Tiểu đường gây ra bởi tuyến tụy trong cơ thể không còn sản xuất ra insulin nữa. Insulin là một hormone có nhiệm vụ chuyển bỏ đi lượng đường thừa trong máu. Số insulin thiếu này có thể bổ sung bằng cách chích trực tiếp, nhưng như vậy người bệnh phải chích hàng ngày.
Công ty Orgenesis đã có phát minh mới để điều trị tiểu đường, trong đó, người ta sẽ lấy ra một số tế bào gan của người bệnh và đưa vào phòng thí nghiệm để sử dụng về mặt di truyền, nhờ đó, chuyển những tế bào này thành những tế bào có khả năng tạo ra insulin. Cuối cùng, chúng được cấy trở lại gan và từ đó những tế bào này có thể sản xuất insulin ngay tại trong gan.
Với phương pháp này, bệnh nhân sẽ không còn phụ thuộc vào việc phải có người hiến tụy tạng, và cũng không phải dùng thuốc chống lại đề kháng khi ghép. Hơn nữa, phương pháp mới còn rẻ tiền hơn, không phải tốn chi phí cho việc theo dõi định kỳ, và quan trọng nhất là insulin mới sẽ được sản xuất chỉ trong vòng vài ngày sau khi ghép.
Phương pháp này đã được thử nghiệm trên mô gan người trong phòng thí nghiệm, và trên những con chuột bị tiểu đường. Cuối năm nay sẽ thử nghiệm lâm sàng trên người để có kết luận cuối cùng trước khi được áp dụng chính thức.
Tái tạo răng bằng laser.
Một nhóm khoa học gia ở Harvard’s Wyss Institute đã tiến hành một nghiên cứu về cách chữa răng bằng stem cell (tế bào gốc).
Những thành tựu của nghiên cứu này đã mang lại hy vọng một ngày nào đó người ta có thể ném bỏ mấy hàm răng giả hiện đang được sử dụng.
Trong phương pháp này, người ta sử dụng tia laser có cường độ thấp để kích thích tế bào gốc sản sinh ra mô răng mới thay thế cho răng cũ. Phần chính được kích thích là phần ngà răng (dentine). Đây là mô cứng giống như mô xương và là một trong 4 thành phần chính của răng gồm men, ngà, tủy và xi măng bọc chân răng.
Người ta đã khoan các lỗ nhỏ trên răng hàm của chuột và tiến hành kích thích bằng tia laser, sau đó răng được đậy lại bằng các nắp nhựa. Khoảng 12 tuần sau đó, người ta thấy các mô ngà răng mới được tạo ra. Những thí nghiệm tiếp theo sau đó trong phòng thí nghiệm cho thấy khi được kích hoạt, các tế bào có tên là TGF-b1 (Transforming Growth Factor b1) được tạo ra, và theo phản ứng dây chuyền, chất này sẽ thúc đẩy các tế bào gốc tạo ra ngà răng.
Người ta còn thấy rằng kỹ thuật này ngoài việc giúp cho việc chữa răng, còn có thể được sử dụng trong việc tái tạo mô điều trị vết thương, điều trị gãy xương....
Những thành tựu của nghiên cứu này đã mang lại hy vọng một ngày nào đó người ta có thể ném bỏ mấy hàm răng giả hiện đang được sử dụng.
Trong phương pháp này, người ta sử dụng tia laser có cường độ thấp để kích thích tế bào gốc sản sinh ra mô răng mới thay thế cho răng cũ. Phần chính được kích thích là phần ngà răng (dentine). Đây là mô cứng giống như mô xương và là một trong 4 thành phần chính của răng gồm men, ngà, tủy và xi măng bọc chân răng.
Người ta đã khoan các lỗ nhỏ trên răng hàm của chuột và tiến hành kích thích bằng tia laser, sau đó răng được đậy lại bằng các nắp nhựa. Khoảng 12 tuần sau đó, người ta thấy các mô ngà răng mới được tạo ra. Những thí nghiệm tiếp theo sau đó trong phòng thí nghiệm cho thấy khi được kích hoạt, các tế bào có tên là TGF-b1 (Transforming Growth Factor b1) được tạo ra, và theo phản ứng dây chuyền, chất này sẽ thúc đẩy các tế bào gốc tạo ra ngà răng.
Người ta còn thấy rằng kỹ thuật này ngoài việc giúp cho việc chữa răng, còn có thể được sử dụng trong việc tái tạo mô điều trị vết thương, điều trị gãy xương....
Dụng cụ phát hiện ung thư tiền liệt tuyến
Trong hội chợ sản phẩm mới COMPAMED ở Âu Châu, có một dụng cụ mới được chế tạo giúp phát hiện chứng ung thư tiền liệt tuyến một cách nhanh chóng.
Các nhà khoa học chế tạo cho biết dụng cụ này có thể xác định các mô ở tuyến tiền liệt bị biến đổi là loại mô lành tính hay ác tính, và chỉ cần 1 phút rưỡi là hoàn tất công việc nhờ chức năng phân tích những mẫu mô lấy từ tiến trình sinh thiết (biopsy).
Một bác sĩ chỉ cần đặt mẫu mô xét nghiệm vào một đĩa nhỏ, trượt vào trong máy, ấn nút và chờ một chút. Các chuyên viên y tế không cần phải chăm chút chuẩn bị, không phải chờ lâu, và cũng không phải mất thì giờ khám bệnh. Dụng cụ này sẽ phát ra chùm tia laser rọi vào mẫu mô, kích thích các phân tử fluorophores. Đây là những hợp chất có khắp nơi trong cơ thể và chúng phát sáng lên một thời gian ngắn khi được chiếu xạ.
Các mô bình thường và mô ung thư sau khi phát sáng sẽ mờ dần theo tốc độ khác nhau. Nếu tốc độ mờ này vượt quá một mức quy định, điều đó có nghĩa là có sự hiện diện của tế bào ung thư. Dụng cụ này sẽ bật đèn màu xanh để báo cho biết bệnh nhân không có mô ung thư và bật đèn đỏ nếu có.
Các nhà nghiên cứu hy vọng sản phẩm này trong tương lai sẽ được cải thiện để có thể phát hiện các loại ung thư khác, nhưng bước đầu họ phải xác định được các giá trị giới hạn của tốc độ mờ để đưa vào phần mềm phân tích của dụng cụ.
Nếu thành công, dụng cụ này sẽ giúp bác sĩ khám ung thư được dễ dàng, nhanh chóng và chính xác hơn nhiều lần so với các phương pháp hiện đang sử dụng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét