Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 24 tháng 5, 2021

Bản tin ngày Thứ hai 24 tháng 5 năm 2021 - Hà Trung Liêm

 

Đỗ Ngọc Uyển - Tù cải tạo: Tội ác chống nhân loại của CSVN

12/5/2021


Sau khi chiếm được chính quyền tại Miền Bắc Việt Nam vào năm 1954, Hồ Chí Minh đã bê nguyên cái mô hình “hoc tập cải tạo” của Mao Trạch Đông từ Trung Cộng vào Miền Bắc Việt Nam. Đây là một kế hoạch nằm trong chính sách giết người có chủ đích, có tính toán dưới cái chiêu bài giả hiệu là “cải tạo” những người chống đối chủ nghĩa xã hội để trở thành công dân của nước xã hội chủ nghĩa. Với kế hoạch “cải tạo giết người” này, Hồ Chí Minh đã giết và thủ tiêu 850,000 người dân Miền Bắc trong những cái gọi là “trại học tập cải tạo.”

Sau ngày 30-4-1975, lũ Việt gian cộng sản cũng tiếp tục kế hoạch giết người này, và chúng đã giết và thủ tiêu 165,000 quân, cán, chính VNCH và những người quốc gia trong 150 “trại cải tạo” của chúng trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

<!>

Con đường lên CNXH của ông Trọng và hiểm hoạ của dân tộc Việt Nam

Bài nhận định của Hải Triều

22/5/2021

https://drive.google.com/file/d/1472JP6zgIMAr8cNYAfXTgED4keJqrnis/view?usp=sharing

 “Con đường đi lên CNXH” của ông Trọng

Mới đây, báo chí Việt Nam đồng loạt đăng một bài viết dài của ông Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, với nội dung “con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”. (1)

Đọc bài viết dài này của ông Nguyễn Phú Trọng, bất kỳ sinh viên Việt Nam nào cũng thấy quen thuộc trước các luận điệu này, vì nó giống như các bài giảng chính trị thường gặp ở trong các chương trình đào tạo ở Việt Nam, mang tính giáo điều, sáo rỗng và lạc hậu. Mặc dù là người có thủ đoạn chính trị cũng “không phải dạng vừa”, nhưng bài viết này cho thấy sự bế tắc trong lý luận về chủ nghĩa xã hội của Đảng cộng sản Việt Nam mà ông Trọng là tiêu biểu.

Cố gắng tối đa cho chiến dịch chống tham nhũng của Việt Nam

Full steam ahead on Vietnam’s anti-corruption campaign

Tác giả: Hai Hong Nguyen, UQ

Hai Hong Nguyen is an Associate Researcher at the Centre for Policy Futures, Faculty of Humanities and Social Sciences, University of Queensland.

Anh Khoa dịch 

24/5/2021

Song ngữ Việt Anh

https://drive.google.com/file/d/12Qhq21YMrb21_DxDCT4T5UEkuNtMIuxz/view?usp=sharing


Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đã hoàn thành một cuộc cải tổ lớn trên toàn bộ bộ máy chính trị: bộ máy đảng, chính phủ và quốc hội sau kết thúc Đại hội 13 vào tháng 2 năm 2021. 

Trước thềm Đại hội, chưa rõ tính liên tục của chiến dịch chống tham nhũng cấp cao của ĐCSVN do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo. Ông Trọng được cho là sẽ từ chức vì tuổi cao và sức khỏe yếu. Nhưng ông Trọng đã tái đắc cử nhiệm kỳ thứ ba, bất chấp việc bầu cử của ông đã vi phạm các quy tắc của ĐCSVN. Sau khi trao lại quyền chủ tịch nước cho cựu thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ông Trọng bây giờ được tự do tập trung vào việc củng cố quyền lực của Đảng, một mặt chống tham nhũng và làm trong sạch Đảng.

Bầu cử quốc hội xong, Ai sẽ định đoạt số phận Trương Hòa Bình?

24/5/2021

https://drive.google.com/file/d/1iLKTbGV1qRquYf3L3aU2pyp3XG_1AitZ/view?usp=sharing

Chính phủ đã được quốc hội khóa XIV bầu xong, tuy nhiên với ĐCS thì họ còn phải làm một đợt bầu cử nữa dành cho chính phủ mới được bầu bởi kỳ họp cuối cùng quốc hội khóa XIV. Ông Nguyễn Xuân Phúc lại được quốc hội khóa XV bầu chức chủ tịch lại, rồi ông Nguyễn Xuân Phúc cũng diễn lại vở kịch giới thiệu ông Phạm Minh Chính làm thủ tướng cho quốc hội khóa XV bầu. Tất cả đều diễn ra theo đúng vở kịch cũ, tuy nhiên vấn đề là chính phủ của ông Phạm Minh Chính đang bị vướng vì một người, đó là Trương Hòa Bình.

Trường hợp Trương Hòa Bình đã được nhiều ngòi bút, các báo nước ngoài nhắc đến vì xưa nay chưa hề có. Ông Bình đang là một chí phèo, bị tước bỏ ủy viên trung ương đảng lẫn ủy viên Bộ Chính Trị nhưng ông ta vẫn bám vào ghế phó thủ tướng thường trực mà chưa ai kéo ông ta ra được. Không hiểu vì sao ông Phạm Minh Chính lại chưa loại ông này ra khỏi các phó thủ tướng.

Việt Nam : Covid-19  dự trù tình huống 30.000 ca nhiễm, tìm đường tự chủ vac-xin

Thu Hằng  RFI

24/5/2021

https://drive.google.com/file/d/1RKD0pB73SQ8E8kWInFjEkOyIFF_1NI3S/view?usp=sharing

Nhìn chung, nguồn gốc lây nhiễm chính là từ các khu cách ly, theo nhận định của bác sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi Đồng 1, thành phố Hồ Chí Minh, khi trả lời RFI Tiếng Việt ngày 14/05 :

“Có lẽ nguồn lây là từ những khu cách ly và từ những người vượt biên trái phép - không chính xác hẳn. Tại vì hai chủng này là mới sau này, chứ không phải là âm ỉ từ trước đến giờ. Đó là chủng của Anh và chủng của Ấn, phát hiện song song ở những vùng khác nhau, trong khi trước đây Việt Nam đâu có hai chủng đó, thì chắc chắn là mới lọt vô đây. Nó đi theo đường lén về hoặc chính là những chuyến bay Việt Nam đưa chuyên gia hoặc người Việt Nam từ nước ngoài về và họ vô trong khu cách ly. Chỉ có hai nguồn đó ! Nội tại Việt Nam từ trước đến giờ chưa có hai chủng này”.

Võ Thu Phương - Bản tin rất mới của đài truyền hình nt-v.

Đài truyền hình chuyên về tin tức lớn nhất của Đức hợp tác với CNN.

22/5/2021

https://drive.google.com/file/d/1Z1EFVBumAd0IFEzT65SS6b7hEWRRma5o/view?usp=sharing

VTP-LTHg dịch.

https://www.n-tv.de/.../Laborthese-zum-Corona-Ursprung...

Tác giả: Kai Stoppel

Luận điểm về nguồn gốc của corona đã quay trở lại

Cho đến hôm nay, nguồn gốc của coronavirus vẫn chưa được biết.

Cho đến hôm nay, chuyện lây truyền từ động vật sang người được coi là có nhiều khả năng xảy ra nhất.

Ngược lại, luận điểm về một vụ sự cố trong phòng thí nghiệm thường bị bác bỏ như một thuyết âm mưu. Nhưng bây giờ các nhà nghiên cứu đang dựng cho giả thuyết sống lại.

Gs. Nguyễn Văn Tuấn  - Hòa giải văn hóa?

22/5/2021

https://drive.google.com/file/d/1gNVHJEmQ3yXB-MAi9Xdj1wtUqriPInpw/view?usp=sharing

Còn nhiều nữa nhưng tôi không theo dõi và nhớ hết. Thỉnh thoảng lang thang trong các tiệm sách ở Sài Gòn tôi thấy những tác giả quen quen như Nguyễn Văn Trung, Bằng Giang, Vũ Văn Kính, Nguyễn Tôn Nhan, Trần Dzạ Lữ, Nguyễn Thụy Long, Văn Quang, Thế Uyên, Nguyễn Duy Cần, Nguyễn Đăng Thục, v.v.

Theo tôi, một độc giả, thì văn học miền Nam chẳng đi đâu cả; nó vẫn tồn tại trong cộng đồng dân tộc và trong tâm tưởng của những người thuộc thế hệ tôi. Các ca khúc của Phạm Duy (và của nhiều nhạc sĩ khác) chẳng đi đâu cả, mà vẫn tồn tại trong chúng tôi và các thế hệ trẻ hơn. Vấn đề không phải 'trở lại' hay 'trở về', mà là ghi nhận. Ghi nhận những đóng góp của các văn nghệ sĩ miền Nam trước 1975 là một bước cần thiết trong quá trình hòa giải dân tộc vậy. Và, hãy bỏ đi cái thói láu cá trẻ con (kiểu Trạng Quỳnh) khi đề cập đến những người thuộc nền văn nghệ miền Nam.

Tin tức thế giới ngày Thứ hai 24 tháng 5 năm 2021

Võ Thái Hà tổng hợp

https://drive.google.com/file/d/1xMQ9Fcmak2Go0ut1leiD6NrTPBtz4F67/view?usp=sharing

Nông dân Cambodia không thể dựa vào Hồ Tonle Sap nữa

(Cambodian farmers can no longer rely on the Tonle Sap lake)

Gerald Flynn and Phoung Vantha – Bình Yên Đông lược dịch

The Third Pole – May 10, 2021

https://drive.google.com/file/d/1-i0yi4S5jK6FoKyq9Yf-RuiXywdRnjuD/view?usp=sharing

Ngập lụt theo mùa của hồ nước ngọt lớn nhất Á Châu đang bị xáo trộn bởi các đập ở thượng lưu và thay đổi khí hậu – và ảnh hưởng đến 4,8 triệu người.

“Tôi thấy sản lượng của nông trại của tôi thấp hơn mỗi năm kể từ năm 2017 hay 2018 – không có đủ nước,” Yoeum Yoeut nói.

Yoeut, 52 tuổi, là một cư dân lâu đời của huyện Baran thuộc tỉnh Battambang ở tây bắc Cambodia.  Cuộc sống của bà luôn luôn dựa vào lũ lụt tự nhiên của hồ Tonle Sap và các phụ lưu của nó, nhưng thay đổi khí hậu, thời tiết cực đoan và các đập ở thượng lưu đã chấm dứt điều đó.

Cơ hội bị bỏ lỡ từ cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ – Hàn Quốc

Nguồn: John Bolton, “No News Is Bad News When the U.S. and South Korea Meet”, WSJ, 23/05/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

https://drive.google.com/file/d/1GmoErPP-WwW_Fu_SLpRORaHV9Gx0gtGO/view?usp=sharing

Như hội nghị thượng đỉnh này cho thấy, bốn tháng sau khi nhậm chức, chính quyền Biden vẫn thiếu một kế hoạch chi tiết cho khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Seoul và Washington phải đối mặt với hai vấn đề chiến lược lớn, quan trọng đối với chính họ và toàn bộ khu vực. Thứ nhất và trước mắt là mối đe dọa quân sự thông thường và hạt nhân của Triều Tiên. Thứ hai, lâu dài hơn và mang tính chiến lược hơn, là cuộc tấn công ý thức hệ, kinh tế và chính trị-quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc nhằm vào Hoa Kỳ và khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nói chung.

Nguồn : https://diemnhan.blogspot.com/2021/05/ban-tin-ngay-thu-hai-24-thang-5-nam-2021.html

Không có nhận xét nào: