Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 20 tháng 2, 2018

:Năm Tuất, nói chuyện Chó - Nguyễn Châu


TUẤT là chi thứ 11 trong 12 địa chi của tử vi Đông Phương. Tượng hình của tuổi TUẤT là con CHÓ.
Về mặt động vật học, chó là con vật thuộc loài ăn thịt, bốn chân và có vú. Chó là động vật nuôi trong nhà, tên khoa học là ‘Canis familiaris” và Canis lupus. Loài chó có rất nhiều giống, thường được loài người nuôi để giữ nhà, chăn cừu, đi săn thú và nhiều nhiệm vụ khác, đặc biệt với một số người, chó được xem như là một người bạn thân thiết… Bản tính của chó là trung thành với chủ, tận tụy với nhiệm vụ.<!>
Thế nhưng, vị thế trên vòng Hoàng Đạo của Chó lại không giúp được gì cho con chó bình thường ở Á Đông cả. Chó tại Á Đông như Trung Hoa, Triều Tiên và Việt Nam thường có một cuộc đời khá khốn khổ, nhiều khi vô cùng bất hạnh nếu rơi vào phận chó hoang vì lạc chủ, hoặc chủ gặp tai họa tử vong. Tuy nhiên, dù hoàn cảnh nhà chủ gặp khó khăn, khánh kiệt đói khổ đến đâu, chó không bao giờ rời bỏ chủ.
CHỮ TUẤT
Trước khi nói chuyện Chó và Người nhân năm Tuất, tưởng cũng nên biết là chữ TUẤT trong vòng hoàng đạo của Tử Vi, không có nghĩa là Chó. Trong từ điển Hán-Việt, chữ Tuất không liên quan gì tới chữ Khuyển, chữ Cẩu có nghĩa là chó và chữ “lang” là chó rừng.
CHỮ TUẤT: trong Hán văn có nhiếu nghĩa:
1/- Tuất (đọc là “tốt”): đầy tớ, người để sai bảo (tẩu tuất).
2/- Quân linh như “Binh tốt”.
3/- Tuất (động từ): kết thúc, xong, trọn, như “tuất sự” xong việc. Tuất còn có nghĩa là chết danh cho người có danh chức.. Quan đại phu chết gọi là tuất, dùng chữ “tử”.
Trong Từ Điển phổ thông chữ Hán, TUẤT gồm các nghĩa sau đây:
1/- Thương xót, vỗ về, an ủi như “liên cô tuất quả” thương xót cô nhi, an ủi quả phụ.
2/- Giúp đỡ, trợ cấp, cứu tế. Tưởng thưởng cho những người hy sinh vì nước gọi là “tử tuất” hay “tuất điển”. (Dưới thời VNCH, cô nhi quả phụ của các chiến sĩ hy sinh tại trận mạc được lãnh tiền TỬ TUẤT hàng tháng hoặc hàng quý do chinh phủ cấp)
CHỮ CHÓ
Trong Hán Văn có hai chữ có nghĩa là Chó, đó là:
1/ KHUYỂN  犬 – bộ Khuyển (犭), chỉ chung loài chó và đặc biệt chỉ chó săn, chó chăn cừu, chó trong quân đội.
Nghĩa bóng: ý nói vị thế thấp hèn. Kẻ dưới đối với người trên có quyền thế, tự nhận mình chỉ là thân “khuyển mã” tức là chó, ngựa.
2/ CẨU: con chó nuôi trong nhà. Trong văn chương Trung Hoa, “cẩu” chỉ con chó chưa trưởng thành.
Những từ ngữ có chữ CẨU trong Hán Việt:
1.- bạch vân thương cẩu: Mây trắng biến thành chó xanh. Ý nói việc đời biến hóa vô thường. Do hai câu thơ của Đỗ Phủ: Thiên thượng phù vân như bạch y, Tư tu cải biến như thương cẩu (Khả thán ) Trên trời mây nổi như áo trắng, Khoảnh khắc biến thành như chó xanh.
2.- cẩu đạo: Ngụy trang thành chó để đi ăn trộm, về sau “cẩu đạo” chỉ kẻ trộm cắp. Sách “Ấu học quỳnh lâm” có câu: Cường kiêm tính giả viết kình thôn, vi tiểu tặc giả viết cẩu đạo (Điểu thú loại ).
3.- cẩu đồ: Người làm nghề giết chó làm thịt. Sau dùng để chỉ người làm nghề thấp kém… (Đồ tể: là nghề giết súc vật – trâu, bò, dê, lợn…- để lấy thịt, thường bị xã hội Trung Hoa và Việt Nam khinh rẻ.)
4.- cẩu hùng: Gấu chó. Còn gọi là hắc hùng; nghĩa bóng chỉ người hèn yếu bất tài.
5.- cẩu mã: Chó và ngựa. Chỉ chung những thú nuôi để vui chơi. Tiếng khiêm tốn của bề tôi xưng với vua ở Trung Hoa xưa, tự nhận mình như chó, ngựa có bổn phận phục dịch cho chủ.
6.- cẩu mã chi tâm: chỉ lòng trung thành tận cùng của bề tôi đối với vua, như chó ngựa báo đáp chủ nhân.
7.- cẩu tặc: Giặc Chó – từ ngữ dùng để nhục mạ người khác là bất trung bất nghĩa. (Cẩu tặc không phải là “kẻ bắt trộm chó” – như báo chí cộng sản Việt Nam hiểu – mà là “giặc chó” như “thiên tặc” là giặc trời, “Tào tặc” là giặc họ Tào (Tháo), “thảo tặc” là giặc cỏ..
8.- cẩu trệ: Chó và lợn, ám chỉ người có hành vi xấu xa bỉ ổi như chó và lợn.
9.- cẩu vĩ tục điêu: lấy đuôi chó nối đuôi điêu. Điêu là động vật thuộc loài chuột rừng xứ lạnh, có bộ lông dài mầu vàng hoặc tía, đuôi to, người ta săn bắt để lấy da choàng cho ấm. Vào đời nhà Hán, các quan hầu cận vua như thị trung, trung thường thị đều đội mũ có gắn đuôi điêu làm ngù. Đến đời Tấn, sau khi cướp được ngôi của Huệ Đế, bè đảng của Triệu Vương Luân đều tự phong khanh tướng, quân hầu và tôi tớ phục dịch cũng được phong quan tước. Phong quá lạm, đuôi điêu không đủ đề gắn lên mũ, nên lấy đuôi chó thay vào. Thành ngữ “cẩu vĩ tục điêu” dùng để chế giễu việc phong tước quá lạm, nên “Điêu bất túc, cẩu vĩ tục”.
Nghĩa bóng: lấy cái kém phẩm chất nối theo cái tốt, trước sau không tương xứng. Thành ngữ này thường dùng trong phê bình tác phẩm văn học nghệ thuật. Trong Kiều có câu “Hay hèn thiếp cũng nối điêu” (câu 1317) Lời khiêm tốn của Thúy Kiều khi họa thơ của Thúc Sinh.
10.- cẩu vĩ thảo: cỏ đuôi chó (latin: Setaria viridis).
11.- chỉ kê mạ cẩu: Trỏ gà mắng chó. Nghĩa bóng: Chửi xéo, chửi bóng gió.
12.- sô cẩu: Ngày xưa lấy rơm cỏ tết thành hình chó dùng khi cúng tế, tế xong thì đem vứt đi. Sau dùng chỉ sự vật tầm thường vô dụng. Đạo Đức Kinh, Lão tử viết “Thiên địa bất nhân, dĩ vạn vật vi sô cẩu” (Chương 5) Trời đất bất nhân, coi vạn vật như chó rơm.
Trong ngôn ngữ Việt Nam, Chó còn được gọi là “muông”:
“Muông nghe nói, giận đau phế phổi,
Liền chạy ra sủa mắng vang tai:
“Trời đã sinh các hữu kỳ tài,
Lớn việc nặng, bé thì việc nhẹ… (Lục Súc Tranh Công).
Sách “Chỉ Nam Ngọc Âm Giải Nghĩa” ghi:
“Hoan Lang sức khỏe muông lang
Già tám mươi tuổi mình càng sống lâu.”
“Muông lang” được chú thích là “chó rừng” (thiên Mao Trùng Đệ Tam Thập Nhị).
Trong Từ điển Hán-Việt của Đào Duy Anh, chữ “Điểu thú” dịch là “chim và muông” (oiseaux et quatrupèdes = Chim và loài bốn chân). (sđd, trg. 280) như vậy “muông” chỉ chung loài vật có bốn chân chứ không riêng con chó..
Chó còn được gọi là “Cầy”. Có người cho rằng khi chó bị làm thịt để ăn thì gọi là “thịt cầy” (?!).
Về thắc mắc tại sao gọi thịt chó là “thịt cầy” chưa có một giải đáp nào thỏa đáng về nguyên ngữ, chữ “CẦY” chỉ thị “CHÓ” từ đâu ra?
Có người cho rằng “thịt cầy” là thịt của một giống chồn hương, ngon, nhiều chất bổ dưỡng cho sức khỏe của con người. Mật chồn hương có công năng chữa bệnh thai phụ, da và lông giống chồn này dùng vào việc chống lạnh (khăn choàng cổ, áo ấm), tuyến xạ (mùi hương) chồn dùng trong kỹ nghệ nước hoa.
Giống chồn này rất hiếm, do đó, người Việt ở miền Bắc dùng thịt chó để thế cho thịt cầy vì thịt chó cũng có những công năng dinh dưỡng và vị ngon tương tự thịt cầy.
Một số người khác cho rằng, gọi đích danh “thịt chó” nó có vẻ không mấy thoải mái, đẹp đẽ, vì mặc cảm “ăn thịt con vật thân cận và trung thành với con người”, ngoài ra còn bị ám ảnh bởi hình ảnh con chó ăn “cứt người” và những thứ cặn bã thối tha… mà đem xẻ thịt ăn (lại) thì có cái gì đó tởm lợm… nên phải gán cho nó cái tên “thịt cầy”!?
Những người khoái món thịt chó còn gọi là thịt “mộc tồn” để tránh gọi đích danh thịt chó. Chữ “mộc tồn” dịch ra Việt là “cây còn”, nói lái lại thành “con cầy”.
CHÓ TRONG CUỘC SỐNG LOÀI NGƯỜI VÀ VĂN HÓA
Theo “A Dictionary of CHINESE SYMBOLS” của Wolfram Erberhard:
Vai trò biểu tượng của Chó tại miền Bắc Trung Hoa rất khác với biểu tượng của chó tại miền Nam quốc gia này.
Theo tập tục, tại Bắc Trung Hoa, chó làm bằng giấy thường bị ném xuống nước trong ngày mồng Năm, tháng Năm âm lịch – một ngày lễ hội – để chúng có thể cắn quỷ – ma và xua đuổi chúng đi. Người chết cũng được cúng cho những con chó giấy để làm kẻ bảo vệ.
Những người bị điên loạn, cuồng trí, tâm thần hoảng hốt… cũng thường được tắm rửa bằng chất dơ uế của chó (thường là máu đuôi chó) nhằm mục đích trừ khử quỷ ma đang nhập vào những người đó, làm họ khốn khổ và có những hành động khác thường. Nếu nhận  thấy một người nào đó mà nghi là bị ma nhập, thì chỉ cần vẩy máu chó vào là người đó sẽ hiện nguyên hình, binh thường trở lại. Do đó, người ta tin rằng máu chó có tác dụng trừ “tà”.
Phong tục Trung Hoa xem chó là tượng trưng cho phương Tây, vì lý do này mà thịt chó đã được dùng làm thực phẩm (cho đến nay vẫn còn). Người ta được phép ăn thịt chó vào mùa Thu và mùa Đông, nhưng mùa Hạ thì không được ăn.
Tại Đài Loan, theo tập tục, chó chết phải vứt xác xuống nước (sông, hồ) còn mèo chết thì treo lên cây. Cả hai con vật này đều không được chôn xuống đất, bởi vì họ tin rằng nếu chôn xuống đất chúng sẽ biến hóa thành quỷ.
Họ cho rằng nếu bạn nằm mộng thấy bị chó cắn, có nghĩa là tổ tiên bạn muốn có cái gì để ăn.
Nếu một con chó chạy đến với bạn, đó là một điềm tốt: tài lộc, giầu có sẽ đến với bạn. Người Việt xưa cũng tin rằng “mèo đến nhà thì khó, chó tới nhà thì sang”.
Trong thần thoại Trung Hoa, chó được xem như là bạn đồng hành của Thần Nhị Lang (Er-lang Shen) một vị thần có quyền phép thanh tẩy thế giới bằng cách loại trừ hết các loại quỷ ma.
Nhị Lang Thần còn có tên là Quán Khẩu Nhị Lang hoặc Nhị Lang Chân Quân, tên thật là Dương Tiễn. Là con trai thứ hai của Dương Thiên Hựu và Dao Cơ tiên tử (em gái của Ngọc Hoàng). Anh cả là Dương Giao, em gái làDương Thiền (hay còn gọi là Dương Liên tức Tam thánh mẫu). Sư phụ là Ngọc Đỉnh chân nhân, vợ là Tây Hải tam công chúa (sau này hai người ly hôn), người trong mộng Hằng Nga. Trong Phong thần diễn nghĩa của Hứa Trọng Lâm, Dương Tiễn lập nhiều đại công giúp Khương Tử Nha, sau được phong thần. Công trạng lớn nhất mà Dương Tiễn giúp Khương Tử Nha là dùng kế bắt “Ma gia tứ tướng” và giết chết Hoa Hồ Điêu.
Tại miền Nam và miền Tây Trung Hoa, chó có một địa vị rất khác xa, đặc biệt là đối với các sắc dân thiểu số ở đây.
Trong truyền thuyết dân gian, chính chó đã đem lại lúa gạo cho loài người. Tại vùng viễn Tây, tới tận biên giới Tây Tạng (Tibet) lúa gạo trong truyền thuyết này được thay thế bằng hạt kê.
Tại tỉnh Quảng Đông, câu chuyện về con chó trung thành thường rất phổ biến. Đây là chuyện một người đàn ông được kể là đã sống vào thế kỷ thứ 3. Một hôm, trong một chuyến đi, ông ta nằm xuống trên một cánh đồng cỏ và ngủ quên; cánh đồng bị cháy và con chó không biết làm sao để thức người chủ dậy. Vì vậy nó phải chạy đến con sông lấy nước về để làm cho cỏ chung quanh chỗ chủ nằm bị ướt để không bắt lửa. Người chủ đã được cứu sống, nhưng con chó đã chết vì bị kiệt sức. Trên ngôi mộ con chó họ đã khắc dòng chữ “Mộ của một con chó trung thành”. Một câu chuyện khác kể về một con chó đã giữ gìn của cải của chủ cho đến chết.
Đối với dân tộc Dao (Yao) một bộ lạc ở Nam Trung Hoa, chó được tôn kính như là tổ tiên của sắc tộc này. Nguyên lai của ý tưởng này nằm trong một truyền thuyết kể rằng một vị hoàng đế Trung Hoa, sau một thời gian dài chinh chiến nhưng không hạ được kẻ thù, cuối cùng đã hứa rằng bất cứ ai đem về cho hoàng đế cái đầu của thủ lãnh quân phản loạn thì sẽ được cưới công chúa làm vợ. Ngay sau đó, một con chó xuất hiện mang theo cái đầu của tên thủ lãnh bị giết chết. Dù trái với mong muốn, nhưng hoàng đế phải giữ lời hứa. Và con chó đã đưa công chúa vào núi và kết hôn với nhau. Dân tộc Dao là kết quả của cuộc hôn phối nầy. Do đó, cho tới ngày nay người Dao vẫn đội mũ có hình đầu chó và dĩ nhiên là họ không ăn thịt chó.
Cũng tại Trung Hoa, dân tộc Miao ở Quý Châu không ăn thịt chó, vì người Miao xem CHÓ là loài vật linh thiêng do trời gửi xuống hạ giới để giúp họ có mùa màng bội thu.
Theo truyền thuyết, khi những người Miao đầu tiên đi khai hoang lập ấp, họ đã bị lạc giữa rừng, không có nước uống, một con chó đã dẫn họ tới nguồn nước thiêng. Nhờ thế mà cả bộ tộc không chết khát. Từ đó, hàng năm người Miao đều tổ chức lễ hội Kiệu Chó taigoujie như để cảm tạ thần linh và cầu nguyện cho mùa màng năm sau. (hình của Ecns.cn).
Related image
Những câu chuyện về nhân-khuyển có thân hình người với đầu chó được truyền tụng rộng rãi ở Bắc Á Châu. Một số người Trung Hoa nói rằng họ đã nhìn thấy nhân-khuyển trên một hòn đảo ở phía Đông Triều Tiên.
Tại Trung Hoa, có truyền thuyết “Thạch Sư” tức Sư Tử đá, trong đó, “Bắc Kinh cẩu” hoặc 北京犬 “Bắc Kinh khuyển”, còn được gọi bằng tên một số tên gọi khác là (獅子狗 “sư tử cẩu”), phúc cẩu (福狗) là những Chó Thần thiêng liêng, có khả năng xua đuổi tà ma cho gia chủ, chúng được thờ cúng. Chỉ có Hoàng Gia Trung Hoa mới có quyền nuôi Chó Bắc Kinh. Đây là Chó Thần, kẻ nào ăn trộm một con Chó này sẽ bị xử tử. Những người dân thường (lê dân – không thuộc giai cấp quý tộc) phải cúi chào khi gặp Chó Bắc Kinh. Khi vị hoàng đế băng hà, Chó Bắc Kinh của ông ta được được tuẫn tang (chôn theo) để có thể tháp tùng bảo vệ Hoàng Đế ở thế giới bên kia.
“Chó Bắc Kinh” là một giống chó nhỏ, thân hình cân đối, khỏe mạnh, chiều dài hơi nhỉnh hơn chiều cao. Đầu lớn so với phần còn lại của cơ thể, lông rậm và dầy đến nỗi khi chúng xuất hiện trông vuông vắn như một hình chữ nhật vậy.. Cổ và chân ngắn, đuôi chổng cao, hơi cong và cuộn qua lưng. Từ 2-4 tháng tuổi, giống này nặng khoảng 1 đến 6 kg và cao từ 13–23 cm. Khi trưởng thành, chúng nặng trên 3 hoặc 5 kg phụ thuộc cả vào lúc nhỏ, nhưng chiều cao không tăng đáng kể. Tuổi thọ từ 10 đến 15 năm. (theo Wikipedia).
https://i2.wp.com/4.bp.blogspot.com/-BcJa2LVN51o/UOQwhzcBWpI/AAAAAAAAOXw/goU_e399AeM/s1600/1279195619_100658907_1-Pictures-of--Pekingese-for-Stud-Service-1279195619.jpg
Chó Bắc Kinh
Một điều lạ lùng là trong các bản văn của Trung Hoa, tên đặt cho chó rất ít được nhắc đến. Họa hoằn mới nghe được tên “chó vàng” thế thôi.
Ngày nay, các tên ngoại quốc thường được dùng để đặt chó nuôi trong nhà. Chó không bao giờ được đặt những cái tên có thể giống với tên người.
Trong ngôn ngữ Trung Hoa “Hắc cẩu” (chó mực) nghĩa bóng chỉ một người đàn ông chạy theo mọi người phụ nữ mà ông ta gặp. (Theo A Dictionary of Chinese Symbols – Wolfram Eberhard – trang 80-82).
Sách LỤC SÚC TRANH CÔNG của tác giả Việt Nam, đã viết về Chó như sau:
TRÂU nêu ra các tật xấu của CHÓ:
Như loài muông, vô tướng, vô tài,
Nuôi giống ấy làm chi cho nhọc ?
Ăn cho lớn, dưỡng vai, dưỡng vóc,
Giỡn với nhau vạch cửa, vạch sân,
Một ngày ba bữa chực ăn,
Thấy đến việc lén mình lét lét.
Chưa rét đã phô rằng rét,
Xo ro đuôi quít vào trôn,
Vấy bếp người, tro trấu chẳng còn,
Ba ông táo lộn đầu, lộn óc,
Chưa sốt đà nằm dài thở dốc.
Le lưỡi ra phỏng ước dư gang.
Lại thấy người lơ đĩnh lơ hoang
Tài ăn vụng thôi thì hơn chúng…
CHÓ tự biện hộ bằng cách kể công lao và vai trò của mình trong cuộc sống con người.
Muông nghe nói, giận đau phế phổi,
Liền chạy ra sủa mắng vang tai:
“Trời đã sinh các hữu kỳ tài,
Lớn việc nặng, bé thì việc nhẹ.
Bởi vì đó lớn vai, lớn vế,
Thì chuyên lo nông bổn cày bừa,
Vốn như đây ốm yếu chân tay,
Cũng hết sức gia trung xem xét.
Trách sao khéo thổi lông tìm vết ?
Giận thày lay vạch lá tìm sâu.
Ai ai đều phận thủ như nhau;
Khắn khắn cũng một lòng phò chủ.
Kẻ đầu kia, người việc nọ,
Đứa coi ngoài có đứa giữ trong.
Đêm năm canh con mắt như chong:
Đứa đạo tặc nép oai khủng động.
Ngày sáu khắc, lỗ tai bằng trống,
Đứa gian tham thấy bóng cũng kinh.
Lại đến ngày kỵ lạp tiên sinh,
Cũng ra sức săn chồn, đuổi sóc.
Bao quản chui gai, lước góc,
Chi này múa mỏ, lòn hang.
Anh trâu sao chẳng biết thương,
Nỡ lại tra lời sanh nạnh.
Ăn thì cơm thừa, canh cặn,
Ăn thì môn sượng, khoai sùng
Tới bữa ăn chẳng luận ít nhiều,
Có cũng rằng, không cũng chớ.
Trâu rằng: trâu ăn rơm với cỏ
Mà còn có một thằng chăn,
Tốn áo quần cùng tốn cơm ăn,
Nỗi lại tới gạo tiền đằng khác;
Tính chắt lót một năm hai đạc,
Về thằng chăn đã hết một trâu.
Cũng mạnh cày, mạnh kéo nên giàu,
Hãy cho nhẹm mình trâu là quí.
Vốn như đây gia tài ủy ký,
Mà chủ không tốn kém đồng nào.
Nếu không muông coi trước giữ sau,
Thì của ấy về tay kẻ trộm.
Trâu biết nói, trâu không biết xét,
Suy mình muông công nghiệp đã dày,
Khi sống thì giữ gìn của đời,
Khi thác xuống giữ cầu âm giái,
Người có phước, muông đưa ra khỏi,
Ai vô nhân, qua chẳng đặng đâu !
Chủ có lòng suy trước,xét sau,
Khi lâm tử gạo tiền tống táng.
Chủ đã có công dày ngãi rộng,
Muông dễ không tiếp rước đãi đưa,
Thấy anh trâu chưa biết căn do,
Nó (Nói?) vài chuyện, kẻo chê muông dại”.
Theo Lục Súc Tranh Công, trong sinh hoạt của người Chó đã có một vai trò khá quan trọng. Đó là:
gia trung xem xét: coi sóc việc trong nhà
một lòng phò chủ: trung thành giúp chủ
đêm ngày canh giữ nhà cửa khiến bọn trộm cắp khiếp sợ oai
ngoài ra còn săn chồn, đuổi sóc để kiếm thêm thịt trong các dịp kỵ giỗ.
Khi sống chó giữ gìn của đời
Khi chết xuống giữ cầu âm giái *
Có thể nói Chó có một vai trò quan trọng đối với đời sống của con người khi còn sống và sau khi chết. Theo truyền thuyết, hồn người chết sẽ phải đi qua một cây cầu để đến thế giới cõi âm (thường gọi là “Âm Phủ”) tại đó có chó canh giữ và có nhiệm vụ đưa đường cho những người khi sống không làm điều gian ác.
Ghi chú: LỤC SÚC: là sáu con vật nuôi trong nhà để ăn thịt và làm việc gồm Trâu, Chó, Dê, Ngựa, Gà và Heo.
 CHÓ TRONG THẦN THOẠI
Trong thần thoại Hy Lạp, con chó ba đầu Cerberus được xem là kẻ canh giữ người chết. Trong vị thế này Chó thần một lần nữa hành động giống như một hướng đạo và trở thành một trung gian thuần hậu của linh hồn người. Thần Cerberus liên kết với Tử Thần và Âm Giới. Thần Chó ba-đầu này có nhiệm vụ tiếp dẫn linh hồn đưa đi trong tối của cõi âm. Ba đầu Chó tượng trưng Quá Khứ, Hiện Tại và Tương Lai.
Image result for Cerberus
Yếu tố bảo hộ này song hành với Garmr, một con Chó đứng trước cổng vào Âm Giới. Tương truyền Chó Garmr sẽ chỉ tru lên khi ngày tận thế đến gần. Theo cách này người ta thấy rằng thần Chó còn có tài tiên tri và báo trước những tai họa. (Trong thần thoại Norse [Na-uy], Garmr hay Garm là một con Sói hoặc Chó liên kết với cả Âm giới (Hel) và một loạt các biến cố tương lai (Ragnarök) được mô tả như là một thần gác cổng Âm Giới thân hình vấy máu.)
Thần thoại của các dân tộc Châu Á (Đông, Tây, Nam) đều có tục thờ Chó. Chó từ công việc chăn giữ gia súc giúp cho người đã chuyển thành kẻ canh giữ hồn người chết ở âm giới, vì vậy Chó được thờ như một thần linh.
Người Mễ Tây Cơ cổ đại thường nuôi Chó để làm bạn đồng hành và để dẫn đường khi linh hồn họ sang thế giới bên kia. Người Nhật xem Chó là bạn trung thành nhất trần gian.
Người Ai Cập cổ đại thường dùng biểu tượng Chó. Thành phố Cynopolis có nghĩa là thành phố Chó. Trong vùng đất này hiện có luật buộc người trong thành phố phải chăm sóc tất cả những con Chó một cách chu đáo. Họ cũng thờ phụng Sao Thiên Lang (Sirius- Dog Star) bởi vì vị trí của sao này trên bầu trời báo trước sự dâng nước và lụt của sông Nile. Sao này cũng đánh dấu Năm Mới. Sự tiên báo này của Thần Chó tương đồng với sự trung thành và cũng đem lại cho Chó một tương quan siêu hình với điềm báo trước.
Dường như khắp nơi trong thế giới cổ đại và cả thời hiện đại, Thần Chó đang hiện diện đâu đó với nhiều tiếng sủa hơn là sự cắn táp… Các lãnh tụ thành Babylon và Assyria, cả hai bên đều có nhiều con Chó được nhắc đến trong Biên Niên Sử của họ cùng với quan niệm rằng Chó có nhãn quan tâm linh (psychic vision) và có thể nhìn thấy ma quỷ hoặc những nguy hiểm mà con người không cảm thức được. Chó đã dùng năng lực huyền bí này để bảo vệ chủ không những chỉ khi còn sống trên đời này, mà còn cả đời tiếp theo nữa, tức là sau khi chết.
Có người nhận định rằng khi Chó đã lựa chọn hành động như hướng dẫn tinh thần hoặc giúp đỡ thì bạn có thể tin tưởng vào sự bảo vệ, sự cảnh giác, sự dũng cảm, sự tận tụy và kiên định. Tạo vật này đã sủa vang theo gót chân loài người từ quá lâu đời đến nỗi không một ai có thể biết chắc là từ lúc nào chúng được người nuôi trong nhà. Nhiều người tin rằng Chó cũng có linh hồn và sẽ đoàn tụ với người thân trong cuộc sống tại thế giới bên kia sau khi chết. Nói cách khác, tất cả Chó đếu xứng đáng để lên Thiên Đàng!
Thần thoại từ ngàn xưa đã miêu tả Chó thiêng liêng với những đức tính như can đảm, hùng mạnh và thận trọng. Orion trong thần thoại Hy Lạp là một tay săn thú hoang dã tài giỏi, người cao lớn và đẹp trai, luôn luôn đi cùng với Chó Sirius trung thành. Nữ Thần Artemis (Thần mặt trăng, chị em sinh đôi với Apollon) cũng được miêu tả cùng với những Chó săn linh thiêng. Người Hy Lạp đặt cho Trăng ba cái tên theo tuần: Trăng Non là thần Hecate cầm ngọn đuốc, Artemis thần Trăng Lưỡi Liềm. Artemis có nghĩa là “Nguồn suối lớn” và Trăng Hạ Huyền là thần Sélene, vị thần tinh khiết, đó là Trăng Tròn Đầy.
Image result for Orion and Sirius
Orion and Sirius
Tại Nam Phi, Chó được xem như là một linh thần Tổ Tiên (Ancestor spirit) đã ban cho loài người LỬA. Tại Nhật Bản những hình tượng của Chó luôn luôn đứng canh giữ các cổng vào đền thờ.
Với tất cả những điều vừa được nêu ra trên đây sẽ không có gì gây ngạc nhiên khi một thần Chó hướng đạo lựa chọn để phò hộ cho cuộc đời của quý vị. Bởi vì đây là một tình thương yêu vô điều kiện, một sự trung thành tuyệt đối khi gần gũi với trái tim con người đang yêu mến Chó.
Image result
Ngoài ra, một con Chó đang hiện hữu có thể là một sứ giả thiêng liêng (Divine messenger) và cũng là bạn đời (helpmate) nữa!
Một số người tin rằng Thiên Thần có thể nhập vào Chó nhằm mục đích bảo vệ một người hoặc một gia đình và đem đến sự giúp đỡ vào những lúc nguy nan.
Tục Thờ Chó Đá
Chó đá ở nông thôn Trung Hoa có chức năng canh giữ yêu quái vào làng nhưng không có vai vế như thần Thổ Địa, không thấy thắp nhang, trẻ con có thể tuỳ tiện cưỡi lên lưng nó.
Ở Lạng Sơn (Việt Nam) nhiều nơi cũng có tục thờ chó đá như: Chi LăngĐồng MỏKhòn LèngThất KhêTràng ĐịnhĐồng ĐăngCao Lộc
Người Việt thường đặt chó đá trước cổng nhà, đầu lối vào xóm, làng, đền miếu để ma quỷ không dám đến. Hình thức chó đá giữ vai trò canh gác là khá phổ biến ở nông thôn, ở huyện Đan Phượng (Hà Tây) có hai nơi thờ phụng chó. Một bệ thờ chó đá ngoài vườn, trước cửa đình thôn Phù Trung, xã Thượng Mỗ. Một bệ thờ chó đá khác nằm cạnh quần thể di tích chùa Phúc Khánh và đình làng Địch Vĩ, xã Phương Đình. Tại chùa Cầu (Hội An,Quảng Nam) hiện còn đôi chó khắc bằng gỗ ngồi chầu do các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng tạo tác.
Trong quan niệm của người Việt xưa, chó là con vật trung thành và mang lại nhiều may mắn. Chó bình thường chỉ coi được phần dương, muốn canh giữ phần âm thì phải nuôi chó đá. Tục thờ chó được biểu hiện dưới nhiều hình thức. Người Việt thường chôn chó đá trước cổng như một linh vật với ý nghĩa cầu phúc, trừ tà hoặc đặt chó đá trên bệ thờ và coi như một bậc thần linh. Chó đá trong nhà thường nhỏ, mang dáng vẻ hiền lành, không to lớn như chó đá ở đình, đền, phủ. Hình thức thờ chó đá khá phổ biến ở nông thôn, các vùng quanh Hà Nội như Hà Tây (cũ), Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên. (Theo Wikipedia).
Tại thành phố Huế, gần cầu Đông Ba có Xóm Chó Đá, gọi như vậy vì đầu lối vào xóm có đặt con chó tạc bằng đá.
CHÓ LÀ VẬT TỔ (TOTEM)
Chó là Vật Tổ của nhiều dân tộc tại Đông Nam Á.
Tại miền Bắc đảo Borneo (một hòn đảo lớn nhất ở Đông Nam Á thuộc chủ quyền của Malaysia, Brunei và Indonesia), Chó vừa là tổ tiên vừa là anh hùng khai hóa. Đó là đứa con đầu lòng từ mối quan hệ tình dục của một người đàn ông với cô em gái duy nhất của mình sống sót sau trận đại hồng thủy. Vì là quan hệ “loạn luân” nên đã sinh ra Chó.
Dân tộc Cơ Tu cũng có Vật tổ là Chó. Truyền thuyết kể rằng, thuở xưa có một trận đại hồng thuỷ tiêu diệt muôn loài, chỉ còn một cô gái và một con chó sống sót nhờ chui vào một chiếc trống trôi nổi. Cô gái sống cùng với con chó như vợ chồng, sinh ra hai người con, một trai, một gái.. Lớn lên, người con trai xuống đồng bằng, người con gái ở lại miền núi. Cuối cùng hai người lại gặp lại và lấy nhau, sinh ra một quả bầu. Từ quả bầu đó, người Cơ Tu,người Brungười Tà Ôingười Việt ra đời.
Một số dân tộc khác ở miền thượng du Việt Nam cũng thờ Chó như Vật Tổ đó là các bộ lạc Xê ĐăngS’tiêngGiẻ TriêngChămDaoLô Lô
Đặc biệt người Dao dọc biên giới Hoa-Việt cho đến ngày nay vẫn coi mình là con cháu của Bàn Hồ, là một con Long Cẩu đã hòa thành một nam nhân và kết hôn với một công chúa sinh ra Tổ tiên của họ. Do đó người Dao có tục thờ Chó. Các trang phục của họ mô phỏng đầu chó hay trang trí hình chó và để tóc kiểu chó.
Thế nhưng, trong Hồi Giáo, Chó là hình tưởng của tất cả những gì xấu xa, ghê tởm nhất của thế gian. Người ta đưa ra hình ảnh con chó ăn xác chết để làm biểu tượng cho sự tham lam và phàm ăn của chó.
Kinh Q’ran: Chó là một trong những con vật mà một tín đồ Hồi Giáo được phép giữ trừ phi người đó cần một con chó để đi săn, để giữ súc vật hoặc canh kho lương thực, ngoài ra người đó sẽ bị trừ hai “qiraats” trong sổ việc thiện mỗi ngày nếu giữ một con chó bên mình. (Al-Bukhaari (2145).
Các thiên thần không vào một căn nhà trong đó có một con chó hoặc một hình ảnh của chó, (al-Bukhaari, 3322; Muslim, 2106).
Tại Á Đông, số phận của Chó rơi vào một nghịch lý, trớ trêu. Song hành với những quý yêu, hâm mộ, kính trọng và tôn thờ của nhiều người, nhiều dân tộc, Chó cũng là đối tượng của sự khinh bỉ, bạc đãi, bị xem như một loài vật dơ uế, thấp hèn trong xã hội loài người. Nghịch lý này đã thể hiện rõ nét trong các thuật ngữ mà người Việt dùng để mắng nhiếc, thóa mạ nhau! Như “đồ chóđồ chó máđồ chó đẻđồ chó sănthằng chóđồ chó chếtđồ chó cái (ám chỉ gái mại dâm), chó ghẻngu như chócực như chó, cẩu nô tài (ám chỉ những kẻ tay sai), tuồng chó lợnđồ chó vô chủđám chó hoangchó chui gầm chạnchơi với chó, chó liếm mặt, chó ngáp phải ruồi, chó nhảy bàn độc, cho chê cứt. Cuốn tiểu thuyết “Cậu Chó” của Trần Đức Lai đã tả thực thói tham dâm dục của một công tử con quan lớn bị sinh ra với hình dạng “người chó”. Cậu Ấm này chỉ thích phụ nữ đẹp hầu hạ và thích sờ mó các vùng cấm của phụ nữ. Sự mô tả của Trần Đức Lai xem ra thật “oan” cho Chó!          
CHÓ TRONG VĂN CHƯƠNG – CHỮ NGHĨA
Trong văn chương và chữ nghĩa, Chó đã xuất hiện dưới nhiều vai trò và biểu tượng khác nhau, phần lớn là biểu tượng của sự trung thành và tình thương yêu vô điều kiện… chỉ lác đác một số chuyện không tốt đẹp về chó, đặc biệt là “chó dại” tức là chó mắc bệnh điên.
CHÓ TRONG NGÔN NGỮ VIỆT NAM
Chó Trong Thành Ngữ
Chó ăn đá, gà ăn muối: Chỉ nơi đất đai cằn cỗi, thiếu thức ăn.
Chó càn cắn dậu: ám chỉ người hung hăng hay gây gổ không phân biệt phải trái.
Chó cắn chùng: chó táp lén khách đến nhà.
Chó chạy cùng sào: hết đường.
Chó chạy rông: ám chỉ người vô tích sự, đi lông bông không có chủ đích.
Chó chê cứt: ở Việt Nam chó thường ăn cứt như một món ngon, “chó chê cứt” ám chỉ người giả vờ thanh cao, không tham lam.
Chó chui gầm chạn: tình cảnh của người sống nhờ vào nhà người khác, không dám ra mặt
Chó dại có mùa, người dại quanh năm: ý nói con người lúc nào cũng bị lôi cuốn vào điều sai trái, cuồng điên trong khi chó chỉ cuồng điên trong một khoảng thời gian nhất định. Mùa nóng chó thường bị bệnh dại.
Chó dữ mất bạn hiền: nhà có chó dữ (hung hăng, dữ tợn) khiến những người bạn thân e ngại không dám đến thăm, chơi.
chó ghẻ: nghĩa đen là con chó bị lác, thân mình bị lở loét, nghĩa bóng ám chỉ thân phận bị xa lánh, hắt hủi.
Chó nào chủ nấy: ám chỉ sự giống nhau về tính tinh, cách hành xử của những kẻ sống gần nhau.
Chó ngáp phải ruồi: Chỉ sự may mắn tinh cờ, thành công do “được thời cơ” chứ không phải do tài năng.
Chó nhảy bàn độc: ám chỉ người hèn kém nhờ thời cơ mà có địa vị trong xã hội (tại VN, chó không được phép leo lên bàn ghế, giường nệm, chỉ nằm trên nền nhà).
Chó quen nhà, gà quen chuồng.
Chó sủa ma.
Chó sủa trăng.
Chó tiền rưỡi: ám chỉ người kém giá trị, bị coi thường, bị đánh giá thấp.
Chó treo, mèo đậy: tùy theo loại vật mà giữ gìn đồ ăn (chó không nhảy cao nên treo lên là chịu, còn mèo thì đậy kỹ, nó không giở ra được).
Chó ỷ thế nhà, gà ỷ thế vườn: ám chỉ hành động dựa vào lợi thế địa phương để hống hách, tự đắc và lấn lướt người ở nơi khác đến.
Chơi với chó, chó liếm mặt: ý nói vì hành vi dễ dãi với cấp dưới, với người hạ đẳng nên bị coi thường, mất phẩm giá. (đối với hầu hết người VN, “chó liếm mặt” là một điều nhục, khác với người Âu Mỹ, chó và người rất thân thiết và bình đẳng).
Cực như chó: hoàn cảnh thiếu thốn đủ mọi mặt, đúng ra là “cực như chó không lông”.
Đám chó hoang: ám chỉ những kẻ không có cư sở, chỗ ở chỗ ăn bình thường, không có người nuôi.
Đánh chó phải ngó chủ nhà: ý nói khi có hành động phê phán ai, đánh phá cái gì phải thận trọng xem xét các mối liên hệ để khỏi làm mất mặt kẻ có liên hệ.
Đồ chó: ý nói giống như chó.
Đồ chó cái: thành ngữ Trung Hoa, ám chỉ gái mại dâm
Đồ chó chết: người không còn giá trị sử dụng như xác chó chết.
Đồ chó đẻ: lời miệt thị nặng nề ý nói “không phải loài người”.
Đồ chó má: ám chỉ người có hành vi xấu xa, hèn mạt.
Đồ chó săn: ám chỉ người đi rình rập lấy tin cho người khác,
Giỡn chó chó liếm mặt: Chỉ sự khình nhờn do quen biết.
Lạc nhà nắm đuôi chó, lạc ngõ nắm đuôi trâu.
Lên voi xuống chó: sự thăng trầm của một người trong xã hội, khi thời lên thì oai phong như voi, đến khi bị mất chức, bị hạ xuống thì thân phận thấp hèn như con chó (VN).
Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang.
Như chó chạy rong: làm việc không có mục đích rõ ràng.
Như chó với mèo: Chỉ sự xung khắc..
Ráng mỡ gà thì gió, ráng mỡ chó thì mưa: về thiên văn, thấy ráng màu mỡ gà (vàng) thì sẽ có gió, thấy ráng màu đỏ thì sẽ có mưa. Nói tắt là “vàng gió, đỏ mưa”.
Tạp ăn như chó: ý nói bạ gì cũng ăn không cần biết ngon dở hoặc phẩm chất đồ ăn.
Treo đầu dê, bán thịt chó: lừa gạt bằng quảng cáo.
Tuồng chó lợn: do chữ “cẩu trệ” của Hán Văn, chỉ những hành vi xấu xa bỉ ổi.
Chó Trong Văn Chương
Trong văn chương Việt Nam, Chó đã là đề tài của một số truyện cổ tích như “Giết Chó Khuyên Chồng”; Người học trò và con chó đá;
Truyện ngụ ngôn (gửi lời dạy đời) như “GÀ, LỢN, CHÓ”
Con gà cục tác “Lá chanh”
Con lợn ủn ỉn “Mua hành cho tôi”
Con chó khóc đứng khóc ngồi
“Mẹ ơi đi chợ mua tôi đồng riềng”.
Ấy bài ca cổ còn truyền,
Mượn ba con vật răn khuyên thế tình.
Thấy chết ai cũng sợ kinh
Mà “tháng tống tử” thi đua nhau đòi
Đòi phần biếu, đòi chiếu ngồi,
Đòi phiện, đòi rượu, tiệc vui thiếu gì.
Người mà cũng dại thế thì… (VNVH toàn thư, tr, 32).
Sách “LỤC SÚC TRANH CÔNG” là truyện ngụ ngôn viết bằng thơ, theo thể tuồng kịch, hát. Nội dung LSTC phản ảnh linh động xã hội Việt Nam vào thời quân chủ, khoảng cuối thế kỷ 17 hoặc đầu thế kỷ 18, tức vào thời kỳ Trịnh-Nguyễn Phân Tranh trong lịch sử Việt Nam. Tình trạng hỗn độn với những cuộc tranh giành giữa các vương hầu, giữa các quan lại và nạn kiêu binh… đã làm cho dân tình điêu linh, khốn khổ. Người nào cũng tự cho là mình quan trọng rồi gièm pha, chỉ trích kẻ khác, không ai chịu nhường ai, khiến cho sự xung khắc và xung đột giữa các tầng lớp, các giai cấp xã hội trở nên gay cấn, trật tự xã hội bị đe dọa. Tác giả LSTC đã mượn lời sáu con vật nuôi trong nhà để mô tả cuộc tranh chấp ngụ ý nói về xã hội loài người. Đặc biệt, LSTC đã làm nổi bật sự vất vả nhọc nhằn của nông dân trong việc làm ra lương thực để nuôi người… nhưng tại Việt Nam, hầu hết nông dân thời nào cũng cũng khốn khó, ngay cả dưới chế độ đề cao cái liềm, coi nông dân là lực lượng nồng cốt, nông dân xã hội chủ nghĩa lại càng khốn nạn hơn mặc dù lúa gạo xuất cảng đứng nhất nhì thế giới!
Có thể xem Trâu là đại diện cho nông dân, một đời vất vả, cực nhọc, làm nhiều mà hưởng ít, có rất nhiều công lao đối với xã hội nhưng lại bị bạc đãi.
Chó là hình tượng của những tuần đinh, lính lệ canh giữ làng mạc, được ăn no mặc ấm nhưng việc làm thì chẳng có gì nhọc nhằn, điều này khiến trâu tức tối và ganh tị đưa đến cãi nhau giữa chó và trâu. Bên nào cũng có lý của mình, nên chủ phải đứng ra hòa giải rằng “Đại, tiểu các hữu kỳ tài, bất đắc tương tranh nhỉ, ngã”: Lớn, nhỏ mỗi vật có tài riêng, không nên tranh chấp mày tao.
Ngựa là hình tượng của các công thần, các tướng sĩ luôn luôn tự hào về tài năng và công trạng của mình đối với vua, với nước và tự cho bản thân mình cao hơn các vật khác.
“Ớ này này tao bảo chúng bay
Đố mặt ai dai bằng mặt ngựa
Tuy là thú, cũng hai giống thú,
Thú như tao ai dám phen lê…”
Dê là hình tượng của các quan văn, kiểu cách, khệ nệ tự cho mình thuộc giai cấp lãnh đạo tinh thần của xã hội:
Dê nói rằng “Ta đọ với nhau
Thử anh lớn hay là tôi lớn?
“Dê vốn thuộc về việc lễ
Để hòng khi về hạng tư văn
Để danh khi tế thánh tế thần
Lại có thuở kỳ yên, kỳ phước…”
Quan phong chức Trường Tu Chủ Bộ”.
Gà là hình tượng của thị vệ, tư thần, khoe khoang đủ gồm văn võ, với tiếng gáy đã lập nhiều công trạng:
“Liền chạy ra chớp cánh, giương đầu:
“Nầy nầy Gà ngũ đức thẳm sâu
Nhân, dũng, tín, vũ, văn gồm đủ
Trên đầu đội văn quan một mũ
Dưới chân đeo hai cựa thần thương
Đã ghe phen đến chốn chiến trường
Lập công trận vang tai lói óc…
Heo tượng trưng cho con vật được nuôi dưỡng để dành cho những lễ nghi, tập tục của triều đình và làng xóm, không lao động. Heo khoe khoang:
“Như các chú lao đao đã đáng,
Heo thong dong ăn nhẩy mặc heo.
Nội trong hàng lục súc với nhau
Ai sánh đặng mình heo béo tốt?
Vua ngự lễ Nam Giao đại đột,
Phải có Heo mới gọi tam sanh…
Việc hòa giải Heo đầu công trạng.
***
Truyện Ngụ Ngôn 
CON CHÓ CHẾT ĐUỐI
Ngày xưa, có một con chó ở trong một xóm giữa hai nhà chùa, một chùa về hướng Đông, một chùa về hướng Tây, cách nhau một con sông. Mỗi lần chó nghe tiếng chuông thì chạy về phía chùa phát ra tiếng chuông để ăn chực.
Hôm đó, cả hai chùa đều nện chuông một lượt, chó ta bèn nhào xuống sông để lội đi ăn. Nhưng qua chùa bên này lại sợ chùa bên kia có đồ ăn ngon hơn, còn qua chùa bên kia thì lại sợ chùa bên này đồ ăn ngon hơn, con chó cứ lưỡng lự mãi không biết bơi về phía nào, cứ chơi vơi giữa dòng cho đến khi đuối sức, muốn vào bờ không được nên phải chết chìm.
Ngụ ngôn này gửi thông điệp về tác hại của lòng tham.
CON CHÓ VỚI CON GÀ
Con chó đi gặp con gà trống liền chào rồi nói: “Tôi trông gặp anh một chuyến mà hỏi một chuyện. Trời phú tính cho anh hay, chứ phải chơi sao! Sao lại biết canh ba, lại khi gần sáng dậy mà gáy, ngày cũng vậy?” Con gà nói:” Cái đó là trời phú tính, hễ tới chừng là gáy.”
Rồi con gà mới hỏi: “Còn như anh, anh biết thế nào có người đi qua mà sủa?” Chó đáp: “Vốn cái tâm tôi thuộc đất, hễ động đất là động tới tôi, nên tôi biết.” Con gà nói: “Khi anh nằm dưới đất thì làm vậy, chớ như anh nằm trên ván thì biết sao được mà sủa?” – “Khi tôi ở trên ván nghe chúng sủa, tôi sủa theo mà thôi.”
CÂU ĐỐ VỀ CHÓ
– Đứng thì thấp, ngồi thì cao, là con gì?
– Khen ai dạ sáng như gương
Tối trời như mực biết bạn quen mà mừng.
– Đi đâu mấy tháng không màng.
Nghèo hèn không phụ, giầu sang không thèm. (NVTrung-Câu Đố VN).
CHÓ TRONG SẤM TRẠNG TRÌNH
Trông ơn đức rộng cao minh,
Tuất cập đến kẻ hết tình làm tôi.
Quân thần tướng tá giúp đời,
Quân minh thần hiệp mỗi điều cho tin
Kẻ thì mắc thửa hung tàn
Kẻ thì bận của bỗng toan khốn mình
Muông vương dựng tổ cắn tranh
Ðiều thì làm chước xuất binh thủ thành
Gà bỏ con kêu cục tác
Chó vẩy đuôi mừng thánh chúa 
Lợn ăn no ủn ỉn nằm
Đời ấy cùng thánh, cùng tiên
Sinh những người hiền giúp nước yên dân.
Này những lúc thánh nhân chưa ra đời
Chó còn nằm đầu khỉ cuối thu 
Lợn nằm cũng thấy lợn lo
Chó kêu ầm ỹ mùa Ðông…
Cha con Nguyễn lại bế bồng nhau đi.
Lợn kêu tình thế lâm nguy.
Quỷ dương chết giữa đường đi trên trời..
“Bắc Kinh sang có việc gì chăng?
Ai còn khoe trí khoe năng
Cấm kia bắt nọ tưng bừng đòi nơi
Chưa từng thấy nay đời sự lạ
Bỗng khiến người vu vạ cho dân
Muốn bình sao chẳng lấy nhân
Muốn yên sao chẳng giục dân cày bừa
Ăn no ủn ỉn lợn kêu ngày.
Nói cho hay khảm cung ong dậy,
Chí anh hào biết đấy mới ngoan,
Đại Lãng ẩn sĩ luận rằng: “Cuối năm Dậu, sau khi Tổng Thống Mỹ thăm CSVN, quân TC bỗng đổ xuống dàn theo dọc biên giới Hoa-Việt. Nhân dân Việt lo ngại một cuộc Bắc Xâm trong lúc những “đỉnh cao trí tuệ” vẫn cho là chằng có chuyện gì vì TC là “bạn 16 chữ vàng”. Do đó nhà cầm quyền cộng sản cấm biểu tình chống Trung Cộng và đẩy mạnh các cuộc bắt bớ, giam cầm, đánh đập những tiếng nói yêu nước khắp nơi, vu cho dân tội lật đổ chính quyền. Xã hội dân sự bắt đầu “loạn lạc” vì cộng sản Việt Nam ngày gia tăng tàn bạo với dân, cướp ruộng, cướp đất không cho dân cày bừa…
“Gà kia vỗ cánh trập trùng bay” tức năm Dậu đã trôi qua trong sự bất ổn. Có dấu hiệu thay đổi chính trị khi “Chó nọ vẫy đuôi mừng thánh chúa” khi đó “khảm cung ong dậy”.
Khảm là nước (Thủy), Ong chữ Hán là “phong” trên là gió, dưới là nước, như vậy là quẻ “thủy khốn” sau quẻ Thăng là quẻ Khốn, cứ gia tăng đàn áp mãi thì có ngày bị quật lại, làm cho khốn đốn. Ở vào thời khốn, chỉ có cường quyền, không có công lý, nên càng nói càng thêm vạ miệng, nhưng người quân tử (những kẻ ý thức được bổn phận với dân với nước) thì có thể “sát thân dĩ thành nhân”. Số người thức tỉnh sẽ như đàn ong trổi dậy. Thanh niên trí thức và nông dân bị cướp đất thành dân oan sẽ noi chí anh hào dân tộc đứng lên lật đổ bạo quyền gồm những mặt lợn ăn no mập mạp kêu ủn ỉn suốt ngày (Phú Trọng, Xuân Phúc).
Thời điểm “ong dậy” với “chí anh hào” sẽ xẩy ra vào mùa đông Mậu Tuất khi tiếng dân vang dội khắp nơi “Chó kêu ầm ĩ mùa Ðông” và đây là lúc “hai tên họ Nguyễn bế bồng nhau” chạy theo Trung Cộng. Đến đầu năm Hợi (lợn kêu) thì cộng sản Việt Nam lâm nguy loài quỷ tháo chạy bằng máy bay và bị chết trên trời vì tai nạn máy bay.
Lợn kêu tình thế lâm nguy.
Quỷ dương chết giữa đường đi trên trời…
Nếu lời Sấm trên đúng thì dân tộc Việt mới thoát ách nô lệ cộng sản!
***
Văn đề Bia mộ hai con Chó của chí sĩ Phan Bội Châu 
NGHĨA DŨNG CẨU (con Vá)
Bia chữ Hán:
“Duy dũng dã, kiến cường tắc đấu; duy nghĩa dã, tận trung ư chủ. Ngôn giả đa, hành hãn cấu. Nhân thả nhiên, huống ư cẩu. Ư duy nhữ mang, nãi kiêm nhi hữu. Khởi nhược thuỳ tai, diện nhân tâm thú. Dụng thị thê nhiên, thụ bi nhữ mộ.”
Bia quốc ngữ (cụ Phan dịch nghĩa):
“Vì có dũng, nên liều chết phấn đấu; vì có nghĩa, nên trung thành với chủ. Nói thời dễ, làm thiệt khó; người còn vậy, huống gì chó!
Ôi! Con Vá nầy, đủ hai đức đó, há như ai kia, mặt người lòng thú, nghĩ thế mà đau, dựng bia mộ nó.”
Image result for Bia mộ hai con Chó của chí sĩ Phan Bội Châu
Theo lời kể trong “Lịch sử con Vá” trên báo thì thoạt đầu cụ Phan chỉ cho trồng bia một tấm, về sau chắc là cụ đã viết và cho khắc thêm hai tấm nữa, một bằng chữ Hán, một khắc bằng quốc ngữ kể công trạng của Vá.
Sống trơ trọi không vợ con, không họ hàng thân thích. Mất con Vá, cụ Phan đau xót lắm. Vá chết năm 1934, ba năm sau lại chết thêm con Ky; cụ Phan cũng lập bia mộ cho nó. Mặc dù Ky không được cụ viết lịch sử lên báo như Vá nhưng xem mấy dòng ghi năm tháng cuối bia thì ta biết được Ky chết vào năm Đinh sửu (1937).
NHÂN TRÍ CẨU (con Ky)
Bia chữ Hán:
“Nhân Trí cẩu KY chi trủng”.
“Cận nhân giả, thường bần vu trí. Cận trí giả, thường bạc ư nhân. Nhân trí lưỡng bị, nan hĩ tai ! Hà vật súc nhân, nãi kiêm nhi hữu.
Đồng sự nhất chủ, tắc cốt nhục thị chi, vô miêu cẩu chi giới, nhân dã ! Kiến phi kì chủ, tắc cừu địch thị chi, hoá lợi bất năng nhị, trí dã.
Nhân thả trí, nhữ vật nhi nhiên. Thiên hồ! Thiên hồ! Nhữ nãi bất thọ! Viên lặc sở cảm ư nhữ mộ. Bỉ nhân nhi thú giả, thị nhữ đương hà như.
Nam lịch Đinh Sửu nguyệt nhật. Chủ nhân Sào Nam chi.”
Image result
Bia quốc ngữ (cụ Phan dịch nghĩa):
Người hơi có đức nhân thường kém về phần trí; người hơi có đức trí thường kém về phần nhân; vừa trí vừa nhân thiệt là hiếm thấy; ai ngờ con KY nầy lại đủ hai đức ấy.
Chung nhau thờ một chủ thời xem là anh em, chẳng bao giờ như mèo với chó thiệt là nhân đó.
Thấy không phải chủ thời xem bằng cừu thù, chẳng bao giờ vì miếng ngon dẫn dụ thiệt là trí đó.
Trí vừa nhân, nhân vừa trí, trong giống súc mà người, e đến mầy mới thấy.
Mầy sao vội chết!
Hỡi trời! Hỡi trời!
Lòng ta đau đớn, phải tạc mấy lời.
Đau đớn quá! Đau đớn quá!
Kia những hàng muông người.
Bia công trạng của Ky viết dài hơn bia của Vá và cũng là những lời ca ngợi chó để so với loại mặt người dạ thú: “…Nhân thả trí, nhữ vật nhi nhiên. Thiên hồ! Thiên hồ! Nhữ nãi bất thọ! Viên lặc sở cảm ư nhữ mộ. Bỉ nhân nhi thú giả, thị nhữ đương hà như.”
(Nhân mà trí, loài vật như mày lại được như thế! Trời ơi! Trời ơi! Mày chẳng được thọ; ta bèn viết lời thương cảm trên mộ mày. Ai kia là người mà lại là thú đấy, chẳng thể sánh với mày được.)
Xem thế, tâm trạng của cụ Phan trong những năm sống hẩm hút ở căn nhà tranh bến Ngự ấy là hết sức cay đắng trước thói đen bạc của đời. Cụ xả thân cho xã hội mà đáp lại là những kẻ mặt người lòng thú luôn rình rập để mưu hại: kẻ đã bán cụ cho Pháp, kẻ lại theo lệnh Tây luôn ngó nghiêng do thám quanh nhà.
Xem mấy bia mộ chó của cụ Phan ta trộm nghĩ rằng phải chăng trên cõi đời này có nhiều kẻ chưa thể sánh được với Ky và Vá – chưa sánh được cả về tư cách lẫn cả cuộc đời, hành trạng. (Trích từ bài “PHAN BỘI CHÂU VÀ BIA MỘ HAI CON CHÓ” của Nguyễn Cẩm Xuyên).
Chó trong những bài thơ của các nhà nho ưu thời mẫn thế nhưng bất lực trước cảnh đất nước bị Pháp đô hộ:
Huỳnh Mẫn Đạt (1807-1883) quê Gia Định, có bài thơ đề cao công trạng chó, tự ví mình với con chó già, than thân chó, trách phận mình, lời thơ bi ai…
Con chó già
Tuy rằng muông cẩu có ân ba
Răng rụng lâu năm nó phải già
Bởi đuổi hươu Tần nên mỏi gối
Vì lo khỉ Sở mới dùng da
Không ai trấn Bắc ngăn bầy cáo
Ít kẻ ngừa Tây giữ đứa tà
Mạnh mẽ khi xưa còn hớn hở
Bây giờ yếu đuối hết xông pha
(Hươu Tần, khỉ Sở: điển tích về việc tranh bá đồ vương thời Tần Hán, và nhiệm vụ săn bắt của loài chó)
Nguyễn văn Lạc (1842-1915) thường được gọi là Học Lạc, quê Mỹ Tho, có bài thơ
Chó chết trôi
Sống thì bắt thỏ, thỏ kêu rêu
Thác thả dòng sông xác nổi phều
Vằn vện xác còn phơi lửng dửng
Thúi tha danh hãy nổi lều bều.
Tới lui bịn rịn bầy tôm tép,
Đưa đón lao xao lũ quạ diều.
Một trận gió dồn cùng sóng dập
Tan tành xương thịt biết bao nhiêu..
Ý thơ nói về số phận của một con chó chết, xác thả xuống sông, ám chỉ tình cảnh của các nhà nho bất lực trước cảnh hổn độn, xấu xa của xã hội giao thời khi Pháp xâm chiếm Việt Nam, một số người hạ cấp (bầy tôm tép) tham danh lợi đi theo giặc Pháp tàn ác (lũ quạ diều).
Sự bất lực của con người trước hoàn cảnh trớ trêu cũng mượn hình tượng chó để nói lên:
“Em như cục cứt trôi sông
 Anh như con chó đứng trông trên bờ.
Cao Bá Quát một danh sĩ dưới triều vua Tự Đức, từng được vua khen là
“Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán
Thi đáo Tùng, Tuy thất thịnh Đường.
Ông là người cao ngạo luôn tìm cách chế diễu các quan trong triều… nên thường bị trù dập… Năm 1854, Cao Bá Quát bị đưa đi lãnh chức Giáo thụ ở Quốc Oai, một nơi hẻo lánh thuộc tỉnh Sơn Tây, Bắc Việt. Bị đẩy vào hoàn cảnh này, Cao Bá Quát đã chán nản và phẫn uất. Nỗi chán nản và phẫn uất ấy đã bộc lộ qua hai câu đối treo ở nhà ông:
“Nhà trống ba gian, một thầy, một cô, một chó cái,
Học trò dăm bảy đứa, nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi.”
Trong bài thơ “Vịnh ông Cò” của Trần Tế Xương cũng có hình ảnh Chó chạy ra đường thời Pháp thuộc (chủ sẽ bị phạt):
Hà Nam danh giá nhất ông Cò (*)
Trông thấy ai ai chẳng dám ho
Hai mái trống tung đành chịu dột
Tám giờ chuông đánh phải nằm co.
Người quên mất thẻ âu trời cãi,
Chó chạy ra đường có chủ lo!
Ngớ ngẩn đi xia may vớ được
Chuyến này ắt hẳn kiếm ăn to.
(Ông Cò là cảnh sát Pháp – Commisaire).
Bài thơ Thăm Bạn của Võ Liêm Sơn (1888-1949) viết năm 1937, nói đến loại chó mà dân gian gọi là Chó Tây, chó mà thực dân Pháp du nhập vào. Một số người Việt làm công chức cho Pháp đã bắt chước lối sống của Pháp, nuôi nhiều chó giữ nhà, trước nhà có bảng ghi “Coi chừng chó dữ”.
Lâu ngày đi thăm bạn
Đến ngõ chó tuôn ra
Những con to và béo
Tiếng sủa như đồng loa
Thấy chó biết nhà chủ
Làm ăn rày khá mà.
Thôi thế, cũng là đủ
Bất tất phải vào nhà.
Bài thơ của Võ Liêm Sơn ứng với câu tục ngữ “Chó dữ mất bạn hiền”.
Ca dao có câu
“Chó đâu chó sủa lỗ không
Không thằng ăn trộm cũng ông ăn mày.”
Có nghĩa là đã có dư luận thì phải có sự việc gì đó, không thể không có gì. Ý nghĩa của hai câu này tương tự như “Có khói tức có lửa”.
Câu:
Con mèo, con chó có lông,
Cây tre có mắt, nồi đồng có quai
Nói lên sự hiển nhiên, quy luật tất yếu trong thiên nhiên và cuộc sống.
Giai thoại “CHÓ VÀNG” và DANH SĨ TÔ ĐÔNG PHA
Tô Đông Pha là một danh sĩ thời Bắc Tống (Trung Hoa- thế kỷ 11) cũng là một chính trị gia có tinh thần cấp tiến, là người đồng thời với danh sĩ Vương An Thạch (cũng là một người rất thông minh và có hùng tâm đối với đất nước, làm tới chức Tể Tướng).
Một giai thoại trong văn học sử Trung Hoa kể rằng một hôm Tô Đông Pha đọc thơ Vương An Thạch, tới hai câu:
Minh nguyệt sơn đầu khiếu,
Hoàng khuyển ngọa hoa tâm.
(Trăng sáng hót trên đầu núi,
Chó vàng nằm trong lòng hoa.)
Tô Đông Pha cho là vô lý. Làm sao lại có chuyện trăng hót trên đầu núi và chó vàng nằm trong lòng hoa?
Tô Đông Pha cầm bút sửa theo ý mình, tự cho rằng mình mới là hợp lý, bèn sửa chữ “khiếu” thành “chiếu”, chữ “tâm” thành “âm” và hai câu thơ thành ra”
Minh nguyệt sơn đầu chiếu,
Hoàng khuyển ngọa hoa âm..
(Trăng sáng soi đầu núi,
Chó vàng nằm dưới hoa.)
Và Tô Đông Pha lấy làm đắc ý đã sửa thơ của Vương An Thạch, một danh sĩ, một Tể Tướng được nhiều người khâm phục, ái mộ. Vương An Thạch im lặng trước việc Tô Đông Pha sửa thơ mình.
Không lâu sau, Tô Đông Pha bị chuyển công tác tới một vùng ở phía Nam Trung Hoa. Tại nhiệm sở mới, Đông Pha thấy có một loài chim tên là Minh Nguyệt và một loài sâu tên là Hoàng Khuyển, mới nhận thấy rằng mình đã sửa bậy và biết rằng về kiến thức mình có chỗ thua kém Vương An Thạch. Lúc ấy, họ Tô mới hiểu được câu thơ của họ Vương đúng là:
“chim Minh Nguyệt hót ở đầu núi, 
sâu Hoàng Khuyển nằm giữa đóa hoa.”
không có “trăng sáng” hay “chó vàng” gì ở đây cả! (nguồn: Tô Đông Pha – Nguyễn Hiến Lê trg 62).
Thông điệp từ giai thoại “Chó Vàng và Tô Đông Pha” qua hai câu thơ “Minh nguyệt sơn đầu khiếu/ Hoàng khuyển ngọa hoa tâm” nhắc nhở rằng đừng vội đánh giá sự việc quá nhanh khi chưa quan sát thực tại, đừng tưởng mình khôn rồi chê bai người khác, nhất là trong lãnh vực thơ văn, đừng vội vàng mà sửa chữ của thiên hạ!
CHUYỆN MƯỢN CHÓ ĐỂ CHƯI XÉO NHAU
Giai thoại Nguyễn Khuyến “bị” Tổng Đốc Nam Định Vũ Văn Báo mời ra làm quan theo lệnh của Pháp. Nguyễn Khuyến cùng đi với con cả là Nguyễn Hoan đến dinh Tổng Đốc. Vừa vào đến cổng dinh Tổng Đốc thì gặp viên công sứ Pháp đi ra, lại bị con chó tây chồm lên sủa cắn; Nguyễn Khuyến hoảng hốt đẩy Nguyễn Hoan ra chắn chó. Sau đó, trong câu chuyện với chủ nhân, ông đã đọc hai câu thơ tả lại cảnh vừa rồi:
Hốt đáo nhĩ môn phùng nhĩ cẩu
Cấp tương ngô tử thế ngô thân.
Tạm dịch:
Chợt đến cửa ngươi, gặp chó ngươi
Kíp đưa con mỗ thay thân mỗ.
“Chó Tây” cũng xuất hiện trong bài văn gọi là Tế Francis Garnier, một Đại Úy thực dân Pháp thừa lệnh Thống Đốc Nam Kỳ Hải Quân Thiếu Tướng Dupré ra đánh Bắc Kỳ, bị nghĩa quân Nam Triều phục kích ở Cầu Giấy giết chết năm Quý Dậu (1873) [Đặng Tiến đã nhầm là Henri Rivière và năm 1883]. Một sĩ phu Bắc Hà giấu tên đã viết bài văn tế như sau:
Tôi là tri huyện Đông Quan
Lệnh trên sai xuống lập đàn tế Ông
Nhớ ông xưa:
Tóc Ông quăn, râu Ông đỏ,
Mắt Ông xanh, mũi Ông lõ
Tay Ông chiếu kính thiên lý, đít Ông cưỡi lừa
Vai Ông đeo súng lục liên, miệng Ông huýt chó (Văn Hóa Phong Tục VNABC, tr,1161)
Giai thoại:
“ĐẠI ĐIỂM QUẦN THẦN
(Chữ câu liễn mừng Thủ Tướng Nguyễn Văn Tâm).
Nguyễn Văn Tâm (1893 – 1990) là Thủ Tướng chính phủ Quốc Gia Việt Nam dưới quyền Quốc Trưởng Bảo Đại từ tháng 6 năm 1952 đến tháng 12 năm 1953. Ông là người Tây Ninh, nguyên đảng viên Chi bộ Pháp của Quốc Tế Công Nhân (sau là Đảng Xã hội Pháp).
Nguyễn Văn Tâm sinh tại Tây Ninh, xuất thân từ một thầy giáo dạy trường Tây Ninh, sau được chuyển qua ngạch hành chính với chức vụ đốc phủ. Ông có học một năm quản lý hành chính tại Hà Nội, viết và nói tiếng Pháp rất lưu loát và hùng biện. Ông là người thân Pháp.
Thời làm quận trưởng quận Cai Lậy khoảng những năm 1930 và đặc biệt là 1940-1941, khi khởi nghĩa Nam Kỳ nổ ra, Nguyễn Văn Tâm tỏ ra cứng rắn đến tàn bạo, thẳng tay đàn áp những người cộng sản, nên ông được đặt cho biệt danh “cọp Cai Lậy” hay “hùm xám Cai Lậy”. Tháng 9 năm 1945, sau khi Việt Minh giành lại chính quyền từ tay người Pháp, ông bị tổ chức Thanh niên tiền phong của Việt Minh bắt ở Chợ Đệm, bị chặt ngón tay giữa và bị tống giam. Nhưng sau đó, quân Pháp nổ súng chiếm lại Sài Gòn. Ông Tâm được quân Pháp cứu ra trong một trận tảo thanh do đại tá Massu chỉ huy vào tháng 9 năm 1945.
Ông lại được người Pháp sử dụng và giao cho cai quản quận cũ Cai Lậy. Năm 1950, ông Tâm được trao chức tổng giám đốc công an Sài Gòn. (theo Wikipedia).
Người ta kể rằng, khi Nguyễn Văn Tâm nhậm chức Thủ Tướng và ra mắt, có nhận được một bức liễn chúc mừng với bốn chữ Hán “Đại Điểm Quần Thần” có nghĩa là một Bề Tôi Lớn và quan trọng của vua. Nhân viên buổi lễ ra mắt thấy hay nên đem treo vào chỗ trang trọng nhất. Sau đó, một nhà thâm nho đã vuốt râu cười khoái trá “tay nào thâm thật”. Được hỏi cái gì khiến cụ khoái trá như vậy. Nhà nho nói: “Bốn chữ trong câu liễn dịch ra tiếng Việt là Chấm To Bầy Tôi, nói lái lại là Chó Tâm Bồi Tây”. Nghe nói bức liễn lập tức được lấy xuống và công an được lệnh truy tầm tác giả.
Giai thoại:
“TRÊN CŨNG CHÓ, DƯỚI CŨNG CHÓ”
Thoại kể rằng tại Kinh Đô Huế thập niên 1940, có một vị quan bị đồng liêu chèn ép, phải về hưu sớm. Ông liền mở tiệc từ giã quan trường, mời hầu hết các quan lớn nhỏ trong triều đến dự. Theo truyền thống trong bữa tiệc lúc nào cũng có mâm trên dành cho các quan lớn và mâm dưới dành cho quan nhỏ.
Hôm đó nhà quan hồi hưu có làm món thịt rất ngon, mọi người đều rất khoái khẩu, ăn uống thoải mái.
Sau bữa tiệc, một vị quan lớn đến bên quan hồi hưu thân tình hỏi: “Bữa tiệc hôm nay rượu thịt thật tuyệt, chẳng hay quan làm thịt gì vậy?”
Dạ bẩm quan, không dám giấu bề trên… thiệt ra thì “trên cũng chó, dưới cũng chó”.
Vị quan lớn sầm mặt lại bởi vì biết bị rủa xéo..
VÕ CÔNG “ĐẢ CẨU BỔNG”
Trong truyện kiếm hiệp của Kim Dung (Trung Hoa) có môn võ công “Đả cẩu bổng” tuyệt chiêu trấn phái của Hồng Thất Công, bang chủ Cái Bang (Phái ăn mày) dùng côn và gậy gọi là đánh chó nhưng thật là để đối phó với quần hùng.
Trong nghệ thuật tình dục, con người cũng học theo chó một số tư thế, kiểu cách, để tận hưởng khoái lạc.
Chó cũng xuất hiện nhiều trong các bộ phim nổi tiếng của Hollywood. Đã có nhiều “Chó diễn viên” rất tài tình, diễn xuất rất hay.
Chó cũng là phi hành gia vào không gian đầu tiên trước con người đó là chó Laika ngồi phi thuyền Sputnik 2 của Nga, bay ngày 03-11-1957 từ sân bay không gian Baikonur. Phi thuyền mang chó Laika được phóng vào quỹ đạo địa cầu.
NHÂN CÁCH NGƯỜI TUỔI TUẤT
Người tuổi Chó là một người ân cần, chu đáo và vị tha, là người chỉ biết cho trong cuộc đời. Con Chó cho người một tình bạn vô điều kiện và sự trung thành. Người tuổi Tuất thường có những lời dịu ngọt, hiền hòa, luôn tỏ ra sẵn sàng giúp đỡ, dâng hiến, cho, tặng và bảo đảm nụ cười thanh bình, thân hữu. Người tuổi Tuất chịu dành thì giờ cho tha nhân, lắng nghe những nỗi niềm, những vấn đề nan giải của họ. Người tuổi Tuất có thể “cho mượn bờ vai để kẻ đau buồn, thất vọng dựa vào mà khóc…” và giúp những lời khuyên khôn ngoan từ sự hiểu biết dường như sâu xa và cái triết lý thông thường mà họ có được.
Về mặt tiêu cực, người tuổi Tuất có thể trở thành kẻ tò mò, thóc mách (nosey) hay dò hỏi chuyện người khác rồi tự ý đưa ra những lời khuyên mặc dù không được yêu cầu, cho nên trở thành khiếm nhã. Người ta thường hiếm khi nhận thấy rằng những người bạn tuổi Tuất của mình biết rõ về bản thân họ hơn là kẻ khác biết về tuổi Tuất.
Có nhiều khi tuổi Tuất nghĩ rằng mình biết nhiều và biết rõ, cho nên vội can thiệp vào chuyện riêng của người khác một cách tự tiện, gây bất bình và mất lòng. Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm. Thường thì tuổi Tuất luôn có tinh thần bao dung, độ lượng (generosity of spirit) và sự quan tâm chân thành sáng tỏ trong mọi hành động của tuổi Tuất. Tiền bạc, quyền lực, uy thế trong cuộc đời, không có cái nào trong bộ ba này trở thành vấn đề với người tuổi Tuất. Bởi vì, đối với người tuổi Tuất, gia đình và những người thân đã tạo thành một kho tàng mà họ cần rồi! Do đó, họ luôn mở rộng mối quan tâm đến tha nhân.
Tính chất đặc biệt của người tuổi Tuất, đó là không bao giờ để mất thời gian và năng lực chạy theo những hương vị mới đang mời gọi, hoặc đeo đuổi từ cái mới này sang cái mới khác. Một khi tuổi Tuất đã lựa chọn được cái sở thích (hobby) hay cái sinh thú (interest) nào, thì tuổi Tuất sẽ bám chặt theo nó. Về nghề nghiệp cũng vậy, tuổi Tuất tận tụy với nghề mình đã chọn là quyết đi đến thành công. Khi biết việc mình làm có giá trị, có lợi ích, tuổi Tuất sẽ hết mình, nhưng nếu chẳng may không gặp được nghề như ý muốn… thì tuổi Tuất cũng sẽ tỏ ra lười biếng phần nào nếu không được sự khuyến khích.
Người tuổi Tuất chân thành một cách tách bạch, rất coi trọng nguyên tắc và vô cùng chính trực. Do đó, những ai biết được bản chất người tuổi Tuất sẽ lập tức kính trọng sự toàn tâm của họ và sẽ đánh giá cao tình bạn nồng ấm và trung thành của người tuổi Chó.
Chuyện Chó và người thật quá nhiều không thể nào nói hết vì Chó và Người đã chung sống với nhau hàng ngàn năm. Vậy xin ngưng ở đây và kính chúc một năm Mậu Tuất Nhiều An Vui, May Mắn.


NGUYỄN CHÂU

Không có nhận xét nào: