Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 12 tháng 5, 2023

Niềm Hãnh Diện Lớn cho Cộng Đồng Người Việt Công Giáo Tại San Jose: Thứ Bảy (Ngày Mai), Đại Lễ Khánh Thành Thánh Đường Dức Mẹ La Vang và Kính Chuyển Tin Thế Giới và Việt Nam Theo Dòng Thời Cuộc


Niềm Hãnh Diện Lớn cho Cộng Đồng Người Việt Công Giáo Tại San Jose: Thứ Bảy (Ngày Mai), Đại Lễ Khánh Thành Thánh Đường Dức Mẹ La Vang San Jose *Tuy Là Cơ Sở Tôn Giáo, Nhưng Đây Là Niềm Hãnh Diện Chung, Cho Người Việt Tại San Jose. Thành Phố Có Đông Người Việt Nhất Nước Mỹ! *Thánh Đường Đức Mẹ La Vang, Nằm Trên Đường Santa Clara (Đối Diện Với Tòa Thị Chính) Một Kiến Trúc Nguy Nga Lộng Lẫy, Tân Kỳ, Tốn Kém Nhất: Trên 40 Triệu Đô La!
<!>

-Sau thời gian dài, hàng chục năm vây kín, để xây dựng, giờ thì cư dân thành phố, chạy trên đường Santa Clara, đều nhìn thấy Ngôi Thánh Đường Mới của Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang, sẽ là một điểm du lịch “bắt mắt!”, mà chắc chắn nhiều người đến San Jose, đều muốn ghé thăm!

Sau khi ngôi thánh đường cũ bị hỏa hoạn, kế hoạch xây ngôi thánh đường mới, với tốn phí dự tính ban đầu gần 30 triệu! ai cũng lắc đầu ngao ngán, vì làm sao mà có số tiền to lớn như thế! biết bao giờ mới thành!

Vậy mà Người Công Giáo tại San Jose đã làm được chuyện này, Ngôi Thánh Đường mới sau khi hoàn thành, không phải gần 30 triệu đô la, mà trên 40 triệu! Thành tích đáng nể phục! Không có niềm tin tôn giáo, không thể có một kết quả to lớn như thế! Xin ngả nón ngưỡng phục!

Trong niềm hãnh diện, xin trân trọng giới thiệu:

Đại Lễ Thánh Hiến & Khánh Thành Thánh Đường Đức Mẹ La Vang
Thứ Bảy, ngày 13 tháng 5 năm 2023
-Từ 9 giờ sáng, với Thánh Lễ Đồng Tế long trọng: Chủ Tế, Đức Giám Mục Oscar. Đồng Tế: Đức Giám Mục Giuse Vũ Văn Thiên, Giám Mục Tôma Nguyễn Thái Thành.
-Chương trình Nhạc Hội Mẹ & Con, bắt đầu từ 6 giờ chiều Thứ Bảy, với rất nhiều ca nghệ sĩ tên tuổi (Xin xem chương trình đính kèm)


Chút Lịch Sử Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang, San Jose.


Lịch sử hình thành Giáo Xứ Việt Nam Đức Mẹ La Vang San Jose. khởi đi từ những ngày hạt giống Dân Việt được gieo trên vùng đất lạ Silicon Valley sau cuộc xuất hành, đổi đời 1975. Đất lành chim đậu. Người dân Việt đổ về an cư lạc nghiệp tại vùng nắng ấm San Jose ngày càng đông và nhu cầu tâm linh của người Công Giáo Việt Nam được Giáo hội địa phương quan tâm chăm sóc.

Vào thập niên đầu, các giáo xứ địa phương đón nhận để người Việt Nam có thể cử hành Thánh Lễ trong các ngày Chúa nhật và Lễ trọng, trong khuôn viên nhà thờ của các giáo xứ này, đồng thời cũng có những nơi để sinh hoạt tôn giáo như các lớp dạy giáo lý, các nơi hội họp cho các đoàn thể công giáo tiến hành…. Các nhà thờ St Elizabeth, St. Lucy, Most Holy Trinity, St. Maria Goretti, St. John the Baptist, Holy Family, St. Patrick….đã là những nơi đầu tiên mà người Công giáo Việt Nam được phép dùng làm nơi cho các hoạt động tôn giáo này.


Qua các thập niên sau, Cộng đoàn Công giáo Việt Nam tiếp tục phát triển lớn mạnh tại các giáo xứ địa phương, nhưng vẫn khát khao có một giáo xứ dành riêng cho người Việt Nam, với một ngôi thánh đường mang nét văn hóa Việt Nam, cho người Việt Nam, để cùng nhau quy tụ thờ phượng Chúa theo truyền thống tập tục người Công Giáo Việt Nam.

Ngày 1 tháng 7 năm 1999. ĐGM Giáo phận San Jose đã chấp thuận cho người công giáo Việt Nam được thành lập một Giáo Xứ Thể Nhân và chọn nhà thờ St. Patrick làm nhà thờ Việt Nam với danh hiệu là Giáo Xứ Việt Nam St. Patrick. Từ đó, cộng đoàn giáo xứ Việt Nam San Jose có một Mái Nhà để quy tụ thờ phượng Chúa, và Nhà Thờ St. Patrick đã gắn liền với Giáo Xứ Việt Nam.


Ngày 30 tháng 8 năm 2012. Một biến cố không may xảy đến với Giáo Xứ St. Patrick. Đó là trận hỏa hoạn. Ngọn lửa đã thiêu hủy gần như toàn bộ cấu trúc bên trong ngôi Thánh Đường.

Ngày 28 tháng 4 năm 2013. Đức Giám Mục Patrick J McGrath ban sắc lệnh đổi tên giáo xứ thành “Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang!” (Our Lady of La Vang Parish). Đồng thời, Ngài cho phép Giáo Xứ chính thức tiến hành chương trình gây quỹ để xây dựng cơ sở Thánh Đường Đức Mẹ La Vang với cuộc vận động “Góp Tay, Ta Xây Nhà Chúa!”.

Hiện nay, cộng đoàn Giáo Xứ Việt Nam đang cùng nhau nỗ lực góp phần xây dựng ngôi Nhà Thờ mới, gần như hoàn tất và xây dựng Đền Thờ tâm hồn con người, trong một cộng đồng Kitô Hữu hiệp nhất yêu thương, theo truyền thống văn hóa Công Giáo Việt Nam.

Hướng về tương lai, Giáo Xứ Việt Nam Đức Mẹ La Vang, với ngôi Thánh Đường mới nguy nga, sẽ là di sản quý báu truyền lại cho thế hệ mai sau, để tiếp nối tinh thần, giá trị và truyền thống văn hóa Việt Nam: sống đức tin kiên vững, gắn bó trong đời sống gia đình, giữ gìn đạo hiếu với tiền nhân, và sống chứng nhân Tin Mừng Yêu Thương.

“Với niềm tin bằng hạt cải, sẽ chuyển được núi nọ, đến núi kia!” Chúc Mừng Những Con Chiên của Chúa, Trong Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang San Jose!


Tin Quốc Tế Đó Đây
Hoa Kỳ Sẽ Cấp 1,2 Tỉ Mỹ Kim Viện Trợ An Ninh Dài Hạn Cho Ukraine


(Hình: Xe bọc sắt Bradley được đưa xuống tàu tại cảng North Charleston, South Carolina, ngày 25/1/2023, để viện trợ cho Ukraine.)

-Ngày 9/5/2023, Ngũ Giác Đài loan báo Hoa Kỳ sẽ cung cấp thêm 1,2 tỉ Mỹ kim viện trợ quân sự dài hạn cho Ukraine để tăng cường hơn nữa khả năng phòng không của nước này khi Nga tiếp tục tấn công Ukraine bằng máy bay không người lái, rốc-két và phi đạn đất đối không.

Gói viện trợ sẽ được cung cấp theo Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine. Không giống như thiết bị, vũ khí và đạn dược của Hoa Kỳ được gửi từ kho dự trữ của Ngũ Giác Đài có thể được chuyển đến Ukraine một cách nhanh chóng, số tiền này sẽ được chi trong những tháng tới hoặc thậm chí nhiều năm tới để bảo đảm nhu cầu an ninh trong tương lai của Ukraine.

Ngũ Giác Đài cho biết họ sẽ tài trợ cho vũ khí phòng không và máy bay không người lái để phòng không, đồng thời cung cấp thiết bị giúp sửa đổi các bệ phóng, phi đạn và radar phòng không của phương Tây để chúng có thể được sử dụng với các hệ thống của Ukraine. Ngũ Giác Đài cũng sẽ mua đạn pháo, đạn cho pháo howitzer, hỗ trợ hình ảnh vệ tinh và tài trợ cho việc bảo trì liên tục và phụ tùng thay thế cho nhiều hệ thống khác nhau. Các viên chức Mỹ cho biết vũ khí bao gồm hệ thống phòng không HAWK. Họ nói với điều kiện giấu tên vì điều đó vẫn chưa được công bố chính thức.

Ngũ Giác Đài cho biết khoản viện trợ này sẽ xây dựng năng lực của quân đội Ukraine “để bảo vệ lãnh thổ và ngăn chặn sự xâm lược của Nga trong thời gian dài”.

Tính cả gói này, Hoa Kỳ đã cung cấp cho Ukraine gần 37 tỉ Mỹ kim viện trợ quân sự kể từ khi Nga xâm lược vào tháng 2/2022.

Khoản viện trợ mới nhất được đưa ra khi Ukraine chuẩn bị tiến hành một cuộc tấn công mùa Xuân chống lại các lực lượng Nga.

Lực lượng phòng không của Ukraine đã bắn hạ 35 máy bay không người lái do Iran sản xuất ở Kyiv trong cuộc tấn công vào ban đêm mới nhất của Nga, các viên chức cho biết hôm 8/5. Mảnh vỡ từ máy bay không người lái đã rơi xuống một tòa nhà chung cư hai tầng ở quận Svyatoshynskyi phía Tây Kyiv, trong khi các mảnh vỡ khác rơi trúng một chiếc xe hơi đậu gần đó, khiến nó bốc cháy, thị trưởng Kyiv Vitali Klitschko cho biết trên Telegram.

Bộ Quốc phòng Ukraine nói Nga đã pháo kích vào 127 mục tiêu trên khắp các khu vực phía Bắc, Nam và Đông của Ukraine, khiến 3 thường dân thiệt mạng.

Đối mặt với các lệnh trừng phạt kinh tế và hạn chế đối với chuỗi cung ứng do xâm lược Ukraine, Nga thường xuyên sử dụng máy bay không người lái Shahed của Iran để tăng cường hỏa lực. Và các gói viện trợ của Hoa Kỳ - bao gồm nhiều vũ khí và hỗ trợ quân sự tức thời hơn - đã bao gồm các hệ thống để bắn hạ và đánh bại máy bay không người lái.


Ukraine: Hàng Loạt Trẻ Em Kherson Bị Bắt Sang Nga Trong Thời Kỳ Chiếm Đóng

-Đặc phái viên Le Monde có bài phóng sự “Tại Kherson, thành phố của những trẻ em được che giấu”. Những lính Nga đội chiếc nón trùm đầu bỗng xuất hiện trong hầm của nhà thờ, tại căng-tin một nhà nuôi trẻ hoặc bệnh viện nhi với cùng một câu hỏi: “Trẻ em đâu rồi?”. Đó là cảnh thường thấy ở vùng đất bị Nga chiếm ngay từ ngày đầu cuộc xâm lăng. Suốt 9 tháng, nhân viên của nhiều cơ sở khác nhau đã làm mọi cách để giúp trẻ em không bị cưỡng bức đưa sang Nga.

Tại mái ấm Stepanivka ở ngoại ô Kherson, nơi nuôi dưỡng 52 trẻ em gia đình khó khăn từ 3 đến 17 tuổi, suốt hai tháng trời Giám đốc hy vọng sẽ di tản được cơ sở nhưng quân Nga từ chối mở hành lang nhân đạo. Cuối tháng 4/2022, những tình nguyện viên giao thực phẩm và thuốc men bị đàn áp, có người bị bắt và tra tấn. Giám đốc Volodymyr Sagaydak là người duy nhất liều mạng đi chợ, nhiều khi phải vượt đến 60 trạm kiểm soát.

Đến tháng Năm, bắt đầu có những chuyến thăm phân phát bánh kẹo, báo chí Nga đi theo tuyên truyền là chính quyền Ukraine đã sụp đổ và bỏ rơi các trẻ nhỏ, “chúng ta đến để cứu các em”. Sagaydak đọc được trên mạng xã hội là đã có những vụ cưỡng bức đưa trẻ em sang Nga, ông bèn ra sức tìm kiếm những người bà con xa của những trẻ ở mái ấm nhận nuôi để phân tán, chỉ còn lại 5 em cố trốn trong hầm.

Tại bệnh viện nhi đồng thành phố, có những phụ nữ từ Mạc Tư Khoa đến thăm, được lính Nga vũ trang đi kèm. Hôm sau, ba chiếc nôi trở nên trống rỗng, các em bé mất tích. Ở viện mồ côi Maliutka, trẻ em bị đưa đi trên bốn xe cấp cứu và hai xe ca, các nhân viên chỉ biết khóc. Một người sau đó nhận ra một số trẻ của cơ sở được chụp hình bên cạnh cây thông Noel do Ðiện Cẩm Linh tổ chức tại một trung tâm nhận con nuôi ở đâu đó trên lãnh thổ Nga.


Tổng Thống Zelensky Muốn Liên Hiệp Âu Châu Mở Ngay Đàm Phán Về Kết Nạp Ukraine

-Tiếp Chủ tịch Ủy Ban Âu Châu tại Kyiv hôm 9/5/2023, Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelensky đã đưa ra các đề xuất đối với Liên Hiệp Âu Châu (EU), trong đó có đề nghị mở ngay các cuộc đàm phán về việc kết nạp Ukraine làm thành viên.

Trong cuộc họp báo chung với Chủ tịch Ủy Ban Âu Châu Ursula von der Leyen, ông Zelensky tuyên bố: “ Đã đến lúc nên có một quyết định thuận lợi về mở các đàm phán về việc Ukraine gia nhập Liên Hiệp Âu Châu”.

Từ nhiều năm qua, Ukraine vẫn xin gia nhập Liên Hiệp Âu Châu và khối Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO). Kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược vào tháng 2/2022, Kyiv đã nhiều lần yêu cầu Brussels mở đàm phán về việc thâu nhận Ukraine, xem đây là bảo đảm duy nhất cho an ninh của nước này trước nước Nga.

Liên Hiệp Âu Châu đã cấp quy chế ứng viên chính thức cho Ukraine từ tháng 6/2022, nhưng yêu cầu Kyiv tiếp tục thực hiện các cải tổ cần thiết, nhất là về chống tham nhũng. Việc mở đàm phán về thâu nhận Ukraine phải được các nước thành viên Liên Hiệp Âu Châu nhất trí thông qua, sau khi có đề nghị của Ủy Ban Âu Châu.

Theo dự kiến, trong những tuần tới, Ủy Ban Âu Châu sẽ cho ý kiến tạm thời về những tiến bộ của Ukraine để quyết định về việc mở đàm phán với Kyiv, trước khi ra báo cáo chính thức vào tháng 10. Theo thẩm định của Brussels, đàm phán về việc thâu nhận Ukraine phải mất từ 6 đến 10 năm, trong khi Kyiv muốn được vào Liên Hiệp Âu Châu sớm hơn.

Trong bối cảnh quân đội Ukraine đang chuẩn bị mở cuộc phản công nhằm giành lại các vùng lãnh thổ bị quân Nga chiếm đóng, Tổng thống Zelensky hôm qua đã cám ơn Chủ tịch Ủy Ban Âu Châu về quyết định cung cấp một triệu đạn pháo cho Ukraine, nhưng nhấn mạnh là cần phải giao số đạn đó nhanh hơn.

Ông Zelensky còn kêu gọi nhanh chóng bãi bỏ các hạn chế về xuất cảng nông phẩm Ukraine, vốn đang gây căng thẳng giữa Kyiv với các nước láng giềng. Năm nước Ba Lan, Slovakia, Hung Gia Lợi, Bảo Gia Lợi và Lỗ Ma Ni đã thi hành các biện pháp nhằm bảo hộ mậu dịch, trước tình trạng ngũ cốc Ukraine tràn ngập, khiến giá nông phẩm sụt giảm mạnh, gây thiệt hại cho các nông gia ở những nước này.

Cuối tháng Tư vừa qua, Ủy Ban Âu Châu đã đạt được một thỏa thuận giữa các nước có liên quan để ngũ cốc Ukraine được trung chuyển qua các nước này đến các nước thứ ba.


Quốc Hội Pháp Kêu Gọi Liên Hiệp Âu Châu Xếp Công Ty Nga Wagner Trong Danh Sách “Tổ Chức Khủng Bố”

-Hôm 9/5/2023, Quốc hội Pháp thông qua một Nghị quyết kêu gọi Liên Hiệp Âu Châu (EU) xếp công ty lính đánh thuê Nga Wagner vào danh sách các tổ chức khủng bố.

Theo thông tấn xã AFP, Nghị quyết của Quốc hội Pháp đề nghị chính phủ “vận động ngoại giao” để thực hiện mục tiêu nói trên, nhằm “cho phép trừng phạt hiệu quả hơn các thành viên của công ty Wagner, và những thế lực ủng hộ Wagner, đặc biệt về mặt tài chánh”.

Hiện tại công ty Wagner đã chịu một số trừng phạt của Liên Hiệp Âu Châu, nhưng nếu Liên Hiệp Âu Châu xếp công ty này vào danh sách tổ chức khủng bố, phạm vi trừng phạt sẽ “rộng hơn nhiều”, theo chuyên gia Elizabeth Sheppard-Sellam, Đại học Tours. Ngoài các hành động tội ác của công ty Wagner tại Ukraine, Nghị quyết cũng chỉ ra các bạo lực, mà Wagner bị cáo buộc gây ra tại Syria và nhiều nước Phi Châu, như Mali hay Cộng hòa Trung Phi.

Trong một phát biểu vào buổi tối hôm 9/5, Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelensky đã hoan nghênh sáng kiến của Pháp, đồng thời khẳng định “toàn thế giới cần hành động theo hướng này”, “cần phải loại bỏ mọi biểu hiện của chủ nghĩa khủng bố, mọi phần tử khủng bố phải bị kết án”.

Về lý do xếp công ty Nga vào danh sách tổ chức khủng bố, Dân biểu đảng cầm quyền Phục Hưng Benjamin Haddad, người đề xuất Nghị quyết, giải thích: “Hoạt động của nhóm Wagner khớp với định nghĩa của Âu Châu về khủng bố”, các thành viên của tổ chức này “gieo rắc bất ổn và bạo lực”, phục vụ cho “nước Nga của Putin”. Theo Dân biểu đảng cầm quyền Pháp, mục tiêu Nghị quyết này là khuyến khích các thành viên khác của Liên Hiệp Âu Châu “đưa ra một quyết định theo cùng hướng”.

Trả lời đài Pháp France Info, chuyên gia về khủng bố Marie Robin, trung tâm Thucydide - Đại học Paris Panthéon-Assas, nhấn mạnh: Nghị quyết nói trên là “bước đầu tiên cho phép tiến hànhh các thương thuyết chính thức hơn”. Quốc hội Lithuania hồi giữa tháng 3/2023 đã ra một Nghị quyết coi công ty Wagner là “tổ chức khủng bố”.


Phóng Viên Chiến Trường của AFP Thiệt Mạng Tại Bakhmut Ukraine

-Hôm 9/5/2023, Phóng viên ghi hình của hãng tin Pháp AFP, Arman Soldin, đã thiệt mạng trong một cuộc pháo kích tại phía Đông Ukraine.

Theo nhóm phóng viên của thông tấn xã AFP tháp tùng cùng nạn nhân, Arman Soldin và bốn phóng viên khác của thông tấn AFP đang đi theo các binh sĩ Ukraine ở xung quanh Tchassiv Iar, một địa phương Ukraine gần với Bakhmut, thì vụ pháo kích diễn ra vào lúc 4 giờ 30 phút chều (giờ địa phương). Bốn phóng viên đi cùng anh đều thoát nạn.

Năm nay 32 tuổi, Arman Soldin, quốc tịch Pháp, gốc Bosnia, sinh ra ở Sarajevo. Năm 2015, anh thực tập tại văn phòng thông tấn xã AFP ở Roma (Ý Ðại Lợi) và cùng năm đó, làm việc cho văn phòng đại diện của hãng thông tấn Pháp ở Luân Đôn.

Là một phóng viên ghi hình dày dạn kinh nghiệm, Arman Soldin được điều đến tác nghiệp tại Ukraine vào tháng 9/2022 và thường xuyên đi cùng với nhóm nhà báo của thông tấn xã AFP đến vùng chiến tuyến, đặc biệt là Bakhmut nơi đang có giao tranh ác liệt.

Lãnh đạo hãng tin AFP đã nhanh chóng có lời chia buồn, đồng thời cho rằng “cái chết của anh là một lời nhắc nhở khủng khiếp những rủi ro và hiểm nguy mà các nhà báo phải đối mặt thường nhật để đưa tin chiến sự tại Ukraine”.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trên mạng xã hội Twitter ca ngợi lòng dũng cảm của Arman Soldin “có mặt trên mặt trận ngay từ những giờ phút đầu tiên của cuộc xung đột để cung cấp thông tin”.

Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc, Karine Jean-Pierre, hôm 9/5 cũng có lời chia buồn khi tuyên bố “thế giới có một món nợ đối với Arman Soldin” cũng như là “đối với 10 phóng viên và nhân viên truyền thông khác đã bỏ mạng khi đưa tin”, nhưng đồng thời cũng không quên nhắc thêm rằng “nghề nhà báo là một trong những nền tảng của xã hội tự do”.

Thông tấn xã AFP cho biết tính từ đầu cuộc xung đột Nga-Ukraine đến nay, đã có 11 phóng viên và nhiều nhân viên khác tháp tùng các nhà báo đã thiệt mạng.


Đức Kêu Gọi Trung Quốc Từ Bỏ Lập Trường “Trung Lập” Về Chiến Tranh Ukraine

-Bá Linh kêu gọi Bắc Kinh có lập trường rõ ràng về cuộc xung đột ở Ukraine. Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock nhấn mạnh: Duy trì lập trường “trung lập có nghĩa là đứng về phía kẻ xâm lăng”.

Trong cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương (Qin Gang) tại Bá Linh, hôm 9/5/2023, lãnh đạo ngoại giao Đức khẳng định: “Trung Quốc có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp kết thúc chiến tranh, nếu Bắc Kinh muốn”. Hãng tin Đức DW ghi nhận Đức “hối thúc” Trung Quốc thay đổi lập trường. Ngoại trưởng Đức giải thích rõ: ‘Trung lập có nghĩa là đứng về phía kẻ xâm lược, bởi vậy nguyên tắc chỉ đạo của chúng tôi là khẳng định rõ thái độ đứng về phía nạn nhân”.

Lãnh đạo ngoại giao Đức một mặt hoan nghênh tuyên bố mới đây của chính quyền Trung Quốc công nhận chủ quyền lãnh thổ của các quốc gia từng là thành viên của Liên Xô trước đây, nhưng mặt khác lưu ý rằng lập trường đó cũng phải được khẳng định rõ ràng đối với cả Ukraine.

Vẫn theo DW, trong cuộc trả lời báo giới hôm qua cùng đồng nhiệm Đức về chiến tranh Ukraine, Ngoại trưởng Trung Quốc khẳng định: “Là một thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc và là quốc gia có trách nhiệm lớn, Trung Quốc sẽ không thể đứng yên nhìn lửa cháy từ bờ bên kia, cũng như không đổ thêm dầu vào lửa”. Diễn đạt “đổ thêm dầu vào lửa” thường được chính quyền Trung Quốc sử dụng để lên án các hỗ trợ quân sự của phương Tây giúp Ukraine chống xâm lược Nga.

Chuyến công du ba nước Âu Châu (Đức, Pháp và Na Uy) của Ngoại trưởng Trung Quốc diễn ra đúng vào lúc Liên Hiệp Âu Châu bắt đầu xem xét loạt trừng phạt thứ 11 chống Nga, trong đó nhiều công ty Trung Quốc bị đặt trong tầm ngắm, với cáo buộc đã cung cấp các vật tư, thiết bị có thể được sử dụng cho các hoạt động quân sự của Nga chống Ukraine. Trong buổi họp báo hôm qua, Ngoại trưởng Trung Quốc một lần nữa báo trước Bắc Kinh sẽ “trả đũa”, nếu các trừng phạt được áp dụng.

Về chính sách kinh tế chung của Liên Hiệp Âu Châu với Trung Quốc, Hoàn Cầu Thời Báo - một tờ báo của đảng Cộng sản Trung Quốc - dẫn lời Ngoại trưởng Tần Cương, cảnh báo việc kinh tế Âu Châu tách rời khỏi nền kinh tế Trung Quốc, theo kịch bản “Chiến tranh Lạnh mới” do Hoa Kỳ chủ trương là bất lợi cho cả đôi bên.

Theo Ngoại trưởng Trung Quốc, đây là một “nguy cơ thực sự”. Lãnh đạo ngoại giao Trung Quốc dẫn số liệu do một viện nghiên cứu kinh tế Áo (Austrian Institute of Economic Research and the Foundation for Family Businesses) đưa ra hồi tháng trước, theo đó nước Đức sẽ mất 2% GDP, nếu kinh tế Đức tách khỏi Trung Quốc.


Cháy Rừng Lớn “Chưa Từng Có” ở Gia Nã Ðại Do Nắng Nóng, Khô Hạn

-Sau 2 ngày cháy rừng dữ dội ở phía Tây Gia Nã Ðại, hôm 9/5/2023, các đám cháy có dấu hiệu giảm cường độ. Chính quyền bắt đầu dỡ lệnh di tản ở một số ngôi làng, cho phép nhiều người dân được trở về nhà.

Thủ hiến Tỉnh bang Alberta, bà Danielle Smith, cho biết hơn 700 lính cứu hỏa đã được huy động, hơn 1.000 nhân viên cứu hỏa khác sẵn sàng đến chi viện. Tính đến hôm 9/5, những đám cháy lớn đã thiêu rụi gần 400 ngàn hecta rừng.

Theo thông tấn xã AFP, hôm 9/5 vẫn còn 81 điểm hỏa hoạn hoạt động sau 2 ngày đạt đỉnh 110 điểm cháy rừng, trong số này có 24 điểm vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát. Cháy rừng lớn dữ dội đã làm cho hơn 30 ngàn dân phải đi di tản. Những cột khói lớn ngột ngạt vẫn bao phủ toàn tỉnh và thậm chí xa hơn, làm ô nhiễm không khí lan đến tận Bắc Cực hoặc nước Mỹ láng giềng.

Trả lời đài RFI, Philippe Gachon, nhà nghiên cứu về Khí tượng thủy văn, trường Đại học Québec ở Montréal, ghi nhận mùa Đông khô hạn và nhiệt độ cao bất thường là nguyên nhân chính của vụ cháy rừng sớm năm nay.

“Dù sao đi nữa, phía Tây nhất là tại những vùng thảo nguyên, là những nơi ở Gia Nã Ðại có lượng mưa thấp nhất trong cả nước. Khi lượng mưa thiếu hụt ngày càng trầm trọng, rồi nhiệt độ trở nên nóng hơn và nhất là Gia Nã Ðại đang có những đợt nắng nóng rất sớm trong mùa, kỷ lục đang phá tại nhiều nơi ở Alberta. Trong tuần rồi, nhiệt độ là 30°C ở phía Tây Edmonton.

Điều đó đang làm tăng khả năng xảy ra các đám cháy sớm và hỏa hoạn có thể bùng phát trên quy mô lớn. Chúng tôi đã từng chứng kiến hiện tượng này trong năm 2016 như đợt cháy ở Fort McMurray, cũng đã xảy ra rất sớm trong tháng Năm. Đó là một đợt hỏa hoạn quy mô lớn, một thảm họa thiên nhiên gây thiệt hại lớn nhất trong lịch sử đất nước.

Đây là một vấn đề quan trọng cho vùng này cũng như là cho cả nước Gia Nã Ðại nói chung. Trong vòng 7 thập niên gần đây, Gia Nã Ðại đang chứng kiến hiện tượng hâm nóng khí hậu cao gấp hai lần so với mức trung bình của toàn vùng bán cầu bắc. Và tất cả những điều này góp phần dẫn đến nạn cháy rừng mỗi lúc thường xuyên hơn, với cường độ lớn hơn tại nhiều vùng chính”.


Thủ Tướng Trudeau: Gia Nã Ðại Sẽ Không Bị Đe Dọa Bởi Sự Trả Đũa của Trung Quốc


(Hình: Thủ tướng Gia Nã Ðại Justin Trudeau.)

-Theo tin của thông tấn xã Reuters, hôm thứ Ba (9/5/2023), Thủ tướng Justin Trudeau cho biết Gia Nã Ðại sẽ không bị Trung Quốc đe dọa sau các vụ trục xuất ngoại giao ăn miếng trả miếng của Ottawa và Bắc Kinh.

Ottawa trục xuất nhà ngoại giao Trung Quốc Zhao Wei (Triệu Nguy) hôm thứ Hai (8/5) vì những cáo buộc liên quan đến sự can thiệp của ngoại quốc, và vài tiếng đồng hồ sau, Bắc Kinh yêu cầu một nhà ngoại giao Gia Nã Ðại ở Thượng Hải rời khỏi Trung Quốc trước ngày 13/5 để đáp lại cái mà họ gọi là “hành động vô lý” của Ottawa.

“Chúng tôi hiểu rằng có sự trả đũa, nhưng chúng tôi sẽ không bị đe dọa, chúng tôi sẽ tiếp tục làm mọi thứ cần thiết để bảo vệ người dân Gia Nã Ðại khỏi sự can thiệp của ngoại quốc”, ông Trudeau nói với các phóng viên ở Ottawa.

Nguồn cung lúa mì và dầu thực vật toàn cầu đang khan hiếm do chiến tranh Ukraine, điều này có thể khiến Trung Quốc gặp khó khăn trong việc hạn chế nhập cảng lúa mì và cải dầu của Gia Nã Ðại.

Ông Tyler McCann, Giám đốc điều hành của Viện Chính sách Lương thực Nông nghiệp Gia Nã Ðại, cho biết: “Với Trung Quốc, luôn có nguy cơ” bị trả đũa. “(Nhưng) có vẻ như chính phủ Trung Quốc nhạy cảm hơn về an ninh lương thực so với những năm trước và điều đó có thể giảm thiểu rủi ro”.

Trung Quốc “đã có một phản ứng rất thận trọng”, ông Guy Saint-Jacques, cựu Ðại sứ Gia Nã Ðại tại Trung Quốc, cho biết trong một cuộc phỏng vấn được phát sóng trên đài Canadian Broadcasting Corp. Ông cho biết Trung Quốc có thể phản ứng bằng cách trục xuất một hoặc nhiều viên chức cấp cao hơn.

Ông Saint-Jacques cũng cho biết ông không nghĩ Trung Quốc sử dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế vì Bắc Kinh đang cố gắng trấn an các công ty ngoại quốc rằng họ có thể làm ăn việc ở Trung Quốc sau khi các hạn chế hà khắc về COVID-19 được dỡ bỏ.

Năm nay, Bắc Kinh trải thảm đỏ đón các nhà lãnh đạo phương Tây, bao gồm cả Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã liên hệ với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp để bảo đảm với họ rằng đất nước hiện đang mở cửa cho hoạt động kinh doanh.

Ông Saint-Jacques nhận định thêm rằng Bắc Kinh đang ra sức “quyến rũ (để) thuyết phục các doanh nghiệp ngoại quốc quay lại Trung Quốc đầu tư”. Ông nói: “Vì vậy, áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Gia Nã Ðại ở giai đoạn này sẽ gửi một thông điệp rất xấu đến các công ty ngoại quốc”.


Bắc Hàn Cảnh Báo Nhật Bản Không Tham Gia Nhóm Tư Vấn Nguyên Tử Hàn-Mỹ


(Hình: Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và Tổng thống Nam Hàn Yoon Suk Yeol.)

-Thông tấn xã Reuters đưa tin cho hay Bộ Ngoại giao Bắc Hàn vừa cảnh báo Nhật Bản không tham gia Nhóm tư vấn Nguyên tử (NCG) mới được công bố giữa Nam Hàn và Hoa Kỳ, và nói rằng làm như vậy sẽ khiến khu vực Đông Bắc Á trở nên bất ổn.

Nhóm NCG, được công bố trong chuyến thăm cấp quốc gia của Tổng thống Nam Hàn Yoon Suk Yeol tới Hoa Kỳ vào tháng trước, theo đó Hoa Kỳ sẽ cung cấp cho Hán Thành cái nhìn sâu sắc hơn và có tiếng nói trong kế hoạch nguyên tử của họ đối với bất kỳ cuộc xung đột nào với Bắc Hàn.

“Nếu Nhật Bản kiên trì viện đến việc thành lập liên minh quân sự 3 bên do Hoa Kỳ lãnh đạo... thì điều đó sẽ đẩy Đông Bắc Á vào tình trạng bất ổn và cuối cùng biến khu vực này thành biển lửa, nơi nó sẽ diệt vong”, ông Kim Sol Hwa thuộc Viện Nghiên cứu Nhật Bản của Bộ Ngoại giao Bắc Hàn cho biết trong một bài xã luận.

Bình luận này nhắm vào Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida, người vừa có chuyến thăm làm việc tới Nam Hàn vào Chủ Nhật (7/5), chỉ trích chuyến đi song phương đầu tiên sau 12 năm là “khuếch đại mối quan tâm của khu vực và cộng đồng quốc tế”.

Nhóm Cố vấn Nguyên tử đã được công bố như một phần của “Tuyên bố Hoa Thịnh Ðốn” được đưa ra trong chuyến đi của ông Yoon tới Hoa Kỳ. Ông Yoon cho biết tuyên bố này đã “nâng cấp” liên minh với Hoa Kỳ và Nhật Bản không bị loại trừ việc tham gia NCG.

Nhóm NCG cũng bao gồm một cam kết mới của Hán Thành không theo đuổi bom nguyên tử của riêng mình mặc dù các cuộc thăm dò gần đây cho thấy đa số muốn Hán Thành có được loại vũ khí này.

Nhật Bản và Nam Hàn dự kiến vào đầu tháng tới sẽ liên thông các radar của họ thông qua một hệ thống của Mỹ nhằm chia sẻ thông tin theo thời gian thực về các phi đạn-đạn đạo của Bắc Hàn, một người am hiểu về vấn đề này cho Reuters biết hôm 9/5.

Văn phòng Tổng thống Nam Hàn cũng cho biết hôm 8/5 rằng nước này sẽ thành lập một nhóm với Nhật Bản và Hoa Kỳ để chia sẻ thông tin về phi đạn của Bắc Hàn, hãng tin Yonhap tường thuật.


Hàng Không Mẫu Hạm Sơn Đông của Trung Quốc Trở Về Cảng Nhà Sau Chuyến Phô Diễn Sức Mạnh


(Hình: Hàng không mẫu hạm Sơn Đông của Trung Quốc.)

-Theo tin của thông tấn xã Reuters, hôm 10/5/2023, quân đội Trung Quốc cho biết hàng không mẫu hạm Sơn Đông đã trở về cảng nhà ở Hải Nam “trong những ngày gần đây”, sau chuyến hải hành kéo dài một tháng bao gồm các chuyến đi vòng quanh Đài Loan để tập trận và phô diễn sức mạnh Hải quân đến tận Tây Thái Bình Dương.

Năm nay, tàu Sơn Đông đã được nhìn thấy ở eo biển Đài Loan, kênh Bashi giữa Đài Loan và Phi Luật Tân, và thậm chí đến tận đảo Guam. Vào đầu tháng 4, lần đầu tiên chiếc tàu này tham gia cuộc tập trận mô phỏng các cuộc tấn công bằng máy bay chiến đấu được phóng từ một hàng không mẫu hạm vào Đài Loan.

Màn phô trương lực lượng diễn ra sau khi Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn gặp Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Kevin McCarthy, khiến Bắc Kinh tức giận. Trung Quốc vốn coi cuộc gặp này là sự can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc.

Tàu Sơn Đông vừa tham gia cuộc tuần tra an ninh xung quanh đảo Đài Loan trong khuôn khổ cuộc tập trận quân sự “song kiếm”, Bộ Tư lệnh Chiến khu miền Nam của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố.

“Nhóm hàng không mẫu hạm Sơn Đông, lần đầu tiên xuất hiện với đội hình và quy mô như vậy, đã đi đến vùng biển phía Tây Thái Bình Dương”, tuyên bố nói thêm.

Tàu Sơn Đông được đưa vào hoạt động vào năm 2019, đã nổi bật trong công tác tuyên truyền quân sự của Trung Quốc. Trong cuộc tập trận hồi tháng 4, Trung Quốc trưng bày nhiều hình ảnh về tàu Sơn Đông và các máy bay chiến đấu được phóng từ hàng không mẫu hạm.

Vài ngày sau khi Trung Quốc kết thúc cuộc tập trận mới nhất quanh đảo Ðài Loan, chiến hạm USS Milius của Hoa Kỳ đã đi qua eo biển Đài Loan trong hoạt động mà Hải quân Hoa Kỳ mô tả là quá cảnh “thường lệ”.

Hồi tháng 3/2022, tàu Sơn Đông, một trong hai hàng không mẫu hạm đang hoạt động của Trung Quốc, đi qua eo biển Đài Loan chỉ vài tiếng đồng hồ trước khi Chủ tịch Trung Quốc và Tổng thống Hoa Kỳ chuẩn bị đàm thoại.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc tăng cường áp lực quân sự để cố gắng buộc Đài Loan chấp nhận chủ quyền của Trung Quốc. Bắc Kinh chưa bao giờ từ bỏ việc sử dụng vũ lực để kiểm soát hòn đảo này.


Mỹ Kêu Gọi WHO Mời Đài Loan Quan Sát Cuộc Họp Tháng 5


(Hình: Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken.)

-Thông tấn xã Reuters cho hay Hoa Kỳ khuyến khích Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mời Đài Loan làm quan sát viên tại cuộc họp thường niên của tổ chức này ở Geneva (Thụy Sĩ) từ ngày 21 đến 30/5/2023, Ngoại trưởng Antony Blinken cho biết hôm 9/5, trong một phát biểu bị Trung Quốc phản đối.

Trung Quốc, vốn coi Đài Loan là một tỉnh của mình, bắt đầu ngăn cản Đài Loan tham gia cuộc họp thường niên của WHO từ năm 2017, trong một chiến dịch ngoại giao nhằm cô lập hòn đảo tự trị dân chủ này.

Ông Blinken nói trong một tuyên bố: “Việc mời Đài Loan làm quan sát viên sẽ minh họa cho cam kết của WHO đối với cách tiếp cận toàn diện ‘sức khỏe cho mọi người’ trong hợp tác y tế quốc tế”.

Ông nói thêm rằng Hoa Kỳ ủng hộ sự tham gia này của Ðài Loan phù hợp với chính sách một Trung Quốc của Hoa Thịnh Ðốn.

Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Đài Loan cảm ơn Hoa Kỳ ủng hộ mạnh mẽ việc tham gia của họ, đồng thời nói thêm rằng việc loại trừ hòn đảo này sẽ “hoàn toàn vượt quá lý do” và gây tổn hại cho hợp tác y tế toàn cầu.

Bị loại khỏi hầu hết các tổ chức toàn cầu do sự phản đối của Bắc Kinh, Đài Loan nói rằng việc họ bị loại khỏi WHO đã cản trở nỗ lực chống lại đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, Đài Loan được phép tham dự một số cuộc họp kỹ thuật của WHO.

Tại Bắc Kinh, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết các bình luận của Hoa Kỳ khiến công chúng bối rối và kêu gọi nước này tránh sử dụng cuộc họp của WHO để “thổi phồng” các vấn đề liên quan đến Đài Loan.

“Sự tham gia của Đài Loan vào các hoạt động của các tổ chức quốc tế, bao gồm cả WHO, phải được giải quyết theo nguyên tắc một Trung Quốc”, ông Uông Văn Bân nói trong một cuộc họp báo thường kỳ hôm 10/5.

“Chúng tôi một lần nữa kêu gọi phía Hoa Kỳ tuân thủ nguyên tắc một Trung Quốc và các điều khoản của ba thông cáo chung Trung-Mỹ”, ông Uông nói, thúc giục Hoa Kỳ thực hiện các cam kết của các nhà lãnh đạo không ủng hộ “sự độc lập của Đài Loan”.


FBI Triệt Phá Nhu Liệu Điện Toán Tin Tặc của Gián Điệp Nga


(Hình: Tin tặc Nga Stanislav Lisov ra tòa án Tây Ban Nha tại Madrid ngày 20/7/2017 theo yêu cầu dẫn độ của Mỹ.)

-Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ (FBI) triệt phá một nhu liệu điện toán độc hại được sử dụng bởi các điệp viên ưu tú của Nga, nhà chức trách Hoa Kỳ loan báo ngày 9/5/2023.

Các viên chức thực thi pháp luật cấp cao cho biết các chuyên gia kỹ thuật của FBI đã xác định và vô hiệu hóa nhu liệu điện toán độc hại do cơ quan an ninh FSB của Nga sử dụng để chống lại một số máy điện toán Mỹ, một động thái mà họ hy vọng sẽ giáng một đòn chí tử vào một trong những chương trình gián điệp mạng hàng đầu của Nga.

“Chúng tôi đánh giá đây là công cụ gián điệp hàng đầu của họ”, một trong các viên chức Mỹ nói với các nhà báo.

Viên chức này nói các gián điệp của FSB đứng đằng sau nhu liệu điện toán độc hại, có tên gọi là Snake, thuộc một nhóm tin tặc khét tiếng.

Một viên chức cấp cao của FBI cho biết nhóm này đã hoạt động trong hai thập niên nhằm chống lại nhiều mục tiêu khác nhau liên kết với Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO), các cơ quan chính phủ Hoa Kỳ và các công ty kỹ thuật.

Các nhà ngoại giao Nga không hồi đáp yêu cầu bình luận. Mạc Tư Khoa thường phủ nhận việc thực hiện các hoạt động gián điệp mạng.

Các viên chức Hoa Kỳ đã nói chuyện với các nhà báo hôm 9/5 trước khi tin được công bố. Các thông báo tương tự, tiết lộ nỗ lực phá vỡ mạng lưới của FSB, được đưa ra bởi các cơ quan an ninh ở Anh, Gia Nã Ðại, Úc Ðại Lợi và Tân Tây Lan.


Tại Mỹ, Đàm Phán Nâng Trần Nợ Giữa Chính Quyền và Các Lãnh Đạo Nghị Sĩ Đối Lập Vẫn Bế Tắc

-Chính quyền Hoa Kỳ và phe đối lập không đạt được thỏa hiệp về vấn đề “nâng trần nợ” trong cuộc họp kéo dài 1 tiếng đồng hồ hôm 9/5/2023, tại Tòa Bạch Ốc.

Trong 3 tuần tới, nếu hai bên không đạt một thỏa hiệp, nước Mỹ sẽ lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán, chính phủ sẽ không có tiền chi trả trong một số lĩnh vực, như trả lương hưu. Nếu điều này xảy ra, đây sẽ là lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ.

Tuy bế tắc, nhưng hai bên vẫn chủ trương tiếp tục đàm phán. Tổng thống Joe Biden có thể không tham dự thượng đỉnh G7 để tập trung toàn lực cho hồ sơ này. Thông tín viên Guillaume Naudin của Đài RFI từ Hoa Thịnh Ðốn cho biết cụ thể về kết quả cuộc họp hôm qua:

Họ đồng ý với nhau về một điểm là họ bất đồng với nhau, nhưng quyết định tiếp tục thương lượng. Đây là kết quả của một cuộc họp - chưa phải là cuối cùng - giữa Tổng thống và các lãnh đạo hai phe Dân chủ và Cộng hòa của Quốc hội lưỡng viện. Tổng thống Joe Biden và phe Dân chủ tại Hạ viện và Thượng viện muốn Quốc hội nâng trần nợ, có nghĩa là cho chính phủ được phép vay thêm tiền, nhưng không đi kèm các điều kiện.

Phe Cộng hòa của Hạ viện, do Chủ tịch Kevin McCarthy đứng đầu, được bầu vào chức vụ này nhờ lá phiếu của những thành phần cực đoan nhất trong đảng, cũng đồng ý nâng trần nợ, nhưng với điều kiện phải cắt giảm ngân sách.

Mục tiêu chủ yếu là duy trì việc giảm thuế đối với những người giàu nhất, một chính sách đã được thông qua dưới thời Donald Trump. Tuy nhiên, đối với phe Tổng thống, điều này cũng có nghĩa là phải cắt giảm các khoản chi cho những thành phần khó khăn nhất trong xã hội. Hai bên đổ lỗi cho nhau về sự chậm trễ của các thương lượng, nhưng tất cả đều hiểu tình thế rất cấp bách.

Tổng thống Biden thậm chí dự trù bỏ kế hoạch tham dự thượng đỉnh G7 ở Nhật Bản, sẽ diễn ra trong hơn một tuần nữa, nếu bế tắc tiếp diễn. Hai bên sẽ tiếp tục thương lượng để tìm kiếm thỏa hiệp. Cuộc họp lần tới về chủ đề này sẽ diễn ra vào thứ Sáu 12/5.

Theo thông tấn xã AFP, trước mắt Tổng thống Mỹ loại trừ khả năng phát hành thêm tín phiếu Nhà nước bất chấp chuyện trần nợ, theo tu chính án 14 của Hiến pháp Hoa Kỳ, do nhiều vấn đề pháp lý phức tạp.


Các Lãnh Đạo ASEAN “Quan Ngại Sâu Sắc” Về Bạo Lực Tại Miến Điện

-Hôm 10/5/2023, các lãnh đạo Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã bày tỏ thái độ “quan ngại sâu sắc” về tình hình bạo lực tại Miến Điện, đồng thời lên án vụ tấn công vào một đoàn xe chở hàng cứu trợ nhân đạo tại nước này.

Sau cuộc họp trù bị hôm 9/5 của các Ngoại trưởng, lãnh đạo các nước thành viên ASEAN trong 2 ngày 10 và 11/5, họp thượng đỉnh, trên đảo Flores của Nam Dương, nước hiện giữ chức Chủ tịch luân phiên của ASEAN.

Theo hãng tin AFP, trong diễn văn khai mạc, Tổng thống Nam Dương Joko Widodo đã kêu gọi lãnh đạo các nước Đông Nam Á đoàn kết với nhau để đối phó với các thách thức đang đặt ra cho ASEAN, để Hiệp hội có thể đóng vai trò “trung tâm” cho hòa bình và tăng trưởng. Thách thức lớn nhất hiện nay đối với ASEAN chính là khủng hoảng Miến Điện.

Trong thông cáo chung công bố hôm nay, các lãnh đạo ASEAN bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về các vụ bạo lực ở Miến Điện, đồng thời kêu gọi “chấm dứt ngay lập tức” mọi hình thức bạo lực và sử dụng vũ lực, nhằm tạo “một môi trường thuận lợi” cho trợ giúp nhân đạo và đối thoại hòa giải.

Trong thông cáo, các lãnh đạo ASEAN cũng lên án vụ tấn công hôm Chủ Nhật vừa qua nhắm vào một đoàn xe chở các nhà ngoại giao và các viên chức mang theo hàng cứu trợ nhân đạo ở khu vực phía Đông của tỉnh bang Shan. Trong đoàn xe có đại diện của Tòa Ðại sứ Tân Gia Ba và Tòa Ðại sứ Nam Dương.

Miến Điện hiện vẫn là thành viên của ASEAN, nhưng các lãnh đạo của nước này không được tham gia các cuộc họp cấp cao, do tập đoàn quân sự vẫn không thực hiện bản đồng thuận 5 điểm do ASEAN đề nghị để giải quyết khủng hoảng.

Việc Nam Dương nắm chức Chủ tịch ASEAN đã tạo ra hy vọng là với trọng lượng kinh tế và kinh nghiệm ngoại giao, Jakarta có thể giúp đạt được những tiến bộ trong hồ sơ Miến Điện. Tuy nhiên, ASEAN vẫn duy trì nguyên tắc đồng thuận và không can thiệp vào chuyện nội bộ, cho nên giới phân tích không chờ đợi có những bước đột phá tại thượng đỉnh lần này.

Một nhà phân tích thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược IISS tại Tân Gia Ba cho hãng tin AFP biết, Nam Dương dự trù công bố một Dự thảo hướng dẫn thi hành bản đồng thuận 5 điểm đã đạt được với tập đoàn quân sự Miến Điện cách đây 2 năm.

Về hồ sơ Biển Đông, tuyên bố với các phóng viên tối qua tại Nam Dương, Tổng thống Phi Luật Tân Ferdinand Marcos Jr. cho biết ông sẽ kêu gọi các lãnh đạo thành viên ASEAN nhanh chóng đúc kết Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông COC. Ông tỏ ý hy vọng là bản Dự thảo về COC sẽ được phổ biến sớm nhất có thể được, bởi vì “căng thẳng trên Biển Đông đang gia tăng”.


Tin Việt Nam Hôm Nay
Hà Nội Đề Nghị Phi Luật Tân Giúp Đỡ Công Dân Việt Nam Được Giải Cứu ở Pampanga



(Hình: Những người được giải cứu chờ làm thủ tục sau khi được giải cứu trong một cuộc đột kích của cảnh sát ở thành phố Mabalacat, thuộc tỉnh Pampanga, phía Bắc thủ đô Manila. Ảnh chụp vào ngày 4/5/2023 do Cảnh sát Quốc gia Phi Luật Tân công bố vào ngày 6/5/2023.)

-Hôm 9/5/2023, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết đã đề nghị giới hữu trách Phi Luật Tân hỗ trợ cho các công dân Việt Nam trong số hơn 1.000 lao động cưỡng bức vừa được nước này giải cứu tại tỉnh Pampanga, gần thủ đô Manila.

Trước đó, vào ngày 4/5, hơn 1.000 người đã được cảnh sát Phi Luật Tân giải cứu trong một chiến dịch chống buôn người ở thành phố Mabalacat, Pampanga, Cảnh sát Quốc gia Phi Luật Tân (PNP) cho biết hôm 6/5.

Đây là một hoạt động chung của cảnh sát và Cục Nhập cư Phi Luật Tân nhắm mục tiêu vào một công ty tại Clark Sun Valley Hub. Trong số 1.090 người được giải cứu, có 389 người đến từ Việt Nam, 307 người từ Trung Quốc, 171 người Phi Luật Tân, 143 người từ Nam Dương, 40 người từ Nepal, 25 người từ Mã Lai Á, 7 người từ Miến Ðiện, 6 người từ Thái Lan, 2 người từ Đài Loan và một người từ Hồng Kông.

Cảnh sát quốc gia Phi Luật Tân nói trong một tuyên bố rằng theo điều tra, các nạn nhân này bị ép buộc làm việc cho các đường dây lừa đảo qua mạng. Tuy nhiên, hôm 10/5, Bộ Tư pháp Phi Luật Tân cho biết chỉ có 18 người trong số cả ngàn người được giải cứu nộp đơn khiếu nại 12 nghi phạm bị bắt.

Bộ trưởng Tư pháp Jesus Crispin Remulla nói với CNN Philipines rằng ông vẫn đang yêu cầu báo cáo đầy đủ về sự việc, và lưu ý rằng có thể một số nạn nhân bị ép buộc, nhưng một số khác có thể tự nguyện tham gia vào công việc lừa đảo.

Đây là lần đầu tiên một đường dây mua bán người ngoại quốc quy mô lớn vào Phi Luật Tân bị phanh phui. Những người được giải cứu hiện đang tạm trú tại một cơ sở an toàn ở Phi Luật Tân.

Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết họ đã đề nghị phía Phi Luật Tân bảo đảm chỗ ở cho công dân Việt Nam, thông báo cho phía Việt Nam về tình trạng cư trú của những người này và hỗ trợ Việt Nam hồi hương những công dân không được Phi Luật Tân cho phép lưu trú trong thời gian sớm nhất.

Bộ này cũng đề nghị phía Phi Luật Tân hợp tác giải quyết sự việc cưỡng bức lao động liên quan đến công dân Việt Nam và xử phạt nghiêm những kẻ vi phạm.


Hoa Kỳ Tài Trợ Dự Án Dự Trữ Năng Lượng Trị Giá 3 Triệu Mỹ Kim ở Miền Trung Việt Nam


(Hình:Tấm năng lượng mặt trời của AMI AC Renewables ở tỉnh Khánh Hòa.)

-Hoa Kỳ sẽ tài trợ một dự án dự trữ năng lượng trị giá 3 triệu Mỹ kim tại tỉnh Khánh Hòa, nhằm giúp Việt Nam tích hợp nhiều năng lượng tái tạo hơn vào hệ thống năng lượng quốc gia.

Theo truyền thông nhà nước, vào ngày 9/5/2023, Công ty Cổ phần AMI AC Renewables, thông qua công ty thành viên-AMI Khánh Hòa, đã ký biên bản ghi nhớ với Tập đoàn Honeywell của Mỹ cùng hợp tác thực hiện dự án thí điểm hệ thống lưu trữ năng lượng tại tỉnh Khánh Hòa.

Dự án được công bố lần đầu tiên tại Đối thoại Thường niên An ninh Năng lượng Hoa Kỳ-Việt Nam. Dự án dự kiến sẽ sử dụng và lắp đặt hệ thống lưu trữ năng lượng Honeywell tại nhà máy năng lượng mặt trời AMI Khánh Hòa với tổng công suất 50MWp.

Đây là nhà máy điện đầu tiên của Việt Nam sử dụng hệ thống dự trữ năng lượng này.

Dự án được đại diện của AMI AC Renewables cho biết sẽ đi vào hoạt động vào quý ba của năm 2024.

Việc lưu trữ năng lượng đóng vai trò quan trọng trong tiến trình chuyển tiếp lên sản xuất năng lượng tái tạo và lộ trình giảm phát thải các hệ thống năng lượng toàn cầu. Đây là một yếu tố then chốt trong quan hệ Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Công bằng (JETP) được ký giữa Việt Nam và các đối tác quốc tế nhằm hỗ trợ Việt Nam trong tiến trình chuyển đổi sang năng lượng sạch và đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Chính phủ Việt Nam hồi tháng 12 năm 2022 đã đồng ý nhận gói ngân sách 15,5 tỉ Mỹ kim từ Nhóm 7 quốc gia công nghiệp phát triển (G7) để cắt giảm điện than và chuyển sang sử dụng các nhiên liệu thân thiện với môi trường. Việc nhận gói hỗ trợ này được thực hiên thông qua thiết lập quan hệ Đối tác Chuyển dịch Năng lượng Công bằng. (JETP).


Tàu Kiểm Ngư Việt Nam Theo Sát Tàu Khảo Sát Trung Quốc Trong Vùng Đặc Quyền Kinh Tế


(Hình: Tàu Kiểm ngư Việt Nam 414 đi theo tàu khảo sát Trung Quốc Xiang Yang Hong (Hướng Dương Hồng) 10 vào tối 10/5/2023 trong EEZ của Việt Nam cách Côn Đảo khoảng 120 hải lý.)

-Vào tối 10/5/2023 (giờ Việt Nam), tàu Kiểm ngư Việt Nam 414 được ghi nhận đi theo tàu khảo sát Trung Quốc Xiang Yang Hong (Hướng Dương Hồng) 10 khi tàu này đang ở trong Vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam, cách Côn Đảo khoảng 120 hải lý. Ảnh Marine Traffic do RFA chụp lại cho thấy như vừa nêu.

Ngoài tàu khảo sát Xiang Yang Hong, ảnh chụp trước đó còn cho thấy một nhóm gồm 2 tàu Tuần duyên Trung Quốc số hiệu 4303, 5305, và 7 tàu Dân quân Biển nước này bị tàu Kiểm ngư 414 giám sát. Phía Việt Nam còn điều thêm tàu Kiểm ngư 475 từ Cam Ranh ra theo dõi các tàu của phía Trung Quốc.

Như tin thông tấn xã Reuters loan ngày 8/5 dẫn hai nguồn của Ấn Độ cho hay, tàu Dân quân Biển Trung Quốc đi vào khu vực Vùng Đặc quyền Kinh tế Việt Nam nơi mà Hải quân các nước ASEAN và Ấn Độ đang diễn tập trong khuôn khổ hoạt động có tên AIME-2023.

Tin nói rõ vào khi chiến hạm và máy bay của các bên tham gia đang diễn tập, tàu Dân quân Biển Trung Quốc tiến đến, cả hai phía chạy qua nhau nhưng không xảy ra đối đầu.

Lâu nay, một số quốc gia láng giềng của Trung Quốc quanh Biển Đông cáo giác Trung Quốc sử dụng tàu Dân quân Biển cũng như tàu chính thức mang cờ Hoa Lục sách nhiễu, hăm dọa tàu đánh cá cũng như tàu quân sự của họ tại Biển Đông.


Đảng Công Bố Thành Tích Chống Tham Nhũng


(Hình: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp tại Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng/Chống Tham nhũng/Tiêu cực ở Hà Nội ngày 10/5/2023.)

-Trong thời gian từ đầu năm đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam từ cấp trung ương đến địa phương tiến hành kỷ luật hơn 100 tổ chức đảng, hơn 3.600 đảng viên. Trong số này có 3 Chủ tịch, nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, 2 Thiếu tướng quân đội đã về hưu.

Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng/Chống Tham nhũng/Tiêu cực (Ban Chỉ đạo) vào ngày 10/5/2023 thông báo như vừa nêu tại cuộc họp ở Hà Nội dưới sự chủ trì của Trưởng ban Chỉ đạo, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Cụ thể, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kỷ luật 12 tổ chức đảng, 26 cán bộ cấp Giám đốc Sở và tương đương trở lên; trong số này có một nguyên ủy viên Trung ương Đảng, 3 Chủ tịch, nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh, và 2 Thiếu tướng quân đội như vừa nêu.

Ban Chỉ đạo còn cho biết nhiều địa phương như Cao Bằng, Hòa Bình, Quảng Ninh, Hà Nam, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Bà Rịa-Vũng Tàu đã khởi tố lãnh đạo cấp Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc, Phó Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp quận….

Ban Chỉ đạo cho rằng công tác phòng chống tham nhũng/tiêu cực tại các địa phương có chuyển biến, không còn tình trạng “trên nóng, dưới lạnh” như trước đây.

Trong Quý II này, Ban Chỉ đạo dự kiến đưa ra xét xử năm vụ án trong đó có hai vụ gồm “các chuyến bay giải cứu đợt dịch COVID-19”,, vụ án tham ô tài sản tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển.


Công An Bắt 9 Người Trong Đường Dây Buôn Bán Ma Túy Từ Cam Bốt Về Sài Gòn


(Hình: Công an bắt giữ các đối tượng liên quan chuyên án ma túy do đối tượng Trương Ngọc Mai cầm đầu.)

-Chín đối tượng cùng gần 95kg ma túy các loại và nhiều súng đạn đã bị Công an thu giữ trong chuyên án triệt phá đường dây buôn bán ma túy từ Cam Bốt về Sài Gòn.

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy thuộc Bộ Công an cho truyền thông nhà nước hay tin trên trong ngày 10/5/2023, sau khi có kết quả điều tra chuyên án phá đường dây ma túy xuyên quốc gia do Trương Ngọc Mai, sinh năm 1997, ngụ quận 1 cầm đầu.

Công an đã khám xét nơi ở của Mai cùng 15 địa điểm cất giấu ma túy tại Sài Gòn. Qua đó, Công an đã thu giữ tổng số gần 95kg ma túy tổng hợp các loại mà nhóm của Mai chưa kịp đưa ra thị trường tiêu thụ.

Cũng theo Công an, nhóm của Mai (chưa rõ tên và nơi cư ngụ của tám đồng phạm còn lại) dùng thủ đoạn vận chuyển trái phép chất ma túy bằng cách cất giấu ma túy trong người, trong khoảng trống tự nhiên của các phương tiện giao thông, mũ bảo hiểm, đồ mỹ nghệ, giấu lẫn trong các hàng hóa cồng kềnh như kiện hàng, máy móc, hàng hóa nông, hải sản. Từ đó, nhóm của Mai đã thuê người dân bản địa vận chuyển qua các đường tiểu ngạch, thủ đoạn này đã gây không ít khó khăn cho lực lượng chuyên án.

Hôm 9/5, bản tin của truyền hình thông tấn cho biết Công an sáu tỉnh trên tuyến Tây Nam và Công an Tp. HCM, Cần Thơ, Cà Mau đã phát giác, bắt giữ 8.795 đối tượng phạm tội về ma túy; thu giữ trên 1,8 tấn ma túy tổng hợp và nhiều súng đạn các loại.

Cục Cảnh sát ma túy Bộ Công an cho biết ma túy từ Cam Bốt vận chuyển qua tuyến biên giới Tây Nam tập trung là các tỉnh Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp và gần đây đang có xu hướng dịch chuyển sang tỉnh Bình Phước, An Giang và từ Lào qua các tỉnh Bắc miền Trung rồi tập kết tại các kho thuộc các tỉnh giáp ranh Sài Gòn như: Bình Dương, Đồng Nai, Long An….

Bộ Công an cũng cho hay các nhóm tội phạm buôn bán ma túy thường thay đổi cách thức vận chuyển. Tuy nhiên, đa số họ đóng thành kiện hàng gửi các xe khách xuyên Việt từ ngoại quốc thẩm lậu vào Việt Nam, một phần ma túy được tiêu thụ tại Sài Gòn và các tỉnh phía Nam, một phần tiếp tục vận chuyển đi nước thứ ba tiêu thụ như Úc Ðại Lợi, Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản….


Người Chi 20 Tỉ Để Chuyển Giám Đốc Công An Đinh Văn Nơi Bị Án 11 Năm Tù


(Hình: Ông Mãnh tại tòa.)

-Ông Trần Trí Mãnh, ngụ tỉnh An Giang, người chi 20 tỉ đồng “chạy” điều chuyển Giám đốc Công an tỉnh An Giang đi nơi khác, đã bị tuyên phạt 11 năm tù về tội “Đưa hối lộ”.

Sau 3 ngày xét xử, truyền thông đưa tin hôm 10/5/2023, Tòa án Nhân dân tỉnh An Giang đã tuyên án với ông Trần Trí Mãnh – Giám đốc Công ty sản xuất Gia Thịnh và đồng phạm trong vụ án “chạy” điều chuyển ông Đinh Văn Nơi – Giám đốc Công an tỉnh An Giang lúc bấy giờ, nay là Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh, đi nơi khác với giá 20 tỉ đồng.

Cụ thể, Mãnh bị tuyên phạt 11 năm tù về tội “Đưa hối lộ”; các đồng phạm của Mãnh gồm Vũ Văn Quý, ngụ Sài Gòn bị tuyên 13 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, 9 năm tù về tội “Rửa tiền”, tổng hợp hình phạt là 22 năm tù; Ngô Văn Trọng, ngụ Thành phố Đà Nẵng; Hoàng Thị Tâm ngụ Thành phố Hà Nội mỗi người bị tuyên 10 năm tù giam riêng Đào Ngọc Cảnh, ngụ Thành phố Đà Nẵng lĩnh 8 năm tù giam cùng về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Tòa đồng thời còn tuyên tịch thu năm điện thoại di động của các bị cáo và 2,7 tỉ đồng sung công quỹ Nhà nước.

Hôm 8/5, trong ngày đầu tiên xét xử, trình bày tại tòa, ông Mãnh nói quen biết Cảnh qua người khác, mục đích để kết nối, làm quen với Giám đốc Công an tỉnh An Giang lúc bấy giờ là đại tá Đinh Văn Nơi để tăng uy tín với đối tác ngoài tỉnh. Tuy nhiên không làm quen được nên Mãnh đồng ý chi tiền để nhóm của Cảnh “điều chuyển” ông Nơi đi nơi khác.

Theo kết luận của Cơ quan cảnh sát điều tra-Công an tỉnh An Giang, ông Mãnh qua trung gian đã đưa trước 10 tỉ đồng cho nhóm Quý, Trọng, Tâm và Đào Ngọc Cảnh để hối lộ người có chức vụ, quyền hạn lo lót vụ điều chuyển. Sự vụ thành công sẽ chuyển tiếp 10 tỉ.

Tuy nhiên, nhóm của Cảnh đã bàn bạc, cấu kết đưa ra thủ đoạn gian dối về các mối quan hệ xã hội lớn để chiếm đoạt số tiền 2,3 tỉ đồng, trả lại 7,7 tỉ đồng cho Mãnh với lý do “việc điều chuyển đã bại lộ”.

Do sự vụ không thành mà vẫn mất số tiền lớn, ông Mãnh sau đó đã tố cáo hành vi phạm tội của nhóm Cảnh.


Cựu Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Bình Thuận Ra Tòa Do Vi Phạm Trong Quản Lý Đất Đai


(Hình: Ông Nguyễn Ngọc Hai tại phiên tòa hôm 10/5/2023.)

-Vào ngày 10/5/2023, cựu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận, ông Nguyễn Ngọc Hai bị đưa ra xét xử ở Hà Nội tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Trong cùng vụ án, ngoài ông Nguyễn Ngọc Hai còn các ông/bà Lương Văn Hải - cựu Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận; Hồ Lâm - nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; Lê Nguyễn Thanh Danh- nguyên Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; Ngô Hiếu Toàn- nguyên Phó Giám đốc Sở Tài chánh; Đặng Hoài Nhân - nguyên Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Bình Thuận; Nguyễn Thị Thu Phong - nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh; Nguyễn Văn Phong - cựu Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận.

Theo cáo trạng được báo Nhà nước trích dẫn, vào tháng 3 năm 2017, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận đã giao và cho thuê 3 lô đất cho công ty Cổ phần Tân Việt Phát với giá đất lấy từ năm 2013 là 1,2 triệu đồng/ mét vuông. Tuy nhiên, từ năm 2016, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Nguyễn Ngọc Hai đã ban hành quyết định điều chỉnh giá các lô đất này lên 1,6 triệu đồng/mét vuông.

Cáo trạng xác định việc giao đất này đã gây thiệt hại cho Nhà nước là 45,4 tỉ đồng.

Theo truyền thông nhà nước, trong quá trình điều tra, gia đình ông Nguyễn Ngọc Hai đã khắc phục 300 triệu đồng, gia đình ông Lương Văn Hải đã khắc phục 500 triệu đồng. Gia đình ông Lê Nguyễn Thanh Danh – nguyên Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường – đã khắc phục 100 triệu đồng.

Cáo trạng kiến nghị các các nhân vi phạm phải khắc phục hậu quả số tiền thiệt hại hơn 44,4 tỉ đồng sau khi đã trừ 900 triệu đồng gia đình các bị can đã nộp.

Trong ngày xét xử 10/5, ông Nguyễn Ngọc Hai thừa nhận việc giao đất trái quy định; trong khi đó ông Lương Văn Hải cho rằng nội dung cáo trạng về diễn biến quá trình giao đất là đúng; tuy nhiên kết luận về trách nhiệm đối với bản thân ông là không đúng. Ông Lương Văn Hải cho rằng không biết gì về lĩnh vực tài nguyên môi trường, không biết tình hình giá đất; bản thân không có gì sai phạm nên không có nghĩa vụ phải bồi thường.


Đà Nẵng: Cựu Chủ Tịch Quận Liên Chiểu Bị Án Tù 7 Năm Vì “Nhận Hối Lộ”


(Hình: Ông Đàm Quang Hưng (giữa) tại Tòa án Nhân dân thành phố Đà Nẵng hồi tháng 2/2023.)

-Vào ngày 9/5/2023, cựu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng, ông Đàm Quang Hưng, bị tuyên án 7 năm tù về tội “Nhận hối lộ”.

Trong cùng vụ án, ngoài bản án tuyên cho Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận Liên Chiểu về tội nhận hối lộ như vừa nêu; Tòa án Nhân dân thành phố Đà Nẵng còn tuyên năm năm sáu tháng tù đối với người đưa hối lộ là bà Trần Thị Phương Dung; bà này còn bị án 4 năm tù về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức”; và bị cáo khác Tôn Thất Huy Minh bị án 5 năm tù về tội “Đưa hối lộ” cùng 2 năm tù về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”.

Một bị cáo khác trong cùng vụ là Nguyễn Thị Thanh Hương (Việt kiều Belarus), được cho biết đang ở ngoại quốc. Bà này bị cho tham gia đưa hối lộ cho ông Hưng.

Vụ án từng được đưa ra xử ngày 10/2 vừa qua; tuy nhiên Tòa đã trả hồ sơ yêu cầu Viện Kiểm sát để điều tra lại vì không truy tố bà Hương.

Cáo trạng cho thấy bà Dung mua hơn 400 mét vuông đất khai hoang tại quận Liên Chiểu, thực tế thuộc quản lý của Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng, chưa giao cho tổ chức hay cá nhân nào. Sau đó, bà Dung bán thửa đất trên cho ông Minh với giá 4 tỉ đồng. Ông Minh mang hồ sơ đất trên bán lại cho bà Nguyễn Thị Thanh Hương với giá gần 5,8 tỉ đồng.

Để hoàn tất thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ông Minh đã cung cấp thông tin Chứng minh Nhân dân, hộ khẩu của bà Hương để bà Dung đặt làm giả bốn đơn xin giao đất xây dựng nhà ở, sơ đồ vị trí lô đất đứng tên Nguyễn Thị Thanh Hương có dấu đỏ xác nhận của Ủy ban Nhân dân phường.

Bà Dung, ông Minh cùng với bà Hương sau đó “đút lót” 500 triệu đồng cho ông Đàm Quang Hưng (lúc đó giữ chức Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận Liên Chiểu) nhờ ông này hoàn tất các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà Hương. Ông Hưng đã nhận số tiền này để hợp pháp hóa mọi thủ tục theo yêu cầu.


Nam Dương Tự Tin Sẽ Vượt Qua Việt Nam Để Trở Thành Nhà Sản Xuất Giày Dép Nhiều Nhất ở Khu Vực


(Hình: Công nhân làm việc trong một nhà máy giày dép ở Hà Nội.)

-Hôm 9/5/2023, Bộ trưởng Đầu tư của Nam Dương nói với báo chí nước này rằng Nam Dương sẽ sớm vượt qua Việt Nam và trở thành nơi sản xuất nhiều giày dép nhất khu vực Đông Nam Á.

Ông Luhut Binsar Pandjaitan phát biểu điều này sau khi hãng giày nổi tiếng New Balance tuyên bố đầu tư vào một nhà máy giày thể thao ở Nam Dương, đưa tổng số nhà máy mà hãng này có đầu tư ở quốc gia này lên bảy nhà máy.

Nam Dương hiện là nước sản xuất giày dép nhiều thứ tư thế giới sau Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, theo số liệu t hống kê của trang chuyên về thống kê Statista.

Theo New Balanace, giá trị hàng giày dép xuất cảng của hãng này từ Nam Dương đã đạt 500 triệu Mỹ kim vào năm 2022.

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) và Hiệp hội Da giày-Túi xách Việt Nam (Lefaso), xuất cảng da giày và túi xách của Việt Nam vào năm 2022 đạt 27 tỉ Mỹ kim và đây được coi là một trong những ngành xuất cảng chủ lực của nền kinh tế.


Sáu Công Ty Đa Cấp Tại Việt Nam Sắp Bị Thanh Tra


(Hình: Homeway Việt Nam đã bị dừng hoạt động bán hàng đa cấp.)

-Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia sẽ thực hiện kiểm tra đối với 6 doanh nghiệp là công ty đa cấp đang hoạt động tại Việt Nam.

Đây là một phần trong kế hoạch thanh tra, kiểm tra được Bộ trưởng Công thương phê duyệt năm 2023.

Theo đó, 6 công ty sẽ bị thanh tra gồm Công ty cổ phần Tập đoàn Liên kết Việt Nam (Vinalink) tại quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội; Công ty trách nhiệm hữu hạn Gcoop Việt Nam tại quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội; Công ty trách nhiệm hữu hạn Oriflame Việt Nam tại quận Phú Nhuận (Sài Gòn); Công ty trách nhiệm hữu hạn Kyowon The Orm Việt Nam tại quận Phú Nhuận (Sài Gòn); Công ty trách nhiệm hữu hạn Seacret tại quận 10 (Sài Gòn) và Công ty trách nhiệm hữu hạn Total Swiss Việt Nam tại quận Tân Bình (Sài Gòn).

Qua truyền thông, hôm 10/5/2023, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đề nghị người dân cung cấp những trường hợp có vấn đề vướng mắc liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp của 6 doanh nghiệp trên.

Theo thống kê của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, tính đến thời điểm hiện tại, có 20 doanh nghiệp bán hàng đa cấp hợp pháp đang hoạt động tại Việt Nam.

Năm 2022, có hai doanh nghiệp đã chấm dứt hoạt động tại Việt Nam là Công ty trách nhiệm hữu hạn Siberian Health Quốc tế và Công ty trách nhiệm hữu hạn Homeway Việt Nam do có các vi phạm nghiêm trọng trong chấp hành pháp luật về kinh doanh theo phương thức đa cấp.

Cũng trong năm 2022, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã xử phạt hành chính từ 85 triệu đồng đến cao nhất là 350 triệu đồng với nhiều công ty khác gồm Công ty trách nhiệm hữu hạn Unicity Marketing Việt Nam; Công ty trách nhiệm hữu hạn Nu Skin Enterprises Việt Nam; Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên New Image Việt Nam; Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thương mại dịch vụ Hoằng Đạt và Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Herbalife Việt Nam.

Không có nhận xét nào: