Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 11 tháng 5, 2021

Nhân Ngày Quốc Hận...... - Giáo Già TMX

Ngày 30 tháng 4 năm 2021 

Nhân ngày Quốc Hận 30/4 Giáo Già ngậm ngùi đọc lại bài "Thơ Xuân Đất Khách" của Thanh Nam, trong đó có 2 câu:

"Một năm người có 12 tháng

Ta một năm dài 1 tháng tư' 

Thanh Nam "có một năm dài 1 tháng tư" còn Giáo Già thì sau 46 năm rồi, cứ mỗi độ tháng tư về đều đặn có một ngày Quốc HậnĐặc biệt, trong ngày Quốc Hận năm nay, Giáo Già nhận diện các tội lỗi của Việt Cộng, các tội lỗi của tên lãnh đạo hàng đầu của chúng là Nguyễn Phú Trọng trên mọi lãnh vực từ quốc tế đến quốc nội.

<!>

Trước tiên, xin nói chuyện quốc tế, mà thông thường không một ai dám xúc phạm đó là cho công an vào nước người ta tiến hành việc bắt cóc tội phạm của quốc gia mình... Đó là chỉ đạo công an hàng đầu xâm nhập Đức quốc bắt cóc tội phạm Trịnh Xuân Thanh [Xem phụ đính 1], kẻ đã đào thoát khỏi nước mình, xin tị nạn ở Đức Quốc... và đã được chấp thuận theo đúng các qui ước quốc tế, như một số cán bộ hàng đầu Việt Cộng đã từng đào thoát, và từng được Đức Quốc chấp thuận..., như Vũ Đức Duy chẳng hạn; rồi mới đây trơ trẽn vinh danh chúng, bằng cách ban phát cho chúng huân chương "cao quý", do chính Tổng Bí Thư kiêm Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng ký. 

Điển hình là bản tin và hình ảnh được đăng trên đài RFA ngày 25/02/2021. Đó là  Buổi Lễ tuyên dương 12 sĩ quan công an có thành tích xuất sắc trong vụ án bắt cóc Trịnh Xuân Thanh diễn ra hôm 7.7.2020 tại Bộ Công an Việt Nam ở Hà Nội. [Xem hình]. 

 

Một bài viết của ông Lê Mạnh Hùng từ Berlin gửi tới đài BBC, ngày 26 tháng 2 2021, có tựa đề “Quanh tin Việt Nam vinh danh 12 cán bộ an ninh 'vì vụ bắt cóc ở Đức'” 

Bài viết cho biết: “Vụ nhà chức trách Đức cho là an ninh Việt Nam ‘bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh’ từ Berlin mùa hè 2017 đang trở lại với dư luận, theo một tờ báo Đức. Từ hơn hai tuần qua, vụ việc CHLB Đức cho là Bộ Công an Việt Nam tổ chức “bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh” vào tháng 7/2017 từ Berlin, đem về Việt Nam qua ngả CH Czech, Slovakia và Nga được hâm nóng trở lại.

Mới nhất, đại diện hãng tin Đức DPA hôm 25/02/2021 tại Hà Nội đã hỏi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam về chuyện này nhưng không nhận được câu trả lời cụ thể 

Tại Đức, theo tờ taz.de (24/02/2021) thì vụ việc có tình tiết mới mà nay Đức biết được, như mô tả trong bài viết có tựa đề “Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Những kẻ bắt cóc được vinh danh” (Entführungsfall Trinh Xuan Thanh: Kidnapper von Hanoi geehrt).

 

Đó là hình ảnh 12 cán bộ công an được Nhà nước Việt Nam vinh danh, trao tặng các huân chương hạng nhất, nhì và ba vào ngày 07/07/ 2020 tại trụ sở Bộ Công an vì “có thành tích xuất sắc tham gia kế hoạch VT17” đăng trên mạng xã hội Facebook [xem hình NGUỒN HÌNH ẢNH,FACEBOOK HAI LE Chụp lại hình ảnh, Ảnh chụp màn hình Facebook Hai Le, được cho là của ông Lê Thanh Hải ‘Khoe thành tích trên mạng xã hội

Người tiết lộ chi tiết này là ông Lê Thanh Hải, cựu cán bộ an ninh tại Đại Sứ quán Việt Nam ở Berlin đã khoe hình chụp chi tiết văn bằng Huân chương Chiến công hạng Ba của mình. Ông viết hôm 08/07/2020: “Mặc dù đã về hưu nhưng vẫn được Bộ quan tâm trao tặng Huân chương chiến công hạng ba do Chủ tịch nước ký.“ [Xem hình]

Tuy các bức ảnh đã bị nhanh chóng xóa đi không lâu sau đó, nhưng các thông tin trên trang Facebook của ông (nick Hai Le) được các cơ quan của Đức biết được gần đây. 

Việt Nam khẳng định vụ Trịnh Xuân Thanh là công khai và đúng luật

Các thông tin này đã được đăng chi tiết trên đài Truyền hình Nhà nước RTV của Slovakia (23/02) và nhật báo taz của Đức một hôm sau đó. 

Nhưng từ trước đó, theo báo Dennikn.sk ngày 10/02/2021, Công tố quốc gia Slovakia, qua lời phát ngôn viên Soňa Juríčková, đã cho biết họ mở lại cuộc điều tra về vụ “bắt cóc người Việt Nam là Trịnh Xuân Thanh, dùng phương tiện nhà nước”.

Đây là phần nói về nghi vấn Bộ trưởng Nội vụ Robert Kalinak của chính phủ tiền nhiệm tại Slovakia cho quan chức cao cấp của Bộ Công an Việt Nam “thuê chuyên cơ” bay từ Bratislava về Moscow, mà các báo Đức nói là để “chở thêm người bị bắt cóc”, ông Trịnh Xuân Thanh, cựu quan chức ngành dầu khí Việt Nam đã xin tỵ nạn ở Đức.

Còn theo tờ taz.de, ông Nguyễn Đức Thoa, sĩ quan liên lạc của Tổng Cục tình báo Bộ Công an trong vai trò nhà ngoại giao tại Berlin, được trao tặng Huân chương chiến công hạng nhất, chính là người đã bị phía Đức trục xuất vào mùa hè 2017, chỉ ít ngày sau khi vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh diễn ra. 

Tờ báo Đức có dòng nhận xét: “Các nhân viên tình báo Việt Nam đôi khi cũng muốn đề cao cái tôi của họ“, về việc một người khoe ảnh về chuyên án VT17 trên mạng xã hội. Còn việc các quan chức cao cấp ngành an ninh Việt Nam để lại dữ liệu cá nhân trong chuyên án VT17 cũng xảy ra khá đơn giản.

Trong một buổi xét xử của Tòa án cấp cao ở Berlin năm 2018 về một đồng phạm tham gia hỗ trợ vụ bắt cóc - là phiên xử mà tôi có dự, nhân viên điều tra Đức đã trình bày sai sót về nghiệp vụ tình báo của Trung tướng Đường Minh Hưng, người sang Berlin “chỉ đạo vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh”. Theo lời của nhân viên đó, ông Hưng đã sử dụng thẻ tín dụng cá nhân để đăng ký phòng khách sạn tại Berlin.

Điệp vụ hoàn thành, về tới Việt Nam phát hiện khách sạn trừ nhầm tiền, ông Hưng đã gửi email đòi lại. Do trở ngại về ngôn ngữ, ông Hưng đã cho khách sạn số điện thoại một cấp dưới của ông vẫn còn ở Berlin để liên lạc giải quyết. Số điện thoại đó là của ông Lê Thanh Hải”. 

Chính sơ hở đó đã giúp cho an ninh Đức nhanh chóng lần ra các đầu mối của nhóm đi bắt cóc, dẫn tới các cán bộ Đại Sứ quán VN tại Berlin, một số nhân vật trong cộng đồng Việt ở CH Czech.

Ngoài ra, việc Thượng tá sĩ quan an ninh Lê Thanh Hải (đã nghỉ hưu) khoe chiến công trên Facebook đã giúp nhà chức trách các nước châu Âu biết luôn cả 12 đồng đội của ông được chủ tịch nước Việt Nam tặng huân chương vì “tham gia vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Berlin”.[Xem hình RFA, trang 2] 

Báo taz.de viết ông Lê Thanh Hải đã được Tòa án Đức năm 2018 mời ra làm nhân chứng nhưng ông từ chối, lấy lý do có quy chế miễn trừ ngoại giao. Phiên tòa cũng nêu tên ông Nguyễn Đức Thoa.

Trong cộng đồng Việt Nam tại Đức hiện có câu hỏi phải chăng vì cái tôi quá lớn đã khiến hai sĩ quan an ninh Việt Nam Đường Minh Hưng và Lê Thanh Hải để lộ đội hình tham gia vụ bắt cóc trên đất Đức, gây thiệt hại cho uy tín của ngành công an Việt Nam? Tòa án cấp cao Berlin năm 2018 từng xác định rõ, đứng sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh là cơ quan cấp Bộ của Việt Nam, tức là Bộ công an.

Một câu hỏi được đặt ra là, phải chăng cũng chỉ vì chạy theo thành tích cá nhân mà Bộ Công an đã không tính đến những thiệt hại nặng nề trên bình diện quốc tế đối với cả đất nước Việt Nam, khi tổ chức thực hiện vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Đức?

Quan hệ đối tác chiến lược giữa Đức và Việt Nam“ và ưu tiên miễn thị thực nhập cảnh cho các nhà ngoại giao Việt Nam bị tạm ngưng sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, đến nay vẫn chưa thấy có lời tuyên bố nào về việc phục hồi.

Trả lời câu hỏi của phóng viên DPA tại Hà Nội hôm 25/02/2021 về tin từ truyền thông châu Âu nói có vụ “bắt cóc Trịnh Xuân Thanh trong chuyên án VT17” năm 2017, người phát ngôn Bộ Ngoại giao, bà Lê Thu Hằng đáp: “Trịnh Xuân Thanh vi phạm pháp luật Việt Nam, đã bị đưa ra xét xử công khai theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và hiện đang trong quá trình thi hành án." Đây cũng là câu trả lời chính thức của Bộ Ngoại giao Việt Nam tháng 8/2018, theo báo Người Lao Động. Tuy thế, bản tin của báo Thanh Niên và Dân Trí về nội dung câu hỏi và trả lời hôm 25/02 đã không còn truy cập được trên hai trang này vào ngày 26/02. 

Quay về quốc nội, vụ án Đồng Tâm cũng cho thấy Nguyễn Phú Trọng đã vội vã ký huân chương cho các công an đã tham gia cuộc tấn công Đồng Tâm mặc dầu chúng đã... chết một cách bất thường, có thể do bị đồng bọn thanh toán mà trước đó Giáo Già đã nêu lên nghi vấn... vì đã không tuân lịnh "bắn chết cụ Lê Đình Kình?", mà cái chết bất thường này cũng được Giáo Sư Hoàng Xuân Phú nhận định rất chính xác trong bài "giải mã vụ Đồng Tâm" [Xem phụ đính 2].

Nhìn về Biến cố “Đồng Tâm” Giáo Già nhớ lại việc mình đã nhận diện trong Thư Cho Con trước đây. Đến nay, những chuyển biến vẫn còn tồn tại, với sự lúng túng đối phó của hầu như mọi cấp nhà nước VC, từ địa phương đến trung ương, trong đó có nhiều chuyện nực cười; như bản tin được phổ biến trên đài RFA, ngày 27-4-2020, cho biết:

Chủ tài khoản Facebook ‘Chương May Mắn’,  ông Chung Hoàng Chương, vào ngày 27 tháng 4 bị tòa án huyện Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ tuyên án 18 tháng tù với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền, lợi ích của Nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức công dân’. [Xem hình: Ông Chung Hoàng Chương tại phiên toà ở huyện Ninh Kiều, TP Cần Thơ hôm 27/4/2020, Courtesy of Báo Mới]


Một trong những cáo buộc là ông này ‘xuyên tạc làm mất uy tín của cơ quan Nhà nước, lực lượng vũ trang’, trong vụ đụng độ giữa công an và người dân tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội, ngày 9 tháng 1 vừa qua.

 

Vợ của ông Chung Hoàng Chương, bà Nguyễn Thảo Nguyên, vào chiều ngày 27 tháng 4 cho Đài Á Châu Tự Do biết một số thông tin liên quan phiên xử như sau:

“Họ nói cụ thể là vụ việc xảy ra ở Đồng Tâm vào ngày 9 tháng 1 thì anh đã chia sẻ với cái bài viết là một chiến sĩ hy sinh và ba con chó, thì như vậy là xuyên tạc tới những người thi hành công vụ.

Họ hỏi anh Chương là có ý kiến gì không thì anh nói là cái bài đó anh chỉ đăng lên một chiến sĩ hy sinh và chết ba con chó, thì ba con chó đồng ý là anh thêm vô để cho sự việc nó giảm nhẹ đi thôi.

Nhằm mục đích là câu like chứ không có xuyên tạc chiến sĩ nào hết, nhưng mà bên Viện kiểm soát và Hội đồng nhân dân thì nói rằng anh không thể nào đăng lên mà phải giải thích cho từng người hiểu như vậy.”

 …Trước đó, vào ngày 12/1, truyền thông trong nước cho biết công an quận Ninh Kiều đã bắt giữ Facebooker Chương May Mắn có tên Chung Hoàng Chương, 43 tuổi… [trong lúc] Vụ việc xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội, vào rạng sáng ngày 9 tháng 1, được người trong cuộc và những nguồn tin độc lập cho là do hằng ngàn công an, cảnh sát cơ động tấn công. Kết cục có 4 người chết gồm 3 công an và một dân thường là cụ Lê Đình Kình [Giáo Già in đậm và gạch dưới]. 

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ký quyết định truy tặng Huân chương Chiến công hạng nhất cho 3 chiến sĩ công an hy sinh trong khi làm nhiệm vụ tại xã Đồng Tâm.

Liên quan đến vụ chống người thi hành công vụ xảy ra tại xã Đồng Tâm (H.Mỹ Đức, TP.Hà Nội), ngày 10.1, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ký quyết định truy tặng Huân chương Chiến công hạng nhất cho 3 chiến sĩ công an hy sinh trong khi làm nhiệm vụ tại xã Đồng Tâm.

Các chiến sĩ được truy tặng Huân chương Chiến công hạng nhất, gồm: 

1. Đại tá Nguyễn Huy Thịnh, Phó trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động thủ đô, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an;

2. Trung úy Dương Đức Hoàng Quân, cán bộ Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Cảnh sát cơ động thủ đô, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an; và

3. Thượng úy Phạm Công Huy, cán bộ Đội chữa cháy và cứu nạn - cứu hộ khu vực 3, Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ, Công an TP.Hà Nội.

Nhận xét nội vụ nhà văn Nguyên Ngọc nói: “Kịch bản của cuộc tấn công cho thấy rõ: họ cô lập mọi gia đình chung quanh nhà ông Kình, dùng thuốc nổ phá cửa, tấn công bắt người và tra tấn, và giết. Người ta tìm thấy một cái bao đầy quần áo đầy máu, mà chúng dùng để lau dọn phi tang vụ tra tấn. Sau đó chúng dùng súng bắn vào ông. Cái phát súng bắn vào tim đó – tôi là bộ đội, tôi biết rõ – vết thương cho thấy phát súng đó bắn gọn, bắn rất gần, kê thẳng vào ngực mà bắn. Vết đạn sắc gọn, không nở toét ra như bắn từ xa. Họ còn bắn thêm vào đầu, bắn vào chân”.

Bộ trưởng Bộ Công an đã quyết định thăng cấp bậc hàm vượt cấp cho 3 cán bộ chiến sĩ hy sinh ở Đồng Tâm. Bộ Công an cũng thông tin về thời gian tổ chức lễ tang cho 3 chiến sĩ sẽ diễn ra vào sáng ngày 16.1 tại nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Lê Thánh Tông, Hà Nội.  

Trước những hành động dũng cảm, không quản ngại hy sinh, bảo vệ kỷ cương phép nước, vì bình yên cuộc sống của nhân dân,

§  Chủ tịch Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký Quyết định truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất;

§  Thủ tướng Chính phủ cấp Bằng “Tổ quốc ghi công”.

§  Bộ trưởng Bộ Công an đã quyết định thăng cấp bậc hàm vượt cấp cho 03 đồng chí. (Thăng cấp bậc hàm vượt cấp từ Thượng tá lên Đại tá cho liệt sĩ Nguyễn Huy Thịnh; từ Thượng úy lên Đại úy cho liệt sĩ Phạm Công Huy; từ Trung úy lên Thượng úy cho liệt sĩ Dương Đức Hoàng Quân. 

Mới đây, một bản tin đăng trên đài RFA, ngày 8/5/2021 cho biết "Bản lĩnh mẹ con Cấn Thị Thêu hay thêm một thất bại của “án bỏ túi”. Bản tin viết "Bà Cấn Thị Thêu và các con trai Trịnh Bá Tư, Trịnh Bá Phương cùng các gia đình chống cưỡng chế đất ở Dương Nội sẽ đi vào lịch sử như những anh hùng nông dân áo vải thời Cộng sản Việt Nam (CSVN) tiến hành khủng bố trắng từ Bắc chí Nam để cướp đất của người dân". 

Trước đó, ngày 7/5/2021, cũng trên đài RFA, bản tin của Giang Nguyễn viết "Án tù 16 năm mà Tòa tỉnh Hòa Bình tuyên phạt đối với hai mẹ con nông dân đấu tranh giữ đất, Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Tư, không làm cả hai nao núng mà ngược lại, trước tòa họ vẫn khẳng khái ứng đối, bác bỏ những cáo buộc của tòa. Bản án cũng bị các tổ chức nhân quyền và những người quan tâm mạnh mẽ lên án". 

Được biết, Cô Trịnh Thị Thảo cùng với người chị dâu là cô Đỗ Thị Thu là những người thân duy nhất được Tòa cho phép tham dự vụ xét xử hôm 5 tháng 5. Ông Trịnh Bá Khiêm, chồng bà Thêu, lại bị ngăn cản không cho tham dự. Ông cùng với vài chục bà con Dương Nội phải đứng ngoài để theo dõi. Ông Khiêm chia sẻ qua livestream rằng, ông chỉ thấy được vợ và con trai trong một vài giây chớp nhoáng khi hai người bị chở đi sau khi phiên tòa kết thúc và ông được biết vợ và con trai bị tuyên phạt mỗi người 8 năm tù giam và 3 năm quản chế. Phiên tòa sơ thẩm kết án 16 năm tù chỉ diễn ra trong một ngày. [Xem hình:
Hai nhà đấu tranh giữ đất bà Cấn Thị Thêu và con trai Trịnh Bá Tư tại toà án tỉnh Hoà Bình hôm 5/5/2021. 

Photo: Báo Hòa BìnhLời nói và thái độ của họ, đặc biệt cái khoanh tay của bà Cấn Thị Thêu [xem hình], đã đi vào lịch sử vì lần đầu tiên hai người dân bình thường đã kết án ngắn gọn nhất và đanh thép nhất chế độ cộng sản ngay tại toà. 

Cô Trịnh Thị Thảo nói đây là lần đầu tiên sau 10 tháng cô gặp lại mẹ, em trai, từ khi hai người bị bắt giam. Cô nói: “Khi bước vào phiên tòa thì lúc đấy mẹ em và Tư đã ở trong phiên tòa rồi. Cái cảm xúc của em lúc đấy nhìn mẹ, em không kìm được nước mắt. Em bật khóc ngay ở trong cái phiên tòa đấy. Em thấy mẹ với Tư nhìn thấy em và chị Thu, mẹ với Tư mừng lắm. Mẹ với Tư thì rất mạnh mẽ, vững vàng. Đầu tiên chủ tọa phiên tòa hướng dẫn mẹ em cách xưng hô với Hội đồng xét xử. Họ nói là mẹ em và Tư phải xưng hô là ‘bị cáo’ với Hội đồng xét xử. Thì mẹ em và Tư nói tôi không có tội, tôi sẽ xưng ‘tôi' với Hội đồng xét xử chứ tôi sẽ không bao giờ xưng ‘bị cáo’. Và suốt phiên tòa đó thì mẹ và Tư đều xưng ‘tôi’ với họ. Tiếp theo nữa là Hội đồng xét xử hỏi mẹ em với Tư tên gì thì mẹ em với Tư đều trả lời ‘Tên tôi là nạn nhân của Cộng sản”.

Được biết thêm là bà Cấn Thị Thêu, anh Trịnh Bá Tư, cùng với anh Trịnh Bá Phương và một người dân oan khác là bà Nguyễn Thị Tâm bị bắt giữ ngày 24/6/2020. Trước đó những người này đã tích cực đưa tin về vụ cưỡng chế đất đai ở xã Đồng Tâm, khi lực lượng chức năng tấn công vào xã này hồi đầu năm ngoái, làm chết bốn người, trong đó có người thủ lĩnh tinh thần của làng là cụ Lê Đình Kình... họ nói là đất nước này bình yên thế, tại sao lại chống phá? Thì mẹ em [Bà Thêu] nói là: "Bình yên? Bình yên tại sao lại trong một làng Đồng Tâm đang đêm ngủ lại đem vài nghìn quân đến bắn giết cụ Lê Đình Kình gần 90 tuổi, mà ông theo đảng đến lúc chết vẫn còn tin đảng?”.

 

Phiên xét xử hai nhà hoạt động trong chỉ một ngày đã bị các tổ chức nhân quyền mạnh mẽ lên án. Ân xá Quốc tế (Amnesty International) nhận định những cáo buộc của Tòa án tỉnh Hòa Bình đối với hai mẹ con là “ngụy tạo” nhằm trừng phạt, trả thù đối với hoạt động ôn hòa phơi bày bất công và những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Hai tổ chức nhân quyền là Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam và Người Bảo vệ Nhân quyền nhận thấy rằng: “Việc bắt giữ bà Thêu cùng hai con trai của bà là độc đoán chỉ vì các hoạt động nhân quyền ôn hoà của họ. Họ bị biệt giam trong giai đoạn điều tra, không có sự chứng kiến của luật sư trong các cuộc hỏi cung và bị đối xử vô nhân đạo, thậm chí đe dọa bởi cán bộ của cơ quan tố tụng, như anh Tư khẳng định trong phiên toà".

 

Ông Matthew Bugher, giám đốc chương trình Chấu Á của Article 19, tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận có trụ sở tại Anh, kêu gọi Việt Nam ngưng ngay hành vi quấy rối bằng tư pháp đối với bà Cấn Thị Thêu và anh Trịnh Bá Tư, chấm dứt đàn áp các tiếng nối độc lập, và hơn nữa, chính Bộ luật Hình sự của Việt Nam phải được sửa đổi phù hợp với luật nhân quyền quốc tế... [Xin xem diễn biến nội vụ Đồng Tâm trong bài viết của Giáo Sư Hoàng Xuân Phú trong phần Phụ đính 2]

 

Đây là lần đi tù thứ ba của bà Thêu, người trước đó đã hai lần mãn án 15 tháng và 20 tháng tù.

 

Việc nhà cầm quyền bắt giữ ba mẹ con bà Thêu hồi Tháng Sáu, 2020, được công luận hiểu là do họ có vai trò quan trọng trong việc tiếp sức cho tiếng nói của người dân xã Đồng Tâm sau vụ tấn công võ trang hôm 9 Tháng Giêng, 2020, giết chết ông Lê Đình Kình. 

Bà Cấn Thị Thêu và các con trai cũng được ghi nhận là đồng tác giả của “Báo Cáo Đồng Tâm,” tài liệu góp phần làm rõ về vụ xung đột đất đai đầy bạo lực diễn ra ở xã Đồng Tâm.

Nói với phóng viên Người Việt, Luật Sư Đặng Đình Mạnh cho biết: “Rõ ràng, đấy là mức án hết sức khắt khe đối với một tội danh không nên có trong Bộ Luật Hình Sự. Hai mẹ con bà cho biết đều sẽ kháng cáo bản án sơ thẩm.”


 Trước đó, trong lúc nghỉ giải lao, Luật Sư Mạnh viết trên trang cá nhân: “Chứng kiến sự đanh thép, bất khuất… của họ [mẹ con bà Cấn Thị Thêu] tại tòa, mất tự chủ, tôi chảy nước mắt vì xấu hổ. Và cũng lần đầu tiên trong một phiên tòa, câu nói nổi tiếng của ông [Nguyễn Văn] Thiệu được nhắc đến ‘Đừng tin…’”

 

Xem hình: Thân nhân bà Cấn Thị Thêu và dân oan Dương Nội bên ngoài phiên tòa. (Hình: Facebook Trịnh Thị Thảo)

Hiện chưa rõ thời điểm ông Trịnh Bá Phương (một con trai khác của bà Thêu) và bà Nguyễn Thị Tâm, hai người bị bắt cùng đợt với bà, bị đem ra xét xử.

Một ngày trước khi phiên tòa xử bà Thêu cùng con trai diễn ra, thông cáo do tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền (HRW) phát đi dẫn lời ông John Sifton, giám đốc Vận Động Châu Á của tổ chức này:

                Cấn Thị Thêu và gia đình bà là những người bảo vệ nhân quyền trực ngôn ở Việt Nam. Chính quyền Việt Nam cần lắng nghe người dân như những người trong gia đình can đảm này, thay vì tống giam họ.

                “Ngay cả khi phải đối diện với đàn áp và bạo hành, bà Thêu cùng gia đình bà đã thể hiện lòng can đảm lớn lao quyết tâm vận động cho nhân quyền, trong khi chính quyền Việt Nam lại không đủ can đảm thậm chí chỉ để lắng nghe tiếng nói khiếu nại của người dân,” ông Sifton nói thêm.

Thông cáo cũng ghi nhận bà Thêu cùng với chồng là ông Trịnh Bá Khiêm và hai người con trai “đã tham gia một số cuộc biểu tình và vận động về nhân quyền, quyền lợi đất đai, bảo vệ môi trường cùng nhiều vấn đề khác.” 

FacebookTwitterEmailPrint 

Hẹn con thư sau

Giáo Già

Nhóm Chống Tàu Diệt Việt Cộng

(Đại gia đình Nguyễn Ngọc Huy) 

Không có nhận xét nào: