Trong cùng ngày, Dân Biểu Christopher Smith (Cộng Hoà, New Jersey) viết trên báo Washington Times, kêu gọi Hành Pháp Hoa Kỳ lập những hành lang nhân đạo trong thành phố Kabul để những ai cần di tản có thể đến được phi trường một cách an toàn. Các hành lang này sẽ phải được bảo vệ bởi quân đội Hoa Kỳ và đồng minh và có thể là có cả đội quân bảo vệ hoà bình của LHQ.
Ts. Thắng cho biết là trong tuần qua, BPSOS đã tham gia các buổi họp cao cấp với Toà Bạch Ốc và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ để vận động chính sách định cư người Afghanistan.
“Người Việt chúng ta đang có tiếng nói ảnh hưởng với chính giới và quần chúng Hoa Kỳ vì 46 năm trước đã trải qua hoàn cảnh tương tự với người dân Afghanistan ngày hôm nay. Giới truyền thông Hoa Kỳ trong mấy ngày qua đã phỏng vấn nhiều người Việt tị nạn cho các bài bình luận của họ.”
Tờ Business Insider, một tạp chí có uy tín, hôm nay đăng bài phỏng vấn Ts. Thắng cùng với một số người Việt đã từng là tị nạn và đang kêu gọi Hoa Kỳ không bỏ rơi đồng minh Afghanistan.
“Ngoài ra, tôi thấy cần tham gia các cuộc họp cao cấp với Hành Pháp Hoa Kỳ để bảo đảm rằng việc định cư người Afghanistan sẽ không ảnh hưởng thiệt thòi cho người tị nạn Việt Nam đang chờ định cư ở Thái Lan,” Ts. Thắng giải thích. “Muốn thế, Hoa Kỳ cần tạm thời tăng đỉnh số định cư tị nạn lên cho năm 2022 và 2023.”
Ông cho biết là BPSOS còn đề nghị Hành Pháp Biden nhanh chóng mở lại chương trình bảo lãnh tư nhân như đã từng có trong những năm 1975-1980, lúc mà hơn 200,000 người tị nạn Việt Nam đã đến Hoa Kỳ do các cá nhân và hội đoàn tư nhân bảo lãnh.
“Hành Pháp Biden tỏ ra đồng ý với đề nghị này,” Ts. Thắng cho biết. “Có lẽ tình hình Afghanistan là một yếu tố thôi thúc họ sớm đi đến quyết định.”
Theo Ts. Thắng, đây là lúc mà người Việt tị nạn không chỉ ở Hoa Kỳ mà trên thế giới tự do cần lên tiếng với chính phủ của mình để ủng hộ người tị nạn Afghanistan.
“Lịch sử đang tái diễn, nhưng chúng ta đang ở vị thế để dang tay chào đón những người bạn Afghanistan cùng cảnh ngộ khốn cùng như chúng ta cách đây 46 năm.”
Thông tin liên quan:
Thư chung của 22 tổ chức thành viên Refugee Council USA gửi tổng thống Biden:
Thư chung của 346 tổ chức tôn giáo, nhân quyền và quần chúng gửi TT Biden:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét