Đại diện ngoại giao cấp cao Liên Âu Josep Borrell trước khi vào dự cuộc họp các bộ trưởng Quốc Phòng Liên Hiệp Châu Âu, Bruxelles, Bỉ, ngày 06/05/2021. AFP - JOHN THYS Trong cuộc họp ngày 06/05/2021 tại Bruxelles, bộ trưởng Quốc Phòng 27 thành viên Liên Hiệp Châu Âu dự trù thảo luận về kế hoạch thành lập một lực lượng quân sự có khả năng « can thiệp nhanh ». Mục tiêu của dự án là tăng cường khả năng phòng thủ cho toàn khối để đối phó với mối đe dọa xuất phát từ Nga và khả năng Hoa Kỳ thu hẹp sự hiện diện quân sự tại châu Âu. Đây không phải là mới mẻ gì mà đã có ý tưởng từ TT Macron (Pháp ) vào tháng 9.2017, ông Macron đã đưa ra sáng kiến về khả năng chiến lược về quốc phòng của các nước châu Âu.
Vấn đề này đã gây ra một số quan ngại trong khối NATO về việc các nước châu Âu không muốn quá phụ thuộc vào Mỹ, vào ngày 26.6.2018 đưa tin 9 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) gồm Pháp, Đức, Bỉ, Anh, Đan Mạch, Hà Lan, Estonia, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha thống nhất thành lập một lực lượng quân sự nhằm phản ứng nhanh trong trường hợp khủng hoảng. LƯU Ý Kể từ năm 2007, EU có 4 “nhóm tác chiến” đa quốc gia nhưng chưa bao giờ được điều động.
Hãng tin Pháp AFP trích dẫn nhiều nguồn tin từ phía các nhà lãnh đạo châu Âu cho biết kế hoạch thành lập một lực lượng quân sự chung, bao gồm khoảng 5.000 lính cùng nhiều phương tiện vận tải, cho phép nhanh chóng triển khai trang thiết bị quân sự đến hiện trường khi cần thiết.
Lực lượng phòng thủ chung của Liên Âu có thể được « đặt dưới sự điều động của Liên Minh Bắc Đại Tây Dương, Liên Hiệp Quốc và Liên Hiệp Châu Âu ». Tháng 11/2021 Liên Hiệp Châu Âu đã quyết định tăng cường khả năng can thiệp và đã bắt đầu nghiên cứu về « nhu cầu, những thiếu sót và phương tiện để giảm thiểu mức độ lệ thuộc » của khối này vào đồng minh Hoa Kỳ, đồng thời để đủ sức đối phó với một môi trường càng lúc càng phức tạp hơn. Toàn cảnh chung trở nên phức tạp do « thái độ hung hăng của nước Nga, quan hệ trồi sụt giữa liên minh NATO với một thành viên là Thổ Nhĩ Kỳ ».
Trước mắt, 14 trong số 27 thành viên Liên Hiệp Châu Âu ủng hộ. Trong số này có Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Slovenia, Hy Lạp, Hà Lan…
Một nhà ngoại giao châu Âu nhấn mạnh, hiện tại dự án thành lập một lực lượng quân sự chung châu Âu « mới chỉ là một đề xuất » và « không một quyết định nào được đưa ra » nhân cuộc họp cấp bộ trưởng Quốc Phòng châu Âu tại Bruxelles hôm nay. Cũng trong cuộc họp này, lãnh đạo quốc phòng các nước trong Liên Âu trình bày dự án nói trên với tổng thư ký Liên Minh Bắc Đại Tây Dương Jens Stoltenberg. Lý do là NATO cũng đưa ra một dự án tương tự với mục đích tăng cường khả năng can thiệp vào ngưỡng 2030.
AFP nhắc lại, từ 2005 Liên Hiệp Châu Âu đã thành lập một lực lượng bao gồm khoảng 1.500 lính có khả năng can thiệp nhanh nhưng, vì những lý do « chính trị và tài chính », lực lượng đó từ hơn 15 năm qua chưa bao giờ được « sử dụng ». Vấn đề tài chính một lần nữa sẽ được đề cập đến trong dự án nhằm tăng cường khả năng bảo đảm an ninh cho toàn khối.
Tiến bộ trong dự án phát triển chiến đấu cơ thế hệ mới của Liên Âu
Cũng về khả năng phòng thủ, một nguồn tin của Đức tiết lộ với hãng tin Anh Reuters hôm qua, 05/05/2021, là Pháp, Đức và Tây Ban Nha đạt được đồng thuận về những giai đoạn kế tiếp trong dự án phát triển chiến đấu cơ chung của châu Âu SCAF. Các tập đoàn sản xuất máy bay Dassault Aviation (Pháp), Indra (Tây Ban Nha) và Airbus được mời tham gia dự án. Chiến đấu cơ SCAF nhằm thay thế máy bay Rafale của Pháp và Eurofighter do Đức và Tây Ban Nha đồng sản xuất vào khoảng năm 2040.
NNDi5/6/21
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét