Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 28 tháng 2, 2018

Tấm hình đoạt giải thưởng Pulitzer minh định chiến tranh Việt Nam (Troy Lennon)

Điều mà Adams không biết, là người vừa bị xử chết còn tàn bạo và mọi rợ hơn cả người hành quyết khi hắn vừa mới cắt cổ vợ và sáu người con của một người bạn thân của Loan. Và Adams cũng không có một chút ý tưởng nào về  tấm hình mà anh vừa chụp sẽ trở thành một trong những bức hình minh định  cuộc chiến tranh Việt Nam.<!>
Trong  những ngày đầu của cuộc tấn công nghiêm trọng vào ngày Tết khi mà Sài gòn đang bị vây hãm, nhiếp ảnh viên người Mỹ Eddie Adams đang săn hình trên một đường phố trong thủ đô của Nam Việt Nam khi binh sĩ áp tải một tù binh đi chân đất, mặc quần đùi và áo sơ mị sọc ca-rô trình lên Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan, Tư lệnh Cảnh sát Quốc gia.

Adams giơ máy chụp hình lên để chuẩn bị chụp hình tướng Loan thẩm vấn tù binh và đe dọa hắn bằng khẩu súng lục . Nhưng khi Adams bấm máy, tướng Loan bấm cò. Tù binh Nguyễn Văn Lém, một đặc công Việt cộng té xuống đường chết ngay tại chỗ vì viên đạn bắn vào đầu. Adams kinh hãi. Anh cảm thấy khó chấp nhận được cách Loan đã hành quyết nhanh gọn người này mà không cho anh ta cái cơ hội được trả lời về tội ác của mình.

Điều mà Adams không biết, là người vừa bị xử chết còn tàn bạo và mọi rợ hơn cả người hành quyết khi hắn vừa mới cắt cổ vợ và sáu người con của một người bạn thân của Loan. Và Adams cũng không có một chút ý tưởng nào về  tấm hình mà anh vừa chụp sẽ trở thành một trong những bức hình minh định  cuộc chiến tranh Việt Nam.

Tầm hình đã giúp thay đổi công luận chống lại chiến tranh và đồng thời cũng thay đổi luôn cả hai cuộc đời của anh và của tướng Loan trong một cách mà anh không thể tưởng tượng được.

Sinh tại New Kensington bang Pennsylvania năm 1933, Adam đã say mê nhiếp ảnh từ khi còn trong tuổi vị thành niên. Sau khi thôi học, anh đã gia nhập binh chủng Thủy Quân Lục Chiến (TQLC)và đã phục vụ trong cuộc chiến tranh Đại Hàn từ năm 1951 đến 1954 khi kỹ năng chụp ảnh của anh được sử dụng tận tình. Một trong những tấm hình anh chụp lúc ấy là Marilyn Monroe viếng thăm ủy lạo binh sĩ tại Nam Hàn.

Sau khi giải ngũ Adams làm việc trong ngành truyền thông, tham gia biên tập Bản Tin Buổi tối Philadelphia trước khi làm việc cho hãng Thông Tấn Associated Press vào năm 1958. Anh đã làm việc tại một số lớn các biến cố ở Mỹ trong thập niên 60 trong đó có tang lễ của [Tổng thống] John F. Kennedy, chuyến lưu diễn của ban tứ quái The Beatles và những cuộc  nổi loạn vì kỳ thị chủng tộc tại New Jersey. Năm 1965, anh được biệt phái đi theo chiến dịch đầu tiên tại Việt Nam và sau đó là nhiều chiến dịch khác nữa. Là một người yêu nước và cựu quân nhân TQLC Adams không muốn gây hại đến những nỗ lực chiến tranh của Mỹ bằng cách khai thác sự tàn ác.

Nhiều tấm hình anh chụp cho thấy quân nhân Hoa Kỳ thi hành nhiệm vụ của họ, diễn hành, tận tụy công tác dân sự vụ hoặc đúc kết những cảnh ngộ khốn đốn của người miền Nam Việt Nam bị kẹt giữa hai lằn đạn.
Nhưng vào tháng Giêng năm 1968, cộng sản Bắc Việt và Việt cộng đã phát động cuộc tấn bất ngờ và nổi dậy ngay trong thời điểm hào bình thiêng liêng của Tết Nguyên Đán.

Tại Sài Gòn, dân chúng và giới chức thẩm quyền và quân nhân Nam Việt Nam bị vây hãm đến không còn thời gian đem xét xử những tù binh bắt được. Nguyễn Văn Lém là tổ trưởng tổ đặc công Việt cộng đặc biệt có mục tiêu là cảnh sát.
Lém bắt được Trung tá cảnh sát Nguyễn Tuấn cùng với vợ và sáu người con của ông. Khi trung tá Tuấn quyết không chỉ cho Lém và đồng bọn cách điều khiển một chiếc xe tăng, Lém đã cắt cổ toàn bộ gia đình của Tuấn. Lém sau đó bị bắt khi đào thoát gần một ngôi mộ với các thi thể của Tuấn và gia đình và vào ngày 1 tháng Hai, bị dẫn ra trình cho Tướng Loan vốn là một người bạn thân của viên trung tá bị sát hại.

Tướng Loan vốn đã đóng một vai trò trọng yếu trong việc tái phối trí lực lượng cảnh sát trong những ngày đầu tiên của cuộc tấn công đã đưa ra một quyết định ngay tại chỗ xử tử tù binh và sau đó tiếp tục công việc của ông. Nhưng Adams đã có mặt tại đó đã bắt được nôi vụ với chiếc máy ảnh của mình.

Khi phim được đem đi rửa và in ra hình, chủ bút của Adams, ông Horst Faas biết đây là một tấm hình khác thường. Ông nói “tấm hình đã được đóng khung hoàn hảo, phô diễn hoàn hảo, một hình ảnh bất động mà tôi biết nó sẽ trở thành một biểu tượng về  sự tàn ác của chiến tranh Việt Nam”.

Tấm hình này đã được in ra báo chí khắp thế giới và một năm sau Adams được giải thưởng Pulitzer. Adams sau đó bị mặc cảm được thưởng giải vì ghi lại các chết của một con người.và làm tan vỡ cuộc đời của một người khác. Tướng Loan đã bị các hoạt đầu phản chiến khinh miệt, sự tàn bạo của ông bị coi là tiêu biểu của chiến tranh nhưng hầu hết mọi người đều không bao giờ biết được câu chuyện phía sau của một tấm hình.

Loan tiếp tục chiến đấu. Ông bị thương vì đạn đại liên vào tháng Năm tại Sài Gòn [Tổng tấn công đợt II] nhưng được nhiếp ảnh viên người Úc Pat Burgess cứu thoát ra được chỗ an toàn.

Chân ông bị cưa và bị cho giải ngũ.Sau đó ông được đưa đến bệnh viện Walter Reed ở Washington điều trị trước khi được hồi phục tại Úc Đại Lợi. Tướng Loan trở về Sài gòn và tận hiến cuộc đời đi tìm kiếm các trẻ mồ côi và vận động cho các bệnh viện được cải thiện tốt hơn. Tuy vậy ông đã rời bỏ Việt Nam sau khi Sài Gòn thất thủ năm 1975.

Loan đến Mỹ và đã có một sồ vận động trục xuất ông nhưng rồi dần dà ông cũng tìm được một cuộc sống cho mình bằng cách mở một nhà hàng bán bánh mì nhân thịt, mì Pizza và thực phẩm Việt Nam. Anh Adams sau đó đến kết bạn với Loan và tuyên bố trước công luận Loan là một anh hùng.

Luôn bị dằn vặt vì quá khứ của mình, Loan về hưu năm 1991 và chết vì ung thư năm 1998. Adams chết năm 2004 vì các biến chứng từ bệnh xơ cứng thần kinh vận động (amyotrophic lateral sclerosis).


Tác giả: Troy Lennon - Chủ bút về Lịch sử của báo The Daily Telegraph Sydney
Chuyển dịch: Sơn Dương

Không có nhận xét nào: