhậu vỉa hè dọc kênh Nhiêu Lộc dạo này nhiều người hát rong, cũng ampli, loa, micro không dây, nhạc đệm… Họ chỉ hát toàn nhạc xưa, nhạc sến, với điệu rumba, bolero, nghe tưởng như đồng hồ đếm ngược. Lần trước về Sài Gòn, tôi đã ngồi quán vỉa hè, nghe những bài ca vỉa hè như thế… Buồn vào hồn không tên, thức giấc nửa đêm nhớ chuyện xưa vào đời (2). Lặng cả người! Tôi chợt nhớ những ngày sau tháng Tư 75, đám bạn bỗng nhiên làm đám cưới chớp nhoáng, lấy vợ lấy chồng để đối phó với thời cuộc, rồi vội vã tìm đường vượt biên. Có đứa vượt được qua biên giới, nhưng cũng có đứa về bên kia thế giới. Những người ở lại như tôi, tưởng họ đã đến bến bờ thiên đường.

Bản tin ngày Thứ tư 28 tháng 4 năm 2021 - Hà Trung Liêm

 

Vì sao "nhà nước"  Việt Nam e ngại các biểu tượng Việt Nam Cộng Hòa?

Bùi Thư - BBC News Tiếng Việt

28/4/2021

https://drive.google.com/file/d/1TIG9Hj3lwdssOjOWqC8VgiLHXJMjxu0A/view?usp=sharing

Nhà văn, nhà báo Khải Đơn

Và theo nhà văn thì "càng nỗ lực duy trì câu chuyện một chiều, nhà cầm quyền càng tạo ra sự tò mò và nhu cầu đào sâu vào thái cực cực đoan ngược lại của câu chuyện. Đây là tâm lý phổ biến ở các quốc gia độc tài kiểm soát thông tin và văn hóa, nơi người dân chỉ được phép biết một số thứ trong sự kiểm duyệt chặt chẽ. Sự giằng co này tạo ra ảo giác rằng hình ảnh VNCH 'đáng sợ, dây vào là dẹp quán, kiểm duyệt bài, ngưng xuất bản sách, ngưng trình diễn."

Nhạc sĩ Tuấn Khanh kể ông từng hỏi người bán sách cũ ở Sài Gòn vì sao những cuốn sách bị cấm đã cũ rách mà vẫn có người tìm mua, thậm chí là bản photo đắt tiền thì được trả lời rằng: "Chỉ vì một điều duy nhất là nó chứa đựng sự thật".

46 năm sau cuộc chiến và những câu hỏi còn bỏ ngỏ - Song Chi

Đã 46 năm kể từ khi chiến tranh VN kết thúc. Thời gian dài gần bằng hai thế
hệ.
Người cộng sản luôn tự hào là họ đã kết thúc được cuộc chiến, thống nhất được đất nước! Cứ mỗi dịp này báo chí nhà nước ở VN lại chạy hết công suất để nhắc lại những "chiến công" lừng lẫy trong "cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam"…còn bên kia ở hải ngoại nhắc lại những nỗi đau của "tháng Tư đen". Chỉ vài năm gần đây, những cụm từ như "chế độ ngụy, tay sai bán nước" một thời thường được "bên thắng cuộc" dùng để nói đến chế độ VNCH cũ đã bớt đi, một số bài viết cũng khéo léo dùng chữ "mừng ngày thống nhất đất nước" hơn là "mừng ngày chiến thắng" Ngược lại, theo thời gian ngôn từ căm hận trong những bài viết của "bên thua cuộc" cũng nhẹ bớt. Nhưng tôi thấy vẫn còn đó nỗi đau, sự tiếc nuối cho một chữ "nếu" của lịch sử trớ trêu.

Hát Cho Quê Hương 1 - Ngày Quốc Nạn 30 Tháng Tư 1975. - Đồng Thảo (Nhóm Hát Cho Quê Hương)

Thứ Ba, 27 tháng 4, 2021

Tháng Tư Về - Minh Thuý Thành Nội


Nhìn lịch giật mình, ngày tháng trôi nhanh quá, mới đó đã đến tháng tư đen. Từ khi bị dịch Vũ Hán tôi không được đi dự ngày buồn 30 tháng Tư năm 2020, năm nay với tình hình này chắc ban tổ chức cũng khó thực hiện. Dù vậy nhưng ký ức tôi sống dậy mãnh liệt những ngày tháng ấy ...

Khắc Khoải
Đến tháng tư đen nhắc nhở rồi
Gương nhìn quá khứ trở về thôi
Ai đi tù ngục sâu rừng núi
Kẻ trốn ghe thuyền đắm biển khơi
Tê tái chia tay buồn thấm cảnh
Xót xa giã biệt khổ đeo người
Bao nhiêu chuyện tủi sầu non nước
Trăn trở đêm dài thả mộng trôi
MTTN

Mỹ quan ngại vụ bắt giữ nhóm Báo Sạch, kêu gọi Việt Nam thả những người bị giam giữ bất công - VOA

 Ba thành viên của nhóm Báo Sạch mới bị bắt hôm 20/4, 4 tháng sau vụ bắt giữ đầu tiên của người sáng lập nhóm, nhà báo Trương Châu Hũu Danh. Bộ Ngoại giao Mỹ vừa lên tiếng bày tỏ quan ngại đối với vụ bắt giữ các thành viên của nhóm Báo Sạch và kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho tất cả những ai đang bị giam giữ bất công cũng như tuân thủ các điều luật quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam cam kết. Ba thành viên của nhóm Báo Sạch, từng gây tiếng vang ở Việt Nam vì các bài viết chống tham nhũng, gồm Nguyễn Thanh Nhã, Đoàn Kiên Giang và Nguyễn Phước Trung Bảo bị công an Cần Thơ bắt giữ hôm 20/4 với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo điều 331 của Bộ luật Hình sự. Hơn 4 tháng trước đó, thành viên đầu tiên của nhóm, nhà báo Trương Châu Hữu Danh, bị bắt và khởi tố cùng với cáo buộc tương tự.

Brazil không chấp nhận vaccine Sputnik của Nga - VOA

 

Các nhà bào chế vaccine Sputnik V của Nga bác những chỉ trích của Brazil về vaccine này và nói rằng việc Brazil không chấp nhận cho sử dụng vaccine Sputnik của Nga không thể biện minh được bằng cơ sở khoa học. Ban quản lý dược phẩm tại Brazil, Anvisa, biểu quyết với đa số áp đảo không chấp thuận vaccine của Nga sau khi nhân sự kỹ thuật khuyến cáo về những sai sót trong quá trình bào chế cùng với dữ liệu không đầy đủ về độ an toàn và hiệu nghiệm của vaccine. Trước đây, thống đốc các tiểu bang ở Brazil từng xin phép sử dụng vaccine Sputnik trong lúc đương đầu với đợt dịch chết người lần thứ nhì.

Khóc Mẹ 30-4 Đen, Nhạc sĩ: Lam Phương, CA sĩ: Tuấn Anh, pps Tony Phước

Ngày xưa không còn nữa - Nguyễn Văn Tỷ

Nghe mấy cháu Gia Long diễu cợt với một cụ già Pétrus Ký. Các cháu nói về áo dài Gia Long, về quần xanh sơ mi trắng của Pétrus Ký, Pétrus Ký thập thò trước cửa Gia Long. Tôi bật cười, nhớ lại hồi xưa. Thời của cụ già Pétrus Ký này đâu có Gia Long áo dài và Pétrus Ký quần xanh sơ mi trắng.- Sơ Lược về Pétrus Ký- Vào trường là năm 1948. Khi đó trường còn tên là Lycée Pétrus Trương vinh Ký, tọa lạc ở góc đường Nancy (sau đổi là Cộng Hòa, thời Việt Nam Cộng Hòa) và đường 11ème RIC (sau đổi là đường Nguyễn Hoàng, thời VNCH). Sát với góc đường nầy còn là giao điểm của đường Féderic Drouet (sau đổi là đường Hồng Bàng, thời VNCH) đi vô Cholon, đường Hui Bon Hoa (VNCH đổi lại là đường Minh Mạng) đi về hướng Ngã Bảy, đường Chasseloup Laubat (sau đổi là đường Hồng Thập Tự, thời VNCH) đi ra Saigon. Trường Pétrus Ký ở giữa Saigon và Cholon. 

Bản tin Newsletter ngày 27/04/2021 - NV Online

Mỹ giảm biện pháp giới hạn COVID-19 cho sinh viên ngoại quốc đến học

Chính phủ Biden hôm Thứ Ba có biện pháp giảm giới hạn di chuyển để sinh viên từ Trung Quốc và các quốc gia khách đến Mỹ học vào mùa Thu này.