Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 8 tháng 5, 2023

Tin Biểu Tình và Kính Chuyển Tin Thế Giới Đó Đây Theo Dòng Thời Sự - Lê Văn Hải


San Jose, California – Hàng Trăm Ðồng Hương Tị Nạn Tụ Tập, Biểu Tình Chống Phái Đoàn Việt Cộng Lén Lút Đến Thăm Thành Phố. (Theo Trần Long)
-Hôm qua, Chủ nhật ngày 7 tháng 5, 2023, người Việt tị nạn cộng sản tụ tập trước Việt Nam Town trên đường Story, với rừng cờ, biểu ngữ, loa phóng thanh, hàng chục xe hơi tuần hành, với cờ Mỹ & Việt bay phất phới, để dàn chào và phản đối một phái đoàn cộng sản lén lút, không kèn trống đến thăm thành phố. Theo nguồn tin giấu tên tin cậy cho biết, một Phái đoàn VC, sẽ đến khu Việt Nam Town, là nơi cán bộ cao cấp bỏ ra rất nhiều tiền để xây dựng khu này. Theo dự tính, họ sẽ đến khu vực này khoảng 11:30 trưa và sau đó sẽ đến quán Cà phê Lover trên đường Capitol.
<!>
Hàng trăm đồng hương San Jose và các tỉnh lân cận, như Sacramento, đã đến với cờ Vàng và các biểu ngữ:

- Ðả đảo Việt cộng bán nước.
- Muốn đuổi Tàu cộng phải diệt Việt cộng.
- Tổ quốc lâm nguy, toàn dân đứng lên bảo vệ tổ quốc.

Hai lá cờ đỏ sao vàng dài, được trải dưới đường, cho đồng hương dẫm đạp lên, hoặc cho xe chạy qua.

CS, dù đã chiếm đóng, ăn cướp miền Nam bất hợp pháp gần nửa thế kỷ qua, lá cờ đỏ sao vàng xuất xứ từ Phúc kiến bên Tàu, vẫn không được đồng bào chấp nhận. Các phái đoàn cộng sản đến Mỹ, đều phải đến một cách lén lút và thường phải chạy trốn chui nhủi, như chuột nhắt, chui vào cửa hậu!

Có thể đã được nhận được tin đồng hương tụ tập phản đối, nên phái đoàn Việt cộng không thấy công khai đi vào cửa trước. Hay họ đã lén lút vào cửa sau, hoặc cửa hông, lẫn với các khách hàng của khu vực nầy?

Khoảng 1 giờ, mọi người được biết, VC đã đổi lộ trình, không còn đến Cà phê Lover như dự định, mà đã đến thăm thung lũng trồng nho Napa, trước khi bay về thành phố Houston Texas.

Xin gửi đến quý vị ở xa một vài hình ảnh ghi nhận được.






Mời xem thêm các Video do Youtuber Quỳ Trần thực hiện :




Vài điều bổ túc thêm sau bản tin:

-Nên nhớ San Jose, là thành phố nổi tiếng, có người Việt tị nạn CS cư ngụ đông nhất, trong một thành phố. Trên 1 trăm 40 ngàn người!

Lãnh sự quán CSVN, thì đặt tại thành phố San francisco, chưa đầy một tiếng đồng hồ lái xe, nên không có năm nào, chúng không giở những trò “nắn gân” quấy phá cộng đồng tại đây cả.

Vì chúng nghĩ, thành phố đông người Việt nhất, chúng còn hoạt động, xâm nhập được, chả coi ra gì, thì các thành phố khác, trên nước Mỹ, sẽ là chuyện nhỏ!

Năm ngoái Thủ tướng VC Phạm Minh Chính, đi ăn mày, mà vẫn chửi Mỹ “Mẹ nó! sợ gì! sòng phẳng!” từ Washington, trên đường trở về VN, đã ghé thành phố San francisco, và bị cộng đồng Việt Nam rượt đuổi suốt cả ngày! Buổi chiều, lén lút đến thăm hãng điện tử Intel ở thành phố Sunnyvale, kế cận San Jose. Không ngờ đoàn biểu tình biết trước, cả một xe bus, vội rời Sanfran, trở về, dàn chào trước cổng hãng Intel, phái đoàn Phạm Minh Chính bất ngờ bị lọt vào vòng vây, ngay tại cổng chính vào parking! Tại đây, Phạm Minh Chính, được ăn hội đồng no nê một bữa chửi! với rừng cờ Vàng phản đối. Cả phái đoàn với hàng chục xe hơi đen bóng loáng, vội chạy như chuột lột vào cửa sau của hãng, trong khi cửa chính, có banner bong bóng chào đón, thì lại không dám vào!

Chưa kể năm ngoái, quảng cáo ca nô Đàm Vĩnh Hưng, sẽ có Show nhạc trình diễn ngay tại nhà hát sang trọng, Center Performing Art, nằm giữa trung tâm thành phố San Jose. Trước giờ trình diễn, trước nhà hát, đoàn biểu tình với cờ Vàng, biểu ngữ, loa phóng thanh, sẵn sàng chào đón “khách quý!” Nhưng cuối cùng, ca sĩ họ Đàm trốn luôn, không thấy xuất hiện!

Và ngày hôm qua, cộng đồng tị nạn tại đây, đã sẵn sàng, đầy đủ mọi thứ, cao lương mỹ vị, để chào đón phái đoàn CS, đến thăm “khúc ruột ngàn dặm!” chờ mãi, nhưng… “Anh cứ hẹn, nhưng anh đừng đến nhé!”

Chết nhát! mà vẫn thích vỗ ngực! không lừa đảo, gian dối không phải CS. Du kích, đánh lén là “nghề của chàng!” Nhưng Cộng đồng người Việt tại đây, vẫn chấp! Tới luôn…bác tài!


Ít nhất 9 người chết, bao gồm cả nghi phạm, sau vụ xả súng tại Texas
(Mimi Nguyen Ly)


(Ảnh: Các lực lượng chức năng đến hiện trường vụ nổ súng tại trung tâm mua sắm Allen Premium Outlets tại Allen, Texas, Mỹ, ngày 06/05/2023.)

-Một tay súng đã bắn chết ít nhất 8 người và làm bị thương 7 người khác trong một vụ nổ súng tại một trung tâm thương mại đông đúc ở Texas.

Vụ nổ súng xảy ra tại trung tâm mua sắm Allen Premium Outlets, bangTexas, Mỹ.

Đoạn video hành trình lan truyền trên mạng cho thấy một tay súng bước ra khỏi một chiếc xe ở bên ngoài trung tâm thương mại và ngay lập tức bắn vào những người trên vỉa hè. Người ta nghe thấy hơn 30 phát súng. Hàng trăm người mua sắm bỏ chạy tán loạn.

“Hắn ta vừa đi xuống vỉa hè vừa … xả súng. Hắn bắn súng khắp nơi …”, một nhân chứng cho biết, theo WFAA TV.

Nghi phạm sau đó đã bị ông Brian Harvey - một sĩ quan cảnh sát, người tình cờ có mặt tại khu vực này - bắn chết, cảnh sát trưởng của Allen cho biết trong một cuộc họp báo.

Theo ông Jonathan Boyd - Giám đốc sở cứu hỏa Allen, 7 người, bao gồm cả kẻ xả súng, đã chết tại hiện trường.

Tổng cộng 9 người bị thương đã được đưa đến các bệnh viện trong khu vực, nhưng 2 người trong số họ đã qua đời. Ông Boyd cho biết trong số 7 nạn nhân còn sống sót, vào cuối ngày thứ 7 (06/05), 3 người đang trong tình trạng nguy kịch và 4 người còn lại trong tình trạng ổn định.

Các nhân chứng nói rằng đã nhìn thấy trẻ em trong số các nạn nhân.

Tòa Bạch Ốc cho biết Tổng thống Joe Biden đã được thông báo về vụ nổ súng và chính quyền liên bang đã đề nghị hỗ trợ các quan chức địa phương.

Ông Greg Abbott, Thống đốc bang Texas, gọi vụ xả súng này là một “thảm kịch không thể nói thành lời”. Ông nói thêm rằng chính quyền bang sẵn sàng cung cấp bất kỳ hỗ trợ nào mà chính quyền địa phương cần đến.

Ở lối vào trung tâm mua sắm, hơn 30 xe cảnh sát đã có mặt cùng nhiều xe cứu thương, bao gồm cả xe từ một số thành phố lân cận. Ngoài ra còn có xe bọc thép và các phương tiện thực thi pháp luật khác.

Định nghĩa một vụ xả súng hàng loạt là bất kỳ vụ xả súng nào trong đó có 4 người trở lên bị thương hoặc thiệt mạng, không bao gồm kẻ xả súng. Tại Mỹ, ít nhất 198 vụ xả súng hàng loạt đã xảy ra từ đầu năm cho đến nay.


Khủng khiếp! Tài Xế Uber Eats Tại Florida Bị Giết Và Chặt Xác Thành Nhiều Mảnh Sau Khi Giao Đồ Ăn Tới Nhà Của "Ác Quỷ"
(Nhật Long)


-Cảnh sát tiểu bang Florida gọi hành động giết người chặt xác này là hành động của "ác quỷ", một tội ác khủng khiếp.

Tài xế Uber Eats tại Florida bị giết và chặt xác thành nhiều mảnh sau khi giao đồ ăn tới nhà của Oscar Solis Jr.

Hôm thứ Ba ngày 25 tháng 4, một người đàn ông ở tiểu bang Florida đã bị bắt giữ với cáo buộc giết người và các tội danh khác liên quan đến việc tài xế Uber Eats bị sát hại, chặt xác khi nạn nhân giao đồ ăn tới nhà của hung thủ.

Oscar Solis Jr, 30 tuổi, bị buộc tội giết tài xế Uber Eats là ông Randall Cooke, 59, khi nạn nhân giao đồ ăn tới nhà của Solis ở Holiday, tiểu bang Florida vào ngày 19 tháng 4, AP dẫn lời cảnh sát trưởng Pasco County Chris Nocco trong cuộc họp báo.

"Solis sau đó đã cố gắng cướp của nạn nhân và cuối cùng giết chết ông ấy.", "Nạn nhân và Solis không quen biết nhau.", ông Nocco cho biết thêm.

Nạn nhân đã được vợ báo cáo mất tích sau khi ông không trở về nhà sau chuyến giao hàng Uber Eats. Uber nói với các nhà điều tra rằng địa điểm được báo cáo lần cuối của nạn nhân là ở nhà Solis. Khi tới nhà của Solis, cảnh sát tìm thấy một bộ hài cốt trong các túi rác và tủ lạnh, trong đó có cả biên lai có tên của Solis.

Bằng chứng thu thập được trong vụ án bao gồm máu được tìm thấy ở nhiều nơi xung quanh ngôi nhà và một chiếc chìa khóa của nạn nhân được tìm thấy tại tủ đồ, trên ví của Solis.

Thi thể của nạn nhân sau đó được tìm thấy tại nhà của Solis trong các túi rác và tủ lạnh, trong đó cũng có biên lai có tên Solis trên đó, theo bản khai của cảnh sát, theo NBC News.

Cảnh sát cho biết Solis mới được ra tù vào tháng 1 năm nay và chuyển đến ngôi nhà ở Florida khoảng 3 tháng trước. Một bức ảnh chụp trong tù cho thấy hung thủ có khuôn mặt đầy hình xăm.


Quốc vương Charles và Vương hậu Camilla của Anh, đã đăng quang trong buổi lễ lịch sử!


(Vua Charles III của Vương quốc Anh và Nữ hoàng Camilla vẫy tay chào đám đông từ ban công của Cung điện Buckingham sau lễ đăng quang ở London, ngày 6 tháng 5 năm 2023.)

-Quốc vương Charles III đăng quang vào ngày thứ Bảy trong sự kiện mang tính nghi lễ lớn nhất của nước Anh trong bảy thập niên, phô bày sự lộng lẫy hoành tráng có lịch sử từ 1.000 năm trước.

Trước một hội chúng gồm khoảng 100 nhà lãnh đạo thế giới và hàng triệu khán giả truyền hình, Tổng Giám mục Canterbury, nhà lãnh đạo tinh thần của Giáo hội Anh giáo, từ từ đội Vương miện Thánh Edward 360 tuổi lên đầu ông Charles khi ông tọa trên ngai có từ thế kỷ 14 tại Tu viện Westminster.

Loạt súng chào được bắn tại Tháp London và khắp thủ đô, đất nước, ở Gibraltar, Bermuda và trên các con tàu lênh đênh trên biển. "Chúa bảo hựu Vua Charles. Vua Charles vạn tuế. Cầu cho nhà vua sống đời," hội chúng tại tu viện nói sau khi dàn kèn cất lên.

Trong buổi lễ lịch sử và trang trọng kéo dài hai giờ, bắt nguồn từ thời William Người Chinh phạt năm 1066, người vợ thứ hai của ông Charles, Camilla, cũng lên ngôi vương hậu.

Dù có lịch sử lâu đời, buổi lễ - chỉ là lần thứ hai được truyền hình - cũng là một nỗ lực nhằm thể hiện một chế độ quân chủ hướng tới tương lai, với những người tham gia phản ánh một quốc gia đa dạng hơn và tất cả các tôn giáo của nó.

Trong khi đất nước đang chật vật tìm lối đi riêng trong vòng xoáy chính trị sau khi rời khỏi Liên minh Châu Âu và duy trì vị thế của mình trong một trật tự thế giới mới, những người ủng hộ chế độ quân chủ nói rằng hoàng gia thu hút sự quan tâm của quốc tế, là một công cụ ngoại giao quan trọng và là một phương tiện để giữ nước Anh trên vũ đài thế giới.

“Không một quốc gia nào khác có thể tổ chức một sự kiện lộng lẫy như vậy – những đám rước, sự kiện hoành tráng, nghi lễ và tiệc tùng đường phố,” Thủ tướng Rishi Sunak nói.

Lễ đăng quang diễn ra giữa một cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt và sự hoài nghi của công chúng, đặc biệt là giới trẻ, về vai trò và giá trị của chế độ quân chủ.


Quốc vương Charles III được đội Vương miện Thánh Edward trong lễ đăng quang tại Tu viện Westminster, London, ngày 6 tháng 5 năm 2023.

Sự kiện ngày thứ Bảy có quy mô nhỏ hơn so với sự kiện được tổ chức cho Nữ hoàng Elizabeth vào năm 1953, nhưng vẫn là một cảnh tượng ngoạn mục, với một loạt những phục sức mang tính lịch sử từ quả cầu vàng và thanh kiếm nạm đá quý cho đến vương trượng đính viên kim cương cắt không màu lớn nhất thế giới.


Đám đông tụ tập để xem Lễ đăng quang của Quốc vương Charles III và Vương hậu Camilla, ngày 6 tháng 5 năm 2023 tại London, Anh.

Charles, 74 tuổi, nghiễm nhiên kế vị thân mẫu của ông làm quốc vương sau khi bà qua đời vào tháng 9 năm ngoái, và lễ đăng quang không cần thiết nhưng được coi là một phương tiện để hợp thức hóa quốc vương một cách công khai.

Sau lễ đăng quang, ông Charles và bà Camilla, 75 tuổi, rời đi trên cỗ xe dát vàng nặng bốn tấn được chế tạo cho Vua George III, vị vua cuối cùng cai trị các thuộc địa Anh ở Mỹ, đến Cung điện Buckingham trong đoàn rước dài một dặm gồm 4.000 quân nhân từ 39 quốc gia.

Trong khi đó hàng trăm binh lính mặc quân phục đỏ tươi và đội mũ da gấu đen đứng dọc theo con đường The Mall, đại lộ lớn dẫn đến cung điện, trong sự kiện mang tính nghi lễ lớn nhất thuộc loại này ở Anh kể từ lễ đăng quang của mẫu thân ông Charles.

Hàng chục ngàn người bất chấp trời mưa như trút nước tập trung thành đám đông với độ dày hơn 20 người ở một số nơi để xem điều mà một số người coi là thời khắc lịch sử.

“Khi tôi còn bé, tôi đã có thể xem lễ đăng quang của Nữ hoàng Elizabeth trên truyền hình ở Hartford, bang Connecticut, tại nhà một người bạn vì chúng tôi không có TV,” Peggy Jane Laver, 79 tuổi, giáo viên người Mỹ đã nghỉ hưu, nói. “Vì vậy, tôi rất háo hức được đích thân đến đây dự lễ đăng quang.”


Vương hậu Camilla đội Vương miện của Nữ hoàng Mary trong lễ đăng quang ở Tu viện Westminster, London, ngày 6 tháng 5 năm 2023


Quốc vương Charles III và Vương hậu Camilla rời Tu viện Westminster trong cỗ xe dát vàng sau lễ đăng quang tại London, ngày 6 tháng 5 năm 2023.


Cảnh sát bắt người biểu tình chống quân chủ trước lễ đăng quang của Vua Charles


(Những người biểu tình cầm bảng viết "Không phải vua của tôi" khi mọi người chờ đợi đoàn rước Quốc vương Charles của Anh đến lễ đăng quang của ông từ Cung điện Buckingham đến Tu viện Westminster, ở London, ngày 6 tháng 5 năm 2023.)

-Cảnh sát đã bắt giữ thủ lĩnh của nhóm chống chế độ quân chủ Republic vài giờ trước lễ đăng quang của Quốc vương Charles hôm thứ Bảy, đưa ông này ra khỏi hàng trăm người biểu tình mặc áo vàng tụ tập giữa đám đông dọc theo tuyến đường mà đoàn rước đi qua ở trung tâm London.

Republic trước đó đã nói rằng họ sẽ tổ chức cuộc biểu tình lớn nhất chống lại một vị quân chủ của Anh trong lịch sử hiện đại. Những người biểu tình mặc áo thun màu vàng để nổi bật giữa những người mặc đồ màu đỏ, trắng và xanh lam, và giơ cao các biểu ngữ viết "Không phải Vua của tôi."

Trong suốt buổi lễ, họ la ó hoặc hát những bài hát như "ông ta chỉ là một người bình thường."

Nhưng cảnh sát London trước đó đã cảnh báo rằng họ sẽ hành động nếu những người biểu tình tìm cách "cản trở việc thưởng thức và đón mừng" ngày này, và họ đứng quây thành vòng tròn xung quanh nhóm này.

Republic cho biết thủ lĩnh của họ Graham Smith đã bị câu lưu vào sáng ngày thứ Bảy và một bức ảnh đăng trên Twitter cho thấy ông này ngồi bệt dưới đất với cảnh sát đứng xung quanh.

Cảnh sát không xác nhận bắt giữ ông Smith nhưng cho biết họ đã bắt giữ bốn người vì nghi ngờ gây phiền toái cho công chúng và ba người vì nghi ngờ sở hữu các vật phẩm gây thiệt hại có tính hình sự trong điều mà họ gọi là một "hoạt động cảnh sát lớn."

Republic cho biết hàng trăm biểu ngữ của họ đã bị tịch thu.

Các cuộc biểu tình cũng diễn ra tại Glasgow ở Scotland và Cardiff ở Wales, với những tấm biển giơ cao ghi: "Bãi bỏ chế độ quân chủ, nuôi sống người dân." Trên mạng xã hội, nhiều người so sánh tương phản cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt ở Anh với sự lộng lẫy phô bày tại lễ đăng quang.

Dù những người biểu tình chiếm thiểu số so với hàng chục ngàn người tập trung trên đường phố London để ủng hộ nhà vua, nhưng các cuộc khảo sát ý kiến cho thấy sự ủng hộ dành cho chế độ quân chủ đang suy giảm và yếu nhất ở những người trẻ.


Thế trận vòng vây lưỡi liềm của Mỹ tại chuỗi đảo thứ nhất để đối phó ĐCSTQ
(Tống Đường, Dị Như)

-Cuối tháng trước, Mỹ và Hàn Quốc đã đạt được thỏa thuận về tàu ngầm hạt nhân, ngày 1/5 Tổng thống Marcos Jr. của Philippines lần đầu tiên đến thăm Mỹ, trở thành đồng minh của Mỹ chống Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc, Philippines và Hàn Quốc đang mở đường cho sự hiện diện quân sự lớn hơn của Mỹ ở Châu Á – Thái Bình Dương.


(Ảnh: Chuỗi đảo đầu tiên)

Trong chuyến thăm Mỹ của ông Marcos Jr., Tổng thống Mỹ Biden đã cam kết kiên định bảo vệ an ninh của Philippines; ông Marcos Jr cũng tích cực gặp gỡ cộng đồng doanh nghiệp Mỹ để thu hút các công ty Mỹ đầu tư vào Philippines; ông Marcos Jr. đến Lầu Năm Góc hôm thứ Tư, tại đây Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Austin (Lloyd J. Austin) nhắc lại cam kết của chính quyền Tổng thống Biden trong việc bảo vệ Philippines, “Cho dù ở Biển Đông hay bất kỳ nơi nào khác trong khu vực, chúng tôi sẽ luôn ủng hộ các bạn”.

Gần đây, Philippines đã mở 4 căn cứ quân sự mới cho quân đội Mỹ sử dụng, trong đó có một số đảo ở eo biển Bashi. Cuộc tập trận chung lớn nhất giữa Mỹ và Philippines vừa kết thúc diễn ra gần Đài Loan. Tờ WSJ chỉ rằng đây là cuộc tập trận đầu tiên tập trung vào việc bảo vệ miền bắc Philippines và chuẩn bị cho xung đột trong vấn đề Trung Quốc chiếm Đài Loan bằng vũ lực.

Giới chuyên gia cho biết, nếu quân đội Mỹ có thể mở rộng hiện diện quân sự ở Philippines thì sẽ hình thành vòng vây hình lưỡi liềm từ Hàn Quốc, Nhật Bản, đến Đài Loan và Philippines, đó sẽ là tuyến phòng thủ quan trọng nhất để vây chặn ĐCSTQ.

Philippines – mảnh ghép nền dân chủ chống Trung Quốc ở cực nam

Với vị thế xung quanh là biển, Philippines nằm ở cực nam của chuỗi đảo thứ nhất và là nước đi đầu trong việc đối đầu với mối đe dọa vũ lực của ĐCSTQ ở eo biển Đài Loan và Biển Đông. Eo biển Bashi là lối đi trực tiếp nhất để quân đội Mỹ điều lực lượng không quân và căn cứ hải quân ở Guam đến eo biển Đài Loan, đồng thời cũng là lối đi để Hải quân ĐCSTQ tiến vào bờ biển phía đông Đài Loan và Thái Bình Dương.

Nói với tờ Epoch Times, Giáo sư Ma Zhunwei (Adam Ma) tại Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược Đại học Tamkang (Đài Loan) cho rằng ở chuỗi đảo thứ nhất, nếu các tàu chiến của ĐCSTQ muốn đi về phía đông đến Thái Bình Dương thì chỉ có 2 lối ra: eo biển Bashi và eo biển eo biển Miyako. Vị trí tương ứng là Philippines ở phía nam và Okinawa ở phía bắc, Philippines là cửa ngõ vào lối ra phía nam Trung Quốc của chuỗi đảo thứ nhất.


Giáo sư Ma Zhunwei của Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược Đại học Tamkang

Đối với Mỹ, Philippines là đồng minh không thể thiếu do có vị trí chiến lược quan trọng. Việc quân đội Mỹ có thể tiến vào các cơ sở quân sự ở Philippines hay không, có thể trở thành một biến số quan trọng trong các trường hợp khẩn cấp quân sự ở Tây Thái Bình Dương. Quân đội Mỹ rất quan tâm đến đảo Luzon nằm đối diện với Đài Loan, do đó có tiềm năng là cứ điểm quan trọng cho các hệ thống tên lửa và pháo binh nếu có cuộc chiến với ĐCSTQ tại eo biển Đài Loan.

Phân tích quân sự chỉ ra các cuộc tập trận của quân đội Trung Quốc vào tháng 8 năm ngoái và tháng 4 năm nay (bao gồm triển khai máy bay, tàu và bắn tên lửa quanh Đài Loan) cho thấy mục đích chiến lược nhằm cắt đứt hỗ trợ từ bên ngoài trong trường hợp khủng hoảng eo biển Đài Loan. Năm nay, một phần của cuộc tập trận quân sự Balikatan (vai kề vai) giữa Mỹ và Philippines được tổ chức ở eo biển Bashi cho thấy Mỹ muốn phá vỡ âm mưu phong tỏa của Trung Quốc. Đảo Basco và các đảo khác ngoài khơi bờ biển phía bắc của Philippines có thể trở thành bàn đạp cho bất kỳ phản ứng quân sự nào của Mỹ đối với xung đột quân sự (nếu có thể) ở Đài Loan.

Tờ WSJ dẫn lời Thiếu tướng Maj. Gen. Restituto Padilla từng là Phó tổng tham mưu trưởng Lực lượng Vũ trang Philippines, nói rằng cuộc tập trận gửi tín hiệu rằng các tàu của Trung Quốc hoạt động gần miền nam Đài Loan có thể dễ dàng bị đánh chìm khiến mọi hành động xâm lược đều khó thành công. Phạm vi tối đa của hệ thống Himars cho phép tấn công các mục tiêu trên eo biển Bashi từ đảo Basco và các đảo lân cận khác.


Giám đốc Su Ziyun của Viện Nghiên cứu Tài nguyên và Chiến lược Quốc phòng thuộc Viện Nghiên cứu An ninh Quốc phòng Đài Loan

Giám đốc Gregory Poling của chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, một tổ chức nghiên cứu chính sách của Mỹ, nói với Reuters rằng Manila sẽ khó giữ thái độ trung lập trong cuộc xung đột ở Đài Loan do khoảng cách với Washington và các nghĩa vụ theo hiệp ước của nước này.

Giáo sư Ma Zhunwei nói với Epoch Times rằng mặc dù xung đột giữa Philippines và Trung Quốc là ở một số đảo Biển Đông chứ không phải ở eo biển Đài Loan, nhưng Philippines phải hợp tác chiến lược với Mỹ, dù sao giữa Mỹ và Philippines có hiệp ước quân sự nên Philippines dường như không thể đứng ngoài cuộc. Nói cách khác, nếu Mỹ cần, Philippines chắc chắn sẽ nỗ lực hết sức để giúp đỡ, dù hai bên có thể tồn tại những khác biệt tùy theo nhu cầu của quân đội Mỹ trong các thời kỳ khác nhau.

Giám đốc Su Ziyun (Su Tzu-yun / Tô Tử Vân) của Viện Nghiên cứu Tài nguyên và Chiến lược Quốc phòng thuộc Viện Nghiên cứu An ninh Quốc phòng Đài Loan nói với Epoch Times: “Philippines là mảnh ghép dân chủ mới nhất chống lại Trung Quốc, cũng là mảnh ghép tại cực nam. Từ phía bắc có Hàn Quốc đã kiên quyết đứng về phía Mỹ, sau đó thêm Nhật Bản cùng Đài Loan, và bây giờ là cực nam Philippines, tất cả trở thành một mạng lưới bao vây hình lưỡi liềm, đó là tuyến phòng thủ quan trọng nhất để ngăn chặn sự bành trướng quân sự của Trung Quốc”.

“Phía tây bắc của Philippines đối diện với Biển Đông, còn phía đông bắc đối diện với eo biển Bashi của Đài Loan. Nếu tuyến phòng thủ này được bổ sung, chẳng khác nào biến Hải quân Trung Quốc thành một hạm đội trong gọng kìm, nghĩa là trong trường hợp khẩn cấp sẽ có thể ngăn Trung Quốc đe dọa bờ đông Đài Loan”, ông Su Ziyun nói. “Về địa chiến lược, có nghĩa là 3 vùng biển (Biển Hoa Đông, eo biển Đài Loan và Biển Đông) vốn bao vây Trung Quốc, nay có thêm Hoàng Hải – Hàn Quốc cũng tham gia vào, trở thành tình thế mà Trung Quốc bị bao vây từ 4 vùng biển. Trong tình thế đó thì đảo Basco là đảo gần Đài Loan nhất, cách khoảng 172 km, là nơi từng có Thủy quân lục chiến Philippines, tại đây Philippines đã triển khai tên lửa chống hạm siêu thanh BrahMos có thể ngăn chặn hiệu quả hạm đội Trung Quốc đi qua eo biển Bashi, đây là ý nghĩa của nó”.

Ông tiếp tục: “Việc bảo vệ chuỗi đảo đầu tiên của Mỹ không chỉ bảo vệ Đài Loan mà còn bảo vệ các đồng minh của họ và thậm chí cả chính Mỹ. Việc bảo vệ chuỗi đảo đầu tiên là tuyến phòng thủ của nền văn minh dân chủ”.

Còn giáo sư Ma Zhunwei nói về vấn đề này: “Chiến lược an ninh quốc gia hiện tại của Mỹ thể hiện rất rõ ràng rằng đối thủ cạnh tranh số một là Trung Quốc, theo đó chiến lược tốt nhất cho Mỹ là vẫn duy trì chức năng nhất định của chuỗi đảo thứ nhất, điều này sẽ giảm bớt gánh nặng của chuỗi đảo thứ hai. Điều tốt nhất là có thể định hình tuyến phòng thủ trên chuỗi đảo thứ nhất, đó là hướng nhất định sẽ thúc đẩy, Mỹ sẽ tiếp tục theo hướng đó trong toàn bộ kế hoạch chiến lược”.

Bước chuyển từ Tổng thống Marcos Jr.

Để giảm thiểu chia rẽ, cựu Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã có thái độ thân Bắc Kinh, nhất là trong vấn đề Biển Đông, với hy vọng mang lại lợi ích kinh tế thực chất cho Philippines. Nhưng bất chấp sự ve vãn của ông Duterte đối với Bắc Kinh (đã gác lại chiến thắng trong vụ kiện Biển Đông tại Tòa án Hague và hạ cấp quan hệ với Mỹ), cam kết đầu tư của Trung Quốc vào Philippines vẫn không được thực hiện, ngược lại lực lượng hàng hải của Trung Quốc đã tăng cường quấy rối các tàu của Philippines. Kể từ năm ngoái, Philippines đã gửi hơn 200 phản đối ngoại giao chống lại Trung Quốc, trong đó có ít nhất 77 phản đối kể từ tháng 6 năm ngoái khi ông Marcos Jr. nhậm chức.

Ông Marcos Jr. đã chứng kiến tất cả và nhận ra rằng lùi bước sẽ không khiến Trung Quốc cư xử tốt hơn, vì vậy ông đã chọn tăng cường quan hệ với Washington. Giáo sư Renato Cruz De Castro của Đại học De la Salle ở Manila nói với Reuters, “Sau này ông Duterte nhận ra rằng dù có nhân nhượng hay thách thức Trung Quốc thì điều đó không quan trọng, Trung Quốc vẫn sẽ cố gắng chiếm đoạt vùng biển họ muốn”.

Giáo sư Su Ziyun nói, “Ông Duterte ban đầu muốn ngoại giao du dây để có thể làm hài lòng cả Mỹ và Trung Quốc, nhưng càng nhân nhượng Trung Quốc càng khiến ĐCSTQ lấn tới. Mối đe dọa của Trung Quốc đối với Philippines bây giờ đã rõ ràng hơn nhiều, tất nhiên đã khiến Tổng thống mới Marcos Jr. tỉnh táo hơn, ông ấy không còn đối xử nhân nhượng với Trung Quốc nữa mà hướng thẳng về phía Mỹ”.

Đối với Philippines, đòn bẩy quan trọng nhất là hiệp ước phòng thủ chung với Mỹ kể từ năm 1951, trong đó buộc Mỹ phải giúp bảo vệ Philippines. Trong một bài phát biểu tại Mỹ ngày 1/5, ông Marcos Jr. nói rằng ông “quyết tâm xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn với Mỹ và thúc đẩy trao đổi kinh tế nhiều hơn giữa hai nước”.

Trong tuyên bố chung sau cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ – Philippines, Tổng thống Biden tái khẳng định cam kết đồng minh sắt đá của Mỹ với Philippines, nhấn mạnh rằng ở khu vực Thái Bình Dương, bao gồm cả ở Biển Đông, bất kỳ cuộc tấn công vũ trang nào nhằm vào Lực lượng Vũ trang, tàu công vụ hoặc máy bay Philippines, thì Mỹ sẽ viện dẫn “Hiệp ước Phòng thủ chung Mỹ – Philippines” năm 1951, có nghĩa là cả hai bên sẽ giúp bảo vệ nhau nếu một trong hai bên bị tấn công bởi bên thứ ba.

Ông Marcos Jr đã nói trên máy bay tới Mỹ rằng: “Chúng tôi sẽ không cho phép sử dụng Philippines làm bãi phóng cho bất kỳ hoạt động quân sự nào”. Tuy nhiên trong một tuyên bố trả lời phỏng vấn Nikkei vào đầu tháng 9 năm ngoái, Đại sứ Philippines tại Mỹ Jose Manuel Romualdez đã nói rằng Quốc hội Philippines sẽ cho phép quân đội Mỹ sử dụng các căn cứ quân sự ở nước này trong các cuộc xung đột trên eo biển Đài Loan, vì điều đó quan trọng đối với an ninh của Philippines.


Tổng thống Philippines: Căn cứ tại Philippines rất hữu ích cho cuộc chiến bảo vệ Đài Loan

Ngay trước chuyến thăm của Ngoại trưởng ĐCSTQ Tần Cương tới Manila tháng trước, Philippines đã tuyên bố rằng họ chuẩn bị cung cấp cho quân đội Mỹ thêm 4 hòn đảo làm căn cứ quân sự, hai trong số đó nằm ngay phía nam Đài Loan – động thái cảnh báo cho quân đội Trung Quốc trong tham vọng xâm lược Đài Loan. Cuối tập trận quân sự Balikatan giữa Mỹ và Philippines, Tổng thống Marcos Jr. đã chủ trì một cuộc tập trận quân sự chung đánh chìm một con tàu ở Biển Đông, đây là tín hiệu rõ ràng nhất thể hiện quyết tâm của ông Marcos Jr. nhằm khôi phục liên minh quân sự Mỹ – Philippines đẩy lùi Trung Quốc xâm phạm vùng biển.

Philippines không chỉ củng cố mối quan hệ quân sự giữa Mỹ và Philippines mà còn thúc đẩy trao đổi kinh tế nhiều hơn với Mỹ. Tuyên bố chung của hai nước nêu rõ Tổng thống Biden và Tổng thống Marcos quyết tâm sử dụng sức mạnh quan hệ đối tác để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và thịnh vượng giữa Mỹ và Philippines cùng khu vực rộng lớn hơn tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Chuyên gia Su Ziyun phân tích: “Philippines hiện có thâm hụt thương mại gần 50 tỷ USD với Trung Quốc, điều đó có nghĩa là Trung Quốc càng đe dọa Philippines về mặt quân sự thì càng đẩy Philippines về phía Mỹ; Mỹ sẽ di chuyển thị trường cùng các cơ sở sản xuất đến Đông Nam Á để vừa có thể bù đắp kinh tế ở Philippines, vì vậy việc hợp tác giữa Mỹ và Philippines từ quân sự lan qua kinh tế đều có lợi cho hai bên”.

“NATO trên biển”?

Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) luôn bị kẹp giữa hai cường quốc Mỹ và Trung Quốc, chiến lược mà Philippines áp dụng trước đây là dựa vào Mỹ về an ninh và gắn chặt kinh tế với Trung Quốc. Nhưng với xu thế cạnh tranh gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc và tình hình căng thẳng ở eo biển Đài Loan và Biển Đông, các nước Đông Nam Á khác dường như đã đến lúc nhìn theo Philippines để cân nhắc xem an ninh quốc gia hay kinh tế quan trọng hơn.

Giáo sư Ma Zhunwei tại Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược Đại học Tamkang (Đài Loan) cho biết, các nước ASEAN cho đến nay đều áp dụng chiến lược tránh rủi ro, tức là đánh cược song phương, bất kể kinh tế hay an ninh thì họ vẫn áp dụng một khoảng cách tốt nhất có thể. Nhưng Philippines và Việt Nam có nhiều khả năng sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào Mỹ về mặt an ninh.

Ông tin rằng điều này có liên quan đến sức mạnh quân sự ngày càng hiếu chiến của Trung Quốc, vấn đề sẽ tạo cảm giác lo sợ đối với các nước láng giềng và toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, tất cả đang tăng cường phòng thủ trước mối đe dọa của Trung Quốc nên muốn đối phó với mối đe dọa này một cách gắn kết hơn.

Còn chuyên gia Su Ziyun phân tích rằng các nước Đông Nam Á là ASEAN, có thể chia thành Bắc ASEAN và Nam ASEAN, Bắc ASEAN là ASEAN Đất Liền, bao gồm Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam, Bắc ASEAN nghiêng về Bắc Kinh hơn. Nam ASEAN có thể gọi là ASEAN Đại Dương, bao gồm Singapore, Philippines, Indonesia, Malaysia, Brunei, các hiệp hội đại dương này gần gũi hơn với Mỹ. Trong số các nước ASEAN Đại Dương thì Việt Nam và Thái Lan có lợi hơn cho Mỹ, nhưng dù sao thì tất cả dựng thành thế bao vây ĐCSTQ.

Không giống như phòng thủ tập thể của NATO, Mỹ có 5 đồng minh ký hiệp ước riêng biệt ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippines và Thái Lan). Với sự gia tăng đe dọa vũ lực của Trung Quốc ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Nhật Bản và Úc đã ký các quy định phòng thủ riêng biệt, trong cuộc tập trận quân sự ở Philippines lần này còn có hiện diện của quân đội Úc. Liệu trong tương lai ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương sẽ có “tiểu NATO” hay không, đồng thời liệu các nước ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương có tăng cường hợp tác trong tương lai hay không là vấn đề chú ý.

Chuyên gia Su Ziyun cho biết, không chỉ Úc mà cả các tàu chiến của Pháp cũng đã đi qua eo biển Đài Loan, còn Anh Quốc cũng đã quyết định gửi quân đến Nhật Bản để giúp chống lại mối đe dọa từ vùng xám hàng hải của Trung Quốc. Giờ đây Mỹ đang quay trở lại chiến lược an ninh Thái Bình Dương của Mỹ thời Chiến tranh Lạnh, lấy Mỹ làm trung tâm, còn các trục phụ trợ kéo dài từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Philippines đến Singapore, bây giờ một lần nữa chiến lược này đã được hồi sinh.

“Lớp củng cố thứ hai là chương trình tàu ngầm ‘AUKUS’ của cơ chế an ninh Mỹ – Anh – Úc, chương trình sẽ cho phép Úc có lập trường tích cực hơn trong việc ngăn chặn Trung Quốc. Lớp củng cố thứ ba là thỏa thuận hải quân 5 nước giữa Anh, Singapore, Malaysia, New Zealand và Úc. Cuối cùng, eo biển Đài Loan cũng liên quan đến an ninh và lợi ích của chính châu Âu, vì giao thông đường biển giữa Đông Bắc Á và châu Âu chiếm 26% thế giới, nếu tuyến vận tải đường biển đó bị Trung Quốc kiểm soát sẽ rất bất lợi cho châu Âu”.

Chuyên gia Su Ziyun tin rằng không giống như NATO châu Âu là để phòng thủ tập thể, còn nếu Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương có thể được gọi là NATO trên biển thì đó là một cơ chế an ninh bao gồm hiệp ước phòng thủ song phương với Mỹ làm nòng cốt, nhưng dù sao thì NATO trên biển có thể ngăn chặn hiệu quả mối đe dọa của ĐCSTQ, điều này tương đối rõ ràng.


Quốc hội Mỹ chuẩn bị cải tổ di trú giữa ‘cơn bão’ di dân


(Di dân từ Mexico và Trung Mỹ cầu nguyện sau khi chấm dứt kiêng ăn để yêu cầu cải tổ luật di trú Mỹ.)

-Một nỗ lực mới nhằm thúc đẩy cải cách di trú của lưỡng đảng Hoa Kỳ, cùng với tăng cường an ninh biên giới, đang nổi lên tại Quốc hội giữa lúc hàng ngàn di dân tập trung đông đảo bên kia biên giới Mexico giáp ranh với Mỹ trong lúc điều khoản luật 42 của Mỹ sắp kết thúc vào ngày 11/5.

Đã 37 năm kể từ khi Quốc hội thông qua cải cách di trú quan trọng, nhưng số di dân ngày càng lớn và tình trạng thiếu lao động trầm trọng đã khiến các nhà lập pháp phải bận tâm. Đồng thời, nhiều đảng viên Cộng hòa cho rằng dòng ma túy bất hợp pháp vào Hoa Kỳ thông qua các cửa khẩu là lý do để kiểm soát chặt chẽ khu vực biên giới.

Hạ viện do đảng Cộng hòa kiểm soát có kế hoạch thông qua một gói các biện pháp an ninh biên giới vào tuần tới nhằm đặt ra những hạn chế cứng rắn hơn đối với những người xin tị nạn, tiếp tục xây dựng bức tường dọc biên giới phía tây nam với Mexico và mở rộng việc thực thi pháp luật liên bang.

Điều khoản luật 42 được áp dụng dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump khi bắt đầu đại dịch COVID, cho phép chính quyền Hoa Kỳ trục xuất di dân trở lại bên kia biên giới Mexico mà không cho họ có cơ hội xin tị nạn.

Ngày 2/5, chính quyền Biden tuyên bố sẽ tạm thời triển khai thêm 1.500 binh sĩ tới biên giới Hoa Kỳ-Mexico trước khả năng di dân bất hợp pháp gia tăng.

Cho dù một số người cho rằng kế hoạch của Hạ viện mang tính “chống người nhập cư”, nhưng một số thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa cho biết họ nóng lòng chờ đợi một đạo luật như vậy.

Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Thom Tillis cho biết phần cuối của Điều 42 “đặt nền tảng” cho Quốc hội xây dựng luật kiểm soát biên giới mới khi đảng Cộng hòa dự đoán một làn sóng những người mới đến.

Ông Tillis, người đang làm việc với Thượng nghị sĩ độc lập Krysten Sinema của Arizona và những người khác, cho biết một dự luật được Hạ viện thông qua là “điều mà chúng ta có thể dựa vào”. “Nó mang lại cho chúng ta một số cơ hội để đạt được sự hỗ trợ mà chúng ta cần tại Thượng viện” cho đạo luật rộng lớn hơn.

Ông Tillis nói có thể mất hai đến ba tháng để đạt được thỏa hiệp. Các thượng nghị sĩ không ảo tưởng rằng đây sẽ là một nhiệm vụ dễ dàng.

Ông Dick Durbin, nhân vật số 2 của đảng Dân chủ tại Thượng viện, cho biết dự luật của Hạ viện sẽ cung cấp manh mối về ý định của đảng Cộng hòa. Ông nói thêm rằng trong các cuộc thảo luận với các thượng nghị sĩ đồng nghiệp, “một trong những điều đầu tiên họ nói là ‘tốt nếu Hạ viện bắt đầu cuộc thảo luận, tôi nghĩ chúng ta có thể đạt được một kết quả nào đó.’ Hãy chờ xem.”

Kể từ khi ban hành các cải cách di trú năm 1986 dẫn đến khoảng 3 triệu di dân giành được tình trạng hợp pháp, Quốc hội đã nhiều lần thất bại trong việc cập nhật các chính sách của quốc gia.

Khoảng 11 triệu di dân trái phép ở Hoa Kỳ có thể có lợi ích trong kết quả của nỗ lực mới nhất này, cùng với các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang khao khát nguồn lực lao động.

Để thành công, tất cả 48 thành viên đảng Dân chủ tại Thượng viện và 3 thành viên độc lập phải bỏ phiếu cho một thỏa thuận di trú - đồng thời lưu ý đến triển vọng bầu cử lại vào năm 2024 - cộng với việc giành được sự ủng hộ từ ít nhất 9 thành viên đảng Cộng hòa và sự ủng hộ của Hạ viện do Đảng Cộng hòa kiểm soát.

“Một hành động rủi ro cao” là cách Thượng nghị sĩ Cộng hòa John Cornyn từ tiểu bang biên giới Texas miêu tả nó, đồng thời nói thêm rằng đó là “con đường duy nhất để tiến lên.”

Phòng Thương mại Hoa Kỳ, hiệp hội doanh nghiệp lớn nhất quốc gia, đã phát động một chiến dịch kêu gọi Quốc hội hành động. Nỗ lực này được tán thành bởi 400 tổ chức, từ Liên đoàn Văn phòng Nông trại Hoa Kỳ đến Hiệp hội Du lịch Hoa Kỳ.

Một số áp lực bên ngoài khác ngoài điều khoản luật 42 có thể thúc đẩy triển vọng cho một sáng kiến mới.

Trong số những vấn đề đè nặng lên các nhà lập pháp bao gồm tình trạng tử vong do fentanyl, chủ yếu được vận chuyển qua các cảng của Hoa Kỳ. Đảng Cộng hòa cho rằng đó là nơi mà thành phần an ninh biên giới xuất hiện.

Trong khi đó, các tiểu bang do đảng Cộng hòa kiểm soát thấy các nông trại, trại chăn nuôi, doanh nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm của họ đang phải nài xin nhân công, một khoảng trống mà di dân có thể lấp đầy nếu không có hệ thống visa rắc rối của Washington.

Cuối cùng, việc thông qua dự luật di trú cùng với tăng cường an ninh biên giới có thể thúc đẩy chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Joe Biden và cũng mang lại cho các ứng cử viên đảng Cộng hòa điều gì đó để cổ vũ.

Dự luật của Hạ viện sẽ giải quyết một vài trong số năm yếu tố trong nỗ lực Tillis-Sinema, theo một nguồn tin của Thượng viện quen thuộc với công việc của họ.

Nhìn chung, chúng bao gồm việc hiện đại hóa hệ thống tị nạn chậm chạp, những cải tiến về cách thức cấp visa và các biện pháp cho phép di dân hiệu quả hơn, dù họ là lao động và nhân viên y tế hay bác sĩ và kỹ sư, để lấp đầy công ăn việc làm tại Mỹ.

Thượng nghị sĩ Cộng hòa James Lankford nói yếu tố tị nạn là mấu chốt. “Chúng ta sẽ không có được tất cả mọi thứ, nhưng chúng ta phải có phần đó”, ông nói. Thượng nghị sĩ Dân chủ Chris Coons nhấn mạnh đến nhu cầu lực lượng di dân lao động.

Ngoài ra còn có số phận của 580.000 Dreamers đã ghi tên vào chương trình Hoãn hành động trục xuất đối với trẻ em đến Mỹ bất hợp pháp từ nhỏ (DACA), những trẻ vị thành niên được đưa vào Hoa Kỳ trái phép mà không phải do lỗi của chúng.

Đảng Cộng hòa đã chặn con đường trở thành công dân của thành phần này trong hai thập niên, lập luận rằng điều đó sẽ khuyến khích nhiều di dân đi con đường nguy hiểm để đến biên giới.

Các thượng nghị sĩ thừa nhận một số mục tiêu của họ có thể phải từ bỏ để đạt được “điểm lý tưởng”. Nhưng cái nào?

Thượng nghị sĩ Dân chủ Chris Murphy đã làm như vậy một phần nhờ nhận ra rằng một dự luật quá tham vọng sẽ là công thức dẫn đến thất bại.

Ông Murphy khi được hỏi khó khăn như thế nào để thắng được luật nhập cư chồng lên các trận chiến khác gần đây, chẳng hạn như việc kiểm soát súng, hôn nhân đồng tính và đầu tư cơ sở hạ tầng, ông nói:

“Đó là điểm 11 trên thang điểm 10.”


Tổng thống Biden tuyên bố thêm 4 năm tham nhũng, cưỡng chế, và bất tài


(Hình: Tổng thống Joe Biden trong một video thông báo rằng ông đang tìm cách tái tranh cử vào năm 2024.)

-Khi quý vị thấy Tổng thống (TT) Joe Biden công bố rằng ông ấy sẽ tái tranh cử, hãy nhớ những gì ông ấy đang hứa hẹn.

Khi tôi viết bài này, Ngũ Giác Đài đang cố gắng giải thích tại sao chúng ta không thể giải cứu người Mỹ khỏi cuộc nội chiến ở Sudan. Trong khi đó, các quốc gia khác đang bay vào một phi trường an toàn và thực hiện công việc của họ. Tình huống này khiến chúng ta một lần nữa sống lại sự kiện Afghanistan.

Những nỗ lực tốt nhất của giới truyền thông tuyên truyền và sự lãnh đạo bại hoại của Bộ Tư pháp đã được dành để bảo vệ ông Hunter Biden, con trai của Tổng thống. Mỗi tuần, chúng ta lại biết thêm về ảnh hưởng của gia đình Biden trong việc bắt tay kinh doanh với các tỷ phú và chính phủ ngoại quốc, điều này có từ thời ông Joe Biden còn là phó tổng thống. Khi các thông tin chi tiết về dòng tiền này được tiết lộ nhiều hơn, thì rõ ràng TT Biden là một trong những tổng thống tham nhũng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.

Nạn tham nhũng này là vượt ra ngoài phạm vi gia đình Biden. Khi Ngoại trưởng Antony Blinken điều hành Trung tâm Penn-Biden tại Đại học Pennsylvania, những người cộng sản Trung Quốc đã rót hàng triệu dollar vào trường đại học này. Hơn nữa, ông Blinken hóa ra là người điều hành chiến dịch đã yêu cầu 51 sĩ quan tình báo ký vào một lá thư nói dối về chiếc máy điện toán xách tay của ông Hunter Biden (các cuộc thăm dò vào năm 2020 cho thấy cứ sáu người Mỹ thì có đến một người sẽ chuyển sang phản đối ông Joe Biden nếu họ biết về các giao dịch của gia đình ông với Trung Quốc, Nga, Ukraine, và Kazakhstan).

Không có hành vi tham nhũng nào trong số này có khả năng bị truy tố, bởi vì Tổng chưởng lý Merrick Garland là tổng chưởng lý theo đảng phái nhất kể từ thời ông John Mitchell trong chính phủ TT Richard Nixon. Ông Mitchell đã ngồi tù vì cản trở công lý. Những người tố giác gần đây cho thấy ông Garland và những người cao cấp khác do TT Biden bổ nhiệm có thể gặp rủi ro tương tự.

Sự thiếu trình độ thể hiện rõ ràng trên hầu hết mọi lĩnh vực, bắt đầu từ vị phó tổng thống thiếu hiểu biết và thiếu thông tin nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Không một tiểu thuyết gia nào có thể tạo ra nhân vật là bà Kamala Harris trừ phi ông ấy hoặc bà ấy đang viết một bộ phim hài.

Sự kém cỏi của chính phủ TT Biden xuất hiện ở hầu hết mọi vấn đề. Lạm phát vẫn cao. Nền kinh tế đang suy yếu. Ngân sách Biden dự tính sẽ mắc nợ thêm hàng ngàn tỷ dollar. Biên giới vẫn mở. Tội phạm tiếp tục được ra tù (hoặc thậm chí không bị truy tố) ở hầu hết mọi trung tâm đô thị lớn do Đảng Dân Chủ kiểm soát. Các nghiệp đoàn giáo viên tiếp tục bảo vệ các hệ thống như Thành phố Baltimore, nơi có 23 trường học không có một học sinh nào thông thạo môn toán — trong số 2,000 học sinh.

Hãy xem xét sự xuống cấp của hệ thống giao thông vận tải của chúng ta dưới thời TT Biden — thảm họa tàu hỏa Ohio ở East Palestine (ông Biden vẫn chưa đến thăm) và hệ thống du lịch hàng không ngừng hoạt động (lần đầu tiên kể từ ngày 11/09). Trong khi đó, một nỗ lực thiếu khả năng nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng vẫn tiếp tục một cách vô vọng trong một hệ thống đầy những quy định, vụ kiện tụng, quy tắc làm việc của nghiệp đoàn không cần thiết, và tất cả những thứ đang khiến các thành phố lớn do Đảng Dân Chủ điều hành trở nên đắt đỏ không tưởng.

Cho dù đó là vấn đề của sự thiếu năng lực hay chính sách có chủ ý, thì thảm họa ở biên giới của chúng ta đang cho phép hàng triệu người nhập cư bất hợp pháp, một lượng lớn ma túy, và một làn sóng buôn người và tội phạm xâm nhập vốn không giống bất cứ điều gì chúng ta từng chứng kiến.

Ngoài tham nhũng và sự bất tài, chiến dịch tái tranh cử của TT Biden sẽ phải giải quyết vấn đề về sự cưỡng chế mà chính phủ liên bang đang sử dụng nhắm vào người dân Mỹ.

Trong khi TT Abraham Lincoln kêu gọi chính phủ của dân, do dân, và vì dân, thì rõ ràng ông Biden đại diện cho chính phủ của giới thượng lưu, do giới thượng lưu, và vì giới thượng lưu. Mức độ cưỡng chế vốn có trong hệ thống chính phủ ông Biden là vượt xa mọi thứ chúng ta từng thấy ở Mỹ quốc.

Tại Dự án Tân Đa số của Mỹ (America’s New Majority Project), chúng tôi đã nghiên cứu các giá trị và niềm tin của người dân Mỹ kể từ năm 2018. Chúng tôi đã hợp tác chặt chẽ với nhiều nhà thăm dò ý kiến và đã nghiên cứu dữ liệu thăm dò ý kiến tại Gallup và những nơi khác trong nhiều thế hệ. Chúng tôi đã mở rộng các cuộc thăm dò của mình với nhiều nhóm tiêu điểm khác nhau để cố gắng hiểu rõ hơn về các sắc thái của ý kiến người Mỹ.

Số lượng các lĩnh vực mà chính phủ TT Biden và các thành viên Đảng Dân Chủ liên bang đang cố gắng ép buộc người dân Mỹ phải thay đổi là rất đáng kinh ngạc.

Đa phần người dân Mỹ tin rằng đại dịch đã qua. Tuy nhiên, không một thành viên Đảng Dân Chủ tại Hạ viện nào bỏ phiếu cho dự luật vốn tuyên bố đại dịch này đã kết thúc. Họ biết rằng sự kết thúc của đại dịch đồng nghĩa với số tiền đóng thuế của người dân đến nhiều đồng minh của họ cũng chấm dứt, và họ muốn số tiền đó hơn là muốn làm hài lòng người dân Mỹ.

Người Mỹ hoàn toàn ủng hộ các bậc cha mẹ có quyền trong việc giáo dục con em của họ. Tuy nhiên, không một thành viên Đảng Dân Chủ nào bỏ phiếu cho một Dự luật về Quyền của Cha mẹ tại Hạ viện.

Người dân Mỹ phản đối mạnh mẽ việc nam giới về mặt sinh học thi đấu với phụ nữ và trẻ em gái trong thể thao, nhưng không một thành viên Đảng Dân Chủ nào bỏ phiếu cho dự luật giúp pháp điển hóa quy định này. Trong khi đó, chính phủ TT Biden đã đề xướng một quy định cho phép nam giới vào phòng thay đồ và thi đấu thể thao của nữ giới.

Người Mỹ phản đối mạnh mẽ việc tuyên truyền chuyển giới trong các trường học — và phản đối sâu sắc việc dùng thuốc và phẫu thuật chuyển đổi giới tính cho trẻ vị thành niên — nhưng Bộ Quốc phòng của TT Biden đã công bố một bài viết cho rằng những trẻ bảy tuổi có thể quyết định thay đổi giới tính của mình.

Người dân Mỹ hoàn toàn phản đối việc đối xử khác biệt với mọi người dựa trên chủng tộc của họ, nhưng chính phủ TT Biden ủng hộ việc làm như vậy.

Người dân Mỹ rất ủng hộ việc phát triển các nguồn năng lượng của Mỹ, tuy nhiên Đảng Dân Chủ đã bỏ phiếu với tỷ lệ 203 phiếu chống và 4 phiếu thuận cho Đạo luật Chi phí Năng lượng Thấp hơn.

Cuối cùng, người Mỹ phản đối một sự gia tăng mức trần nợ nếu việc này không có những cắt giảm chi tiêu đáng kể. Cứ bốn người thì chỉ có một người ủng hộ cách tiếp cận của ông Biden đối với việc tăng mức trần nợ mà không hề có thay đổi nào. Tuy nhiên, các thành viên Đảng Dân Chủ vẫn tiếp tục thực hiện việc này mà phớt lờ cảm giác chung của người dân.

Đến bây giờ chúng ta đã có hai năm rưỡi để hiểu thành viên Đảng Dân Chủ Biden là người như thế nào.

TT Biden lại đang công bố thêm 4 năm tham nhũng, cưỡng chế, và bất tài.

Người dân Mỹ sẽ kiên quyết từ chối tương lai đó.


Ukraine nói bắn hạ được phi đạn siêu thanh của Nga bằng hệ thống phòng không của Mỹ


(Ảnh chụp từ video lấy từ trang web chính thức của Bộ Quốc phòng Nga vào ngày 11 tháng 3 năm 2018 cho thấy phi đạn siêu thanh Kinzhal đang bay trong một cuộc thử nghiệm ở miền nam nước Nga.)

-Phòng không của Ukraine lần đầu tiên bắn hạ được một phi đạn siêu thanh của Nga trong một cuộc tấn công nhắm vào thủ đô Kyiv trong tuần này, Lực lượng Không quân cho biết ngày thứ Bảy. Đây có thể là trở ngại lớn cho chiến dịch không kích tầm xa của Điện Kremlin.

Phi đạn Kinzhal, có nghĩa là "dao găm" trong tiếng Nga, là một trong sáu vũ khí "thế hệ tiếp theo" được Tổng thống Vladimir Putin công bố vào năm 2018 khi nhà lãnh đạo Nga khoe rằng nó không thể bị bắn hạ bởi bất cứ hệ thống phòng không nào trên thế giới.

Chỉ huy Lực lượng Không quân Ukraine Mykola Oeshchuk cho biết phi đạn Kh-47 Kinzhal đã bị bắn hạ vào đêm ngày thứ Năm bên trên khu vực bên ngoài Kyiv. Lực lượng Không quân cho biết nó bị bắn hạ bởi một hệ thống phòng không Patriot của Mỹ

"Tôi xin chúc mừng người dân Ukraine về sự kiện lịch sử này. Đúng, chúng ta đã bắn hạ phi đạn Kinzhal 'vô song,'" ông nói trên ứng dụng Telegram.

Hệ thống Patriot của Mỹ là một trong một nhiều các hệ thống phòng không tinh vi do phương Tây cung cấp để giúp Ukraine đẩy lùi chiến dịch không kích kéo dài nhiều tháng của Nga nhắm vào cơ sở hạ tầng thiết yếu, các cơ sở năng lượng và các địa điểm khác.

Hàng trăm thường dân đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công mà Nga đẩy mạnh vào tháng 10 trước mùa đông. Các cuộc tập kích đã không làm tê liệt được lưới điện nhưng gây ra tình trạng cúp điện rộng khắp và những vụ mất điện khác. Nga phủ nhận nhắm mục tiêu vào thường dân.

Nga, không bình luận ngay lập tức về tuyên bố của Ukraine về phi đạn Kinzhal, trước đây từng khoe rằng loại phi đạn này không có loại tương đương ở phương Tây.

Phi đạn đạn đạo phóng từ trên không, có thể đạt tốc độ lên tới Mach 10 (12.350 km/giờ), có khả năng mang đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn thông thường. Nó có tầm bắn được báo cáo từ 1.500 đến 2.000 km.

Ukraine nói phi đạn đã được bắn trong một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái nhắm vào Kyiv và các thành phố khác vào sáng sớm ngày thứ Năm.

Lực lượng Không quân trước đó không tiết lộ phi đạn Kinzhal đã được sử dụng cho cuộc tấn công, mặc dù các quan chức Kyiv nói ngay rằng có một phi đạn đạn đạo.

Cuộc không kích hôm thứ Năm diễn ra chưa đầy một ngày sau khi Nga cáo buộc Ukraine âm mưu ám sát Tổng thống Vladimir Putin trong một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái nhắm vào điện Kremlin ở Moscow và đe dọa sẽ trả đũa.

Moscow đã cáo buộc Washington dính líu đến vụ việc này. Cả Ukraine và Mỹ đều bác bỏ.

Nga đã tăng cường các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và phi đạn nhắm vào các khu vực của Ukraine trong tuần qua khi Kyiv chuẩn bị tiến hành một cuộc phản công chống lại các lực lượng Nga đã cố thủ khắp các vùng đất bị chiếm đóng ở phía nam và phía đông.

Các phi đạn Patriot của Mỹ chỉ mới được chuyển giao cho Ukraine vào tháng trước, các quan chức cho biết.

Phi đạn Kinzhal đã được sử dụng vài lần ở Ukraine. Lần đầu tiên trong chiến đấu là khi Nga cho biết họ đã bắn phi đạn này vào một bãi chứa đạn dược ở tây nam Ukraine vào ngày 19 tháng 3 năm 2022.

Không quân Ukraine trước đây được coi là không có khả năng bắn hạ phi đạn đạn đạo mà Nga sử dụng để tấn công các khu dân cư và cơ sở hạ tầng điện của Ukraine.

Lực lượng Không quân ngày thứ Bảy cho biết họ đã bắn hạ tám máy bay không người lái Shahed do Nga phóng ở các khu vực phía đông và đông nam Ukraine trong một cuộc tấn công trong đêm.


Ông Prigozhin: Wagner sẽ rời khỏi chiến trường Bakhmut để dưỡng thương và khỏi chết vô nghĩa
(Nhật Tân)


-Thủ lĩnh Wagner, Yevgeny Prigozhin hôm nay tuyên bố trên mạng xã hội rằng quân lính của ông sẽ bàn giao chiến trường Bakhmut cho quân chính quy Nga vào ngày 10/5 để đi “liếm vết thương”, vì ông không muốn họ chết đi một cách vô nghĩa, mặc dù theo kế hoạch thì ông có thể đánh chiếm Bakhmut vào Ngày Chiến thắng 9/5. Ngay trước đó, trong một đoạn video khác, ông chửi bới om sòm lãnh đạo Nga không gửi đạn dược cho ông. Không rõ lần này ông có thật sự rút quân như tuyên bố hay không.

(Ảnh; Ông Yevgeny Prigozhin nói quân Wagner sẽ rời Bakhmut để ‘liếm vết thương’ dù chiến thắng trong tầm tay, vì thiếu đạn dược dẫn đến hy sinh vô nghĩa.)

“Tôi chính thức phát biểu trước Tổng tư lệnh tối cao, Tổng tham mưu trưởng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và nhân dân Nga.”

“Tôi thay mặt cho các chiến binh Tập đoàn Quân sự Tư nhân Wagner, thay mặt cho bộ chỉ huy Wagner, tuyên bố rằng vào ngày 10/5/2023, chúng tôi buộc phải chuyển các vị trí đóng quân trong khu Bakhmut cho các đơn vị của Bộ Quốc phòng, và rút tàn quân của Wagner đến các trại phía sau để liếm vết thương của họ.”

“Tôi đang rút các đơn vị Wagner khỏi Bakhmut, bởi vì nếu không có đạn dược, họ sẽ phải chết một cách vô nghĩa.”

Đó là đoạn văn bản đăng trên Telegram. Còn trong video, ông nói rằng theo dự định thì quân của ông sẽ chiếm lĩnh Bakhmut vào ngày 9/5 (ngày Chiến thắng), nhưng vì không đủ đạn dược, cho nên quân của ông phải rút lui.

Ngay trước đó, ông đã cho đăng một đoạn video, mà đoạn mở đầu là các xác chết bày la liệt mà ông miêu tả là quân Wagner với vết máu còn mới tinh, sau đó ông kêu tên các tướng lãnh Nga và chửi bới om sòm, kể lể rằng quân của ông bị chết vì thiếu đạn dược, trong khi tướng lãnh Nga ở nhà hưởng thụ cuộc sống thoải mái.

Lời lẽ trong video rất thô tục, trích 1 đoạn như sau: “Shoigu! Gerasimov! Đạn dược đâu?… Họ đến đây với tư cách là những người tình nguyện và chết cho các ngươi để vỗ béo bản thân trong những văn phòng lót gỗ sang trọng!”

Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu và Tổng tham mưu trưởng Valery Gerasimov thường là tâm điểm trút giận của ông Prigozhin. Mâu thuẫn giữa lính đánh thuê và quân chính quy đã công khai trong thời gian qua.

Ông Prigozhin cũng từng dọa rằng Wagner sẽ sớm ngừng tồn tại và đi vào lịch sử… vì thiếu đạn dược, nhưng dường như lần đó chỉ là dọa thôi.

Ông Yevgeny Prigozhin, người St Petersburg, từng đi tù vì trộm cắp, bán xúc xích, làm đầu bếp, và hiện nay đứng đầu tập đoàn lính đánh thuê Wagner, mũi nhọn tấn công quan trọng trong lực lượng phe Nga ở chiến trường Ukraine. Hiện nay, Hoa Kỳ xếp Wagner là tổ chức tội phạm xuyên quốc gia.


Putin Sẽ Bị Bắt Nếu Đến Thăm Nam Phi


(Ảnh: Tổng thống Putin (trái) và tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa tại hội nghị BRICS ở Sochi ngày 24.10.2019)

-Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ bị bắt nếu đặt chân tới tỉnh Western Cape của Nam Phi trong chuyến thăm dự kiến vào tháng 8, theo lãnh đạo tỉnh này.

“Putin đã liên tục và thô bạo làm xói mòn các quyền tự do của người dân Ukraine và những người ở đất nước của ông ta, những người dám có lập trường nguyên tắc chống lại các hành động tàn bạo của ông ta.” Alan Winde, một thủ tướng đối lập của đảng Liên minh Dân chủ (DA) cai trị tỉnh, cho biết trong một tuyên bố vào cuối ngày thứ Năm.

Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) vào tháng trước đã ban hành lệnh bắt giữ ông Putin, người dự kiến sẽ tham dự hội nghị BRICS ở tỉnh Western Cape.

BRICS là một khối các nền kinh tế mới nổi bao gồm Nga, Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi.

Tổng thống Cyril Ramaphosa hồi đầu tuần cho biết đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC) cầm quyền của ông đã quyết định rút khỏi ICC. Nhưng văn phòng của ông ngay lập tức rút lại những bình luận đó và nói rằng đó là lỗi giao tiếp và Nam Phi sẽ vẫn là một bên ký kết Quy chế Rome.

“Ngay cả khi đối mặt với lệnh bắt giữ này, chính phủ quốc gia dường như có ý định thúc đẩy và tiếp đón Tổng thống Putin tại hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Nam Phi, dự kiến vào cuối năm nay. Điều này là không thể chấp nhận được và đáng trách,” Winde nói.

Alan Winde nói nếu Putin đến Western Cape, chính quyền tỉnh sẽ bắt giữ ông ta bởi chính các sĩ quan của Kế hoạch Tiến bộ Thực thi Pháp luật (LEAP) do chính phủ Western Cape tài trợ.

Ông nói: “Nếu Sở Cảnh sát Nam Phi không được hướng dẫn hành động, chúng tôi sẽ làm.

Winde cho biết tỉnh của ông, bao gồm cả thành phố du lịch Cape Town, sẽ không chỉ đấu tranh cho các quyền và tự do cơ bản của người dân Nam Phi mà còn sẵn sàng thể hiện tình đoàn kết với Ukraine bằng cách đứng lên chống lại lực lượng vũ phu mà Nga đã tấn công thường dân nước này. .

“Tôi rất băn khoăn về cách chính phủ quốc gia ANC hoàn toàn tập trung vào việc thực hiện các bước để đảm bảo quyền tự do của Vladimir Putin, thay vì tập trung vào việc đảm bảo quyền tự do cho người dân Nam Phi, nhiều người trong số họ không thoát khỏi sự sợ hãi và vẫn chưa đạt được thành tựu kinh tế tự do, 29 năm trong nền dân chủ của chúng ta,” ông nói.

Trong khi đó giới chức Nam Phi đang cố gắng thuyết phục Tổng thống Nga Vladimir Putin không đến Nam Phi dự hội nghị thượng đỉnh BRICS vào tháng 8 do Tòa Hình sự Quốc tế (ICC) đã phát lệnh bắt nhà lãnh đạo Nga, tờ Sunday Times (Nam Phi) đưa tin.

Thay vào đó, các quan chức chủ nhà đề nghị chủ nhân Điện Kremlin tham dự trực tuyến.

Tờ Sunday Times dẫn các nguồn thạo tin thuộc chính phủ Nam Phi tiết lộ ủy ban đặc biệt do Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa thiết lập đã rút ra kết luận rằng, trong trường hợp ông Putin đặt chân lên lãnh thổ nước này, họ bị buộc phải thi hành lệnh bắt theo trát của ICC.

Ngày 17.3, ICC phát lệnh bắt Tổng thống Putin và một quan chức Nga liên quan đến chiến dịch quân sự đặc biệt được Moscow phát động tại Ukraine.

Nam Phi, trên cương vị là một trong 123 nước ký kết Quy chế Rome về ICC, có nhiệm vụ phải thi hành những lệnh bắt giữ theo yêu cầu của ICC.


Tin Quốc Tế Đó Đây
WHO tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu về COVID


(Hình: Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới - ông Tedros Adhanom Ghebreyesus.)

-COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp về y tế toàn cầu, Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố hôm thứ Sáu (5/5). Đây là một bước quan trọng hướng tới chấm dứt đại dịch đã giết chết hơn 6,9 triệu người, làm gián đoạn nền kinh tế toàn cầu và nhiều cộng đồng bị tàn phá.

Ủy ban Khẩn cấp của WHO họp hôm thứ Năm và khuyến nghị cơ quan của Liên Hiệp Quốc tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế, vốn đã diễn ra hơn ba năm.

“Vì vậy, với niềm hy vọng, tôi tuyên bố COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp toàn cầu”, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói, đồng thời cho biết thêm việc tuyên bố kết thúc tình trạng khẩn cấp không có nghĩa là COVID đã hết là mối đe dọa sức khỏe toàn cầu.

Ủy ban khẩn cấp của WHO lần đầu tiên tuyên bố rằng COVID ở mức cảnh báo cao nhất của tổ chức này hơn 3 năm trước, vào ngày 30/1/2020. Tình trạng này giúp tập trung sự chú ý của quốc tế vào mối đe dọa sức khỏe, cũng như thúc đẩy sự hợp tác về vaccine và phương pháp điều trị.

Việc dỡ bỏ nó là một dấu hiệu cho thấy thế giới đã đạt được tiến bộ trong những lĩnh vực này, nhưng WHO cho biết COVID-19 vẫn hiện hữu, ngay cả khi nó không còn là tình trạng khẩn cấp nữa.

“COVID đã thay đổi thế giới, và nó đã thay đổi chúng ta. Đó là cách cuộc sống diễn ra. Nếu chúng ta quay lại mọi thứ như trước COVID-19, chúng ta sẽ không rút ra được bài học của mình và khiến thế hệ tương lai của chúng ta thất vọng”, ông Ghebreyesus nói.

Theo dữ liệu của WHO, tỷ lệ tử vong đã chậm lại từ mức cao nhất là hơn 100.000 người mỗi tuần vào tháng 1/2021 xuống chỉ còn hơn 3.500 người trong tuần lễ tính đến ngày 24/4/2023.

WHO không tuyên bố lúc bắt đầu hay kết thúc của đại dịch, mặc dù tổ chức này đã bắt đầu sử dụng thuật ngữ cho COVID vào tháng 3 năm 2020.

Năm ngoái, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden nói đại dịch đã qua. Giống như một số quốc gia khác, nền kinh tế lớn nhất thế giới đã bắt đầu dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp trong nước đối với COVID, đồng nghĩa với việc ngừng thanh toán tiền mua vaccine cùng với các lợi ích khác.

Các khu vực khác đã thực hiện các bước tương tự. Vào tháng 4 năm ngoái, Liên minh châu Âu nói giai đoạn khẩn cấp của đại dịch đã kết thúc và người đứng đầu WHO ở Châu Phi, Matshidiso Moeti, nói vào tháng 12 rằng đã đến lúc chuyển sang đối phó bình thường với COVID trên khắp lục địa.

Việc chấm dứt tình trạng khẩn cấp có thể có nghĩa là các nỗ lực hợp tác hoặc tài trợ quốc tế cũng chấm dứt hoặc chuyển trọng tâm, mặc dù nhiều nơi đã thích nghi khi đại dịch qua đi ở các khu vực khác nhau.


Phòng Chống Covid-19: WHO Công Bố Chiến Lược Mới

-Hôm 3/5/2023, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố chiến lược mới về phòng chống Covid-19, nhằm hỗ trợ các nước chuyển từ chiến lược “đối phó khẩn cấp” sang tập trung vào việc phòng ngừa.

Theo thông tấn xã AFP, chiến lược mới của WHO sẽ phục vụ cho việc đối phó với dịch bệnh trong 2 năm tới. Đây là chiến lược chống Covid thứ tư của Tổ chức Y tế Thế giới kể từ đầu đại dịch. Chiến lược này tiếp tục “hai mục tiêu” của chiến lược thứ ba (được công bố năm 2022): “Giảm mức độ lây lan của virus SRAS-CoV-2” và tăng cường điều trị nhằm “giảm tỉ lệ tử vong, mức độ bệnh tật và các hậu quả dài hạn”.

Ngoài hai mục tiêu trên, chiến lược mới của WHO tập trung vào mục tiêu thứ ba, ưu tiên cho khâu phòng ngừa. Chiến lược mới cũng đặc biệt chú trọng đến những người mắc chứng “Covid dài hạn”, tức bệnh nhân có các triệu chứng Covid-19 sau giai đoạn cấp tính, có thể kéo dài nhiều tuần lễ, thậm chí nhiều tháng. Theo Tổng Giám đốc WHO, Bác sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, khoảng 6% bệnh nhân Covid thuộc nhóm này.

Chiến lược mới dựa trên 5 thành tố chính: “Phối hợp kiểm soát, bảo vệ các cộng đồng, điều trị hiệu quả và linh hoạt, tiếp cận các biện pháp phòng dịch (như vắc-xin), phối hợp trong trường hợp khẩn cấp”.

Theo WHO, hơn 3 năm kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, số ca chết đã giảm mạnh, xuống đến mức “thấp nhất từ đầu đại dịch”. Tuy nhiên, vẫn còn hàng triệu người bị lây nhiễm, và virus tiếp tục giết hại “hàng ngàn người mỗi tuần” trên thế giới. Trong vài ngày tới, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới sẽ đưa ra quyết định chấm dứt, hoặc tiếp tục duy trì “mức độ báo động tối đa”, được ban bố kể từ ngày 30/1/2020, sau khi đại dịch bùng lên tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc.


Mạng lưới hơn 100 tài khoản Facebook của ĐCSTQ bị Meta đánh sập
(Bình Minh)


-Thứ Tư (ngày 3/5), Meta – công ty mẹ của Facebook – thông báo rằng họ đã đánh sập một mạng lưới gồm hơn 100 tài khoản của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Những tài khoản này mạo danh các tổ chức của Mỹ và châu Âu để quảng bá cho Bắc Kinh.

Meta cho biết, các tài khoản Facebook và Instagram này có thể đã sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để giả mạo hình ảnh của họ trông có vẻ hợp pháp. Họ đóng giả làm cố vấn, nhưng kỳ thực đó là cả một tổ chức tin giả.

Mạng lưới này có hơn 15.000 người theo dõi trên nền tảng Meta và dường như có một số hỗ trợ tài chính phía sau. Có lần, các tài khoản này kêu gọi tổ chức một hoạt động phản đối ông George Soros tại thủ đô Budapest, Hungary.

Ông Soros từng nói rằng hầu hết các vấn đề mà nhà lãnh đạo ĐCSTQ, ông Tập Cận Bình, gặp phải đều là “tự làm tự chịu”. Từ các chính sách kinh tế sai lầm được ban hành khi mới lên nắm quyền, cho đến các biện pháp phong tỏa cực đoan nhằm đối phó với virus viêm phổi Vũ Hán (COVID-19), chúng đều gây ra khổ nạn cho người dân, và đẩy họ đến bờ vực phải biểu tình công khai.

Các tài khoản giả mạo này đã tweet đề nghị trả tiền cho những người tham gia “cuộc biểu tình”. Nhằm chống lại ông Soros, các tài khoản trên cũng đề nghị trả tiền cho những nhà văn tự do viết bài cho ít nhất một trang web.

Meta cho biết trong báo cáo rằng các tài khoản này lan truyền những luận điệu ủng hộ ĐCSTQ, như “cảnh báo việc tẩy chay Thế vận hội Bắc Kinh 2022; cáo buộc về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ ở Châu Phi”, và “tuyên bố rằng người Duy Ngô Nhĩ đang sống trong điều kiện thoải mái ở Trung Quốc”.

Các tài khoản giả mạo cũng đăng “những bình luận tiêu cực về các nhà hoạt động người Duy Ngô Nhĩ và những người bất đồng chính kiến với ĐCSTQ”.

Hôm thứ Ba (2/5), ông Ben Nimmo, Giám đốc tình báo mối đe dọa toàn cầu của Meta, nói với các phóng viên rằng các tài khoản giả đã bị gỡ xuống “báo hiệu một sự thay đổi” trong bản chất của Internet dựa trên sự ảnh hưởng của Trung Quốc.

Các nhà điều hành Trung Quốc đã sử dụng những chiến thuật mới, như thành lập một công ty bình phong, để thuê các nhà văn tự do trên khắp thế giới, và cung cấp kinh phí để chiêu mộ những người biểu tình.

Mặc dù những mạng này thường nhỏ và gặp khó khăn trong việc xây dựng khán giả, nhưng “họ đang cố gắng đa dạng hóa chiến lược của mình, đó luôn là điều mà chúng tôi muốn quan tâm,” ông Nimmo nói.

Một quan chức Hoa Kỳ nói với CNN rằng trong những năm gần đây, các đặc vụ Trung Quốc đã “thay đổi thái độ”, từ lo sợ bị bắt khi gây ảnh hưởng đến các cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ, sang coi các hoạt động gây ảnh hưởng như một công cụ khác để thể hiện quyền lực.

“Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ” những nỗ lực của Trung Quốc nhằm xâm nhập vào cuộc bầu cử năm 2024, quan chức này cho biết.

Năm 2009, chính quyền Trung Quốc đã chặn dịch vụ truyền thông xã hội ở Trung Quốc, vì một số nhà hoạt động đã sử dụng Facebook làm nền tảng liên lạc. Nhưng nền tảng này đã trở thành công cụ chính cho tuyên truyền đối ngoại của Bắc Kinh.

Tờ “The Wire China” của Hoa Kỳ từng đưa tin, Facebook kiếm được hàng tỷ đô la doanh thu quảng cáo ở Trung Quốc mỗi năm, thông qua các phương thức vòng vo như “hợp tác và đại lý”. Những khoản thu này rõ ràng đã được chính quyền ĐCSTQ thông qua.

Những quảng cáo này không chỉ đến từ các công ty tư nhân, mà còn từ các doanh nghiệp nhà nước của ĐCSTQ, các phương tiện truyền thông của chính quyền, thậm chí cả chính quyền địa phương. Điều này cũng khiến nền tảng xã hội trở thành một trong những kênh tuyên truyền chính của ĐCSTQ.

Nhìn chung, chính quyền Trung Quốc sử dụng Facebook gần gấp đôi so với các kênh truyền thông xã hội nước ngoài khác để tuyên truyền đối ngoại.

Trong khi các mạng xã hội như Twitter, Facebook, SnapChat, dịch vụ của Google cùng hàng nghìn trang web đều bị cấm tại Trung Quốc. Hơn một thập kỷ qua, với chương trình kiểm duyệt tường lửa Great Firewall, người dân Trung Quốc không thể truy những cập mạng xã hội trên.

Năm 2009, Trung Quốc chính thức đặt lệnh cấm đối với Facebook và đến nay không có dấu hiệu nào về kế hoạch cho phép mạng xã hội của Mỹ này hoạt động tại đây.


Bí Ẩn Vẫn Bao Trùm Vụ Drone “Tấn Công” Điện Kremlin


-Vụ drone tấn công vào điện Kremlin vào sáng sớm ngày 03/05/2023 và bị bắn hạ đã làm dấy lên tranh cãi gay gắt giữa Moscow và Kyiv, với việc Nga quy trách nhiệm cho Ukraine, buộc Kyiv phải lên tiếng cải chính. Ai đúng, ai sai, điều đó chưa thể xác định được, vì nhiều câu hỏi liên quan đến vụ việc vẫn chưa có lời giải đáp.

Về diễn biến của vụ việc, hãng tin Pháp AFP ghi nhận là cho đến giờ, chỉ mới có các hình ảnh từ video được truyền thông Nga phát ra trên mạng xã hội: Trong một đoạn video, người ta thấy một thiết bị bay phát nổ thành một đám lửa ngay bên trên một lá cờ Nga cắm trên mái vòm của Cung Thượng Viện, môt trong những tòa nhà chính trong khuôn viên điện Kremlin.

Về tác giả vụ tấn công, Moscow khẳng định rằng đó là Ukraine, một cáo buộc bị Kyiv hoàn toàn bác bỏ. Thậm chí, theo hãng AFP, ông Mykhaïlo Podoliak, một trong những cố vấn của tổng thống Ukraina còn cáo buộc Nga “dàn dựng” mọi sự để biện minh cho “một cuộc tấn công khủng bố lớn ở Ukraina”.

Về phía Mỹ, ngoại trưởng Antony Blinken cũng cho rằng cần phải xem xét những gì mà Matxcơva đưa ra “một cách hết sức thận trọng”.

Riêng ông Sergei Sullenny, một chuyên gia về Đông Âu, thì lại quy kết trách nhiệm cho Nga, nêu bật việc chính điện Kremlin đã nhanh chóng “xác nhận” vụ việc và cho lưu hành ngay các đoạn phim trích từ các camera an ninh trong tay chính quyền. Theo chuyên gia này, rõ ràng là Matxcơva muốn “mọi người chứng kiến” sự kiện đó.

Ukraine cũng có thể là tác giả?

Tuy nhiên, một số chuyên gia khác không loại trừ khả năng Ukraine là tác giả vụ tấn công, vì nước này có thừa khả năng kỹ thuật và công nghệ để thực hiện các cuộc tấn công tầm xa, sâu trong lãnh thổ Nga, như họ đã từng làm trước đây.

Nhà phân tích Samuel Bendett, thuộc Trung Tâm Phân Tích Hải Quân tại Mỹ, cho rằng phương tiện được dùng để tấn công có thể là loại drone UJ-22, thậm chí là loại PD-1 của Ukraine, hoặc Mugin-5 do Trung Quốc chế tạo mà Kiev đã từng sử dụng.

Theo chuyên gia này, UJ-22 “có tầm hoạt động xa và có khả năng vươn tới Matxcơva”. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là chiếc drone đó xuất phát từ nơi nào.

Ngoài ra, vụ việc cũng đặt ra câu hỏi về hiệu quả của hệ thống phòng không của Nga. Chuyên gia Bendett nhắc lại: “Vào năm ngoái, giới phân tích Nga đã hàm ý rằng màng lưới phòng không Nga không thể bảo vệ toàn bộ đất nước và một số sơ hở nhất định có thể bị khai thác”.

Tuy nhiên, chuyên gia này cũng tự hỏi là “tại sao chiếc drone lại không bị bắn chặn trên bầu trời Matxcơva”.

Mới nhất, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov đổ lỗi cho Mỹ về vụ tấn công, nói rằng “các quyết định về các cuộc tấn công khủng bố như vậy được đưa ra ở Washington” và Kyiv “chỉ thực hiện các quyết định này”. Anh ấy nói “Washington chắc chắn đứng sau cuộc tấn công này, chúng tôi biết điều này.”

Ngay sau đó, Nhà Trắng phủ nhận mọi liên phát ngôn viên của hội đồng an ninh quốc gia, John Kirby , nói với MSNBC: Chúng tôi không liên quan với điều này.


Hoa Kỳ Cấp Thêm 300 Triệu Mỹ Kim Viện Trợ Quân Sự Cho Ukraine


(Hình: Rốc-két tầm ngắn Hydra-70 phóng từ máy bay của Hoa Kỳ.)

-Ngày 3/5/2023, Hoa Kỳ tuyên bố sẽ gửi một gói viện trợ quân sự mới trị giá 300 triệu Mỹ kim cho Ukraine, bao gồm lần đầu tiên có rốc-két tầm ngắn Hydra-70 phóng từ máy bay, lấy từ kho dự trữ dư thừa của Hoa Kỳ.

Gói hỗ trợ an ninh lần này là gói hỗ trợ thứ 37 được Hoa Kỳ phê duyệt cho Ukraine với tổng trị giá 35,7 tỉ Mỹ kim kể từ khi Nga xâm chiếm Ukraine vào tháng 2 năm 2022.

“Mỹ cùng các đồng minh và đối tác của chúng tôi sẽ đoàn kết với Ukraine tới cùng”, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết trong một tuyên bố loan báo gói viện trợ.

Rốc-két, đạn dược và pháo howitzer 155mm có trong gói viện trợ sẽ giúp Ukraine làm suy yếu các vị trí trên bộ của Nga để các lực lượng mặt đất của Ukraine tiến công khi Kyiv lên kế hoạch cho một cuộc tấn công mùa Xuân.

Hydra-70 là rốc-két không điều khiển, phóng từ trên không do công ty General Dynamics chế tạo. Rốc-két thường được phóng từ các bệ gắn trên máy bay để hỗ trợ cho lực lượng mặt đất.

Gói này cũng bao gồm các hệ thống vũ khí chống tăng AT-4 và Carl Gustaf, phi đạn chống tăng TOW, một số loại súng cối và đạn của Hệ thống Rốc-két Pháo binh Cơ động Cao (HIMARS).

Thiết bị phá dỡ và xe vận tải cũng là một phần trong gói này cũng như thiết bị chẩn đoán để bảo dưỡng xe.

Gói này sẽ được tài trợ bằng cách sử dụng Thẩm quyền Rút tiền của Tổng thống, cho phép Tổng thống chuyển các vật phẩm và dịch vụ từ kho của Hoa Kỳ mà không cần sự chấp thuận của Quốc hội trong trường hợp khẩn cấp.


Kyiv Bác Bỏ Cáo Buộc của Nga Về Tấn Công Bằng Drone Vào Ðiện Cẩm Linh

-Ngay sau khi thông báo bắn hạ 2 drone định “tấn công khủng bố” Ðiện Cẩm Linh, “ám sát” Tổng thống Vladimir Putin, tối 3/5/2023, Mạc Tư Khoa thông báo mở điều tra. Lúc xảy ra sự việc, nguyên thủ quốc gia Nga không có mặt ở Ðiện Cẩm Linh mà ở vùng ngoại ô Novo-Ogariovo. Ukraine đã bác bỏ cáo buộc của Nga.

Trong buổi họp báo với lãnh đạo 5 nước Bắc Âu trong chuyến công du Helsinki (Phần Lan), Tổng thống Volodymyr Zelensky khẳng định: “Chúng tôi (Ukraine) không tấn công Putin. Chúng tôi để tòa án làm việc đó”. Khi được hỏi về lý do Mạc Tư Khoa cáo buộc Kyiv, ông Zelensky trả lời “do Nga không giành được thắng lợi” ở Ukraine, cho nên “ông ấy (Putin) không thể huy động thêm xã hội Nga và không thể gửi thêm quân đội để chết vô ích”.

Trả lời đài truyền hình Pháp BFM TV ngày 3/5, Dân biểu Oleksiy Goncharenko của Odessa cũng bác bỏ cáo buộc của phía Nga và cho rằng vụ tấn công Ðiện Cẩm Linh bằng drone “cho thấy đang có đấu tranh nội bộ ở Nga”. Theo ông, “chuyện xảy ra là nỗi xấu hổ cho Nga, bởi vì làm sao có thể coi Nga là một siêu cường khi nước này không có khả năng bảo vệ không phận trên Ðiện Cẩm Linh”.

Đặc phái viên Anastasia Becchio của Ðài RFI cho biết phản ứng của cộng đồng mạng Ukraine về đoạn video vụ drone bị bắn hạ bên trên Ðiện Cẩm Linh:

“Các đoạn video về vụ nổ phía trên Ðiện Cẩm Linh đã nhanh chóng tràn ngập các mạng xã hội Ukraine. Với thái độ thách thức, người sử dụng internet tỏ ra phấn khích vì sự kiện. Một cư dân mạng hài hước viết trên Telegram: “Bưu điện Ukraine thông báo phát hành một loại tem mới”, kèm theo ảnh chỉnh sửa Ðiện Cẩm Linh đang bốc cháy, phía trước là một người lính Ukraine giơ ngón tay thối.

Bưu điện Ukraine vẫn thường phát hành nhiều con tem hài hước nhằm lưu lại một sự kiện, ví dụ cuộc kháng cự của một nhóm quân nhân Ukraine trước soái hạm Moskva của hạm đội Nga, hay vụ nổ trên cầu Crimea.

Trên mạng Twitter, trả lời tin nhắn của Mykhaïlo Podoliak, Cố vấn Tổng thống Ukraine, cáo buộc Mạc Tư Khoa “dàn dựng” để biện minh cho “một cuộc tấn công khủng bố quy mô lớn vào Ukraine”. Một người sử dụng Internet viết: “Zelensky vô can vì ông ấy đang ở Phần Lan, nhưng không thể bảo đảm điều đó với Medvedev (hiện là Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga), mà người ta biết là rất mê các trò kỹ xảo”. Cựu Tổng thống Nga, thường xuyên bị chế nhạo trên các mạng xã hội Ukraine, đã kêu gọi “trừ khử Zelensky và băng đảng của hắn”.

Một người sử dụng internet khác kêu gọi nên tìm nguyên nhân bên phía chủ tập đoàn lính đánh thuê Wagner. Người này viết: “Tên tội phạm chiến tranh Prigozhin đã rất nhiều lần đe dọa Ðiện Cẩm Linh”. Liệu ông ta có đã biến lời nói thành hành động?”

Các cơ sở xăng dầu tại Nga tiếp tục là mục tiêu của các vụ tấn công bằng drone, hai vụ gần đây nhất xảy ra vào sáng 4/5, nhắm vào hai nhà máy lọc dầu ở Tây-Nam Nga, gần Ukraine. Các hãng thông tấn TASS và Ria Novosti cho biết đám cháy đầu tiên ở một bể chứa dầu ở Ilsky, vùng Krasnodar, đã được dập tắt. Chỉ một tiếng sau vụ này, thống đốc vùng Rostov, cũng gần biên giới với Ukraine, cho biết một drone đã rơi xuống một nhà máy lọc dầu gần làng Kisselevka. Vụ nổ gây ra hỏa hoạn và đám cháy cũng đã được dập tắt”ngay lập tức”.


Ukraine: Nga Oanh Kích “Ồ Ạt” Vào Thường Dân ở Kherson, Hơn 20 Người Chết

-Quân đội Nga đã tiến hành một đợt oanh kích “dữ dội’ vào nhiều khu vực dân sự tại thành phố Kherson, một thành phố lớn ở miền Nam Ukraine, hôm 3/5/2023. Đợt oanh kích này đã khiến ít nhất 21 người thiệt mạng và 48 người bị thương, theo phủ Tổng thống Ukraine.

Thông tín viên Stéphane Siohan của Ðài RFI tường trình từ Kyiv:

“Đây không phải lần đầu tiên mà thủ phủ khu vực miền Nam Ukraine này bị tấn công. Từ nhiều tháng nay, Kherson liên tục bị oanh kích từ bên kia sông Dniepr, nơi quân Nga kiểm soát. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên có một cuộc oanh kích quy mô như thế này, một cuộc oanh kích “bừa bãi”, như mô tả của chính quyền Ukraine.

Không phải một, mà là nhiều phi đạn đã bắn vào thành phố tại các địa điểm khi người dân đang ở bên ngoài vào ban ngày. Mục tiêu là một nhà ga, một ngã tư, một siêu thị, hay một cửa hàng sửa chữa…. Không có bất cứ mục tiêu quân sự nào.

Những gì xảy ra tại Kherson hôm 3/5 thật sự là một cuộc “tắm máu”, khiến ta lạnh gáy, với cảnh nhiều toa tàu tan nát, xác người la liệt giữa các gian hàng trong siêu thị…. Rõ ràng chúng ta đang chứng kiến tội ác chiến tranh.

Các vụ oanh kích này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng. Một mặt là Nga cáo buộc Ukraine dùng drone tấn công Ðiện Cẩm Linh, nhưng đặc biệt là đã có những dấu hiệu đầu tiên rất rõ ràng báo hiệu cho chiến dịch phản công lớn mùa Xuân của Ukraine. Quân đội Ukraine tiến hành nhiều cuộc oanh kích nhắm vào các cơ sở hậu cầu nằm sâu trong các vùng Nga chiếm đóng và trong lãnh thổ Nga.

Quân đội Ukraine chuẩn bị chuyển sang tấn công vào bất cứ lúc nào, quân đội Nga cũng sẽ phải chuyển sang thế phòng thủ. Trên thực tế, Nga có thể đang buộc phải sử dụng các cuộc oanh kích đẫm máu nhắm vào thường dân như một thứ đòn tâm lý, trong lúc phía Ukraine rõ ràng quyết tâm làm chủ thế trận trở lại”.

Tiếp theo Kherson, thủ đô Kyiv và một số thành phố khác của Ukraine bị oanh kích đêm 3, rạng sáng 4/5. Chính quyền Ukraine hôm 4/5 thông báo Không quân và phòng không Ukraine đã bắn hạ, trong đêm 3/5, 18 drone trên tổng số 24 drone Shahed của quân đội Nga.


Liên Hiệp Âu Châu Cảnh Báo Nga Không Lợi Dụng Vụ Drone Để Leo Thang Chiến Tranh

-Vụ tấn công drone được cho là nhắm vào Ðiện Cẩm Linh khiến Liên Hiệp Âu Châu (EU) không khỏi lo ngại. Hôm 4/5/2023, lãnh đạo ngoại giao của Liên Hiệp Âu Châu Joseph Borrell đã lên tiếng cảnh báo Nga không được dùng vụ tấn công bằng drone mà Mạc Tư Khoa cho là nhắm vào Ðiện Cẩm Linh, để lấy cớ leo thang chiến tranh ở Ukraine.

Trước một cuộc họp cấp Bộ trưởng của Liên Hiệp Âu Châu tại Brussels, ông Borrell tuyên bố: " Chúng tôi kêu gọi Nga không sử dụng vụ tấn công phỏng đoán này như một cái cớ để tiếp tục leo thang chiến tranh ...vì việc đó có thể được dùng để biện minh cho lệnh huy động thêm quân và tấn công nhiều hơn Ukraine".

Lãnh đạo Ngoại giao Âu Châu khẳng định "người Ukraine bảo vệ đất nước mình. Họ chiến đấu trên đất của mình, không tấn công Nga".

Dư luận quốc tế bị bất ngờ khi Mạc Tư Khoa hôm thứ Tư (3/5) khẳng định đã bắn hạ hai drone của Ukraine nhằm vào Ðiện Cẩm Linh đồng thời tố cáo ý định ám sát tổng thống Vladimir Putin. Liền sau đó, Kiev đã phủ nhận mọi liên hệ với sự việc xảy ra, đồng thời tố Nga đã "dàn dựng" để lấy cớ leo thang tấn công Ukraine .

Trong chuyến công du Ấn Độ, Ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov hôm 5/5 khẳng định, vụ tấn công bằng drone nhằm vào Ðiện Cẩm Linh không thể xảy ra mà Hoa Thịnh Ðốn không hề hay biết, đồng thời cảnh báo Nga sẽ đáp trả bằng "những hành động cụ thể". Trước đó, hôm 4/5, phát ngôn viên của Ðiện Cẩm Linh, ông Dmitri Peskov tố cáo Hoa Kỳ đứng đằng sau vụ tấn công nói trên.

Đáp lại, phát ngôn viên Hội đồng An ninh của Tòa Bạch Ốc John Kirby đã lên tiếng bác bỏ, khẳng định Hoa Kỳ "không liên quan gì đến vụ việc này".

Thủ đô Mạc Tư Khoa nằm các biên giới Ukraine 500 cây số và trung tâm quyền lực của Nga, Ðiện Cẩm Linh là một địa điểm được bảo vệ nghiêm ngặt nhất. Trong điều kiện như vậy, khả năng một cuộc tập kích của Ukraine bằng drone nhằm vào Ðiện Cẩm Linh gây nhiều thắc mắc cho giới quan sát.

Liên quan đến tình hình chiến sự tại Ukraine, những ngày gần đây, các cuộc oanh kích của Nga tăng gấp bội cường độ. Bộ Ngoại Giao Mỹ thống kê từ ngày 1/5 đã có 145 vụ. Trong khi đó, Ukraine xác nhận hôm 4/5 đã bắn hạ khoảng 30 drone tấn công của Nga, phần nhiều nhằm vào thủ đô Kiev.


Tổng Thống Ukraine Công Du Hòa Lan và Thăm Tòa Án Hình Sự Quốc Tế

-Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã đến thăm Tòa Án Hình Sự Quốc Tế (CPI) ở The Hague và gặp các lãnh đạo của định chế quốc tế này vào sáng 4/5/2023 trong chuyến công du Hòa Lan.

Theo thông tín viên của thông tấn xã AFP, ông Zelensky được đội bảo vệ theo sát, quốc kỳ Ukraine đã được kéo lên bên cạnh cờ của CPI tại trụ sở của tòa án ở The Hague.

Từ tháng 3/2023, Tòa Án Hình Sự Quốc Tế, bắt đầu hoạt động từ năm 2002, đã mở điều tra về những tội ác chiến tranh mà quân đội Nga bị cáo buộc gây ra ở Ukraine và đã ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Vladimir Putin.

Theo đài phát thanh Hòa Lan NOS, tại The Hague, Tổng thống Ukraine đã đọc bài diễn văn tựa đề”Không có hòa bình nếu không có công lý cho Ukraine”, với sự tham dự của Ngoại trưởng Hòa Lan Wopke Hoekstra. Trong cuộc gặp với Thủ tướng Hòa Lan Mark Rutte và Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo, ông Zelenky khẳng định rằng Ukraine “sẽ không gia nhập Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong lúc đang có chiến tranh” với Nga.

Hòa Lan ủng hộ Ukraine ngay từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược tháng 2/2022. Quốc gia thành viên Liên Hiệp Âu Châu đã thông báo vào tháng 3/2023 sẽ chi 165 triệu Euro cùng với Đan Mạch để mua 14 xe tăng Leopard 2 viện trợ cho Kyiv.


Cải Tổ Hưu Trí ở Pháp: Hội Đồng Bảo Hiến Bác Đề Xuất Thứ Hai Về Trưng Cầu Dân Ý

-Đúng như dự đoán, Hội Đồng Bảo Hiến của Pháp hôm 3/5/2023, đã từ chối yêu cầu trưng cầu dân ý mà cánh tả Pháp đệ trình vào giờ phút chót hôm 13/4 vừa qua nhằm cấm nâng tuổi về hưu lên quá 62 tuổi.

Phán quyết của Hội Đồng Bảo Hiến như vậy đã tước bỏ một trong những biện pháp cuối cùng mà phe đối lập có thể dùng để chống lại dự án cải tổ hưu trí của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.

Theo Hội Đồng Bảo Hiến, đề xuất trưng cầu dân ý của 253 Dân biểu và Thượng Nghị sĩ Pháp không đáp ứng các tiêu chí cần thiết để được thông qua.

Đây là lần thứ hai định chế này bác bỏ một đề xuất trưng cầu dân ý về cải tổ hưu bổng. Hôm 14/4 vừa qua, Hội Đồng đã từ chối đề xuất đầu tiên về trưng cầu dân ý, khi thông qua phần chủ yếu của luật cải tổ hưu trí. Luật đã được Tổng thống Pháp ban hành ngay sau đó.

Trong một thông cáo báo chí chung, các đảng cánh tả tập hợp trong liên minh NUPES đã bày tỏ thái độ thất vọng và cam kết sẽ tiếp tục cuộc đấu tranh chống kế hoạch cải tổ của chính phủ.

Đối với phong trào chống sửa đổi chế độ về hưu, một trong những hy vọng cuối cùng nằm ở việc Quốc hội vào ngày 08/06 sẽ xem xét một Dự luật do nhóm Dân biểu cánh trung Liot đệ trình nhằm bãi bỏ luật cải cách đã được Tổng thống Pháp ban hành.

Về phần mình, nhóm Dân biểu cực hữu thuộc đảng Tập Hợp Dân Tộc RN do bà Marine Le Pen đứng đầu, hôm qua cũng đã đưa ra Dự luật “ngăn chặn việc nghỉ hưu ở tuổi 64”.

Về phía dân chúng, ngay sau khi Hội Đồng Bảo Hiến bác đề nghị trưng cầu dân ý, nhiều cuộc biểu tình nhỏ đã nổ ra, như ở Paris, gần trụ sở của Hội Đồng, hay ở Nantes và Rennes, hai thành phố đi đầu trong phong trào biểu tình chống cải cách hưu trí.


Trung Quốc Kêu Gọi ‘Cảnh Giác Cao Độ’ Về Khả Năng NATO Bành Trướng ở Á Châu


(Hình: Tổng Thư ký NATO và Thủ tướng Nhật Bản gặp nhau ở Tokyo hồi tháng 1/2023.)

-Hôm thứ Năm (4/5/2023), Trung Quốc nói rằng cần phải “cảnh giác cao độ” trước khả năng Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO) “bành trướng về phía Đông” sau khi có tin rằng khối liên minh này đang lên kế hoạch mở văn phòng ở Nhật Bản để tạo thuận lợi cho việc tham vấn với các đồng minh trong khu vực.

NATO đang lên kế hoạch mở văn phòng liên lạc đầu tiên ở Á Châu, tại Nhật Bản, để tạo thuận lợi cho các cuộc đàm thoại với các đối tác an ninh như Nam Hàn, Úc Ðại Lợi và Tân Tây Lan, có tính đến những thách thức địa chính trị từ Trung Quốc và Nga, tờ Nikkei Asia đưa tin hôm 3/5, trích dẫn thông tin từ các viên chức Nhật Bản và NATO.

Bà Mao Ning, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nói rằng Á Châu là “miền đất đầy hứa hẹn về sự hợp tác và phát triển và không nên trở thành đấu trường tranh giành về địa chính trị”.

“Việc NATO liên tục bành trướng về phía Đông ở Á Châu-Thái Bình Dương, can thiệp vào các vấn đề khu vực, âm mưu phá hoại hòa bình và ổn định khu vực, đồng thời thúc đẩy đối đầu giữa các khối là điều đòi hỏi các nước trong khu vực phải cảnh giác cao độ”, bà Mao nói trong một cuộc họp báo thường kỳ.

Nikkei Asia cho biết rằng theo đề xuất, văn phòng sẽ được mở vào năm tới ở Tokyo.

Trước đó, khi được hỏi về bản tin của Nikkei Asia, phát ngôn viên của NATO Oana Lungescu nói rằng khối liên minh sẽ không đi vào chi tiết về các cuộc thảo luận của các đồng minh NATO.

Bà nói: “NATO có các văn phòng và các phương thức liên lạc với một số tổ chức quốc tế và các quốc gia đối tác, đồng thời các đồng minh thường xuyên đánh giá các phương thức liên lạc đó để bảo đảm rằng chúng phục vụ tốt nhất nhu cầu của cả NATO lẫn các đối tác của chúng tôi”.

Bà Lungescu nói rằng NATO có mối quan hệ đối tác chặt chẽ với Nhật Bản mối quan hệ này đang tiếp tục phát triển.


Trung Quốc Phản Đối Gia Nã Đại Về Dự Định Trục Xuất Nhà Ngoại Giao


(Hình: Đại sứ Trung Quốc tại Gia Nã Đại - Tùng Bồi Vũ.)

-Hôm thứ Năm (4/5/2023), Đại sứ Trung Quốc, ông Tùng Bồi Vũ phủ nhận việc một viên chức Bắc Kinh đã nhắm vào một nhà Lập pháp Gia Nã Đại và gia đình ông vì lập trường chống Trung Quốc của nhà Lập pháp này, đồng thời chỉ trích tuyên bố của Ottawa rằng họ đang xem xét trục xuất một nhà ngoại giao Trung Quốc.

Bộ trưởng Ngoại giao Gia Nã Đại Melanie Joly trước đó cho biết bà đang “đánh giá các lựa chọn khác nhau, bao gồm cả việc trục xuất các nhà ngoại giao”.

Thành viên Đảng Bảo thủ của Quốc hội Michael Chong vào năm 2021 đã bảo trợ cho một kiến nghị thành công tuyên bố việc Trung Quốc đối xử với người thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ là tội ác diệt chủng.

Tờ Globe and Mail của Gia Nã Đại trích dẫn một báo cáo tình báo của Gia Nã Đại từ năm 2021 cho biết hôm thứ Hai rằng Trung Quốc đã tìm kiếm thông tin về ông Chong và gia đình ông ở Trung Quốc với âm mưu có thể là đưa ông này ra “làm gương” để “răn đe những người khác có quan điểm chống Trung Quốc”.

Ông Tùng, người được một viên chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Gia Nã Đại triệu tập hôm thứ Năm, cho biết ông “phản đối mạnh mẽ” trước “lời đe dọa” trục xuất một nhà ngoại giao Trung Quốc vì “tin đồn về cái gọi là ‘Sự can thiệp của Trung Quốc’”.

“Trung Quốc mạnh mẽ kêu gọi phía Gia Nã Đại ngay lập tức chấm dứt trò hề chính trị tự đạo diễn này”, ông Tùng nói trong một tuyên bố đăng trên trang web của đại sứ quán, đồng thời thêm rằng Gia Nã Đại “không nên đi xa hơn vào con đường sai lầm và nguy hiểm”.

Thủ tướng Justin Trudeau cho biết ông đã biết về báo cáo tình báo từ tờ báo và hôm thứ Tư, và đổ lỗi cho cơ quan tình báo đã không báo cáo cho ông vào thời điểm đó.

Nhưng hôm thứ Năm, ông Chong cho biết ông đã được Cố vấn An ninh Quốc gia của ông Trudeau cho biết rằng thông tin tình báo đã được chuyển đến Văn phòng Hội đồng Cơ mật, cơ quan hỗ trợ Thủ tướng và Nội các của ông, vào năm 2021.

Cuối ngày thứ Tư, Trung Quốc chỉ trích gay gắt bình luận của Thủ tướng Trudeau vào tuần trước về phát biểu hàm ý Trung Quốc dùng lao động nô lệ để sản xuất lithium, và cảnh báo Gia Nã Đại có thể phải đối mặt với hậu quả nếu tiếp tục “bôi nhọ ác ý” tình hình nhân quyền ở Trung Quốc.


Trung Quốc Biến Tân Cương Thành Phòng Thí Nghiệm Kỹ Thuật Theo Dõi Người Duy Ngô Nhĩ

-Trong một cuộc điều tra mới mà kết quả được công bố hôm 4/5/2023, tổ chức bảo vệ nhân quyền của Mỹ Human Rights Watch đã vạch trần cách thức công an Trung Quốc sử dụng các kỹ thuật tinh vi để theo dõi người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số Hồi giáo khác, đặc biệt là tại Tân Cương, nhân danh cuộc chiến chống khủng bố.

Trả lời phỏng vấn của RFI, bà Maya Wang, nhà nghiên cứu về Trung Quốc tại Human Rights Watch, nhấn mạnh đến một thực trạng là ở vùng Tân Cương hiện nay, chỉ cần nghe kinh Coran qua điện thoại là có thể bị bắt. Theo bà, tổ chức Human Rights Watch thu thập được bằng chứng về điều này sau khi nghiên cứu hàng chục ngàn tập tài liệu chính thức của Trung Quốc.

“Chúng tôi đã xem xét 50.000 tệp tài liệu mà công an Trung Quốc dán nhãn là mang tính chất bạo lực hoặc cực đoan. Hơn một nửa, 57%, chỉ là các văn bản tôn giáo, bao gồm cả việc đọc kinh Koran, vốn không hề mang tính cực đoan hoặc kích động bạo lực. Hầu hết các tư liệu này đều bị coi là khủng bố”.

Điện thoại thông minh đã trở thành công cụ chính để theo dõi cư dân. Một ví dụ: ở Urumqi, thủ phủ của Tân Cương với 3,5 triệu dân, cảnh sát đã xem xét kỹ lưỡng hơn một triệu chiếc điện thoại 11 triệu lần, chỉ trong vỏn vẹn 9 tháng:

“Điều gây sốc trong cuộc điều tra của chúng tôi là quy mô và tốc độ của việc công an phân tích nội dung chứa đựng trong điện thoại. Nhà Nước Trung Quốc luôn muốn đi xa hơn, và ở mỗi giai đoạn, người ta càng thâm nhập đời tư nhiều hơn, qua đó xóa bỏ thêm nhiều quyền tự do hơn”.

Tổ chức Human Rights Watch đã kêu gọi Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC) tiến hành một cuộc điều tra quốc tế và độc lập ở Tân Cương, nhưng Bắc Kinh đã từ chối.


Hoa Kỳ và Phi Luật Tân Tăng Cường Chia Sẻ Thông Tin Tình Báo Về Hoạt Động của Trung Quốc ở Biển Đông

-Mỹ và Phi Luật Tân đã tăng cường hợp tác quốc phòng nhân chuyến công du Hoa Kỳ của Tổng thống Ferdinand Marcos Jr..

Hôm 3/5/2023, Bộ Quốc phòng Mỹ công bố các nội dung chính của hợp tác quốc phòng song phương nhằm sẵn sàng chống lại các hoạt động gây hấn của Trung Quốc tại khu vực, đặc biệt là thỏa thuận “tăng cường chia sẻ thông tin tình báo theo thời gian thực” về các hoạt động của Trung Quốc “tại Biển Đông và eo biển Đài Loan”.

Văn bản có tên gọi chính thức là “Hướng dẫn Phòng thủ Song phương” (Bilateral Defense Guidelines) đã được Bộ trưởng Quốc phòng hai nước thông qua hôm qua. Hợp tác chia sẻ thông tin tình báo là một nội dung chủ yếu của văn bản, bên cạnh việc “hiện đại hóa năng lực quốc phòng” và tăng cường phối hợp diễn tập tác chiến và bảo vệ an ninh hàng hải.

Cụ thể là hai bên cam kết “mở rộng chia sẻ thông tin về các dấu hiệu ban đầu liên quan đến các mối đe dọa đối với hòa bình và an ninh của cả hai quốc gia, để bảo đảm sẵn sàng giải quyết các thách thức chính mà liên minh phải đối mặt. Hai nước sẽ cố gắng chia sẻ thông tin theo thời gian thực, với sự cộng tác của các bộ và các ban ngành khác để tăng cường khả năng phối hợp hoạt động”.

Theo báo Hồng Kông South China Morning Post hôm nay, 4/5, Ngũ Giác Đài đã công bố văn bản nói trên sau cuộc gặp giữa Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin và Tổng thống Phi Luật Tân Ferdinand Marcos Jr. tại Hoa Thịnh Ðốn. Vẫn theo South China Morning Post, các thông báo hôm qua của Bộ Quốc phòng Mỹ về hợp tác với Phi Luật Tân đã gửi một thông điệp rõ ràng tới Bắc Kinh rằng bất cứ một cuộc tấn công vũ trang ở Thái Bình Dương tại “bất cứ nơi nào ở Biển Đông, nhắm vào lực lượng vũ trang của Phi Luật Tân hoặc Hoa Kỳ – bao gồm cả lực lượng bảo vệ bờ biển của cả hai quốc gia” sẽ dẫn đến việc kích hoạt các cam kết phòng thủ chung.

Cũng trong buổi làm việc hôm 3/5, Tổng thống Philippinnes và Bộ trưởng Mỹ đã thảo luận về kế hoạch vận hành nhanh chóng 4 căn cứ quân sự mới mà Manila giao quyền sử dụng cho Quân đội Mỹ theo Thỏa thuận EDCA (Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng Tăng cường) ở đảo Palawan và phía Bắc đảo Luzon, cách đảo Đài Loan vài trăm cây số.

Do thủ đô Manila của Phi Luật Tân cách Đài Loan chưa đến 800 dặm, cho nên một cuộc xâm lược hòn đảo, mà Bắc Kinh tuyên bố là lãnh thổ cần thu hồi, sẽ ảnh hưởng đến an ninh ở Phi Luật Tân. Báo Hồng Kông South China Morning Post dẫn lời chuyên gia Renato Cruz De Castro, Đại học De La Salle ở Manila: Quyết định của Manila, được đưa ra hồi tháng 2/2023, cho phép Hoa Thịnh Ðốn sử dụng 4 căn cứ quân sự nói trên giúp tăng cường khả năng đối phó với một nước Trung Quốc “hiếu chiến và bành trướng”.


Khoa học: Năng lượng hạt nhân kết hợp với năng lượng tái tạo — một ‘lưới điện cân bằng tốt’
(Patricia Tolson/ Nhật Thăng dịch)


(Ảnh: Nhà máy điện hạt nhân Three Mile Island vào buổi sáng sớm, 28/03/2011.)

-‘Sự kết hợp của cả hai chính là điều giúp quý vị khử carbon với chi phí thấp nhất.’
•Cuộc chiến với nhiên liệu hóa thạch
•Thúc đẩy năng lượng hạt nhân
•Quan điểm về điện hạt nhân

Giá năng lượng tiếp tục tăng chóng mặt. Các nhà hoạt động về biến đổi khí hậu đang yêu cầu loại bỏ nhiên liệu hóa thạch. Làm thế nào để quý vị giải quyết cả hai vấn đề này mà vẫn có đủ năng lượng đáng tin cậy để đáp ứng nhu cầu năng lượng hàng ngày của Mỹ? Một chuyên gia gợi ý sự kết hợp giữa các nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng hạt nhân.

Dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) vào năm 2022 cho thấy nhiên liệu hóa thạch là nguồn điện chính ở Hoa Kỳ, chiếm 60.2% năng lượng của quốc gia. Những nhiên liệu hóa thạch này bao gồm khí đốt tự nhiên (39.8%), than đá (19.5%), và các loại khí khác (0.3%). Năng lượng tái tạo chiếm 21.5% sản lượng điện của Mỹ vào năm 2022. Năng lượng tái tạo bao gồm phong năng (10.2%), thủy năng (6.2%), quang năng (3.4%), và các nguồn sinh khối (1.3%) như gỗ, khí bãi rác, và chất thải rắn đô thị. Hạt nhân cung cấp 18.2%.

Tổng thống Joe Biden đã đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng trong nghị trình về biến đổi khí hậu của mình: Cắt giảm một nửa lượng khí thải carbon vào năm 2030 và có nền kinh tế phát thải ròng carbon bằng không vào năm 2050. Kế hoạch này cũng yêu cầu sản xuất điện không có carbon vào năm 2035.

Nhưng làm thế nào để quý vị bù đắp 60.2% năng lượng khi loại bỏ nhiên liệu hóa thạch?

Cuộc chiến với nhiên liệu hóa thạch

Thông qua sử dụng các cơ quan của chính phủ, chính phủ Tổng thống Biden đang cố gắng thực hiện các chương trình cấm sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Theo thông cáo báo chí ngày 05/04, Cục Bảo vệ Môi trường (EPA) đã đề nghị một quy định mới “nhằm củng cố và cập nhật các Tiêu chuẩn Thủy ngân và Chất độc trong Không khí (MATS) cho các nhà máy nhiệt điện than.” Quy tắc này sẽ yêu cầu các nhà máy nhiệt điện than hiện tại và trong tương lai ở Hoa Kỳ phải hạn chế lượng khí thải carbon dioxide trong phòng. Thông cáo báo chí này nêu rõ, “Quy định được đề nghị này, bản cập nhật quan trọng nhất kể từ khi MATS được ban hành lần đầu tiên hồi tháng 02/2012, hoàn thành trách nhiệm của EPA theo Đạo luật Không khí Sạch để xem xét định kỳ các tiêu chuẩn khí thải.”

Đạo luật Không khí Sạch là một phần của Kế hoạch Năng lượng Sạch (CPP), do Chính phủ cựu Tổng thống Obama tạo ra hồi tháng 04/2015. Mục tiêu của CPP là giảm 90% ô nhiễm carbon từ các nhà máy điện vào năm 2030.

Tuy nhiên, theo Đạo luật Đánh giá của Quốc hội, một khối đa số lưỡng đảng của Quốc hội Hoa Kỳ đã chính thức không chấp thuận CPP vào tháng 12/2015. Hôm 19/06/2019, EPA đã bãi bỏ CPP.

Hôm 21/04, CNN đã đưa tin rằng EPA một lần nữa “dự tính đưa ra các quy định mạnh mẽ mới để quản lý tình trạng ô nhiễm đang làm hành tinh nóng lên từ các nhà máy điện khí đốt tự nhiên.” Tuy nhiên, nỗ lực này có thể sẽ phải đối mặt với những thách thức pháp lý khi Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ ra phán quyết hôm 30/06/2022 rằng EPA không có thẩm quyền điều chỉnh lượng khí thải carbon từ các nhà máy điện.

The Epoch Times đã liên lạc với EPA về vấn đề này.

“EPA không thể bình luận vì các đề nghị đang được xem xét liên ngành và có thể thay đổi,” bà Shayla R. Powell từ Văn phòng Quan hệ Công chúng của EPA nói với The Epoch Times trong một tuyên bố. “Nhưng chúng tôi đã rõ ràng ngay từ đầu rằng chúng tôi sẽ sử dụng tất cả các công cụ được hỗ trợ hợp pháp của mình, dựa trên luật lưỡng đảng có từ hàng thập niên trước, để giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí nguy hiểm và bảo vệ không khí mà con em chúng ta hít thở hôm nay và cho các thế hệ mai sau.”

Ngày 02/12/2022, Bộ Năng lượng của chính phủ Tổng thống Biden đã công bố một đề nghị cấm các tòa nhà liên bang sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Đề nghị này sẽ bắt buộc tất cả các tòa nhà liên bang phải tiến hành cải tạo — bắt đầu từ năm 2025 — để giảm 90% lượng khí thải tại chỗ liên quan đến mức tiêu thụ năng lượng, “so với mức năm 2003.”

Tất cả các tòa nhà liên bang sẽ không sử dụng nhiên liệu hóa thạch vào năm 2030.

New York là tiểu bang đầu tiên trong cả nước cấm khí đốt tự nhiên và các nhiên liệu hóa thạch khác trong hầu hết các tòa nhà mới — một chiến thắng lớn cho những người ủng hộ khí hậu nhưng lại là một hành động có thể gây ra sự phản đối từ các bên liên quan về nhiên liệu hóa thạch.

Trong khi đó, chính phủ Tổng thống Biden đã mở đường cho các quốc gia khác tiếp cận nhiều hơn với khí đốt tự nhiên. Hôm 14/04, Văn phòng Quản lý Carbon và Năng lượng Hóa thạch của DOE đã phê chuẩn việc xuất cảng khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Alaska Gasline Development Corp sang các quốc gia mà Hoa Kỳ không có hiệp định thương mại tự do. Các nước này chủ yếu ở châu Á.

Đồng thời, sự phát triển mạnh mẽ của phong năng, quang năng, và khí đốt tự nhiên rẻ hơn đã khiến các nhà máy hạt nhân phải đóng cửa — hàng chục lần trong thập niên qua. Nhưng những lần đóng cửa đó đang khiến Hoa Kỳ khó khăn hơn để hạn chế được lượng khí thải carbon. Giờ đây, chính phủ liên bang đã quyết định can thiệp bằng tiền để giữ cho các nhà máy đó hoạt động.

Thúc đẩy năng lượng hạt nhân

Các nhà máy hạt nhân hiện là hình thức tạo ra điện đắt nhất. Đồng thời, năng lượng hạt nhân là nguồn sản xuất điện carbon thấp đơn lẻ lớn nhất của Mỹ, chiếm gần như bằng phong năng, quang năng, và thủy năng cộng lại.

Trong khi phần lớn các nhà máy hạt nhân của Mỹ sắp hết tuổi thọ thiết kế, với chỉ một nhà máy được xây dựng trong 20 năm qua, thì những người ủng hộ hạt nhân đang mong đợi sự phát triển của các phiên bản module nhỏ hơn của các lò phản ứng nước nhẹ truyền thống. Ngày 28/03/2020, Ủy ban Điều tiết Hạt nhân Hoa Kỳ (NRC) đã công bố phê chuẩn thiết kế lò phản ứng module nhỏ của một công ty.

Năng lượng hạt nhân có rất nhiều lợi thế. Lượng khí thải carbon của loại năng lượng này tương đương với phong năng, ít hơn quang năng, và ít hơn đáng kể so với than đá.

Theo Viện Năng lượng Hạt nhân (NEI), Mỹ hiện có 92 lò phản ứng hạt nhân tại 53 nhà máy ở 28 tiểu bang. Dữ liệu do Bộ phận Nghiên cứu của Statista thu thập cho thấy Hoa Kỳ chiếm phần lớn trong số 200 nhà máy đã ngừng hoạt động vĩnh viễn trên toàn thế giới tính đến tháng 05/2022, với 40 nhà máy.

Theo Ủy ban Điều tiết Hạt nhân Hoa Kỳ, 25 lò phản ứng điện hạt nhân đang trong quá trình ngừng hoạt động. Việc đóng cửa một nhà máy điện hạt nhân không hề nhanh chóng hay rẻ tiền.

Ngày 19/04/2022, Bộ Năng lượng Hoa Kỳ (DOE) đã chính thức mở quy trình đấu thầu và chứng nhận cho một chương trình tín dụng hạt nhân dân sự nhằm cứu trợ các chủ sở hữu hoặc các nhà vận hành lò phản ứng điện hạt nhân đang gặp khó khăn về tài chính. Chương trình này đã được tài trợ thông qua dự án cơ sở hạ tầng trị giá 1 ngàn tỷ USD của Tổng thống Biden, được ký thành luật vào tháng Mười Một.

Bản hướng dẫn, được phát hành ngày 19/04 và được sửa đổi ngày 30/06/2022, đã chỉ dẫn chủ sở hữu hoặc những người điều hành các lò phản ứng điện hạt nhân dự kiến sẽ ngừng hoạt động do hoàn cảnh kinh tế về cách nộp đơn yêu cầu tài trợ để tránh đóng cửa sớm.

Ngày 06/09/2022, DOE đã kết thúc chu kỳ trao tài trợ đầu tiên. Ngày 21/11/2022, DOE đã công bố lựa chọn có điều kiện Nhà máy Điện Diablo Canyon làm người nhận vòng tài trợ đầu tiên từ Chương trình Tín dụng Hạt nhân Dân sự.

Hôm 15/04/2023, NPR đưa tin cho biết, “Đức đã bắt đầu đóng cửa ba nhà máy điện hạt nhân còn lại của mình,” một bước tiến tới “sự chuyển đổi đã được trù tính từ lâu sang năng lượng tái tạo” của chính họ. Theo NPR, việc thông báo đóng cửa này đã thu hút “sự cổ vũ từ các nhà bảo vệ môi trường, những người đã vận động cho việc này.”

Ngược lại, Thống đốc theo phái bảo tồn truyền thống của tiểu bang Bayern, miền nam nước Đức, ông Markus Soeder, người ban đầu ủng hộ ý tưởng này, đã gọi việc đóng cửa này là “một quyết định hoàn toàn sai lầm.”

“Trong khi nhiều quốc gia trên thế giới thậm chí đang mở rộng năng lượng hạt nhân, thì Đức đang làm điều ngược lại,” ông Soeder nói. “Chúng ta cần mọi dạng năng lượng có thể. Nếu không, chúng ta có nguy cơ phải tăng giá điện và các doanh nghiệp sẽ rời đi.”

Câu hỏi đặt ra là, điều gì sẽ xảy ra ở Mỹ nếu chính phủ Tổng thống Biden nhượng bộ trước áp lực từ các nhà hoạt động môi trường và bắt đầu đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân thay vì cung cấp vốn để giúp các nhà máy này tiếp tục hoạt động?

Quan điểm về điện hạt nhân

Một cuộc khảo sát của Gallup hồi tháng 05/2022 đã cho thấy 51% người Mỹ ủng hộ ý tưởng sử dụng năng lượng hạt nhân làm nguồn điện, với 47% phản đối. Một cuộc thăm dò hồi tháng Một của Trung tâm Nghiên cứu Pew cho thấy 69% người Mỹ ủng hộ ý tưởng Hoa Kỳ trở nên trung hòa carbon vào năm 2050. Tuy nhiên, một cuộc khảo sát sau đó của Trung tâm Nghiên cứu Pew cho thấy chỉ 35% số người được hỏi cảm thấy chính phủ Hoa Kỳ nên khuyến khích sản xuất điện hạt nhân. Trong khi 26% nói rằng chính phủ không nên khuyến khích hạt nhân, thì 37% nói rằng chính phủ nên đứng ngoài cuộc đối thoại về điện hạt nhân. Một cuộc khảo sát được công bố vào tháng 06/2022 cho biết 77% rất ủng hộ hoặc phần nào ủng hộ năng lượng hạt nhân trở thành nguồn điện ở Hoa Kỳ. Chỉ có 23% phản đối.

Tuy nhiên, ông Biden vẫn còn nhiều việc phải làm nếu muốn thuyết phục những người quan tâm sâu sắc đến biến đổi khí hậu rằng năng lượng hạt nhân cần phải là một phần của nghị trình về năng lượng xanh.

Cuộc thăm dò hồi tháng 05/2022 của Gallup cho thấy 62% trong số những người Mỹ lo lắng “rất nhiều” về biến đổi khí hậu có quan điểm phản đối năng lượng hạt nhân. Chỉ một phần ba trong số họ là ủng hộ.

Ông Jacopo Buongiorno, giáo sư khoa học và kỹ thuật hạt nhân tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) nói với Epoch Times rằng “những gì quý vị cần là một lưới điện cân bằng tốt.”

Ông Buongiorno giải thích: “Chúng tôi đã chạy các mô hình và mô phỏng, và con đường tốt nhất và rẻ nhất để khử carbon cho lưới điện là sự kết hợp giữa năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo.”

“Đúng là chính phủ Tổng thống Biden có cung cấp các khoản trợ cấp, nhưng những khoản trợ cấp đó là dành cho tất cả các công nghệ sạch, chứ không chỉ hạt nhân,” ông Buongiorno nói thêm. “Còn chương trình này là dành riêng cho tổ lò phản ứng hạt nhân hiện có.”

Cho đến gần đây, ông Buongiorno cho biết các nhà máy hạt nhân đã phải chật vật để duy trì hiệu quả kinh tế. Nhưng các nhà máy đã không còn phải như vậy nữa, và không phải là do có trợ cấp. Nguyên nhân là do giá điện tăng.”

“Các khoản trợ cấp cho các tổ lò hạt nhân hiện hữu đang không có tác dụng nhiều lắm vào lúc này,” ông nói. “Kể cả khi chính phủ Tổng thống Biden tỏ ra ủng hộ hạt nhân, thì những nơi như Illinois và Michigan đang thực sự thông qua luật cho phép xây dựng các nhà máy điện hạt nhân.”

Ông Buongiorno cũng lưu ý rằng việc phụ thuộc hoàn toàn vào năng lượng tái tạo là không khả thi “do tính không thường xuyên của năng lượng tái tạo” và “vì mặt trời không phải lúc nào cũng chiếu sáng và gió không phải lúc nào cũng thổi.”

“Nếu quý vị quyết định làm mọi thứ bằng năng lượng tái tạo, điều mà một số người đang ủng hộ, thì quý vị không chỉ cần tăng công suất cho những năng lượng tái tạo đó mà còn phải xây dựng dung lượng lưu trữ rất lớn bằng pin lithium-ion,” ông Buongiorno nói. “Khi quý vị lấy tổng chi phí của tất cả những thứ này và so sánh nó với chi phí để có một lượng hạt nhân khiêm tốn trong lưới điện của quý vị, thì sự so sánh ấy nghiêng về việc có một chút điện hạt nhân bởi vì điện hạt nhân cho phép quý vị vận hành và đáp ứng nhu cầu mà không cần phải xây dựng quá mức công suất cho năng lượng tái tạo và việc lưu trữ.”

Tất nhiên, có một vấn đề dễ thấy với việc loại bỏ nhiên liệu hóa thạch. Ông Buongiorno nói, “Quý vị sẽ lấy tất cả lượng điện cần thiết để chạy những chiếc xe điện và xe tải điện này ở đâu?”

“Có một số chi phí có thể khiến việc này trở nên đặc biệt khó khăn,” ông nói. “Đầu tiên là quý vị cần chuyển từ xe hơi và xe tải đốt trong sang điện. Vì vậy, toàn bộ đội xe con và xe tải nhẹ phải được thay thế. Thứ hai, lưới điện của chúng ta có thể được mở rộng, nhưng để mở rộng được, thì quý vị cần phải đầu tư, và việc đầu tư không hề rẻ.”

Illinois — nơi sản xuất than lớn thứ tư của Hoa Kỳ — dự tính đóng cửa nhà máy than của Tiểu bang Đồng cỏ này — nhà máy phát thải carbon lớn thứ tám của quốc gia — vào năm 2045. Illinois cũng trở thành tiểu bang Trung Tây đầu tiên thông qua luật đề nghị biến Tiểu bang Đồng cỏ này thành tiểu bang đầu tiên không sử dụng nhiên liệu hóa thạch 100% vào năm 2045.

Illinois sẽ làm điều này như thế nào? Một sự kết hợp giữa năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo.

Đạo luật về Khí hậu và Việc làm Công bằng, được Đại Hội đồng của Illinois thông qua và được Thống đốc Pritzker ký thành luật hôm 15/09/2021, sẽ cung cấp cho các nhà máy điện hạt nhân của tiểu bang này 700 triệu USD trong năm năm dưới dạng tín dụng giảm thiểu carbon. Theo một phân tích của tổ chức Hội đồng Bảo vệ Tài nguyên Thiên nhiên (NRDC) bất vụ lợi, đạo luật này cũng sẽ tăng gấp đôi các khoản đầu tư hiện tại vào phong năng và quang năng lên tới 580 triệu USD một năm.

Theo ông Buongiorno, “Sự kết hợp của cả hai chính là điều giúp quý vị khử carbon với chi phí thấp nhất.”

Không có nhận xét nào: