Gửi các bạn bài báo này để suy ngẫm.
Vũ Văn Lộc
Bài này tóm lược phóng viên ? phỏng vấn cố vấn của tổng thống Nam Hàn sau hội nghị Mỹ Triều. Ông này có nhiều nhận xét cần lưu ý. Trung thực và công bình. Không chống đối hay ủng hộ. Đoạn sau cùng có thể là ý kiến của ông Bát Tuấn, bạn tôi ở bên Úc. Theo ý kiến của tôi, hội nghị này là một sự thất bại cho Hoa Kỳ. Triều Tiên không thành công nhưng cũng không thất bại. Tôi nghĩ rằng phái đoàn cao cấp của hai phe đã gặp nhau nhiều lần. Bắt buộc phải có được một thỏa hiệp trong tay. Hai vị nguyên thủ đến gặp nhau là chỉ ký kết. Nào ngờ ông Trump đến nơi hai bên mới mở bài ra coi. Triều Tiên vừa họp báo cho biết họ đưa đề nghị xuống thang từng phần. Một bên tháo gỡ công xưởng nguyên tử một phần và Hoa Kỳ tháo gỡ cấm vận từng phần.
<!>
Ông Trump yêu cầu tháo gỡ toàn bộ và có thanh tra kiểm soát. Triều Tiên có lý hơn khi nói rằng Mỹ tháo gỡ cấm vận một phần trước. Nếu Triều Tiên không xuống thang thì Mỹ có thể cấm vận trở lại. Nếu Triều phá bỏ công xưởng nguyên tử trước, sẽ không bao giờ tái thực hiện được. Nếu có tái hợp lần thứ ba, Trump sẽ nghe theo cố vấn, có được bản thoả hiện trước rồi hãy lên sân khấu trình diễn sau. Kỳ này ông Trump nghĩ rằng có đủ uy tín nói chủ tịch Triều phải nghe theo. Triều là con Rối của Tàu, đang được Trung Cộng nuôi từ bao năm nay, không cách gì bỏ được Tàu theo Mỹ. Trump không đủ khả năng và bản lãnh chia rẽ Trung Cộng và Triều Tiên. Và điều hết sức lạ lùng là cả Nga và Đại Hàn cũng sẵn sàng giúp Triều Tiên. Chính ông Trump đưa chủ tịch Triều lên hàng vĩ nhân của thế giới với bàn tay đẫm máu của chính dân Triều Tiên. Đáng tiếc.
Đọc bài này thấy thất vọng vì Trump.
NBT
Dear Phúc :
Hôm nay , tôi có đọc một bài viết về một thỏa hiệp ( tentative pact ) có thể được ký kết giửa Trump và Kim sau hai ngày họp ở Hà Nội . Người được phỏng vấn là ông Moon Chung- In (Top National Security Adviser), cố vấn cao cấp của tổng thống Ðại Hàn, Moon Jae-in, về An Ninh Quốc Gia . Ông cho là hiệp ước nầy có lợi cho Bắc Hàn và là một thỏa hiệp không có gì tốt đẹp cho Hoa Kỳ (nguyên văn là "The bad deal for the United States").
https://www.msn.com/en-us/news/world/“a-bad-deal-for-the-united-states”-top-south-korean-official-rejects-tentative-trump-kim-pact/ar-BBU7Nbv?ocid=spartandhp
Ông Trump vội vã muốn có được một thỏa ước với Bắc Hàn càng sớm càng tốt để mang lại cho ông một tiếng vang là đã chấm dứt được sự hăm dọa về vấn đề võ khí nguyên tử với Bắc Hàn . Tại sao ông vội vã , vì ông muốn có thành quả nầy để đối phó với những vấn đề khó khăn ông đang gặp phải ở quốc nội :
1) Report của ông Robert Mueller sẽ được trình lên bộ Tư Pháp trong tuần nầy (hay tuần tới) về vấn đề ông Trump và các cộng sự viên của ông dính líu với Nga trong vụ bầu cử tổng thống Hoa Kỳ hai năm trước . Các cộng sự viên của ông Trump, và chính Campaign Manager (Paul Manafort ) và luật sư riêng và là special counsel ( Michael Cohen) của ông đều lần lượt nhận tội và bị kết án tù . Ðây có thể là một Watergate thứ hai và ông Trump có thể phải từ chức như ông Nixon (nếu bị Quốc Hội kết tội). Ðiều nầy làm ông Trump phải vội vã ký kết với Bắc Hàn, làm người ta nhớ đến Nixon và Kissinger (cả hai thuộc đảng Cộng Hòa) đã vội vã đúc kết thỏa hiệp và nhận các điều kiện của Bắc Việt vào tháng 10 năm 1972 để ký kết Hiệp Ðịnh Paris tháng giêng năm 1973. Nixon và Kissinger đã cưỡng ép Tổng Thống Thiệu phải ký Hiệp Ðịnh nầy . Sở dĩ ông Nixon và Kissinger phải vội vã như vậy là để kết thúc lời hứa "chấm dứt chiến tranh Việt Nam " (như đã hứa trong thời gian vận động tranh cử) , và để kiếm phiếu để được đắc cử tổng thống nhiệm kỳ hai (từ tháng giêng 1973-1977) . Ðể rồi hai năm sau , 1975 , miền Nam thân yêu mất vào tay cộng sản.
2) Vấn đề "The Wall" giửa biên giớI Hoa Kỳ và Mexico .
Ông Trump không được Quốc Hội chấp thuận cho 6 tỷ để xây "tường" , nên tuyên bố tình trạng "National Emergency" (tạm dịch là "Quốc Gia lâm nguy" ) để xây bức tường . Ai ở Mỹ cũng thấy nước Mỹ đâu có nổi phải lâm vào tình trạng "tổ quốc lâm nguy" để xây bức tường như ông Trump nói . Chính các thị xã nằm sát biên giới với Mễ như El Paso , ông thị trưởng của El Paso là người của đảng Cộng Hoà (cùng đảng với ông Trump) , đã chỉ trích ông Trump là nói láo (lie) về vấn đề bức tường.
Thêm vào đó các tướng lãnh quân đội cũng lên tiếng là không có sự hăm dọa nào ở phía nam (ý nói biên giới giửa Mỹ và Mễ) , nhưng có sự hăm dọa thật sự từ Trung Cộng và sự hăm dọa ở phía bắc, từ Nga Sô . Và các tướng lãnh đã ra tường trình trước Quốc Hội, chống đối việc dùng tiền của quân đội để xây tường . Sự chống đối dùng tiền quân đội được đăng trên báo quân đội Mỹ "Stars & Stripes"
Ðã có 13 vị dân biểu đảng Cộng Hòa đã cùng với 235 Dân Biểu thuộc đảng Dân Chủ bỏ phiếu chống lại "National Emergency" của ông Trump. Dự luật đã passed ở Hạ Viện và được đưa lên Thượng Viện để được biểu quyết. Nhưng xác xuất pass được ở Thượng Viện là một điều mỏng manh, vì đảng Cộng Hòa chiếm đa số ở Thượng Viên. (53 (R) & 47 (D).
The thirteen Republicans who voted with Democrats to end the national emergency include:
- Rep. Justin Amash (R-MI)
- Rep. Brian Fitzpatrick (R-PA)
- Rep. Mike Gallagher (R-WI)
- Rep. Jamie Herrera Butler (R-WA)
- Rep. Will Hurd (R-TX)
- Rep. Dusty Johnson (R-SD)
- Rep. Thomas Massie (R-KY)
- Rep. Cathy McMorris Rodgers (R-WA)
- Rep. Francis Rooney (R-FL)
- Rep. Jim Sensenbrenner (R-WI)
- Rep. Elise Stefanik (R-NY)
- Rep. Fred Upton (R-MI)
- Rep. Greg Walden (R-OR)
Ông Trump cũng đang bị 16 tiểu bang thưa ông ra tòa về việc "lạm dụng quyền hành" để tuyên bố "National Emergency" !
Ông Trump đã không có tài thuyết phục quốc hội trong vấn đề quốc nội như Tổng Thống Reagan đã làm (mặc dù lúc đó đảng Dân Chủ control cả Thượng Viện và Hạ Viện). Thực vậy , Tổng Thống Reagan đã làm việc rất gần gủi với đảng Dân Chủ, đặc biệt là ông và Chủ Tịch Quốc Hội (đảng Dân Chủ) thời bấy giờ là Tip O'Neil (Speaker of the House) rất ăn ý . Rất nhiều người thuộc đảng Dân Chủ cũng đã bỏ phiếu cho tổng thống Reagan , mà báo chí gọi là "Reagan Democrats" . Người dân trong nước Mỹ , Dân Chủ hay Cộng Hòa , trắng , đen , vàng , đỏ, đều đoàn kết , chứ không như ngày nay , group của white supremacist , nhóm ủng hộ Nazi , nổi dậy mạnh mẽ dưới thời ông Trump .
Về mặt ngoại giao ông Trump đã cô lập ông và thế giới tự do . Ông không có tài và cái khéo léo, lèo lái nước Mỹ như là một thủ lãnh của thế giới tự do . Người ta thấy bà thủ tướng Ðức Angela Merkel (German chancellor) , tổng thống Pháp Emmanuel Macron , thủ tướng Anh Theresa May, chống lại ông Trump. Cộng đồng chung Âu Châu (EU) đã tuyên bố tự mình lo cho mình, không trông cậy vào nước Mỹ. (See references below)
Trump vs Merkel (Trump made war on Angela Markel and Europe)
Trump vs May (Theresa May discovers she has no friend in Donald Trump)
Trump and Macron's "special Relationship" is over
Cái hình ảnh nầy trái ngược lại hình ảnh nhịp nhàng tương đắc của tổng thống Reagan với bà thủ tướng Anh Margaret Thatcher , tổng thống Pháp Francois Mitterrand , và thủ tướng Tây Ðức Helmut Kohl. Cả thế giới đoàn kết và ngưỡng mộ tổng thống Reagan. Tổng Thống Reagan được cả người dân Mỹ và thế giới mệnh danh là "The Great Communicator".
Rõ ràng là ông Trump không phải là "hậu duệ" của tổng thống Reagan . Ông đã làm ngược lại những gì Tổng Thống Reagan đã làm : đem sự hạnh phúc và đoàn kết , chẳng những đến cho nước Mỹ , mà còn cho cả nhân loại.
Ông Trump đã làm đảng Cộng Hòa chia rẽ, làm tan nát sự đoàn kết của nước Mỹ, và giửa chánh phủ Mỹ & cộng đồng chung Âu Châu. Period !
EU và nước Mỹ , tuy hai mà một , đã từng sánh bước với nhau sau đệ nhị thế chiến cho đến nay .
Ông Trump cũng đã làm chia rẽ nước Mỹ: Cái khẩu hiệu mà ông nói "American First" phải được hiểu là (White) American First . Do đó , người ta mới thấy , trong kỳ bầu cử tổng thống vừa qua , ông Trump đã được sự ủng hộ mạnh mẽ của các người da trắng , đa số ở các tiểu bang miền nam (South) và Mid West , nơi mà chế độ nô lệ , và sự kỳ thị chủng tộc vẫn còn mạnh trong đầu óc họ . Ðiều nầy đã được thấy qua cuộc biểu tình của nhóm White Supremacist , Nazi , KKK , ở Virginia năm 2017 , và nhóm nầy đã dùng xe cán chết một phụ nữ . Ông Trump tuyên bố " Trong đám White Supremacist , Nazi cũng có người tốt ". Nazi , tự nó , nó đã xấu rồi. Ông Trump đã không nhớ, hay không chịu học hỏi, là 186,000 quân nhân Hoa Kỳ đã bỏ mình trong chiến trường Âu Châu , chống lại Nazi của Hitler .
Mình cũng không tin tưởng ông Trump có lòng giúp Việt Nam ra khỏi gông cùm cộng sản, khi mà trên tay ông có cây cờ màu đỏ khát máu . Tôi xem TV , đài NHK của Nhật , thấy ông đến nựng một em bé trong group đón chào ông , và ông lấy cây cờ máu nầy từ tay em , để vẩy lên .
Ông chỉ là một businessman . Ông đâu có "care " về vấn đề nhân quyền cho Việt Nam đâu . Năm 2017 , khi ông Trump tham dự hội nghị ở Hà Nội , cố thượng nghị sĩ John McCain và một số thượng nghị sĩ và dân biểu Mỹ có đệ trình nguyện thư yêu cầu ông Trump nói chuyện và làm áp lực chính quyền CSVN về vấn đề nhân quyền . Ông Trump từ chối và nói là ông có nhiều chuyện khác phải làm (Trump said that while he does feel the need to discuss the human rights issue in Vietnam, he is also focused on addressing “many other things.”). Khiến TNS McCain phải chán nản mà nói 'No mention of human rights - Sad'
Cuộc chiến nào rồi cũng có ngày phải chấm dứt , one way or another. Cho nên cuộc chiến trading giửa Mỹ và Trung Cộng cũng phải đến lúc vào màn cuối. Chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi thấy ông Trump và ông Xi của Trung Cộng ôm nhau trong vài tháng tới khi Mỹ và TC đồng ý về vấn đề trading giủa hai xứ.
Cái mộng làm cho chế độ CSVN tụt hậu và cái mộng cho nhân quyền ở Việt Nam ngày càng xa tầm tay của người dân Việt : "SAD"
Chỉ có "money talks" . Ðời là thế . C'est la vie.
Giao Chi San Jose. giaochi12@gmail.com (408) 316 8393
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét