Lần đầu tiên trong lịch sử Triều Tiên tổ chức Họp Báo tại Melia lúc hơn 12h đêm. Các nhà báo quá bất ngờ nên chỉ có một số nhà báo quốc tế và Việt Nam túc trực ở Melia mới tham dự đc sau khi kiểm tra an ninh kỹ lưỡng. Đúng là quốc gia có những luật lệ lạ nên cái gì cũng lạ. Họp báo càng lạ... ko tiếng Anh, ko phiên dịch qua tiếng Việt. Cũng ko quan tâm có ít hay nhiều nhà báo tham dự vì cánh nhà báo tất cả đều ko kịp ứng biến. Cách của Triều Tiên luôn đi ngược với thế giới. Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho bắt đầu buổi họp báo bằng việc thông báo kết quả cuộc họp Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2, cho biết hai bên không đạt được bất kỳ thỏa thuận nào. Ông Ri Yong-ho khẳng định: "Trong hai ngày họp Thượng đỉnh, nhà lãnh đạo của CHDCND Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có các cuộc thảo luận về nhiều vấn đề với sự kiên trì, tin tưởng lẫn nhau trên cơ sở kết quả đạt được tại cuộc gặp lần thứ nhất ở Singapore".
<!>
Giải thích về nguyên nhân khiến hai bên không thể đạt được thỏa thuận, ông Ri cho biết: "Chúng tôi đã đưa ra các đề xuất có tính thực tiễn tại cuộc gặp lần này. Nếu Mỹ dỡ bỏ một phần các lệnh cấm vận nhằm vào nền kinh tế Triều Tiên nói chung và cuộc sống của người dân Triều Tiên nói riêng, chúng tôi sẽ dỡ bỏ hoàn toàn cơ sở sản xuất hạt nhân tại Yongbyon".
"Triều Tiên đang phải chịu 11 lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc và chỉ yêu cầu Mỹ dỡ bỏ 5 lệnh trong số này. Trong đàm phán, 2 bên đã thảo luận về việc ngừng lâu dài việc thử hạt nhân cũng như thử tên lửa tầm xa. Tuy nhiên, phía Mỹ yêu cầu chúng tôi phải tiến xa hơn, loại bỏ hoàn toàn các cơ sở hạt nhân. Chính vì yêu cầu này mà thỏa thuận đã không thể đạt được", ông Ri Yong-ho cho hay.
"Mặc dù việc đảm bảo an ninh là điều quan trọng nhất đối với chúng tôi khi bắt đầu các bước phi hạt nhân hóa, chúng tôi cũng hiểu rằng rất khó để Mỹ dừng hẳn các cuộc diễn tập quân sự. Đó là lý do vì sao chúng tôi đã đề xuất việc dỡ bỏ từng phần cấm vận tương ứng với hoạt động giải trừ hạt nhân", ông Ri nói.
Ngoại trưởng Triều Tiên nói thêm: "Trong suốt cuộc gặp thượng đỉnh này, chúng tôi đã nhấn mạnh ý định của mình về một cam kết dừng dài hạn các cuộc thử hạt nhân và thử nghiệm tên lửa tầm xa để giúp Mỹ hạ thấp các quan ngại. Nếu hai bên có thể hợp tác trong suốt quá trình xây dựng lòng tin này, nó sẽ giúp thúc đẩy việc phi hạt nhân hóa ở tốc độ nhanh hơn".
Những đề xuất này đã không hài lòng Trump khi Hoa Kỳ muốn Triều Tiên ngưng và dỡ bỏ tất cả hoạt động hạt nhân trên toàn quốc gia này mới dỡ bỏ lệnh cấm vận hoàn toàn như đề nghị của Trump ban đầu ở Singapore.
Trump không đồng ý chỉ vì Kim Jong Un mặc cả sẽ dỡ bỏ nhà máy hạt nhân Yongbyon với điều kiện ông Trump phải dỡ bỏ 5 lệnh cấm vận. Cả phái đoàn Triều Tiên ngạc nhiên nhìn nhau khi Trump nhắc đến tên một cơ sở hạt nhân gần Yongbyon cần dỡ bỏ do tình báo phía Mỹ phát hiện ko được Triều Tiên công bố. Điều này nằm ngoài dự tính ban đầu của Kim, có thể cơ sở này có tầm quan trọng nên Kim đã không đồng ý. Tính cách Trump rất linh hoạt, hiểu biết, lịch sự, tôn trọng, đề cao Kim nhưng khẳng khái và trước sau như một. Với Trump là phải chân thành và không trì hoãn, kèo nài hay mặc cả.
Dù cuộc gặp lịch sử Mỹ - Triều được chuẩn bị tốn kém nhất chưa đi đến một kết quả nào hết nhưng Việt Nam và hầu hết người dân được chứng kiến tường tận tính cách của đại diện hai quốc gia, sự khác biệt vì lợi ích cộng đồng của hai bên và hiểu rõ vấn đề mâu thuẫn vì sao Trump quyết tâm loại bỏ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
Rất có thể cuộc gặp thứ 3 Trump sẽ cẩn trọng hơn rất nhiều và chỉ đồng ý khi Kim Jung Un phải cam kết dứt khoát một số điều, mà điều này dường như khó xảy ra vì hình như Kim Jung Un vẫn còn lệ thuộc Trung Quốc, không thực sự thoát Trung như từng cố thể hiện mà rất nhiều người đã tin. Có vẻ Kim muốn dựa vào Trung Quốc như tìm một yếu tố, chỗ dựa, thêm một lá bài bảo kê để mặc cả với Trump. Ngay sau khi rời Việt Nam, Kim Jung Un sẽ đi Bắc Kinh gặp Tập Cận Bình.
Chẳng lẽ Kim Jung Un ko hiểu rằng khi làm vậy uy tín, hình ảnh của chính mình sẽ giảm sút mà chỉ làm cho Trump cảnh giác với Kim và quyết liệt với Trung Quốc hơn hay sao ? Rất mong rằng Kim có thể tham khảo ý kiến của Tập Cận Bình nhưng cần nghĩ đến quyền lợi và tương lai người dân Triều Tiên cũng như tiến trình hoà bình hoà hợp Nam - Bắc mà tất cả thành bại đang đặt vào tầm nhìn, ứng xử và hành động của Kim Jung Un.
Nếu ai tinh ý sẽ nhận ra trong Kim Jung Un có hai con người, một con người rất hiểu biết, khôn ngoan từng học ở Thuỵ Sĩ về, một con người cố hữu thừa hưởng từ người ông Kim Nhật Thành tính độc tài một thời rất độc đoán, thích quyền lực độc tôn. Trong cuộc chơi lớn có thể làm thay đổi cả vận mệnh dân tộc Triều Tiên này, nếu con người trí thức, có lương tâm, vì nhân dân Triều Tiên và ý thức lưu truyền lịch sử của Kim Jung Un thức tỉnh trỗi dậy mạnh hơn thắng được con người cố hữu vốn có kia, thì cuộc gặp với Trump mới có ý nghĩa và thành công. Bất cứ nhà lãnh đạo độc tài nào thực ra cũng đều có hai con người cả. Ăn thua là bên nào mạnh hơn thôi.
Câu chuyện lãng mạn, tốt đẹp màu hồng như cổ tích về mối tình Trump - Un dường như đã kéo màn kết thúc quá sớm so với kỳ vọng của cả hành tinh, trong đó có tôi và rất nhiều người Việt Nam chúng ta vì hai con người trong Kim đang giằng xé nhau. Mặc dù Trump rất cương quyết, khẳng khái nhưng luôn tỏ ra Đắc nhân tâm trong từng cử chỉ khi ứng xử và phát biểu về Kim Jung Un, để cố gắng đánh thức, khơi dậy con người tốt lành trong Kim (dù nội bộ nước Mỹ còn nhiều vấn đề mới vừa xảy ra mà Trump bay về sẽ bắt tay vào giải quyết ngay). Và con người cố hữu vốn có của Kim Jung Un, Trump cũng đã quá rõ, nhưng nếu chỉ đối xử với con người ngang ngược, thích thách thức ngạo mạn này - thì tai hoạ chiến tranh chắc chắn sẽ xảy ra. Đáng giá cao và nể Trump ở điểm này - nhưng ai cũng biết giới hạn của sự kiên nhẫn - tích cách không bao giờ lùi bước, quyết đoán bất chấp tất cả của Trump một khi ko đè nén được rồi sẽ đến lúc trỗi dậy, sẽ hất bỏ tất cả. Nhưng Trump vì việc lớn cũng đang rất trầm tĩnh, lịch thiệp để đè nén tính cách vốn có của mình.
Trong bài phát biểu sau đó tại căn cứ Elmendorf ở Alaska, nơi chuyên cơ Air Force One dừng lại để tiếp liệu, Tổng thống Trump không hề đề cập đến hội nghị vừa diễn ra giữa ông và Chủ tịch Kim cũng như về cuộc họp báo của phái đoàn Triều Tiên.
Ông chủ Nhà Trắng chủ yếu dành bài phát biểu để nói về sức mạnh quân sự của Mỹ đồng thời cảnh báo đối phương. Ông cho biết, Mỹ đang đầu tư vào công nghệ phòng thủ tên lửa. “Nước Mỹ không muốn xung đột, nhưng nếu chúng tôi buộc phải bảo vệ chính mình, chúng tôi sẽ chiến đấu và sẽ chiến thắng áp đảo”, ông Trump nói.
Nhưng khi trở về nước, chủ nhân Nhà Trắng đã có cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin Fox News về kết quả hội nghị thượng đỉnh. Trong cuộc phỏng vấn, một lần nữa, ông nhấn mạnh lại mối quan hệ tốt đẹp với ông Kim.
"Ông ấy là một người có nhân cách. Một người có nhân cách thực sự. Ông ấy rất thông minh, sắc sảo, một nhà lãnh đạo thực sự", ông Trump nói. Nói về hai ngày thượng đỉnh, ông cho biết thêm: "Tôi cho rằng chúng tôi đã có hai ngày tuyệt vời, nhưng theo tôi có thể cả hai chúng tôi đều chưa sẵn sàng". Phát biểu của Trump này cốt để Kim nghe, chứng tỏ khả năng thu phục Đắc nhân tâm của Trump đến cảnh giới thượng thừa rồi. Rất khác với bản tính nóng nảy, ngẫu hứng khó lường của Trump với những cuộc khẩu chiến mạt sát nhau, rất dễ sinh ra gây hấn khó kiểm soát ko lâu trước đây. Khen đối thủ là nước cờ, cảnh giới rất cao, mà lãnh đạo các quốc gia lớn khác như Nga, Trung Quốc... rất hiếm khi áp dụng mà chỉ làm ngược lại.
Trong những ngày qua, Việt Nam là tâm điểm thu hút được cả thế giới truyền thông lại là quốc gia có lợi nhất về hình ảnh trong tất cả. Mong rằng dù tiến trình Triều Tiên còn bế tắc nhưng Việt Nam, sau khi trải nghiệm, thấu hiểu tất cả, sẽ bước qua một giai đoạn thực sự chuyển mình đổi mới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét