Sau 4 năm tù giam và 2 năm quản chế, bị giam lỏng trong hoàn cảnh cô lập kinh tế và không được tự do sáng tác, nhạc sĩ Việt Khang đã được chính phủ Hoa Kỳ can thiệp để sang Hoa Kỳ vào sáng Thứ Năm, ngày 8/2/2018. Đây là kết quả áp lực từ các tổ chức nhân quyền quốc tế và chính phủ Hoa Kỳ, đặc biệt là Thượng Nghị sĩ John McCain, cũng như từ những nỗ lực đấu tranh bền bỉ của người Việt khắp nơi trong nhiều năm qua.
<!>
Nhạc sĩ Việt Khang là tác giả của những nhạc phẩm làm lay động hàng triệu con tim người Việt khắp nơi như Anh Là Ai, Việt Nam Tôi Đâu, Trả Lại Cho dân… Các nhạc phẩm của anh luôn được hát vang trong những cuộc đấu tranh đòi công bằng và quyền làm người trong cũng như ngoài nước.
Vào năm 2012, sau khi Việt Khang bị bắt vì những nhạc phẩm yêu nước của anh, Đài Truyền Hình SBTN đã phát động một chiến dịch thỉnh nguyện thư gởi Tòa Bạch Ốc kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ áp lực buộc Hà Nội phải thả anh. Chỉ trong vòng vài tuần ngắn ngủi, chiến dịch đã có sự tham gia của hàng trăm ngàn người Việt tại Hoa Kỳ, trở thành một hiện tượng chưa từng có trước đó.
Tiếp theo thỉnh nguyện thư gởi Tòa Bạch Ốc, Đài Truyền Hình SBTN đã cùng người Việt ở khắp mọi nơi tiếp tục đấu tranh không ngừng nghỉ qua những buổi xuống đường, những cuộc vận động quốc tế, những chiến dịch hướng về tù nhân lương tâm,… để vận động cho sự tự do của người nhạc sĩ yêu nước này.
Đài Truyền Hình SBTN xin tri ân các tổ chức nhân quyền quốc tế, các chính phủ, các đoàn thể, tất cả những đồng bào người Việt trong và ngoài nước, và đặc biệt Thượng nghị sĩ John McCain, đã đồng hành cùng chúng tôi trong những chiến dịch vận động cho các tù nhân lương tâm, cho dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.
Việc nhạc sĩ Việt Khang rời khỏi Việt Nam để có thể tiếp tục sáng tác dòng nhạc thiết tha với vận mạng đất nước là một thành quả không nhỏ, để cùng góp phần vào nỗ lực tố cáo các vi phạm nhân quyền của CSVN trước dư luận quốc tế, đấu tranh cho các tù nhân lương tâm khác còn đang bị giam cầm, và đấu tranh cho một Việt Nam dân chủ, tự do.
Trân trọng,
Đài Truyền Hình SBTN
Nhạc sĩ Việt Khang đã rời Việt Nam và đang trên đường đến Hoa Kỳ
Nhạc sĩ Việt Khang, tác giả của những ca khúc yêu nước đi vào lịch sử đã chính thức rời Sài Gòn vào sáng ngày Thứ Năm 8 tháng 2 2018 tính theo giờ Việt Nam, và hiện nay đang trên đường bay đến Mỹ, nhờ sự can thiệp của chính phủ Hoa Kỳ.
Chuyến bay China Airlines đưa nhạc sĩ Việt Khang rời sân bay Tân Sơn Nhất vào lúc 11:05 sáng ngày 8 tháng 2 (tức là 8:05 tối giờ Cali ngày 7 tháng 2), dự kiến sẽ tới phi trường Đài Bắc vào lúc 3:20 chiều cùng ngày (giờ Đài Loan). Sau đó, chuyến bay China Airlines sẽ đưa Việt Khang đến phi trường Los Angeles, dự kiến sẽ hạ cánh vào lúc 12:40 trưa ngày 8 tháng 2 tính theo giờ California.
Việc nhạc sĩ Việt Khang được sang định cư tại Hoa Kỳ là kết quả của một quá trình can thiệp lâu dài của chính quyền Mỹ và nhiều tổ chức quốc tế đối với chính quyền CSVN. Trong đó, đặc biệt phải nhắc đến Thượng Nghị Sĩ John McCain, người đã trực tiếp can thiệp, nêu trường hợp của Việt Khang với chính phủ Hoa Kỳ khi làm việc với CSVN.
Tự do của nhạc sĩ Việt Khang cũng là thành quả của công cuộc đấu tranh chung của cộng đồng hải ngoại, khởi xướng từ Đài Truyền Hình SBTN vào năm 2012, qua chiến dịch thỉnh nguyện thư gởi Tòa Bạch Ốc.
Khi được hỏi về tin vui này, Nhạc sĩ Trúc Hồ chia sẻ trong sự xúc động: “Trúc Hồ xin được cám ơn tất cả những người Việt đã sát cánh với SBTN và Trúc Hồ trong những cuộc vận động cho Việt Khang trong thời gian qua. Cám ơn chính phủ Hoa Kỳ, đặc biệt là Thượng Nghị Sĩ John McCain và Luật sư Thục Minh, những người đã hơn một năm qua cố gắng tận lực để Việt Khang được tự do.”
Nhạc sĩ Việt Khang tên thật là Võ Minh Trí, sinh năm 1978 tại Tiền Giang. Anh là tác giả của hai ca khúc yêu nước nổi tiếng tại hải ngoại là Anh Là Ai, Việt Nam Tôi Đâu. Cũng vì hai ca khúc này mà anh đã bị chính quyền CSVN bắt vào cuối năm 2011 và bị kết án 4 năm tù. Anh được trả tự do vào ngày 14/12/2015, và tiếp tục chịu 2 năm quản chế.
Đặc biệt, Trả Lại Cho Dân là một bài hát nổi tiếng của giới đấu tranh, nhưng ít người biết rằng cũng là của nhạc sĩ Việt Khang. Ca khúc này đã trở thành bài hát biểu tượng của hầu hết các cuộc biểu tình chống ngoại xâm, đòi dân chủ, quyền con người, chống thảm họa Formosa… của giới đấu tranh trong và ngoài nước.
Tin nhạc sĩ Việt Khang đến Hoa Kỳ là một món quà Tết vô cùng ý nghĩa cho cộng đồng Người Việt Tự Do tại hải ngoại, và cũng là niềm khích lệ lớn lao cho những người còn đấu tranh trong nước.
Xin chào đón nhạc sĩ Việt Khang đến với bến bờ tự do!
Đoàn Hưng / SBTN
BNG Hoa Kỳ lên tiếng về bản án đối với Đức Bình và Nam Phong
07/02/2018
Hôm 7/2 Hoa Kỳ lên tiếng về bản án đối với hai nhà hoạt động Hoàng Đức Bình và Nguyễn Nam Phong, và kêu gọi chính phủ Việt Nam hãy trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm ngay lập tức.
Tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Heather Nauert nói: “Hoa Kỳ quan ngại sâu sắc về việc một tòa án của Việt Nam đã kết án và tuyên án các nhà hoạt động ôn hòa về lao động và môi trường Hoàng Đức Bình và Nguyễn Nam Phong lần lượt 14 năm tù và 2 năm tù với các quy định mơ hồ của Bộ luật Hình sự.”
Theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ thì bản án đối với ông Bình và ông Phong là bản án thứ sáu chỉ nội trong tuần vừa qua đối với những cá nhân biểu đạt quan điểm của họ một cách ôn hòa. Trong số nhiều cá nhân bị tuyên án trong năm qua chỉ vì đã thực hiện các quyền cơ bản của mình, còn có Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, còn được biết đến với tên là Mẹ Nấm, và Trần Thị Nga. Xu hướng gia tăng các vụ bắt giữ, kết án và những bản án hà khắc đối với các nhà hoạt động ôn hòa từ đầu năm 2016 là “rất đáng quan ngại”.
Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam thả tất cả tù nhân lương tâm ngay lập tức, và cho phép người dân ở Việt Nam được tự do bày tỏ quan điểm và tụ họp một cách ôn hòa mà không sợ bị trừng phạt.
Chính phủ Hoa Kỳ hối thúc Hà nội đảm bảo những hành động và luật pháp Việt Nam, kể cả Bộ luật Hình sự, phải phù hợp với những điều khoản về nhân quyền trong Hiến pháp Việt Nam và với những cam kết cũng như nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam.
Đến chiều ngày 7/2, Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa đưa ra phản ứng nào về tuyên bố của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Hôm 6/2, tòa án tỉnh Nghệ An tuyên án 14 năm tù đối với nhà hoạt động vì môi trường Hoàng Đức Bình, và 2 năm tù đối với nhà hoạt động Nguyễn Nam Phong về tội mà chính quyền Việt Nam cho là “lợi dụng sự cố ô nhiễm môi trường biển để kích động, tổ chức các cuộc tuần hành, biểu tình” phản đối nhà máy Formosa.
Trả lời phỏng vấn VOA sau khi dự phiên tòa, ông Hoàng Đức Hòa, thân phụ của nhà hoạt động Hoàng Đức Bình nói rằng đó là một phiên tòa bất chấp pháp luật, kỷ cương.
Ông nói: “Kết quả phiên tòa như thế không thể chấp nhận được. Bình không thể bị kết tội gì cả. Trên đường đi kiện Formosa thì bị bắt cóc và quy cho tội chống người thi hành công vụ. Từ trước đến nay chưa bao giờ gặp một phiên tòa nào như phiên tòa này. Bây giờ cộng sản Việt Nam bất chấp pháp luật, không còn pháp luật kỷ cương nữa.”
Hôm 6/2 hãng tin Reuters trích lời ông Hà Huy Sơn, một trong các luật sư bào chữa cho ông Bình, nói “Phiên tòa xét xử không có chứng cứ và không khách quan.” Luật sư Sơn nói thêm rằng trước tòa ông Bình khẳng định ông vô tội.
Cám ơn ai chụp tấm ảnh nầy
Cho ta thấy sự bầy hầy thể chế!
NGẪM NGHĨ VỀ FORMOSA VÀ GIỚI DOANH NGHIỆP
Ls Lê Công Định
Tập đoàn Formosa thật sự đang đánh cược tiền tài của mình ở Việt Nam vào số phận của đảng cộng sản cầm quyền. Do nợ máu đã gây với toàn dân Việt qua thảm họa môi trường và các cuộc bắt bớ gần đây, giới lãnh đạo Formosa thừa hiểu ngày nào thể chế chính trị này thay đổi, ngày đó họ sẽ mất tất cả những gì đã gầy dựng tại đây.
Formosa cho đến nay đã đầu tư vào các nhà máy ở Hà Tĩnh không dưới 10 tỷ Mỹ kim, thời gian thu hồi vốn hẳn không dưới 20 năm. Câu hỏi cốt lõi là chế độ này liệu vẫn ổn định tuyệt đối trong 20 năm nữa để giúp Formosa kinh doanh có lãi?
Ngay một nhà lãnh đạo cộng sản có khuynh hướng dân tộc và cấp tiến lên chấp chính trong tương lai cũng đủ trở thành hiểm họa của Formosa rồi, nói chi đến những biến động chính trị không thể lường trước có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong 10 năm tới.
Xa hơn, một thế hệ lãnh đạo chính trị phi cộng sản trong tương lai chắc chắn không bao giờ hy sinh sinh mệnh chính trị của mình để khước từ cơ hội hạ thủ Formosa và bất kỳ doanh nghiệp nào đang lợi dụng thể chế chính trị hiện nay bòn rút của cải của quốc gia và quốc dân.
Người làm kinh doanh lẽ ra nên khôn ngoan nghĩ đến điều này và có hành động hoàn lương sớm, bởi mai sau dù có giấu tài sản ở đâu, trong cống rãnh nào, tất cả đều sẽ bị truy tầm đến tận cùng và cái giá phải trả tất nhiên không hề nhẹ. Hệ thống luật pháp lúc đó sẽ được thiết kế chi tiết đến mức đủ khả năng moi lên từng con kiến giữa sa mạc.
Phá sản ngân hàng: đừng đánh bạc với dân!
Ngồ Đồng
Hiện dư luận nổi lên sự tranh cãi liên quan đến một số điều trong Luật các tổ chức tín dụng được Quốc Hội CSVN thông qua và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15 tháng 1, 2018. Các điều khoản trong luật nói trên lần đầu tiên cho phép ngân hàng chọn phương án phá sản. Đây là một trong những hình thức mà nhà cầm quyền CSVN nói là nhằm tái cơ cấu các ngân hàng bị cho là yếu kém được hiệu quả hơn, thế nhưng người bỏ tiền tín dụng lại tỏ ra hoang mang và lo lắng.
Lâu nay, người dân Việt Nam đi vay nếu mất khả năng trả nợ thì sẽ bị ngân hàng áp dụng các biện pháp xử phạt như tăng lãi suất, phạt tiền, tịch thu và tịch thu tài sản với mục đích thu hồi lại số tiền gốc và lãi về cho ngân hàng. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, Luật các tổ chức tín dụng mới quy định bồi thường tối đa cho người gửi tiền khi ngân hàng phá sản chỉ là 75 triệu đồng.
Dư luận rất lo ngại vì người gửi 100 triệu cũng như người gửi 10 tỉ đồng cũng chỉ được bồi thường như nhau. Không dừng ở đó, luật cũng quy định, nguyên tắc đầu tiên khi ngân hàng bị phá sản là tài sản ngân hàng đó phải trả lại cho ngân sách nhà nước trước, tiếp đến là trả cho các khách hàng doanh nghiệp và cuối cùng mới đến khách hàng cá nhân. Rõ ràng quyền lợi của người gửi đã bị xem nhẹ trong mắt quan chức làm luật.
Một kẻ hở khác trong hệ thống luật hiện nay là đánh giá chính xác được uy tín của các ngân hàng tại Việt Nam để “chọn mặt gửi vàng’’ là điều vô cùng khó khăn; bởi lẽ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới đây tuyên bố không công khai danh sách xếp hạng tổ chức tín dụng. Còn đối với các con số do ngân hàng công bố, người dân cũng không có cách nào kiểm chứng độ chính xác. Trong khi đó, cơ chế kiểm soát của nhà nước đối với ngân hàng hiện nay rất lỏng lẻo, không có cơ chế ngăn ngừa. Hệ thống thanh tra của ngân hàng không có hiệu quả. Hàng loạt các vụ án thất thoát, tham nhũng liên quan đến các ngân hàng vừa qua là minh chứng cụ thể.
- 75 triệu đồng là số tiền tối đa bồi thường cho người gởi tiền khi ngân hàng phá sản. Ảnh: AFP
Hậu quả của những bất cập trên là người gửi tiền sẽ không biết được tình hình “sức khỏe” cũng như xếp hạng tín nhiệm của ngân hàng mà mình đang gửi tiền. Như vậy thay vì gửi ngân hàng như là một lựa chọn an toàn truyền thống, chính quyền Việt Nam hiện nay đang đẩy người dân sang hình thái đánh bạc theo kiểu may rủi.
Những người cao tuổi, hưu trí được đánh giá là nhóm khách hàng chịu tác động tiêu cực lớn nhất của bộ luật này. Họ chỉ có chút tiền chắt chiu, dành dụm để phòng thân, nếu giữ ở nhà thì sợ trộm cướp, chọn gửi ngân hàng thì lại ngày đêm bất an không biết khi nào ngân hàng thông báo bị phá sản. Trong khi đó, bộ luật nói trên lại đang tạo điều kiện cho thành phần doanh nghiệp không làm ăn chân chính, các nhóm lợi ích. Ví dụ, tài sản của một doanh nghiệp trị giá thực tế là 1 tỷ đồng, nhưng doanh nghiệp đó đút lót để được tăng định giá trị lên 1,5 tỷ để thế chấp và vay tiền. Nếu ngân hàng phá sản thì nhóm đối tượng này sẽ được lợi.
Chủ trương cho phép ngân hàng phá sản với một mức đền bù thấp một lần nữa đẩy sự rủi ro trong các giao dịch ngân hàng ở Việt Nam lên một nấc thang mới. Việt Nam có hàng chục ngân hàng thương mại, phần lớn là do quan chức đỏ làm chủ với các nghiệp vụ thao túng, lợi ích nhóm. Nhiều năm qua, khối ngân hàng thương mại đã gây ra núi nợ xấu, dư nợ qua các dự án “ma”, làm giả hồ sơ tín dụng, rút tiền ra chia chác cho nhau. Đồng thời, các ngân hàng này cũng gặp nhiều tai tiếng trong việc bòn rút tiền của khách hàng, cụ thể như vụ 17 sổ tiết kiệm hơn 400 tỷ “bốc hơi” sau 5 năm gửi tại Oceanbank, 32 tỷ đồng trong sổ tiết kiệm biến mất tại BIDV, bị mất gần 800 triệu trong tài khoản của VietinBank...
Nguyên nhân hầu hết đều chưa có kết luận rõ ràng. Nay Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực cho ngân hàng phá sản chỉ đền cho chủ tài khoản tối đa 75 triệu. Cách đền bù cho có này thực chất là hình thức dùng sức mạnh để cướp tài sản của dân chúng.
Phá sản ngân hàng chỉ nên coi là biện pháp cuối cùng sau khi áp dụng các biện pháp khắc phục không thành công. Thực tế, ngân hàng không chỉ là nơi nhận tiền gởi của khách hàng, mà có vai trò cung cấp vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo hiểm. Nếu bị phá sản sẽ có nguy cơ gây hiệu ứng dây chuyền ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế.
Ngoài ra, khi một ngân hàng bị phá sản, nguy cơ là các ngân hàng khác cũng bị liên đới, chẳng hạn vì có sở hữu chéo. Ví dụ như qua cuộc khủng hoảng toàn cầu vừa qua, bắt đầu từ việc phá sản của ngân hàng Lehman Brothers năm 2008 ở Hoa Kỳ. Nền kinh tế Iceland bị khủng hoảng trầm trọng khi ba ngân hàng lớn bị phá sản và phải bị quốc hữu hóa, dẫn đến việc nước này nằm trên bờ vực phá sản. Hay trường hợp của Hy Lạp và Tây Ban Nha trong đợt khủng hoảng vừa qua cũng như vậy.
Trong trường hợp Việt Nam, thông tin vốn dĩ thiếu minh bạch, vì vậy tin đồn có ảnh hưởng rất lớn, việc cho một ngân hàng phá sản là việc phải rất cẩn thận để không gây khủng hoảng xã hội. Cần phải xem xét quy mô của việc này, xem xét ảnh hưởng có thể có lên người dân và doanh nghiệp. Nếu bắt buộc phải cho phá sản ngân hàng, phải có những quy định chặt chẽ. Ví dụ, trong những trường hợp cần thiết, Chính phủ phải bảo hiểm 100% cho tiền gửi của người dân. Những món tiền dân tích cóp gửi tiết kiệm nên được bồi thường đầy đủ thay vì chỉ tối đa 75 triệu đồng như luật hiện hành.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét