Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 2 tháng 8, 2021

Nhà nước tự chặt tay chân mình trong đại dịch - Tác Giả: Đàn Chim Việt


Đầu tháng 5, nhân viên Y tế thuộc khối Y tế công đi tiêm vaccine mũi thứ 1 và chỉ 1 tháng sau bắt đầu tiêm mũi thứ 2. Vaccine được tiêm là Astra Zeneca, loại này phải chờ 2 đến 4 tháng để tiêm mũi thứ 2 thì nó mới có tác dụng. Vì làm sai nên ngay sau đó một loạt nhân viên Y tế đã tiêm đủ 2 mũi bị nhiễm cúm Vũ Hán, đơn cử là vụ BV nhiệt đới. Ngày hôm nay, tôi biết rất nhiều anh em trong bệnh viện đã mắc bệnh nhưng không được công bố cụ thể trên báo đài.
<
Cách đây hơn 1 tháng, những bác sĩ đang hoạt động trong lĩnh vực tư nhân liên tục hỏi phòng Y tế bao giờ được tiêm vaccine. Phòng chỉ trả lời là đợi lịch. Khi đọc báo thấy công nhân viên các tập đoàn nhà nước đi tiêm vaccine ầm ầm họ lại hỏi sao chúng tôi không được tiêm. Phòng trả lời là đang chờ lịch. Và một ngày nọ, lúc 10h30 trưởng phòng Y tế thông báo, toàn bộ nhân viên Y tế tư nhân đã đăng ký danh sách đi tiêm vào 2h chiều ngày hôm đó và chỉ tiêm trong 1 buổi chiều.
Các phòng khám quáng quàng thông báo cho nhân viên các nơi chạy về để tiêm. Người đã đi về nhà ở xa thì coi như bó tay nên nhiều người không được tiêm. Cách đây vài ngày phòng Y tế gọi đi tiêm vét những người chưa tiêm, có gần 1000 người trong danh sách tiêm vét cho riêng một quận bé nhỏ mà tôi biết. Vẫn cái cách làm việc quáng quàng nên nhiều người vẫn chưa đươc tiêm.
Vaccine khối Y tế tư nhân được tiêm là Astra Zeneca, như vậy, nhóm được tiêm cách đây 1 tháng thì tháng sau mới tiêm mũi thứ 2, còn nhóm thứ 2 thì phải chờ 2 tháng nữa. Và tiêm mũi 2 xong phải chờ tối thiểu 3 tuần nữa mới có đủ kháng thể chống bệnh. Nhưng tình hình dịch bênh hiện tại thì lực lượng Y tế công quá ít ỏi đã quá tải, họ không thể nào đợi tối thiểu 7 tuần nữa. Thế là ngay sau khi tiêm đợt vét lần 1 cho các bác sĩ khối Y tế tư nhân, thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn kêu gọi khẩn thiết các bác sĩ đi chống dịch.
Lực lượng Y tế tư nhân vốn không thể bị bắt buộc làm nhiệm vụ bởi các vị thứ trưởng hay bộ trưởng. Họ có thừa trí tuệ, kỹ năng để tham gia chống dịch, nhưng cái gì để họ đồng ý hi sinh sức khỏe và có thể cả tánh mạng của họ để lao vào vòng hiểm nguy mà không có sự bảo vệ? Các vị quan chức có thể liệt kê ra nhiều thứ như lương tâm, lòng nhân ái, Y đức… vâng vâng và vâng vâng, nhưng quý vị đã làm gì để họ có thể chống dịch?
Nếu nhà nước làm điều tử tế thì mới có đủ tư cách nói lời chánh nghĩa kêu goi mọi người. Nhưng không, hãy nhìn những gì quý vị đã làm:
1/ Quý vị phân biệt công tư, tiêm cho đối tượng công trước, kể cả công nhân viên các tập đoàn kinh tế nên không đủ vaccine cho toàn thể nhân viên Y tế. Nếu không phân biệt công tư, ngay từ tháng 5 quý vị ưu tiên tiêm cho nhân viên Y tế cả công và tư bằng vaccine Astra Zeneca thì hôm nay mọi người đều đã đủ khả năng tham gia chống dịch toàn diện.
2/ Vaccine Moderna thời gian giữa 2 liều tiêm là 4 tuần và Pfizer là 3 tuần. Nếu dùng vaccine này cho lực lượng Y tế thì quý vị sẽ có một đạo quân hùng hậu trong thời gian ngắn. Nhưng không. quý vị đem đi tiêm cho công nhân viên các tâp đoàn kinh tế nhà nước hoặc các tập đoàn sân sau. Có bằng chứng là văn bản mật cho tập đoàn Vingroup mượn vaccine, hay văn bản tiêm cho Novaland.
Đứng trước kêu gọi tham gia chống dịch, những bác sĩ khối tư nhân cũng tham gia nhưng vì không đươc bảo vệ nên hầu hết chỉ tham gia vào vị trí tư vấn sức khỏe. Một vị trí tào lao, chủ yếu cho người ta có cái thùng rác để trút các thứ vào đó. Khi có bệnh nhân gọi điện báo họ đã dương tính, bác sĩ gọi tùm lum nhưng có đơn vị nào giải quyết đâu. Bệnh nhân tự đi ra trung tâm Y tế, kêu tui bị dương tính và đưa cái cây xét nghiệm mà họ tự ngoáy mũi ra thì mới có người đưa họ đến nhà văn hóa quận để đợi đi vô bệnh viện. Người ta thấy bác sĩ tụi tui chỉ là cái đồ vô dụng.
Đừng câm lặng, chúng ta phải đồng loạt kiến nghị:
1/ Yêu cầu tiêm loại vaccine có hiệu lực nhanh cho toàn bộ nhân viên Y tế khối ngành tư nhân trong cả nước.
2/ Yêu cầu toàn bộ vaccine hiện có phải được ưu tiên tiêm cho lực lượng Y tế trước.
3/ Yêu cầu Bộ Y tế ban hành quy chế hoạt động khám điều trị bệnh nhân nhiễm covid 19 cho phòng khám tư nhân, bệnh viện tư nhân.
Chúng ta sẽ chống dịch bằng kiến thức, kỹ năng và thái độ của người bác sĩ chứ chúng ta không chấp nhận trở thành quân tốt thí.
bác sĩ Hùng Lê (facebook)
Tình Cảnh Hiện Tại Của Người Sài Gòn




Đó là người đàn ông trạc 60 tuổi, người quắt queo như trái khổ qua. Khi chúng tôi biếu ông hộp cơm và 100 ngàn, ông rơm rớm nước mắt:
“Bây giờ chạy xe ôm công nghệ còn đói, huống hồ gì chạy xe ôm truyền thống như tui. Bình thường tui hay đón khách ở các bệnh viện, nhưng giờ dịch bệnh, chỗ đó đâu có cho tập trung đông, với lại ai cũng sợ nên mấy hôm liền không chạy nổi một cuốc xe. Buổi tối, ngồi lê la ngoài đường, người ta phát cơm cho ăn. Buổi sáng, buổi trưa thì chịu, may còn quán cơm 2.000”.
“Chú tên gì?”
“Thạch Sanh”
“Tên thiệt của chú?”
“Dạ đúng!”
Ngày xưa, Thạch Sanh có nồi cơm thần kỳ ăn hoài không hết. Còn Thạch Sanh ngày nay thì...
***
Sáng nay 25/7, đang dừng đèn đỏ trên đường Trần Hưng Đạo, tôi bỗng nghe: “Anh ơi, có thể cho tôi 5 ngàn không, xe tôi hết xăng rồi”. Thấy tôi nhìn, người đàn ông trạc 50 tuổi đứng ngay cột đèn bên chiếc Wave cũ mèm nói xong chợt cười hơ hơ như chữa thẹn. Giọng cười gượng gạo, gương mặt ngượng nghịu.
Tôi dừng xe: “Nói thật nhé, xe anh còn xăng đúng không?”, người đàn ông cúi mặt lúng búng: “Dạ, tôi chạy xe ôm, mà mấy nay đói quá...” Tôi chỉ còn một tờ 500 ngàn nên nói: “Anh đợi chút, tôi chạy đổi tiền”. Nhưng khi quay lại, người đàn ông đó đã đi mất. Tôi đã đứng thẫn thờ một lúc, tự trách mình sao không đưa hết tờ tiền đó cho rồi...

***
Ba mẹ con chị Nguyễn Thị T. cũng lâm vào hoàn cảnh ngặt nghèo. Mấy năm nay ba mẹ con chị thuê một phòng trọ ở P.13 Q. Bình Thạnh để buôn bán nuôi nhau. Tuy ốm yếu và thường xuyên bệnh nhưng vì hai đứa con không cha, thất học, chị T. lăn lộn đủ kiểu, từ làm thuê, bán xôi, bún bò…
Dịch đến, mọi thứ đều bế tắc. Mỗi ngày đều phải ăn, tiền nhà mỗi tháng đều phải trả, song không được đi làm vì giãn cách. Cuối cùng cả ba mẹ con bị đuổi ra khỏi nhà. Túng thế, mẹ con chị treo một tấm bạt ngay cổng trường Hà Huy Tập (quận Bình Thạnh) ở tạm. (Trước mắt, quán cơm Nụ Cười đã hỗ trợ tiền và xin cho hai con của chị vào trường trẻ mồ côi để được ăn, học).

***
Hôm rồi, trên quán cơm Nụ Cười 6 (11 Nguyễn Huy Lượng, P.14, Q. Bình Thạnh), khi nhận hộp cơm, một người đàn ông bỗng cầm hộp cơm bằng hai tay giơ lên cao khỏi đầu và... lạy. Xoay đúng bốn hướng, mỗi hướng ba lạy. Chúng tôi đứng đó. Sững người. Chuyện gì vậy anh? “Dạ, tôi đói quá, nay có hộp cơm tôi cảm tạ Trời Phật”. Trời ơi, chỉ một hộp cơm thôi mà...
Càng siết việc "ra đường", họp chợ (có giữ khoảng cách) thì dân nghèo (nhất là người vô gia cư) càng lao đao.
Ngày mai 26/7, theo yêu cầu của phường 14, quận Bình Thạnh “do khu vực quán cơm Nụ Cười 6 có tới mấy người F0 nên quán tạm thời ngưng bán cơm tại chỗ vài ngày” (chỉ nấu để mang đến những khu nghèo, phong tỏa). Bếp chay Nhơn Hòa (huyện Bình Chánh) 2.000 suất/ngày cũng vừa nhắn chúng tôi: “trên huyện xuống, nói quán tạm ngưng”.
Một số quận, phường trấn an: “Đừng lo, bà con nghèo thường trú, tạm trú trong địa bàn đều được lên danh sách nhận hỗ trợ”. Vậy số phận những người lang thang, không nhà cửa (hoặc bị tống ra khỏi nhà trọ vì thất nghiệp không có tiền trả) sẽ ăn, ở thế nào?
Bây giờ có dịp ra đường, để ý sẽ thấy người lang thang nhiều hơn hẳn. Đoạn ngang bến xe Miền Tây, thanh niên độ tuổi lao động ngồi vất vưởng bên lề đường, bậc tam cấp nhà dân nhiều vô kể. Người ôm ba lô, người cầm hộp cơm vừa được cho, người ngồi thẫn thờ nhìn ra đường vô định... Các tỉnh thành đóng cửa, không về quê được, việc làm không có, tiền bạc cũng không, họ sẽ sống ra sao?
***
Trừ một vài trường hợp nhỏ vô ý thức, sẽ bất nhẫn nếu “lên án” những người ra đường thời điểm này. Sao không đặt câu hỏi ngược lại, hàng quán đóng hết, cà phê, công viên, khu vui chơi giải trí đều ngưng hoạt động vậy tại sao “vẫn có nhiều người ra đường”? Dây giăng, rào kẽm gai, chốt kiểm soát khắp nơi, chưa kể đội tuần tra di động sẵn sàng phạt bạc triệu nhưng tại sao “xe vẫn đổ ra đường ầm ầm”?
Người nghèo cũng sợ dịch, sợ cách ly, sợ bị phạt, sợ bệnh không có tiền chữa... Nhưng, “đói đầu gối phải bò”, lăn ra đường may ra còn có hộp cơm lót dạ. Chưa kể, không có tiền đóng trọ, bị đuổi, không ở ngoài đường thì ở đâu?
Đương nhiên, ở thời bây giờ sẽ không có chuyện người nghèo chết đói, nhưng rất nhiều người có thể sẽ... đói cho đến chết.
NGUYỄN TẬP


********************************************************************



Nhật ký bác sĩ tuyến đầu

Vừa nhận một nhật ký đau lòng của một em bs trẻ, học trò cũ, từ một bv dã chiến thu dung của một tỉnh công nghiệp lớn sát bên tp HCM. Không thể không đăng lên, để tỏ lòng ngưỡng mộ các nv y tế đang hy sinh trong tâm dịch và cũng để thức tỉnh lãnh đạo địa phương nếu còn chút lương tâm với đồng loại. Biết đâu sẽ làm nhiều người giác ngộ để cùng nhau chống dịch tốt hơn kẻo không còn kịp nữa. (Hiện giờ, em bs ấy đang sốt 38°4 và cách ly ngay trong bv dã chiến của mình đã được 2 ngày 🥺). Qua nhật ký, chúng ta mới thấy được vì sao thất bại trong chống dịch ở nhiều địa phương là điều tất yếu không thể không xảy ra.

Fb bs Nguyễn anh Thi
💖💖💖💖💖💖💖💖
Thầy ơi, em viết lại nhật ký những ngày ở đây và những gì mắt thấy tai nghe để lưu lại làm "kỷ niệm". Gửi Thầy xem ạ.

Nhật ký BV dã chiến.

Khi nhận được thông báo từ BGĐ sẽ phải đi làm nhiệm vụ ở BV dã chiến, mỗi đợt 21 ngày liên tục, sau đó về cách ly 14 ngày. Lúc đầu cũng hoang mang lắm, nhưng nghĩ lại mình cũng nên làm gì đó, góp một phần nhỏ công sức vào chiến dịch chung cả nước trong tình hình dịch diễn biến phức tạp hiện nay.
Có được xem qua bản kế hoạch BV dã chiến mình sắp đến. BV quy mô 1000 giường, với 80 bs, 120 ĐD và 100 dân quân lo các vấn đề hậu cần, với kinh phí là 418 tỉ. Wow, thật tuyệt vời!
Nhưng khi đến thì bị sốc nặng!?! Hiện ở đây là nơi cách ly f1, nhưng do quá tải ở các BV nên chuyển công năng thành BV dã chiến điều trị f0, sẽ bắt đầu khi đội của mình tiếp quản. Và tình hình vật tư, trang thiết bị, thuốc men... gần như bằng 0. 😟
Và càng sốc hơn nữa khi biết được khu ở của nhân viên lại trà trộn với bn, đường đi thì luôn tuồn, không phân biệt đâu là lối đi của nhân viên, đâu là lối đi của bệnh nhân. Rác, thức ăn thừa, đồ bảo hộ (đã mặc)... vương vãi khắp nơi. Không hề có quy chuẩn về kiểm soát nhiễm khuẩn ở đây???😷

Thôi, đã đến và xác định dấn thân thì chấp nhận, làm thôi!
Đội của mình có 12 bs, 24 ĐD và khoảng 20 cậu dân quân (đã có sẵn). Công việc là, vừa thăm khám, xử lý cấp cứu khi có bệnh trở nặng, mang cơm, nước và dọn dẹp vệ sinh và cả rác thải cho khoảng 1300 BN hiện có ở đây!?!
Những ngày đầu đã gặp phải những ca khó thở, SpO2 có khi còn 50-60% nhưng không biết phải làm sao?! Vì trong tay không hề có "tấc sắt". Chỉ biết cầu cứu tuyến trên chuyển viện, nhưng để chuyển được cũng phải mất vài giờ, vì họ phải điều xe rồi hỏi xem cấp cứu trung tâm còn trống để tiếp nhận hay không?! Nhiều khi chuyển ra được tới nơi thì BN... đã ngưng thở. Thật sự bất lực! 😟
Nhưng trong khó khăn con người ta luôn cố tìm ra hướng đi cho mình, bèn gọi anh GĐ BV dã chiến vào đề xuất phải thành lập phòng cấp cứu, rồi lên danh sách vật tư, trang thiết bị, oxy, thuốc men... để cấp cứu và điều trị tại chỗ. Bên cạnh đó nhờ một vài người quen muốn làm thiện nguyện giúp cho một số vật dụng cơ bản để thăm khám và bồi dưỡng sức khỏe, như: PPE, khẩu trang, máy đo SpO2, máy đo nhiệt độ, máy đo HA và mì gói... vì có những ngày không có cơm ăn, phải ăn mì gói tạm.
Để có được những vật tư, trang thiết bị, thuốc men là cả một kỳ công, nhiều khi phải tự ra ngoài trung tâm xin từng món. Sau 1 tuần, từ khi đặt chân đến đây cũng có được phòng cấp cứu, đúng nghĩa "dã chiến".
Khi chưa hết điều sốc này thì điều sốc khác lại đến, sau 1 tuần được làm XN test nhanh covid, thì có khoảng 1/3 nhân viên trong đội... đã bị nhiễm. Cũng chỉ biết an ủi các em ráng vững tin thôi chứ biết sao giờ.🥺
Niềm vui an ủi duy nhất là từ khi có phòng cấp cứu, các bệnh nhân trở nặng được xử trí tại chỗ, không phải chuyển đi, và sau khi áp dụng phác đồ, nhiều BN đáp ứng rất tốt, coi như thoát được lưỡi hái tử thần trong gang tấc.👍
Sau 2 tuần XN test lại thì thêm 1/3 nhân viên trong đội tiếp tục bị nhiễm. Sốc tiếp...🥺
Trong khoảng thời gian này BV có tiếp nhận thêm 3 đoàn, từ Hải Dương, Bắc Giang và Hà Tĩnh (khoảng 30 người) vào hỗ trợ để bù cho lực lượng bị hao hụt. Và nhận xét chung của các bạn ngoài ấy là: "dập dịch mà như thế này thì chẳng khác nào thí quân và chẳng bao giờ hết được dịch". Nghe mà đau xót!
🥺🥺🥺🥺
Và đến ngày sắp về XN lại cho tất cả nhân viên, thì mình và vài bạn nữa đã được "gọi tên" vô danh sách bị nhiễm covid, nâng tổng số nhân viên đi chung đợt lên khoảng 3/4. Chỉ mong là tới ngày về không còn ai bị nhiễm nữa. 😢
Còn tình hình bệnh ở đây thì đa phần >80% BN không có triệu chứng gì cả; #15% BN có các triệu chứng nhẹ, như: sốt, đau mình, ho khan, đau họng, mất mùi, vị...; <5% có các triệu chứng nặng như khó thở, ho ra máu, SpO2 giảm nhiều.
Và BN ở đây hầu hết không được về đúng hẹn, do kết quả PCR có sau 5-7 ngày, thậm chí dài hơn, có khi mẫu bị hư phải làm lại... thế là phải chờ tiếp. Có những người đã ở hơn 1 tháng mà vẫn chưa được về?!?😡

"Không biết đây là trường hợp cá biệt hay là mô hình chung cho các BV dã chiến phía nam?!?"
😳 Thật sự rất buồn khi nghe các bạn miền Bắc đi hỗ trợ và có nhận xét như vậy...

Không có nhận xét nào: