Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 13 tháng 9, 2021

Biển Đông: Bắc Kinh “hy vọng” đúc kết được COC khi Cam Bốt làm chủ tịch ASEAN


Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (T) nói chuyện với thủ tướng Cam Bốt Hun Sen (P) tại buổi lễ ký kết hiệp định thương mại tự do song phương, Cung điện Hòa bình, Phnom Penh, 12/10/2020. AP - Heng Sinith Ngay sau khi rời Việt Nam, ngoại trưởng Trung Quốc đã qua Cam Bốt trong chuyến công du hai ngày, kết thúc hôm nay, 13/09/2021. Tại quốc gia thân cận nhất với Bắc Kinh trong khối ASEAN, từng sẵn sàng bênh vực lập trường Biển Đông của Trung Quốc bất chấp tổn hại cho toàn khối Đông Nam Á, ông Vương Nghị cho biết Trung Quốc “hy vọng” đúc kết được đàm phán với ASEAN về bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông vào năm tới, 2022, đúng vào lúc Cam Bốt làm chủ tịch luân phiên khối ASEAN.
<!>

Theo ghi nhận của nhật báo Hồng Kông South China Morning Post, ngoại trưởng Trung Quốc đã cho biết hy vọng kể trên của Bắc Kinh trong cuộc hội đàm với thủ tướng Cam Bốt Hun Sen vào hôm qua, 12/09 tại Phnom Penh.

Sau một thời gian dài bị đình hoãn vì Covid-19, đàm phán ASEAN-Trung Quốc về bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông (COC) đã được khởi động trở lại, với việc Bắc Kinh đã nhiều lần cho thấy ý muốn đẩy nhanh tốc độ thương thuyết.

Theo SCMP, cựu ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario vào tháng 8 vừa qua đã cho rằng sở dĩ Bắc Kinh muốn gấp rút đúc kết COC, đó là vì họ xem bộ quy tắc này là “một cách để phá hoại phán quyết năm 2016” của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye, vốn đã bác bỏ các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với vùng biển này.

Theo giới phân tích, trong số các trở ngại làm trì hoãn cuộc đàm phán, có những đòi hỏi của Trung Quốc muốn đưa vào COC những quy định cấm các nước ngoài khu vực can dự vào Biển Đông, điều không được các nước bị Bắc Kinh chèn ép trên Biển Đông như Việt Nam hay Philippines đồng ý.

Với Cam Bốt lên làm chủ tịch luân phiên ASEAN, Bắc Kinh được cho là sẽ có thể thông qua Phnom Penh tác động lên vấn đề Biển Đông, như đã từng thành công trước đây. Mọi người vẫn nhớ là vào năm 2012, khi Cam Bốt "lãnh đạo" khối Đông Nam Á, lần đầu tiên trong lịch sử, Hội Nghị Ngoại Trưởng ASEAN đã không ra được Thông Cáo Chung chỉ vì Cam Bốt kiên quyết không chấp nhận đưa vào văn kiện những lời lẽ quá cứng rắn đối với Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông.

Báo Hồng Kông SCMP còn nhắc lại rằng sau đó, chính Cam Bốt là nước đã ngăn cản không cho ASEAN đưa ra một tuyên bố chung phản bác Trung Quốc về phán quyết La Haye năm 2016.

Theo bộ Ngoại Giao Trung Quốc, phát biểu hôm qua trong cuộc họp với ông Vương Nghị, thủ tướng Hun Sen đã cam kết là Phnom Penh sẽ cùng với Bắc Kinh
“ngăn chặn, không cho các thế lực bên ngoài làm gián đoạn công việc nội bộ của khu vực”, và Cam Bốt sẽ tiếp tục “kiên định ủng hộ lập trường chính đáng của

Trung Quốc” trên những vấn đề liên quan đến lợi ích cốt lõi của Trung Quốc.

Nhân chuyến công du Cam Bốt, dĩ nhiên là ngoại trưởng Trung Quốc đã loan báo những khoản viện trợ cho Phnom Penh, từ cam kết viện trợ 270 triệu đô la và thêm ba triệu liều vắc xin Covid-19, cho đến việc bàn giao cho đồng minh thân cận một sân vận động quốc gia mới, được xây dựng ở vùng ngoại ô Phnom Penh bằng tiền của Trung Quốc, mà theo bộ trưởng Du Lịch Cam Bốt lên đến 160 triệu đô la.

Mỹ cân nhắc dùng tên Đài Loan cho "Văn phòng đại diện Đài Bắc" ở Washington
Đăng ngày: 13/09/2021 - 13:38


Cơ quan đại diện Đài Loan tại thủ đô Hoa Kỳ, với tên gọi chính thức là "Văn Phòng Đại Diện Kinh Tế và Văn Hóa Đài Bắc". © Wikipedia Theo nhật báo Anh Quốc Financial Times ngày 11/09/2021, chính quyền Mỹ đang “xem xét nghiêm túc” việc cho phép chính phủ Đài Loan đổi tên văn phòng đại diện của họ ở Washington để bao gồm từ “Đài Loan”, một điều sẽ khiến Bắc Kinh tức giận.

Theo tiết lộ của nhiều nguồn tin thông thạo từ chính quyền Mỹ, tháng Ba vừa qua, Đài Loan đã yêu cầu được đổi tên cơ quan đại diện của họ tại thủ đô Hoa Kỳ từ “Văn Phòng Đại Diện Kinh Tế và Văn Hóa Đài Bắc” thành “Văn Phòng Đại Diện Đài Loan".

Theo Financial Times, việc đổi tên chắc chắn sẽ khiến Bắc Kinh tức giận. Cho đến nay, Trung Quốc luôn luôn phản đối việc các quốc gia khác có bất kỳ hình thức quan hệ chính thức nào với Đài Loan, mà Trung Quốc coi là một tỉnh ly khai cần thu hồi kể cả bằng võ lực.

Ngay cả việc chính thức gọi hòn đảo là Đài Loan cũng bị Bắc Kinh phản đối. Tờ báo Anh ghi nhận là từ năm 2017 đến năm 2019, có bảy trong số các cơ quan đại diện chính quyền Đài Bắc tại một số quốc gia, dù không chính thức công nhận Đài Loan, như Nigeria, Jordan và Ecuador, đã bị nước chủ nhà, dưới sức ép của Bắc Kinh, buộc xóa từ “Đài Loan” hoặc "Trung Hoa Dân Quốc” trong tên gọi.

Vào tháng 7 vừa qua, Đài Loan đã mở một văn phòng tại Litva, được gọi là "Văn Phòng Đại Diện Đài Loan." Trung Quốc đã lập tức triệu hồi đại sứ của họ tại Vilnius về nước và yêu cầu Litva triệu hồi đại sứ của họ tại Bắc Kinh.

Theo Financial Times, yêu cầu của Đài Loan xin đổi tên gọi văn phòng đại diện đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi trong Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ và các quan chức Ngoại Giao phụ trách châu Á. Tuy nhiên, quyết định tối hậu tùy thuộc vào một lệnh hành pháp do tổng thống Biden ký.

Không có nhận xét nào: