Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 8 tháng 2, 2018

Trung Quốc triển khai tiêm kích Su-35 ở Biển Đông - RFA

mediaTiêm kích Nga Sukhoi 35 tại triển lãm hàng không Châu Hải, Quảng Đông, Trung Quốc, ngày 10/11/2014AFP
Hôm qua, 07/02/2018, Không quân Trung Quốc thông báo các máy bay tiêm kích phản lực Su-35 do Nga sản xuất đã được triển khai ở vùng Biển Đông để « thực hiện nhiệm vụ tuần tra chiến đấu hỗn hợp ».Theo thông báo nói trên, đây là một phần trong nỗ lực của Không quân Trung Quốc tiến hành các cuộc tập huấn «trong điều kiện thực tế chiến đấu» để tăng cường khả năng tác chiến của các máy bay tiêm kích phản lực này ở vùng biển sâu hoặc ở khoảng cách xa. Nhưng thông báo không nói rõ là có bao nhiêu chiếc Su-35 tham gia cuộc thao dượt này.<!>
Vào cuối năm 2015, Trung Quốc đã ký hợp đồng mua 24 máy bay tiêm kích Su-35 của Nga và đến cuối năm ngoái đã tiếp nhận 14 chiếc đầu tiên và 10 chiếc còn lại sẽ được giao trong năm nay.
Su-35 là phiên bản nâng cấp của chiến đấu cơ đa năng Su-27, có tải trọng cất cánh tối đa 34,5 tấn, bay với tốc độ tối đa 2390 km/h, và có tầm bay có thể đạt tới 4500 km. Ngoài chiếc J-20, chiến đấu cơ phản lực tàng hình thế hệ thứ tư do Trung Quốc sản xuất, Su-35 là chiến đấu cơ tối tân nhất mà Không quân Trung Quốc hiện có.
Theo đánh giá của một quan chức quân sự cấp cao của Mỹ, Su-35 là một chiếc máy bay rất nguy hiểm và ngay cả F-15 Eagle hay F/A-18E/F Super Hornet của Hoa Kỳ cũng sẽ gặp khó khăn khi đối phó với máy bay tiêm kích này.

ASEAN tránh đụng TQ trên bầu trời Biển Đông?
Tranh chấp về lãnh hải ở Biển Đông đặt ra nhu cầu liên kết quân sự trong khu vực Tranh chấp về lãnh hải ở Biển Đông đặt ra nhu cầu liên kết quân sự trong khu vực
Khối ASEAN đang hy vọng sẽ có được kết quả đàm phán về một bộ quy tắc ứng xử với Trung Quốc, nhưng việc đạt thỏa thuận trong vòng một năm là điều không thực tế, bộ trưởng quốc phòng Singapore nói hôm thứ Tư, 7/2/2018.
Các bộ trưởng quốc phòng hôm thứ Ba đã thảo luận một nội dung then chốt, nhằm phát triển một bộ quy tắc nhằm kiểm soát các vụ chạm trán không định trước (Code of Unexpected Encounters - CUES) ở trên không, theo báo Strait Times của Singapore.



Trung Quốc và 10 thành viên ASEAN hồi tháng Tám năm ngoái đã đưa ra được một thỏa thuận khung cho vùng biển có tranh chấp, nơi Bắc Kinh đang kiểm soát phần lớn nhưng một số nước khác cũng tuyên bố chủ quyền, nhằm xây dựng bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), và đã xúc tiến đàm phán kể từ đó.
"Chúng tôi hy vọng là sẽ vấn đề này sẽ được giải quyết, nhưng đó là chủ đề rất, rất phức tạp," hãng tin Reuters dẫn lời ông Ng Eng Hen nói với các phóng viên sau phiên họp của bộ trưởng quốc phòng các nước.
"Tranh chấp đã kéo dài cả thế kỷ. Việc trông đợi sẽ đạt được bộ quy tắc ứng xử trong vòng một năm là không thực tế," ông nói.
DigitalGlobeTrung Quốc: Hình vệ tinh cho thấy cơ sở của Trung Quốc ở Đá Chữ Thập
Một số thành viên ASEAN có tranh chấp trên biển từ lâu nay đã muốn có một bộ COC mang tính ràng buộc pháp l‎ý và có hiệu lực thi hành đối với Trung Quốc.
Bên cạnh việc đàm phán về COC, các bên hồi năm ngoái đã đưa ra một CUES trên biển.
Tuy nhiên, ông Ng nói, việc có một bộ quy tắc ứng xử cho phi cơ các nước cũng mang tầm quan trọng không kém, Strait Times tường thuật.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Cảnh Sảng, phát biểu sau tuyên bố của ông Ng, rằng Bắc Kinh đã phối hợp với các nước trong khối ASEAN nhằm xây dựng một bộ quy tắc ứng xử làm hài lòng tất cả các quốc gia trong khu vực.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã nhanh chóng mở rộng việc triển khai quân sự tại Biển Đông.
Đá SubiTrung Quốc xây cất trên Đá Subi
Cũng hôm thứ Tư, lực lượng không quân nước này nói rằng các chiến đấu cơ Su-35 của Trung Quốc gần đây đã tham dự một cuộc tuần tra chiến đấu ở Biển Đông.
Tuyên bố của không quân Trung Quốc không nêu thời gian diễn ra cuộc tuần tra, cũng như địa điểm cụ thể nào ở Biển Đông.
Gần đây, báo Daily Inquirer của Philippnes công bố những hình ảnh mà họ nói rằng cho thấy Bắc Kinh đã gần như hoàn tất việc cải tạo, cơi nơi bảy rặng đá mà Manila tuyên bố chủ quyền ở Quần đảo Trường Sa thành những pháo đài trên đảo.
Hầu hết các hình ảnh mà Daily Inquirer có được được chụp trong thời gian từ tháng 6 tới 12/2017 cho thấy các bãi đá đã được xây thành các đảo nhân tạo và đang trong giai đoạn cuối cùng của hoạt động phát triển thành các căn cứ không quân và hải quân.
Malaysia, Brunei, Việt Nam, Philippines và Đài Loan là các bên tuyên bố chủ quyền từng phần ở Biển Đông.

Tàu ngầm nước ngoài vào vùng biển Việt Nam phải nổi và treo cờ

Chiếc tàu ngầm đầu tiên của Hải quân Kilo 636 (C) mang tên 'Hà Nội' được thả xuống biển từ một chiếc tàu vận tải Rolldock của Hà Lan ở vịnh Cam Ranh, miền Trung Việt Nam vào ngày 3 tháng 1 năm 2014..
Chiếc tàu ngầm đầu tiên của Hải quân Kilo 636 (C) mang tên 'Hà Nội' được thả xuống biển từ một chiếc tàu vận tải Rolldock của Hà Lan ở vịnh Cam Ranh, miền Trung Việt Nam vào ngày 3 tháng 1 năm 2014.
AFP
Tàu ngầm nước ngoài phải nổi lên mặt nước và phải treo cờ khi đi qua lãnh hải Việt Nam.
Đó là một trong những qui định do Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành vào ngày 8 tháng 2. Theo nghị định này thì các tàu ngầm khi đi ngang khu vực 12 hải lý cách bờ biển Việt Nam, nhưng không đi vào các cảng của Việt Nam thì phải nổi lên, treo cờ của nước mình, và chạy liên tục không được dừng lại, trừ trường hợp bất khả kháng là bị tai nạn hay trục trặc kỹ thuật. Và một điều quan trọng nữa là phải báo cho cơ quan chức năng biết lịch trình của mình.
Các loại tàu khác kể cả tàu chiến đều cũng phải tuân theo qui định này.
Ngoài ra trong nghị định của Thủ tướng Việt Nam cũng có qui định liên quan đến các tàu chở chất phóng xạ hoặc chạy bằng năng lượng hạt nhân, theo đó ngoài các qui định về an toàn và công khai với cơ quan chức năng Việt Nam, các tàu này bị bắt buộc phải rời khỏi lãnh hải Việt Nam ngay tức khắc nếu có dấu hiệu không an toàn.

Không có nhận xét nào: