Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 31 tháng 5, 2021

NGHĨ VỀ MỘT THẾ HỆ ĐÃ VĨNH VIỄN RA ĐI VÀ ĐANG SỬA SOẠN RA ĐI - Khánh Vân

 

Mỗi năm cứ đến Ngày Memorial Day trên đất Mỹ, tôi lại tưởng nghĩ tới bao triệu người Việt Nam đã ra đi, đã hy sinh để bảo vệ cho chính nghĩa Quốc Gia trên quê hương Việt Nam tôi, nhất là trong Cuộc Chiến Ba Mươi Năm (1945-1975) vừa qua. Thật khó có bút mực nào tả xiết cho hết bao nỗi oan khiên, bao đau thương, máu và nước mắt đã đổ trong cuộc chiến này.  Nhà thơ Tô Thùy Yên trong bài “Ta Về”  đã nói lên phần nào tâm trạng đau xót của rất nhiều người trong thế hệ chúng tôi, thế hệ đã rất đông vĩnh viễn ra đi và đang tiếp tục ra đi:

<!>

                                  Ta về như hạc vàng thương nhớ

                                       Một thủa trần gian bay lướt qua

                                       Ta tiếc đời ta sao hữu hạn

                                       Đành không trải hết được lòng ta

 

Sử Gia Phạm Cao Dương đã viết trong tác phẩm “ SIÊU QUỐC GIA VIỆT NAM TẠI HẢI NGOẠI và HIỂM HOẠ BẮC PHƯƠNG” của ông:

 ... chúng tôi đã có may mắn được sống một phần đến trọn tuổi thơ ấu của mình trên đất nước Việt Nam, tuy lệ thuộc ngoại bang nhưng tương đối thanh bình và còn giữ được phần lớn những tập tục cổ truyền của dân tộc với những con người còn sót lại của xã hội thời xưa, đặc biệt là những Nhà Nho đã từng lận đận nơi trường ốc, hay xuất thân là những ông nghè, ông cử, ông kép, ông tú, ông mền, thày đồ, thày khóa... trong những kỳ thi cuối cùng của Nho học ở nước nhà không lâu trước đó.  Chúng tôi cũng được tiếp xúc, được sống với những người nông dân hiền lành, chất phác hầu như cả đời chẳng ra khỏi nơi mình ở, những bác thợ cày, những cô cấy lúa, những anh đánh giậm.., được thấy các quan tri phủ, tri huyện, bố chánh, án sát, tuần phủ hay tổng đốc, hay gần gũi hơn, các học quan, như các quan đốc học, kiểm học, giáo thụ, huấn đạo, ngực đeo bài ngà khi các ngài đến thăm trường hay đến thăm vùng mình ở.”

Thế hệ chúng tôi rất may mắn được sống, được học hỏi từ thế hệ trước, được hấp thụ cùng lúc cả văn hoá Tây phương lẫn Nho học, đồng thời  một số không nhỏ rành rẽ tiếng Pháp, tiếng Anh luôn cả chữ Nho hay ít ra là Hán Việt.  Chính nhờ thông thạo ngoại ngữ, được đọc nhiều, nghe nhiều và thấm nhuần các nền văn hoá liên hệ  nên có kiến thức rất đáng chú ý. Ở đây người viết viết không phải để ca tụng mà để nói lên những luyến tiếc, những đau xót cho một thế hệ theo thiển ý đã có tất cả và mất tất cả nếu không quá chua sót là đã “đầu thai lầm thế kỷ” như Vũ Hoàng Chương, nhà thơ thuộc thế hệ trước, đã uất viết trong bài “ Phương Xa” của ông:

                              

                              Lũ chúng ta đầu thai lầm thế kỷ

                                    Một đôi ngưởi u uất nỗi chơ vơ

                                    Đời kiêu bạc không dung hồn giản dị

                                    Thuyền ơi thuyền! xin ghé bến hoang sơ

 

Thật là miên man khi nghĩ về thế hệ của chúng tôi, đặc biệt khi đang viết  những dòng này thì nhân Luật Sư LDS gọi tôi, Trong câu chuyện tôi có hỏi ý ông, đại khái ông nhận xét “ Thế hệ chúng ta thật khổ và cũng thật may mắn là đã được hưởng nền giáo dục Dân Tộc, Nhân Bản, Khai Phóng của Việt Nam Cộng Hòa trước biến cố 1975”.   Tôi xin mạn phép được nhắc lại.  Câu hỏi đươc đặt ra ở đây là tại sao đã khổ lại còn may mắn?

Trước ngày Mother’s Day - Ngày Của Mẹ, ngày 9 tháng Năm, 2021, lần đầu tiên ra khỏi nhà sau hơn một năm bị "nhốt" vì đại dịch, chúng tôi được ký giả Linh Nguyễn, tốt nghiệp Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, lái xe cùng tới thăm Nhà Văn Huy Phương. Trên đường đi tôi băn khoăn không biết đây sẽ có thể là lần cuối chăng?  Tôi nghĩ tới Chị Huy Phương, một trong những “Cái Cò” của thời đại vì khi đọc sử trong thâm tâm tôi luôn ngưỡng mộ, cảm phục những bà mẹ, bà vợ đã luôn luôn thay chồng giữ vững gia đình. Tôi rất biết ơn những người vợ lính trong suốt cuộc chiến oan khiên Ba Mươi Năm đầy máu và nước mắt. Tôi ngậm ngùì xúc động khi nghe bài hát "Cái Cò" của Nhạc Sĩ Nguyệt Ánh "Cái cò lặn lội bờ ao, bán giọt máu đào nuôi dưỡng đàn con ... Một đêm gió lộng mưa gào, được tin anh đã đi vào thiên thu.  Chồng em chết giữa ngục thù, khổ sai đói rét cộng thù giết Anh"

Trước khi đến thăm Anh Chị Huy Phương tôi nhớ tới những lời Trung Tá Không Quân Võ Ý viết những lời rất xúc động sâu xa về Chị Huy Phương và các người vợ lính  " .... Qua hình ảnh chị, tôi theo gương Huy Phương, xin tạ ơn tất cả những người vợ lính đã sắt son dũng cảm, nuôi con chờ chồng trong suốt chiều dài lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc."   

Riêng  về Chị Huy Phương tôi càng thêm kính phục, âm thầm nuốt nước mắt,  khi thấy Chị vẫn đứng vững tươi cười tiếp khách khi biết rằng mỗi phút qua đi là mất thêm một phút được gần Người Bạn Đời thân thương của mình!

Năm tới hy vọng Ngày Mother's Day - Ngày Của Mẹ, Anh Chị vẫn còn được nắm tay nhau hạnh phúc bên các con cháu!

Anh Chị Huy Phương đã tặng chúng tôi Tập Thơ " Chúc Thư Của Một Người Lính Chết Già" trong đó có bài  “Chúc T” với những câu:

 

Tôi người lính già  xa t quc
Xa chiến trường lưu lc tđây
Nơi quê người sương pha tuyếđổ
Mang nđau con nga lc by.
Ngày tôi b đi, bn bè đồng đội
Vn hiên ngang cho đến phút sau cùng
Đã t hiến thân mình cho t quc
Thng hay thua thì cũng vn can trường.
Không phi ch chơn ngườđã chết
Tôi như còn mang món n nước non.
Chết không nghĩa là đã tt hơi th
Sng đôi khi cũng có nghĩa chết mòn.
Khi tôi chết ván hòm xin đậy np
Có vui chi nhìn người lính chết già
H thđã không tròơn nước
Tin tôi chi, thêm phí mt vòng hoa.
Hãy quên tôi, người lính già lưu lc
Đừng ph lá c t quc cho tôi
Anh em tôi trong nhng gi tuyt l
Nm li b lúc chiến hm ra khơi.
Chiến hu tôi chếđầu sông cui bin
Ngày tan hàng đành nm li quê hương
Không ai tri cho khúc kèn truy điu
Không có ai ph giúp ngn c vàng.
Hãy ph c lên nm m t sĩ
Xác b xđào trong nghĩa trang xưa
Hãy ri hoa trên con đường thm máu
Phút lui binh phi gãy súng buông c.
Anh là ai, mang ngn c t quc
Nhân danh ai, đứng ph lá quc k.
Chúng ta là nhng con người b ngũ
Quên anh em nm li, để ra đi.
Ta lành lđể bao người thương tt
Ta sum vđành để bn chia phôi
Ta đến bếđể bao người chết bin
Dù êm cũng thương nh mđời.
Danh d này dành cho ngườđã chết
Đã hy sinh để gi vng ngn c
Không phi tôi, người lính hèn b ngũ
Để sng còn trong lúc bn sa cơ.
                                            

Tạm kết, xin trích lời của Giáo Sư Phạm Cao Dương trong tác phẩm “ SIÊU QUỐC GIA VIỆT NAM TẠI HẢI NGOẠI và HIỂM HOẠ BẮC PHƯƠNG”:

           Những biến cố dồn dập và liên tiếp xảy ra kể trên đã đưa tới những mất mát và mất mát vĩnh viễn cùng với sự lớn lên và trưởng thành của thế hệ chúng tôi.  Những mất mát, tôi thấy cần phải nhắc lại là hoàn toàn không do anh em chúng tôi gây ra, cũng như sự nhập cảng của một số những gì mới, trong đó có chủ nghĩa cộng sản với chủ trương độc quyền lãnh đạo, loại trừ mọi đối lập, với những bắt bớ, giam cầm, giết chóc, thủ tiêu ngay từ những ngày đầu, những cuộc đấu tố, những trại lao động cải tạo mà tôi nghĩ là yếu tố chính đã  đưa tới sự phân hóa thê thảm, từ đó sự phá sản trầm trọng sau này của dân tộc, sau cái vỏ chiến thắng hào nhoáng bề ngoài của nó, cho đến bây giờ vẫn chưa hết.  Vết thương của dân tộc đã mất bao nhiêu là cơ hội để được hàn gắn nhưng người ta đã không làm.  Điều này cũng không phải là do thế hệ chúng tôi tạo ra.

                                                     

Khánh Vân

Memorial Day 5/31/2021

Không có nhận xét nào: